SKKN Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4

SKKN Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4

Trong các môn học ở cấp tiểu học hiện nay, cùng với môn Toán, Tiếng Việt là một môn học có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần đặc biệt vào nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong đó, phân môn Luyện từ và câu của Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi nó cung cấp cho học sinh Tiểu học một vốn từ nhất định, không có vốn từ đầy đủ thì học sinh không thể nắm ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp. Việc học từ, hiểu nghĩa từ, có vốn từ phong phú ở giai đoạn đầu sẽ giúp các em nắm được tiếng "mẹ đẻ", tạo điều kiện để các em học tốt tất cả các môn học của cấp học, của các cấp tiếp theo và giúp các em phát triển toàn diện. Từ đó giúp học sinh nói và viết theo đúng chuẩn mực, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.

Mặc dù nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu quan trọng như vậy song việc dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế, học sinh chưa có những kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu đặt ra, vốn từ của các em còn hạn chế, hiểu nghĩa từ và việc sử dụng từ ngữ còn gặp nhiều khó khăn, kĩ năng dùng từ đặt câu để diễn đạt thành câu, trọn ý, thành đoạn, thành bài chưa được mạch lạc, rõ ràng; đoạn văn, bài văn viết còn rời rạc, thiếu cảm xúc. Tình trạng bí từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn, bài văn chưa đạt yêu cầu ở học sinh còn nhiều.

 Ngoài ra, việc nắm bắt, thông hiểu và vận dụng các vấn đề liên quan đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của một số giáo viên cũng còn hạn chế. Từ các vấn đề nêu trên đã dẫn đến thực trạng là trong những năm học vừa qua, hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu chưa đạt được theo yêu cầu đặt ra.

 

doc 18 trang thuychi01 32214
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
	Trong các môn học ở cấp tiểu học hiện nay, cùng với môn Toán, Tiếng Việt là một môn học có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần đặc biệt vào nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Trong đó, phân môn Luyện từ và câu của Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi nó cung cấp cho học sinh Tiểu học một vốn từ nhất định, không có vốn từ đầy đủ thì học sinh không thể nắm ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp. Việc học từ, hiểu nghĩa từ, có vốn từ phong phú ở giai đoạn đầu sẽ giúp các em nắm được tiếng "mẹ đẻ", tạo điều kiện để các em học tốt tất cả các môn học của cấp học, của các cấp tiếp theo và giúp các em phát triển toàn diện. Từ đó giúp học sinh nói và viết theo đúng chuẩn mực, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Mặc dù nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu quan trọng như vậy song việc dạy học hiện nay còn nhiều hạn chế, học sinh chưa có những kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu đặt ra, vốn từ của các em còn hạn chế, hiểu nghĩa từ và việc sử dụng từ ngữ còn gặp nhiều khó khăn, kĩ năng dùng từ đặt câu để diễn đạt thành câu, trọn ý, thành đoạn, thành bài chưa được mạch lạc, rõ ràng; đoạn văn, bài văn viết còn rời rạc, thiếu cảm xúc. Tình trạng bí từ, đặt câu, xây dựng đoạn văn, bài văn chưa đạt yêu cầu ở học sinh còn nhiều. 
	Ngoài ra, việc nắm bắt, thông hiểu và vận dụng các vấn đề liên quan đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học của một số giáo viên cũng còn hạn chế. Từ các vấn đề nêu trên đã dẫn đến thực trạng là trong những năm học vừa qua, hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu chưa đạt được theo yêu cầu đặt ra. 
	Chính vì vậy, đầu năm học 2014 - 2015, tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 4" để làm đề tài nghiên cứu của mình... Và đến năm học 2015 - 2016, tôi tiến hành áp dụng những biện pháp đã tìm tòi nghiên cứu vào quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể là áp dụng vào việc giảng dạy lớp 4B - Trường Tiểu học với mong muốn giúp học sinh yêu thích môn học hơn, có vốn từ phong phú hơn để học tập và giao tiếp tốt, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng, các môn học khác nói chung ở trường Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
	Dạy Luyện từ và câu ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh một vốn từ phong phú, chính xác theo hướng tích cực hóa, làm thế nào để hình thành ở học sinh một sự chú ý thường xuyên đến nghĩa của từ, hiểu nghĩa những từ mới, chính xác hóa nghĩa của những từ đã biết hiểu những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong từng văn cảnh. Từ đó xây dựng được một kho từ ngữ phong phú, luôn thường trực và có hệ thống trong trí nhớ của các em để tạo điều kiện đi vào hoạt động ngôn ngữ được thuận lợi. Bên cạnh đó, môn học còn rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng từ trong học tập và trong giao tiếp, kỹ năng đưa từ vào trong vốn từ các em dùng thường xuyên đồng thời biết loại ra khỏi vốn từ tích cực đó những từ ngữ không văn hóa. Đây chính là nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học. Tóm lại, nhiệm vụ của việc rèn Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung là thông qua các hoạt động thực hành giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức về từ và câu mà các em đã tích lũy trong vốn sống của mình, dần dần hình thành quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng dạy luyện từ và câu của lớp 4 ở trường tiểu học hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau :
- Phương pháp thu nhận tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Dạy thực nghiệm.
- Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp.
II. NỘI DUNG SKKN
1. Cơ sở lý luận của SKKN:
	Để giúp học sinh "giàu vốn từ", sử dụng linh hoạt vốn từ đó để nói và viết chính xác, giàu cảm xúc là cả một quá trình (từ lớp 3 đến lớp 4, lớp 5) rèn luyện kiên trì, bền bỉ. Vốn từ không thể giàu được nếu học sinh chưa có hứng thú học, chưa có ý thức trau dồi ngôn ngữ nói, viết và chưa có phương pháp học tập tốt. Theo đó, việc rèn kĩ năng làm giàu vốn từ vừa nhằm mục đích nâng cao năng lực giao tiếp vừa nâng cao ý thức tự rèn luyện ở mỗi học sinh. 
	Mặt khác, để nói năng lưu loát, diễn đạt rõ ý trọn lời, viết được bài văn hay học sinh cần phải giàu vốn từ, có kĩ năng sử dụng vốn từ sẵn có một cách thành thạo. Sau đó cần có sự chọn lựa từ ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt; kết hợp với kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ để sản sinh ra những văn bản nói và văn bản viết chính xác, đúng nội dung, giàu cảm xúc và thấm đượm tâm hồn tuổi thơ của các em. Đặc biệt, để lời nói của các em rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt được điều muốn trình bày, để lời giải trong bài toán có lời văn được gọn và đủ ý, để bài viết của các em giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mang đậm màu sắc của cuộc sống xung quanh và hấp dẫn người đọc; khiến cho các sự vật thiên nhiên trở nên sống động, có tâm hồn như con người thì phương tiện "truyền tải" quan trọng là từ ngữ với vốn từ phong phú. Nhờ có kĩ năng sử dụng, chọn lựa từ trong vốn từ có sẵn một cách linh hoạt, sáng tạo mà trong văn học, chúng ta gặp một số đoạn văn của các nhà văn khiến cho tâm hồn ta rung động mãi.
	Do vậy, làm giàu vốn từ cho các em học sinh là chúng ta đã làm giàu sự nhận thức, mở rộng tầm mắt cho các em, giúp các em thấy vẻ đẹp Tiếng Việt, vẻ đẹp của quê hương đất nước, của con người Việt Nam. Từ đó giúp tâm hồn của các em thêm phong phú và phát triển toàn diện. 
	Nhưng đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học vẫn còn thích chơi hơn thích học, các em học nhanh nhớ song cũng chóng quên. Đặc biệt, khi áp đặt hoặc bắt buộc các em phải hiểu nghĩa từ, giải nghĩa từ một cách khô khan, cứng nhắc thì các em dễ nhàm chán, dẫn đến không thích học, chán ghét môn học. Vì vậy, giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp giúp các em học tập một cách tích cực, sáng tạo và chủ động nhằm đạt kết quả tốt nhất trong mỗi giờ dạy. Từ đó, các em yêu thích môn học, có hứng thú khi học và có ý thức tự làm giàu vốn từ của mình trong môi trường học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN:
	2.1. Đặc điểm tình hình: Năm học 2014 - 2015, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4B, trường Tiểu học. Lớp gồm 25 học sinh, trong đó 17 nam và 8 nữ. 
	2.2. Những thuận lợi và khó khăn: Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 
	a. Thuận lợi : 
	- Đời sống của nhân dân trong xã Ngày một nâng cao, phong trào xã hóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả rõ rệt. Vì vậy, các gia đình đã quan tâm, chú trọng đến việc học hành của con em mình. 
	- Nhà trường đã có đủ phòng học để học sinh học 2 buổi/ngày với bàn ghế đủ số lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy đinh. Ban giám hiệu thực sự quan tâm, tạo mọi điều kiện cho các giáo viên đem hết khả năng của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
	- Lớp 4B tôi được phân công giảng dạy có 100% học sinh có hạnh kiểm tốt. Đa số các em chăm học, có ý thức vươn lên trong học tập. Do vậy, giáo viên có điều kiện tốt để củng cố kiến thức cơ bản và từng bước nâng cao kiến thức cho các em.
	b. Khó khăn: 
	- Lớp 4B do tôi chủ nhiệm có đến 100% học sinh là con gia đình nông thôn, trong đó có 2 em thuộc hộ nghèo và 4 em hộ cận nghèo. Đa số bố mẹ các em đi làm từ sáng đến tối mới về. Thậm chí một số em có bố mẹ đi làm ăn xa, việc chăm sóc, nuôi nấng các em đều nhờ vào ông bà đã già yếu. Do vậy, các em thiếu sự quan tâm, kèm cặp của bố mẹ, việc học tập chủ yếu nhờ vào thầy cô ở trên lớp. 
	- Qua thời gian 2 tuần trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy tình trạng thiếu vốn từ có ở nhiều học sinh và phổ biến gần như ở tất cả các môn học. Cụ thể như sau: 
	+ Việc diền đạt của các em khi phát biểu ý kiến trong các tiết học chưa lưu loát, chưa rõ ý. Các em cứ ấp úng mãi mà chưa nói được ý mình muốn nói. 
	+ Các từ địa phương còn xuất hiện nhiều trong bài viết, trong lời nói của các em, chẳng hạn: tìm kiếm (tìm kím), con trâu (con tru)...
	+ Trong phân môn Luyện từ và câu, khi tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho trước, nhiều từ giáo viên ví dụ, các em nói chưa nghe từ đó bao giờ.
	+ Thậm chí, đặt lời giải các bài toán có lời văn còn chứa cả từ dùng để hỏi. Hoặc lời giải quá dài mà thiếu ý,...
	+ Đặc biệt trong bài Tập làm văn khảo sát chất lượng đầu năm, bài viết quá ngắn, cách dùng từ chưa chính xác do vốn từ còn nghèo nàn làm cho các câu văn cụt ngủn, chỉ mang tính chất liệt kê. Bài văn thiếu cảm xúc riêng, chủ yếu là vật phải tả có đặc điểm gì các em kể hết theo kiểu tả sinh vật, rất ít hình ảnh sinh động, gợi cảm. 
Kết quả khảo sát môn Tiếng Việt đầu năm học 2014 - 2015 đạt như sau: 
* Lớp 4B
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
25 em
0 em = 0%
6 em = 24%
16 em = 64%
3 em = 12%
* Lớp đối trứng (lớp 4A)
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
24 em
1 em = 4.2%
7 em = 29.4%
15 em = 62.2%
1 em = 4.2%
2.3. Thực trạng:
	Qua việc tìm hiểu chương trình, nội dung phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, thông qua học hỏi và kiểm nghiệm khi dự giờ đồng nghiệp, qua các tài liệu tham khảo có liên quan đồng thời thông qua thực trạng học tập, tiếp thu môn học ở học sinh khối lớp 4, tôi rút ra một số nhận xét chung như sau : 
a. Về giáo viên : 
	Các đồng chí giáo viên đều xác định được mục tiêu chính của từng bài Luyện từ và câu, đó là phát triển vốn từ cho học sinh. Tuy nhiên trong các giờ dạy Luyện từ và câu vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể: 
	- Việc dạy nghĩa từ chỉ thực hiện cho đủ bước, hình thức giúp học sinh hiểu nghĩa từ chưa phong phú, chủ yếu là giải nghĩa bằng cách định nghĩa từ, chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng trực quan. 
	- Bên cạnh đó, việc giải nghĩa từ của một số giáo viên còn lúng túng, chưa rõ nghĩa từ dẫn đến học sinh hiểu nghĩa từ còn mơ hồ, thiếu sự chính xác. 
	- Khi dạy từ ngữ, giáo viên ít chú ý đến cái vốn có sãn trong mỗi học sinh, đó là : Kinh nghiệm sống, vốn từ và khả năng sử dụng ngôn ngữ mà các em tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. 
	- Một số giáo viên coi việc làm giàu vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu nên chưa thực sự chú ý đến việc kết hợp giải nghĩa từ và làm giàu vốn từ cho các em ở môn học khác. Vì vậy dẫn đến thực trạng ở học sinh như mục sau đây. 
	b. Về học sinh: 
	- Học sinh chỉ biết vận dụng các từ ngữ được học để làm các bài tập trong sách giáo khoa. Việc hiểu nghĩa từ chưa cặn kẽ dẫn đến tình trạng học sinh vận dụng không chính xác vốn từ đã có trong khi nói và viết, nhiều em đưa cả những từ không thích hợp, thiếu chính xác, thậm chí các em đưa cả những từ ngữ không văn hóa vào bài viết trong phân môn tập làm văn của mình, vào cả lời nói khi phát biểu trên lớp. 
	- Việc huy động vốn từ thiếu linh hoạt dẫn đến bài viết của các em quá sơ sài, câu văn ngắn, thiếu hình ảnh, lời giải bài toán thiếu chính xác, phát biểu ý kiến chưa diễn đạt hết nội dung mà các em muốn nói. Do đó tình trạng bí từ vẫn còn khá phổ biến ở phần nhiều học sinh. 
	c. Nguyên nhân của thực trạng trên:
	- GV chưa thực sự chú ý đến tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu. Coi việc làm giàu vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ của các cấp học cao hơn.
	- Một số giáo viên còn chưa chịu khó trau dồi ngôn ngữ, sử dụng vốn từ chưa thực sự linh hoạt khi giảng dạy, đặc biệt là khi dạy nghĩa từ cho học sinh. 
	Hình thức dạy nghĩa từ còn đơn điệu, nặng về giảng giải khô khan mà quên đi rằng có nhiều hình thức để các em hiểu nghĩa từ mà không nhất thiết phải định nghĩa từ đó. 
	- Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy Luyện từ và câu nói riêng đã được các giáo viên ở trường Tiểu học thực hiện tương đối tốt. Song đổi mới như thế nào cho có hiệu quả, hình thức tổ chức như thế nào để đạt mục tiêu bài học thì vẫn chưa thể hiện rõ nét và đồng bộ. Một số ít giáo viên còn sa vào giảng nhiều mà dạy - hướng dẫn các em tự chiếm lĩnh tri thức thì còn hạn chế. 
	- Tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học cần thiết cho việc dạy Luyện từ và câu còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. 
	- Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều (có đủ cả Giỏi, khá, trung bình và yếu). Mặt khác các em còn nhỏ tuổi, vốn sống còn ít. 
	- Vốn từ của các em nghèo nàn, do môi trường giao tiếp hạn hẹp, chủ yếu giao tiếp với bạn bè và thầy cô ở trên lớp; về nhà, người lớn trong gia đình bận bịu công việc, ít có thời gian giao tiếp, tâm sự với con cái. Bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập nói gì đến việc uốn nắn các em cách dùng từ trong giao tiếp hàng ngày. 
	Từ thực tế như vậy, tôi luôn trăn trở là làm thế nào để các em có một vốn từ phong phú - thứ "phương tiện" không thể thiếu giúp các em học tốt các môn học ở trường Tiểu hoc, giúp các em tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, có hành trang mà bước tiếp các cấp học khác để rồi bước vào đời một cách vững chắc. Mà môn học có vai trò chính trong việc hình thành và phát triển vốn từ cho học sinh là phân môn Luyện từ và câu. 
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
	3.1. Giải pháp 1: Xây dựng nề nếp giúp học sinh học tập tốt hơn. 
Như chúng ta thường nói, nề nếp là chất lượng. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục, việc làm cần thiết và quan trọng là xây dựng nề nếp học tập cho học sinh. Từ đầu năm học, căn cứ vào chất lượng khảo sát, căn cứ vào 2 tuần thực học, tôi đã phân loại học sinh theo 4 nhóm đồng trình độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) để có biện pháp dạy học phù hợp. Đồng thời trong từng nhóm đó tôi phân cặp thi đua để các em đua nhau học tập; sau mỗi tuần học các em tổng hợp số điểm đạt được, trừ đi số điểm do phạm lỗi (quên đồ dùng, sách vở, không học bài, điểm kém,...) để biết bạn nào đã tiến bộ hơn, bạn nào cần phải cố gắng. Cách theo dõi và chấm điểm thi đua này do từng nhóm bàn có sổ theo dõi thực hiện và công bố kết quả vào giờ sinh hoạt cuối tuần. 
	Ngoài ra, khi thấy một số em chưa có sự tiến bộ rõ rệt, tôi đã cử học sinh khá giỏi kèm cặp thêm cho bạn khi ra chơi cũng như khi học ở nhà. 
	Cuối mỗi tháng, tôi thường ra đề kiểm tra để kiểm định việc làm của mình và đồng thời động viên khuyến khích học sinh: Em nào có điểm cao nhất nhóm (nhóm đồng trình độ) tôi có phần thưởng cho các em. Biện pháp này đã được các phụ huynh rất đồng tình ủng hộ và từng bước nâng cao được nề nếp học tập của lớp cũng như ý thức học tập của từng học sinh. 
	3.2. Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức về vai trò của vốn từ trong học tập, trong giao tiếp cho học sinh
	Mặc dù, mỗi môn học đều có một vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển vốn từ của trẻ, nhưng theo tôi, môn học có vai trò then chốt để làm giàu vốn từ và rèn kỹ năng sử dụng vốn từ đã có cho các em chính là môn Tiếng Việt. Và phân môn gánh trọng trách này lại chủ yếu là phân môn Luyện từ và câu. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc làm giàu vốn từ, việc học Luyện từ và câu cho học sinh, để từ đó giúp các em có định hướng và động lực học tốt phân môn này. 
	Ví dụ: Trong giờ kể chuyện, tôi luôn cho một học sinh có khả năng diễn đạt tốt kể mẫu trước lớp và hỏi: Các em cảm thấy thế nào khi nghe bạn kể chuyện? Học sinh nêu ý kiến nhận xét về cách kể của bạn. Cuối cùng, tôi kết luận: Bạn kể hay và hấp dẫn người nghe như vậy là vì bạn có vốn từ phong phú, cách dùng từ giàu cảm xúc và hình ảnh nên ai cũng muốn nghe bạn kể. 
	Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp với phụ huynh học sinh để phụ huynh giúp các em vận dụng vốn từ trong giao tiếp hằng ngày. Việc này tôi tiến hành ngay trong buổi họp hụ huynh đầu năm bằng cách: Nhận xét ưu điểm, nhược điểm của từng em (nhấn mạnh việc phát biểu trên lớp và tình trạng bí từ của học sinh) và đề nghị phụ huynh cho các em đi mua rau, quả,... ở ngoài quán, ngoài chợ hoặc đi mượn, trả đồ trong hàng xóm nhằm rèn tính mạnh rạn, tự tin trong giao tiếp và thông qua đó rèn kỹ năng sử dụng vốn từ cho các em. 
	Mặt khác, tôi cũng đề nghị phụ huynh cần mua đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập cho các em, bố trí cho học sinh một góc học tập riêng và nên thưởng cho sự tiến bộ trong học tập của các em bằng món quà bổ ích, đó là những cuốn truyện thiếu nhi ( Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Dế Mèn phiêu lưu kí, Chú Đất Nung,...) nhằm cung cấp thêm vốn từ cho các em. 
3.3. Giải pháp 3 : Nghiên cứu, nắm vững cấu trúc, nội dung của phân môn Luyện từ và câu lớp 4 để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cụ thể phù hợp cho từng bài. 
	3.3.1. Nội dung kiến thức phân môn Luyện từ và câu lớp 4
	a. Mở rộng vốn từ: Dạy gắn với 8 chủ điểm chung của môn Tiếng Việt: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều, Người ta là hoa đất, Những người quả cảm, Khám phá thế giới. Thông qua các bài tập: Tìm từ ngữ theo chủ điểm, hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ trong chủ điểm đó. Đặt câu với các từ ngữ tìm được theo chủ điểm. 
b. Cấu tạo từ: Từ đơn, từ phức (gồm từ láy và từ ghép), các kiểu từ láy (láy âm, láy vần, láy cả âm và vần), các kiểu từ ghép (từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại). 
	c. Từ loại: 
	- Danh từ (Khái niệm, danh từ chung, danh từ riêng và cách viết danh từ riêng)
	- Động từ (khái niệm, từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ) 
	- Tính từ (khái niệm, cách thể hiện mức độ của tính từ, các cách tạo ra tính từ). 
	d. Các kiểu câu chia theo mục đích nói với các dấu câu tương ứng: 
	- Câu hỏi và dấu chấm hỏi; Dùng câu hỏi vào mục đích khác; Lịch sự khi đặt câu hỏi, cách đặt câu hỏi. 
	- Câu kể: Câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai thế nào? Câu kể Ai là gì? kết hợp với dạy đặc điểm của chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi kiểu câu. 
	- Cầu khiến, cách đặt câu khiến, Lịch sử khi đặt câu khiến. 
	- Câu cảm và dấu chấm cảm. 
	e. Thêm trạng ngữ cho câu: Thêm các trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích, chỉ phương tiện cho câu. 
	g. Học thêm một số dấu câu: Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, tác dụng của từng dấu câu. 
3.3.2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:
	Để dạy học về Luyện từ và câu ở Tiểu học các phương pháp thường được sử dụng là: 
	- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Phương pháp này thường được sử dụng khi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ hoặc mở rộng vốn từ theo cấu tạo, chủ điểm.
	- Phương pháp luyện tập: Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất khi dạy Luyện từ và câu lớp 4. Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm mẫu một phần của bài tập, GV giúp các em nhận biết cách làm để tự hoàn thành bài tập. 
	- Phương pháp giao tiếp: Thông qua việc dạy từ dựa vào lời nói, vào những hình ảnh sinh động, vào ngôn ngữ giao tiếp, giáo viên hướng dẫn học sinh ở những tình huống cụ thể để tạo ra những sản phẩm giao tiếp (là việc hiểu nghĩa từ - dùng từ chính xác và hay của học sinh)
	- Phương pháp vấn đáp: Thông qua hệ thóng câu hỏi (câu hỏi dựa vào thao tác tư duy, dựa vào mức độ nhận thức, dựa vào mục đích dạy học của từng bài) để điều khiển hoạt động tư duy cho học sinh, giúp các em từng bước khám phá, phát hiện ra kiến thức nội dung bài học. 
	- Phương pháp trò chơi: Thường sử dụng để củng cố kiến thức, kĩ năng bài học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ được nội dung quan trọng của bài học. 
	3.3.3. Tổ chức dạy các dạng bài:
	a. Mở rộng vốn từ: Từ tồn tại trong trí não chúng ta được sắp xếp theo môi trường nghĩa nhất định (trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa liên tưởng,...)Ở Tiểu học, chủ yếu học sinh được cung cấp vốn từ theo trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa liên tưởng. Nhờ cách này, từ được tích lũy nhanh chóng hơn, phong phú hơn. Cũng nhờ nó, từ được sử dụng từ, nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn được từ ngữ phù hợp với nội dung và yêu cầu giao tiếp. 
Ví dụ: Từ nói về lòng nhân hậu (tính từ), học sinh sẽ xác lập được một loại từ theo trường liên tưởng: nhân hậu, hiền hậu, hiền từ, hiền thảo, nhân từ, nhân đức, nhân nghĩa,...
	- Loại bài tập mở rộng vốn từ đều yêu cầu học sinh tìm những từ theo một dấu hiệu chung nào đó. Ở Tiểu học bi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_giau_von_tu_cho_hoc_sinh_lop_4.doc