SKKN Một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học khu vực miền núi đặc biệt khó khăn
Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là huy động các nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, nó thể hiện vai trò của xã hội trong giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại.
Xã hội hóa giáo dục còn là vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí và đầu tư của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo. Đó chính là huy động xã hội hóa giáo dục.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu, nhất là khu vục miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa lá được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp, địa phương còn nghèo, sự đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) của địa phương gần như không có thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song, đối với các trường Tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn làm sao để có biện pháp tuyên truyền, huy động phụ huynh học sinh, nhân dân và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và long tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường để cải thiện cơ sở vật chất, nhất là những điểm trường lẻ là điều tôi luôn trăn trở và lo âu. Từ thực tế quản lý trong những năm qua, từ đặc thù của đơn vị, của địa phương, vùng miền, tôi đã nghiên cứu tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kết quả cao nhất cho công tác xã hội hóa giáo dục tại trường tiểu học Quang Chiểu 2, với đề tài: “Một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học khu vực miền núi đặc biệt khó khăn”
MỞ ĐẦU: Lí do chọn đề tài: Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là huy động các nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, nó thể hiện vai trò của xã hội trong giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Xã hội hóa giáo dục còn là vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí và đầu tư của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo. Đó chính là huy động xã hội hóa giáo dục. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu, nhất là khu vục miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa lá được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp, địa phương còn nghèo, sự đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) của địa phương gần như không có thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song, đối với các trường Tiểu học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn làm sao để có biện pháp tuyên truyền, huy động phụ huynh học sinh, nhân dân và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và long tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường để cải thiện cơ sở vật chất, nhất là những điểm trường lẻ là điều tôi luôn trăn trở và lo âu. Từ thực tế quản lý trong những năm qua, từ đặc thù của đơn vị, của địa phương, vùng miền, tôi đã nghiên cứu tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kết quả cao nhất cho công tác xã hội hóa giáo dục tại trường tiểu học Quang Chiểu 2, với đề tài: “Một số biện pháp huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học khu vực miền núi đặc biệt khó khăn” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện của địa phương, của nhà trường từng bước tăng cường cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học Quang Chiểu II. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Là những trường học thuộc địa bàn Miền núi, kinh tế xã hội khó khăn, nhiều điểm trường lẻ, đời sống nhân dân còn nghèo, sự đầu tư của nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục của đơn vị nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp điều tra, thực nghiệm. + Phương pháp quan sát. + Phương Pháp phỏng vấn. + Phương pháp tham khảo tài liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1 Cơ sở lí luận: - Như chúng ta đã biết, xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội trong giáo dục, nó gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò của xã hội, khơi gợi mọi tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong xã hội để tham gia phát triển Giáo dục. - Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Mọi người chăm lo cho Giáo dục, các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển giáo dục-đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi trong cộng đồng, từng tập thể.” - Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành TW Đảng khóa IX khẳng định: Đẩy nhanh sự nghiệp GD-ĐT để nhanh chóng đưa đất nước ta đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, nội dung của xã hội hóa bao gồm: + Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục trở thành nền giáo dục cho mọi người. + Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt ché giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân đối với giáo dục. + Đa dạng hóa các loại hình giáo dục. + Tăng cường đầu tư nguồn ngân sách, khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát huy giáo dục. - Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải có cơ sở vật chất đạt chuẩn đáp ứng được nhu cầu dạy và học của các nhà trường. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Thực trang về những thuận lợi: + Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT về cơ sở vật chất và công tác giáo dục của đơn vị. - Trường có đủ phòng học để phục vụ cho công tác dạy và học 2 buổi/ngày. + Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, luôn đổi mới phương pháp dạy học ( PPDH) để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. + Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ về vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục, nhiệt tình tham gia tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh để có sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng. + Tập thể sư phạm đoàn kết, hiểu rõ về tâm tư nguyện vọng của phụ huynh học sinh trên địa bàn, có ý kiến đề xuất, tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường về công tác Xã hội hóa giáo dục. - Thực trạng những khó khăn để: + Trường tiểu học quang Chiểu 2 đóng trên địa bàn cách trung tâm xã 4 km, nhân dân trong địa bàn chủ yếu là làm nương rẫy, kinh tế phụ thuộc vào mùa màng, đời sống khó khăn, thiếu thốn, có 69,8% hộ nghèo chủ yếu trông chờ vào chính sách của nhà nước. + Công tác xây dựng cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đổi mới, luôn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. + Trường có các điểm trường lẻ như Hạm, Con Dao, Suối Tút, địa bàn quản lý xa, trình độ dân trí thấp, kinh tế của bà con đa số là hộ nghèo chủ yếu là chờ vào chế độ chính sách của nhà nước, nên gặp không ít khó khăn cho công tác vận động xã hội hóa giáo dục. + Trường tiểu học Quang Chiểu 2 có 4 điểm trường, trong đó có 3 điểm trường lẻ xuống cấp về CSVC, tình trạng phòng học thiếu, sân chơi bãi tập không có, cổng biển trường tạm bợ, nhà vệ sinh không đủ tiêu chuẩn theo quy định, hàng rào quanh trường chủ yếu là tạm bợ, ; điểm trường chính thì phòng học thiếu, nhà xe cho học sinh chưa có, các phòng học chức năng chưa có, Gần như chưa đáp ứng đủ các hoạt động ngoại khóa và vui chơi của các em học sinh, chưa đảm bảo được một số tiêu chí của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường học “Xanh – sạch – đẹp” và an toàn. - Thực trạng về công tác Xã hội hóa giáo dục để huy động CSVC: + Chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, hàng năm chưa xác định được trọng tâm cần xây dựng về CSVC để huy động cho phù hợp. + Công tác tuyên truyền của nhà trường đôi lúc thực hiện chưa thường xuyên, chưa sâu rộng đến toàn thể phụ huynh học sinh trong nhà trường, nhất là đối với các điểm lẻ. + Không xác định được đúng đối tượng tượng tuyên truyền, đối tượng tham gia cũng như đối tượng cần huy động. + Chưa có công tác đánh giá, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi năm thực hiện hiện. 2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Từ những thực trạng trên của đơn vị, để từng bước cải thiện về cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác giáo dục của nhà trường, bản thân tôi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 2.3.1. Công tác tuyên truyền. Đối tượng đầu tiên nhà trường tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ đó, mới tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh học sinh trên địa bàn, phải làm sao để họ thấy được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm và mọi người đều có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng. Khi tập thể nhà trường thấy kế hoạch của Hiệu trưởng là đúng đắn, họ sẵn sàng hiến nhiều kế hay, ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự nguyện. Giáo viên hiểu: nếu thiếu thốn trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo, hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt, bản thân mỗi thành viên sống trong môi trường sư phạm này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả công tác cao hơn, uy tín của giáo viên và nhà trường nhờ đó được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ. Đối tượng thứ hai đó là Đảng ủy, Chính quyền địa phương: Đây là khâu quan trọng nhất, vì trước khi trình kế hoạch để Chính quyền địa phương duyệt cần làm tốt khâu tuyên truyền để Đảng ủy và chính quyền địa phương hiểu được nội dung vấn đề, công tác xây dựng cơ sở vật chất là nhiệm vụ chính của địa phương, Đảng ủy và chính quyền địa phương phải ủng hộ trước khi Hiệu trưởng trình kế hoạch. Từ đó mà có sự đồng thuận và vào cuộc của Địa phương và nhân dân, nhờ đây mà lan rộng ra các ban ngành đoàn thể, các cơ quan đóng chân trên địa bàn đồng lòng ủng hộ. Đối tượng thứ 3 là Ban quản lý, các tổ chức chính trị xã hội của bản, bà con nhân dân các thôn bản: Đây là yếu tố tập hợp sức mạnh đại đoàn kết, tuy có thiếu thốn về kinh tế nhưng họ lại có dư thừa về nhân lực, họ là người mang tiếng nói, tâm tư nguyện vọng của nhân dân đến với các cơ quan chức năng, là niềm tin của Đảng và các cấp chính quyền nhà nước. Phải làm cho họ hiểu được CSVC là của địa phương và chòm bản, người hưởng lợi không ngoài ai khác đó là học sinh của bản cũng như nhân dân từ đó họ sẽ vào cuộc cùng với nhà trường. Đối tượng thứ 4 là hội cha mẹ phụ huynh, đây là lực lượng thay mặt cho toàn thể phụ huynh học sinh trong nhà trường, đem tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và học sinh đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị cũng như các nhà hảo tâm. Đối tượng thứ 5 là các cơ quan đơn vị, các tổ chức kinh tế đóng chân trên địa bàn; các cá nhân hoạt động xã hội, có tiếng nói và uy tín, luôn quan tâm đến công tác xã hội và giáo dục của địa phương; các nhà hảo tâm: Đây là đối tượng có yếu tố quyết định cuối cùng đến kết quả huy động, họ là người có tiềm lực về kinh tế, hiểu biết về xã hội, có lòng nhiệt huyết với giáo dục của địa phương, ... Công tác tuyên truyền cần duy trì thường xuyên, đa dạng. Yêu cầu của công tác tuyên truyền phải từng bước, cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân cùng tham gia với nguyên tắc “lợi ích”, mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai phía: Nhà tường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích chung của cá nhân và tập thể. 2.3.2 Kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục: Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch xã hội hóa cần được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu huy động là gì? Đối tượng nào? Thời gian? Đối tượng tham gia là ai? Từ đó, Hiệu trưởng xây dựng công tác xã hội hóa giáo dục cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Phân công cho các thành viên phải phù hợp với năng lực của từng người. Đặc biệt những người trực tiếp đi huy động phải là người hiểu rõ nguyên tắc của công tác xã hội hóa giáo dục, có vị trí trong xã hội, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục cao. Chi tiết hóa kế hoạch hóa và hệ thống giải pháp cụ thể là khâu cần thiết, kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối trượng tham gia kế hoạch hóa giáo dục tuy ít nhưng lại cho những bước kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng làm tốt chức năng này sẽ mang đến những thành công ngay cả thời điểm khó khăn. 2.3.3 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương. Hằng năm, Hiệu trường là người lên kế hoạch cụ thể và chủ động đề xuất công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung trình bày một các toàn diện, trọng tâm, tránh tham mưu lặt vặt theo vụ việc. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo ngay. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp ủy, chính quyền địa phương hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà trường xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của Hiệu trưởng. Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện, không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập trung lo những việc lớn. Nhà trường thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động giáo dục của đơn vị,) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các Nghị quyết của cấp ủy, chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng tình, ủng hộ. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, cũng như ngoài địa bàn qua uy tín của địa phương. 2.3.4. Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường: Phải tạo lập uy tín bằng chính nội lực của nhà trường, từ lãnh đạo cho đến cán bộ giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc ngày càng cao. Hiệu trưởng nâng uy tín bằng cách điều hành công việc khoa học, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương. Hiệu trưởng có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục. Ví dụ: Năm học 2015-2016 tôi về nhận nhiệm vụ tại trường tiểu học Quang Chiểu 2, nơi mà mọi việc đều rất mới mẻ, chưa ai biết và hiểu rõ về mình. Vừa để tạo uy tín cho mình, vừa để làm “bàn đạp” cho công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm ngay là tập trung cho công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học như tập trung giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh và chất lượng của giáo viên, duy trì tốt sĩ số học sinh, Song song với nhiệm vụ đó, tôi đã vận động những doanh nghiệp, những nhà hảo tâm, để hỗ trợ về vật chất, giúp tôi làm mới được khoảng 275m2 sân trường bê tông, 155m mương thoát nước, làm mới nhà để xe cho học sinh điểm trường chính, . Uy tín của tôi cũng dần có trong lòng mỗi phụ huynh học sinh, địa phương và bà con dân bản. Nhà trường phải tạo uy tín cho mình qua chất lượng giáo dục, tạo cho các em có một môi trường học tập thoải mái, học sinh ham thích đến trường, coi mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mỗi giáo viên phải coi học sinh mình như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Phụ huynh sẽ tin tưởng và yên tâm hơn khi gửi con em mình học tại trường. Nhà trường phải xác định: phụ huynh học sinh sẵn sang đóng góp công sức và tiền của (nếu có), miễn sao con em họ được học hành chu đáo, đến nơi đến chốn, không ai muốn bỏ tiền của ra mà không mang lại lợi ích gì cho mình. Do đó, BGH cần phân loại trình độ chuyên môn, năng lực của giáo viên để phân công theo khối lớp cho phù hợp, giúp giáo viên có thể phát huy hết khả năng của mình, vừa có lợi cho cá nhân, vừa có lợi cho tập thể. Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo tinh thần “đúng người đúng việc”, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mấu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững mạnh. Chú trọng việc “dạy thật, học thật, chất lượng thật” bằng việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát nghiêm túc, phụ huynh tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp nhà trường ngày càng phát triển, uy tín của nhà trường ngày càng vững vàng hơn. Giáo viên chủ nhiệm cũng có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, là cầu nối giữa các nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm cũng góp phần tạo uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường. Nhà trường chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc sau mỗi đợt kiểm tra. Tìm hiểu nguyện vọng của phụ huynh, chia sẻ với họ nỗi lo lắng về sự chậm tiến của trẻ, nêu rõ những cố gắng của giáo viên đã giúp đỡ trẻ nhưng chưa có kết quả vì thiếu sự phối hợp của gia đình. Đưa ra những điều kiện đồng bộ để giúp các em tiến bộ. Tuyệt đối không làm làm gì ảnh hưởng và xúc phạm đến học sinh và phụ huynh, tạo được niềm tin cho họ để gia đình tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm hơn. Nếu chúng ta chỉ phân tích những hành vi xấu của con trẻ thì phụ huynh học sinh không cần đến ta nữa. Bên cạnh đó, phải công khai minh bạch các khoản thu, chi theo đúng điều lệ các khoản huy động, phải thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không để phụ huynh học sinh hiểu lầm hay nghi ngờ về các khoản đóng góp của họ. Hiệu trưởng sẵn sàng nhận lỗi trước phụ huynh khi cần, không xử lý một chiều, thành tâm lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh, lãnh đạo, các đoàn thể địa phương. Cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ xã hội hóa, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường. 2.3.5. Phát huy vai của Hội cha mẹ học sinh: Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, đề nghị phụ huynh chọn lựa được Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp là những người có uy tín, có thể chung tay cùng xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục học sinh một cách tốt nhất. Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó phải nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của họ. Ví dụ: tận dụng vai trò của phụ huynh học sinh (PHHS) – những người có uy tín, “chức sắc” trong địa phương để làm công tác xã hội hóa giáo dục. Đây cũng là một “nghệ thuật” của Hiệu trưởng, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh toàn trường và nhà trường để có sự tác động hiệu quả. Hiệu trưởng biết dựa vào uy tín và tiếng nói của Ban đại diện cha mẹ học sinh và những người có uy tín để tuyên truyền, vận động vì giữa họ luôn có tiếng nói chung, có cùng một nguyện vọng và mang tính khách quan. Trường tiểu học Quang Chiểu 2 có nhiều điểm, địa bàn rộng, công tác huy động gặp không ít khó khăn, nhưng nhà trường đã biết dựa vào Ban phụ huynh của các điểm để tuyên truyền và phối hợp cùng nhà trường huy động, vì họ là những người hiểu rõ tâm lý của phụ huynh học sinh nhất, tiếng nói của họ dễ thuyết phục phụ huynh hơn. Ví dụ: Sau khi rà soát về tình hình mưa lũ ở điểm trường chính và điểm trường Hạm, nhà trường xây dựng kế hoạch huy động được số nguyên vật liệu để làm tường kè, và mương thoát nước ở 2 điểm trường nói trên. Phụ huynh học sinh đã đóng góp toàn bộ ngày công lao động để thực hiện các hạng mục công việc trên tổng khoảng 65 công. 2.3.6 Phát huy vai trò của B
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huy_dong_xa_hoi_hoa_giao_duc_de_xay_du.doc