SKKN Một số biện pháp huy động trẻ tham gia ăn bán trú có hiệu quả ở lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A – khu 12 – trường mầm non Xuân Bình, năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp huy động trẻ tham gia ăn bán trú có hiệu quả ở lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A – khu 12 – trường mầm non Xuân Bình, năm học 2017 - 2018

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy rằng:

" Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

Lời dạy đó đã trở thành mục tiêu giáo dục mầm non, đó là: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Như vậy, việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ muốn lĩnh hội được những kiến thức sơ đẳng ban đầu tốt để tạo nền móng vững chắc bước vào trường phổ thông thì trẻ phải có một thể lực tốt, trẻ phải được nuôi – dạy đúng cách. Thế nhưng trong các năm trước đây, cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn nên nhà trường còn nhiều điểm lẽ, các lớp chủ yếu là học theo chương trình lớp ghép và không thực hiện bán trú được nên phụ huynh hình thành thói quen đưa đón trẻ đi học 2 buổi/ngày. Năm học 2017-2018 được sự quan tâm của các cấp, các ngành nhà trường đã dồn các điểm lẽ về tại khu 12, trẻ ra lớp được học phân chia theo từng độ tuổi, nhưng do sự hiểu biết và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn hạn chế. Các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng cũng như bữa ăn ở trường của trẻ. Vì vậy đầu năm trẻ đăng ký ăn bán trú chưa đạt kế hoạch do đó tỉ lệ trẻ thấp còi và suy dinh dưỡng của lớp còn cao.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chưa hiểu biết dinh dưỡng có tầm quan trọng đối với đời sống con người, nhất là trẻ em. Chính vì vậy mà còn rất nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến bữa ăn của trẻ và không cho con ăn bán trú ở trường.

Trước tình hình thực tế trên, bản thân tôi trăn trở và nhận thức sâu sắc việc tuyên truyền cho trẻ tham gia ăn bán trú đạt hiệu quả là rất cần thiết đối với trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tại “Một số biện pháp huy động trẻ tham gia ăn bán trú có hiệu quả ở lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi A – khu 12 – trường mầm non Xuân Bình, năm học 2017 - 2018” để nghiên cứu

 

doc 18 trang thuychi01 10194
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp huy động trẻ tham gia ăn bán trú có hiệu quả ở lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi A – khu 12 – trường mầm non Xuân Bình, năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Số trang
Ghi chú
Mục lục
1
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến
3
Cơ sở lý luận
3
Thực trạng vấn đề trẻ đi học chuyên cần trẻ ở lớp 3-4 tuổi A – khu trung tâm.
4
Các biện pháp thực hiện
6 
Hiệu quả
11
3
Kết luận, kiến nghị
13
1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy rằng:
" Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
Lời dạy đó đã trở thành mục tiêu giáo dục mầm non, đó là: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Như vậy, việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là vô cùng cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trẻ muốn lĩnh hội được những kiến thức sơ đẳng ban đầu tốt để tạo nền móng vững chắc bước vào trường phổ thông thì trẻ phải có một thể lực tốt, trẻ phải được nuôi – dạy đúng cách. Thế nhưng trong các năm trước đây, cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn nên nhà trường còn nhiều điểm lẽ, các lớp chủ yếu là học theo chương trình lớp ghép và không thực hiện bán trú được nên phụ huynh hình thành thói quen đưa đón trẻ đi học 2 buổi/ngày. Năm học 2017-2018 được sự quan tâm của các cấp, các ngành nhà trường đã dồn các điểm lẽ về tại khu 12, trẻ ra lớp được học phân chia theo từng độ tuổi, nhưng do sự hiểu biết và việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn hạn chế. Các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng cũng như bữa ăn ở trường của trẻ. Vì vậy đầu năm trẻ đăng ký ăn bán trú chưa đạt kế hoạch do đó tỉ lệ trẻ thấp còi và suy dinh dưỡng của lớp còn cao. 
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chưa hiểu biết dinh dưỡng có tầm quan trọng đối với đời sống con người, nhất là trẻ em. Chính vì vậy mà còn rất nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến bữa ăn của trẻ và không cho con ăn bán trú ở trường. 
Trước tình hình thực tế trên, bản thân tôi trăn trở và nhận thức sâu sắc việc tuyên truyền cho trẻ tham gia ăn bán trú đạt hiệu quả là rất cần thiết đối với trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tại “Một số biện pháp huy động trẻ tham gia ăn bán trú có hiệu quả ở lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi A – khu 12 – trường mầm non Xuân Bình, năm học 2017 - 2018” để nghiên cứu.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Để tài nghiên cứu một số biện pháp tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ tham gia ăn bán trú ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A – khu 12 đạt hiệu quả nhằm:
*Đối với trẻ:
Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nói chung và nâng cao về thể lực cho trẻ để trẻ có một tầm vóc khỏe mạnh nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. 
* Đối với giáo viên: 
Giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp, hình thức tuyên truyền phụ huynh cho trẻ tham gia ăn bán trú ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A – khu 12 đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
20/20 trẻ mẫu giáo ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A khu 12 – trường Mầm non Xuân Bình
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Đề tài có sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra.
 Phương pháp dùng lời.
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp so sánh.
 Phương pháp thống kê toán học.
 Phương pháp nghiên cứu lí luận.
 Phương pháp kiểm chứng, minh họa.
Nội dung của sáng kiến
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết tại “ Thông tư số 28/2016 ngày 30 tháng 12 năm 2016 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tại thông tư đặt ra mục tiêu là: “Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học” {1}.
Mặt khác, Trong các giai đoạn phát triển con người thời kỳ ở lứa tuổi mầm non thì gia đình đóng vai trò quan trọng nhất. Gia đình bảo đảm cho sự an toàn và sự phát triển tâm lý và sinh mệnh của trẻ. Là những tiềm năng cơ bản nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. {2} 
	Rõ ràng mục tiêu giáo dục mầm non đã đón trước mô hình nhân cách phát triển mà trẻ em Việt Nam hiện nay trước 6 tuổi cần đạt được. Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là chuẩn bị tiền đề quan trọng và sự phát triển cần thiết để cho trẻ bước vào trường phổ thông, tạo đà quan trọng đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu sau này ở trường phổ thông.
Chính vì vậy chúng ta phải khai thác, đề cao vai trò của gia đình trong việc chăm sóc thế hệ trẻ mầm non. Muốn con cái phát triển tốt, trước hết cha mẹ phải biết nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ theo khoa học. Trong mỗi bữa ăn hằng ngày phải đảm bảo và cân đối đầy đủ 4 nhóm thực phẩm ( chất Bột đường, chất đạm, chất béo, chất vitamin và muối khoáng), khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay quá trình phát triển của con người không thể tách rời môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trường học. Ở trường mầm non thực hiện nhiệm vụ: Khuyến khích, động viên tất cả các cháu từng độ tuổi ăn bán trú, trẻ được ăn 2 bữa/ngày (một bữa chính và một bữa phụ), đảm bão:
 Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1320 Kcal.
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal. {3}
Thực hiện công tác bán trú nhằm chăm sóc sức khoẻ, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tạo điều kiện cho trẻ phát triển hài hoà, cân đối, thông minh. Hình thành ở trẻ cơ sở đầu tiên của con người mới xã hội chủ nghĩa, khoẻ mạnh, hồn nhiên, thông minh, nhanh nhẹn.
Vai trò chủ đạo giáo dục nhà trường là quan trọng, tổ chức giáo dục nhà trường tốt bằng cách nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức học tập, hoạt động vui chơi đúng nguyên tắc, đúng phương pháp, theo khoa học. Có phương tiện, trang thiết bị phù hợp. Làm giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi sẽ là mục tiêu thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Đồng thời thực hiện được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong gia đình do chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tự phát không phù hợp với mục tiêu của ngành.
Mặt khác, phối hợp giữa gia đình và nhà trường là tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà cũng như ở trường mầm non. Ở nhiều gia đình hiện nay, tập quán nuôi dạy con thiếu khoa học vẫn còn gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ví dụ: Chế độ ăn của trẻ tùy tiện, trẻ đòi gì cho ăn nấy. Không chú ý đến sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Để thực hiện được vai trò này đòi hỏi các cô giáo mầm non trực tiếp nuôi dạy trẻ phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ về điều kiện sức khỏe, có kiến thức vững vàng về chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, phải có lòng nhiệt tình, khéo léo trong nghệ thuật thuyết phục thì mới đạt được hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
 Năm học 2017-2018 nhà trường đã được xây dựng điểm lẽ tại thôn 12 khang trang, sạch đẹp, có 06 phòng học đảm bảo cho công tác chăm sóc – nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Cơ sở vật chất phòng học được xây dựng kiên cố hóa, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ tương đối đầy đủ, môi trường trong và ngoài lớp học xanh, sạch, đẹp và an toàn. 
 Nhà trường ưu tiên đầu tư đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú đầy đủ, đảm bảo cho trẻ được ăn ngủ tại trường.
Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 100%, các cháu chăm ngoan, khoẻ mạnh, thông minh, tỷ lệ cháu đi học chuyên cần đạt 98 % trở lên.
 Các bậc phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhiệt tình đối với các phong trào của lớp. Lớp học có các cháu chủ yếu là người kinh chiếm tỷ lệ trên 90%.
2.2.2 Khó khăn:
Phụ huynh lớp tôi phần lớn làm nông nghiệp, chỉ một số ít là công chức và buôn bán nên đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự nhận thức về nuôi con theo khoa học còn nhiều hạn chế. Một số gia đình đông con nên việc chăm sóc trẻ chưa chu đáo. Một số gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà nuôi nên còn thiếu thốn về nhiều mặt. 
Là năm đầu tiên dồn các điểm lẻ ở thôn 7, thôn 13, thôn 9, thôn 5, thôn 12 về tại một điểm trường trong nhiều năm qua chưa tổ chức công tác bán trú, chỉ có một số rất ít phụ huynh ở thôn 5 đã cho con học và ăn bán trú tại khu trung tâm trong các năm học trước nên phấn lớn phụ huynh chưa quen với công tác cho trẻ ăn bán trú tại trường. Vì vậy việc cho tuyên truyền cho trẻ ăn bán trú ở trường lại càng khó khăn.
Do đó đòi hỏi giáo viên ở nhóm lớp cần phải có nhiều biện pháp tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ ăn bán trú ở trường và nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra qua nhiều kênh thông tin và thu nhận được một số kết quả sau:
Một số gia đình chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho trẻ ăn bán trú ở trường, một số gia đình chưa biết nuôi con theo khoa học, một số gia đình kinh tế khó khăn nên bữa ăn không đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.
Một số trẻ ăn chậm, tiêu hóa thức ăn kém.
Kết quả khảo sát đầu năm thể hiện qua bảng số liệu sau: 
(thời điểm tháng 9/2017)
TS trẻ ra lớp
Kết quả nuôi dưỡng
Kết quả giáo dục
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Kênh SDD
Kênh BT
Kênh thấp còi
Đạt
Chưa đạt
Số cháu ăn bán trú
13/20
13/20
0/20
13/20
0/20
12/20
1/20
Tỉ lệ (%)
65
65
0
65
0
60
5
Số cháu không ăn bán trú
7/20
5/20
2/20
4/20
3/20
5/20
2/20
Tỉ lệ (%)
35
25
10
16
12
20
10
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Trẻ không ăn bán trú suy dinh dưỡng ở thể cân nặng và chiều cao > 10%
Trẻ không ăn bán trú chất lượng giáo dục chưa đạt >10%. Điều này chứng tỏ trẻ có sức khỏe chưa tốt thì việc lĩnh hội kiến thức cũng sẽ hạn chế và trẻ có sức khỏe chưa tốt có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chăm sóc và nuôi dưỡng là nguyên nhân chủ quan.
Đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi suy nghĩ, tìm ra biện pháp để giúp trẻ phát triển toàn diện cần chú trọng đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và tôi tiến hành theo các phương pháp sau đây:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Trên cơ sở kết quả khảo sát, tôi tự xây dựng cần tuyên truyền vận động trẻ ăn bán trú vào trong kế hoạch tháng và dự kiến thời gian hoàn thành chỉ tiêu đặt ra vào 30/11/2017 phải đạt 100% trẻ ra lớp đều tham gia ăn bán trú. Trong đó:
Tháng 10: tăng thêm 4/7 cháu chưa đang ký
Tháng 11 + tháng 12: tăng thêm 3/7 cháu chưa đăng ký
Tổng cả lớp: 20/20 cháu = 100% trẻ ra lớp.
Muốn thực hiện đạt được kế hoạch này tôi đã phân luồng đối tượng trẻ như sau:
Trẻ thuộc gia đình điều kiện kinh tế đảm bảo nhưng lại không yên tâm để cho con ăn bán trú tôi sẽ tiếp cận trước và hoàn thành vào tháng 10/2017.
Trẻ thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc ở với ông bà, không có bố mẹ ở nhà tôi sẽ tiếp cận thường xuyên, liên tục và không nóng vội, dự kiến thời gian hoàn thành vào 30/12/2017. Đồng thời phải duy trì đảm bảo tỷ lệ trẻ ăn bán trú thường xuyên là 100%.
* Biện pháp 2: Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh.
Đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh với hình thức tuyên truyền, mời BGH nhà trường, Hội phụ huynh học sinh cùng đến tham dự. Tôi đã đưa tranh ảnh về giáo dục dinh dưỡng, trẻ ăn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, đủ về số lượng và chất lượng. Một số phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng đó, song vì gia đình không có điều kiện cho con ăn bán trú. Tôi đã tổ chức cân đo trẻ để tất cả phụ huynh nắm bắt và phối hợp với cán bộ Trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ngay từ lúc đầu để phân loại sức khỏe. 
Sau cuộc họp hôm đó, tôi mời một số phụ huynh có con không tham gia ăn bán trú và một vài phụ huynh ở thôn 5 đã từng cho con ăn bán trú trên khu trung tâm trong các năm học trước sắp xếp thời gian đến dự một số hoạt động ở lớp để phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của các cháu. Ngoài ra cho phụ huynh quan sát các cháu ăn cơm và trong bữa ăn của trẻ ở trường được ăn những thức ăn gì, có đủ chất dinh dưỡng và đủ 4 nhóm thực phẩm hay không? Qua việc làm như vậy phụ huynh đã thấy được những cháu cơ thể khỏe mạnh, phát triển đồng đều thì học giỏi và thông minh, nhanh nhẹn. Còn những cháu nằm ở kênh SDD có chậm hơn. Mặt khác qua trao đổi kết quả các phụ huynh tự nhận thấy kết quả của cháu tham gia ăn bán trú cũng như không tham gia có sự khác biệt nhau, đồng thời chính phụ huynh có con ăn bán trú sẽ là lực lượng tuyên truyền thay cho giáo viên, sau đó tôi tận dụng cơ hội để vận động phụ huynh cố gắng cho con em của mình tham gia ăn bán trú tại trường và các phụ huynh có thể trồng thêm rau sạch, trồng hoa quả để đưa đến trường bán cho các cháu ăn. Đất ở trường rộng, Công đoàn trường trồng thêm rau sạch để lấy rau sạch cho trẻ ăn bán trú. 
Qua những việc làm đó mà phụ huynh chưa yên tâm, đang đưa đón con về thì ngay hôm sau đã cho trẻ ăn bán trú 100%. 
Vậy là kế hoạch đã đi được một nữa chặng đường, số cháu còn lại thuộc vào gia đình khó khăn tôi bắt đầu tận dụng vào giờ đón trả trẻ để tâm tư nhẹ nhàng, chỉ là những câu chuyện nghe như rất đời thường nhưng đó lại là chủ ý mà tôi đã lên kế hoạch, tôi thực hiện như sau:
Khi phụ huynh đưa con đến tôi trao đổi rất tự nhiên thông qua trẻ mới tham gia ăn bán trú của thời điểm tháng 10. Chẳng hạn như:
Tôi hỏi trẻ: Tối qua về nhà con ăn gì?
Mẹ nấu có ngon không?
Con ăn được bao nhiêu bát?
Thế ở nhà con ăn được nhiều hơn hay ở trường con ăn được nhiều hơn?
Vì sao ở trường con lại ăn được nhiều hơn?
Tôi trao đổi với mẹ của trẻ ngay: Con ăn ở trường cả ngày mẹ thấy thế nào? (Ôi không phải vội đón con và cũng không phải lo mua thức ăn nấu cho cháu ăn nữa, đi làm được thoải mái hơn cô ạ; Tôi mà biết như thế này thì tôi đã cho cháu ăn bán trú từ đầu năm).
Đấy! chị thấy tác dụng của công tác cho trẻ ăn bán trú rồi đấy ạ. Em chỉ mong sao chị (A) cũng hiểu được như chị thì cháu ở lại trường, các cô sẽ quan tâm để động viên cho cháu ăn ngủ nhằm giúp các bậc phụ huynh yên tâm công tác.
Và thế là từ phụ huynh truyền đến tai phụ huynh, ngay ngày hôm sau các bậc phụ huynh có con em thuộc diện gia đình điều kiện khó khăn hơn đã tìm đến bên tôi và hỏi:
Cô ơi? Nhà tôi còn vất vả lắm, tôi muốn cho cháu được ăn ở tại trường nhưng mà tôi lại lo vì.Nghe đến đây tôi đã hiểu ra phần nào, tôi đỡ lời: Chị cứ yên tâm, em sẽ tạo điều kiện cho chị một cách tốt nhất. Nếu một ngày 4 lần chị đón con đi về thì tiền xăng xe nhiều hơn tiền ăn của cháu một ngày rồi đấy ạ, chưa kể về nhà chị cũng phải nấu cho cháu ăn. Chị thấy em nói có đúng không?
Và thế là tôi đã thành công, lúc này phụ huynh như cởi mở nỗi lòng: tôi hiểu cô ạ. Mai tôi cho cháu ăn ở lại được không cô?
Vậy là kế hoạch đặt ra đã thành công. Ngay đầu tháng 11 trẻ đăng ký ăn bán trú tăng thêm 3 cháu, tỷ lệ trẻ ra lớp ăn bán trú đạt 100%
*Biện pháp 3: Thực hiện đúng lịch sinh hoạt trong ngày.
Một ngày ở trường trẻ mầm non có lịch sinh hoạt theo đúng qui định của thời gian biểu, do vậy là người giáo viên phải thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt theo qui định của BGD&ĐT. Đối với trẻ MG 5-6 tuổi được qui định như sau:
Thời gian
Hoạt động
80 - 90 phút
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
30 - 40 phút
Học
40 - 50 phút
Chơi, hoạt động ở các góc
30 - 40 phút
Chơi ngoài trời
60 - 70 phút
Ăn bữa chính
140 -150 phút
Ngủ
20 - 30 phút
Ăn bữa phụ
70 - 80 phút
Chơi, hoạt động theo ý thích
60 - 70 phút
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Hàng ngày các bé ở trường từ 7 giờ sáng đến 17 giờ 00 chiều. Trong suốt thời gian này bé được các cô giáo chăm sóc và tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp một cách nhịp nhàng, phù hợp, đảm bảo đúng theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định.
      Trẻ đến trường mầm non được lĩnh hội các kỹ năng sống, phát triển tình cảm, những kinh nghiệm xã hội, nuôi dưỡng sự phát triển trí tuệ và lĩnh hội các kiến thức. Nhìn vào chế độ sinh hoạt của bé hàng ngày với những công việc tưởng như đơn giản nhưng thực tế để làm tốt được những công việc đó các cô giáo mầm non phải có đủ cả 4 vai trò “Người mẹ hiền - Cô giáo giỏi - Thầy thuốc tốt - Người nghệ sỹ tài năng”.  Bởi ở trường mầm non là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn diện về  Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động.
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày ở cơ sở giáo dục mầm non một cách hợp lí nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành thái độ, nền nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực. Từ đó giúp trẻ hình thành những phản xạ có điều kiện tích cực.
	* Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác thi đua “Vườn rau sạch” để cải thiện bữa ăn cho trẻ.
	Trong những năm qua nhà trường luôn có vườn rau xanh, sạch, đẹp ở khu trung tâm, đến năm học này tại điểm trường khu 12 vừa xây dựng xong, khuôn viên còn nhiều khó khăn bới vì đất, đá của công trình còn ngổn ngang. Nhìn toàn bộ khuôn viên của nhà trường tôi mạnh dạn tham mưu với Hiệu trưởng tiến hành huy động lực lượng phụ huynh cùng chung tay hỗ trợ giáo viên xây dựng “Vườn rau sạch”. Nhận được sự đồng tình ủng hộ của đ/c Hiệu trưởng, tất cả giáo viên trong khu trường cùng phối hợp kêu gọi phụ huynh tiến hành lao động, dọn dẹp sạch sẽ đất, đá, san đất, làm mặt bằng, cho phân, cho giống và tiến hành làm vườn rau.
Ảnh toàn cảnh điểm trường khu 12 xây dựng xong
Ảnh phía phải của khu trường xây xong
Sau 10 ngày,từ một bãi đất đá ngổn ngang đã trở thành một vườn rau với khuôn viên đẹp mắt, sau 20 ngày rau bắt đầu lên xanh, phụ huynh nhìn thấy con em mình đến trường được các cô chăm sóc tận tình, được ăn rau bằng chính tay của cha mẹ và giáo viên trồng nên, ai ai cũng yên tâm về chất lượng rau sạch của nhà trường và yên tâm gửi con đến trường.
Ánh vườn rau sạch của điểm trường khu 12 - trường MN Xuân Bình
* Biện pháp 5: Chăm sóc trẻ cá biệt
Việc chăm sóc trẻ ở trường là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, do đó bản thân tôi phải tìm hiểu và phân loại trẻ trong lớp để tìm hiểu nguyên như: 
Trẻ thiếu hoặc không có sữa mẹ, cai sữa mẹ sớm; ăn dặm không đúng cách; cha mẹ chưa biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho trẻ, chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị, lứa tuổi của trẻ.
Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, biến chứng sau các bệnh như sởi, lỵ, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn.
 Trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn; trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh.
Trẻ thừa cân, béo phì.
Và mỗi một nguyên nhân đều có biện pháp khắc phục.
Đối với trẻ sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì trong bữa ăn tôi chú trọng tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ để đảm bảo đủ chất, đủ lượng cấn thiết
Đối với trẻ sinh ra trong điều kiện kinh tế khá giả nhưng cha mẹ lại không biết cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ thì tôi thường xuyên trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh, giúp phụ huynh lựa chọn thực phẩm phù hợp: hạn chế dùng nước ngọt, không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn
Đối với trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn: Viêm đường hô hấp, tiêu chảy thì tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh chuys giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi, không cho trẻ ăn thức ăn có mùi lạ, thức ăn bị hôi, thiu ẩm, mốc..
Đối với trẻ thừa cân, béo phì: Trong chế độ ăn của trẻ ở trường, tôi chú ý đến khẩu phần của trẻ như: Tăng thêm rau, canh (loại thức ăn cung cấp chất Vitamin và muối khoáng, đồng thời hạn chế thức ăn cung cấp nhiều chất Gluxit và Protein. Bên cạnh đó bản thân tôi tăng cường trao đổiphụ huynh ở nhà phải thực

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_tham_gia_an_ban_tru_co_hi.doc