SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy Sơn
Đất nước ta đang trên đà phát triển, lớn mạnh về mọi mặt trên các lĩnh vực. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển, con người tư duy linh hoạt, năng động và sáng tạo. Do đó nhu cầu đời sống sinh hoạt của con người ngày càng cao, vì vậy các mặt hàng phục vụ cho con người trong cuộc sống, trong sinh hoạt và vui chơi cần đa dạng và pho ng phú.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh, thị trường đồ chơi đặc biệt là đồ chơi của trẻ em cũng rất dồi dào mang tính thẩm mỹ cao. Qua hoạt động với các loại đồ chơi đã phát triển cho trẻ về trí tuệ, về tình cảm thể chất và tinh thần.
Đối với trẻ mầm non, qua vui chơi trẻ được chia sẻ niềm vui với bạn bè, cộng đồng , tình cảm, tình yêu đến với các bé rất nhẹ nhàng gần gũi, nó làm cho thế giới xung quanh trẻ tươi đẹp hơn, mở rộng hơn. Tuổi thơ của trẻ trở thành kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời.
Bởi vì thông qua các hoạt động chơi và trải nghiệm với đồ chơi, chính là phương tiện hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức trong sáng, tính đoàn kết, giáo dục trẻ biết cảm nhận tình yêu quê hương, đất nước. Qua chơi trẻ biết tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ đó biết ơn và kính trọng ông, bà, bố, mẹ giáo dục lòng nhân ái cho trẻ .
Từ những lợi ích của các loại đồ chơi mang lại cho trẻ chơi, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt trái của đồ chơi cho trẻ như: Đồ chơi sẵn có được sản xuất tràn lan, trôi nổi nhiều, do chưa được quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền nên có nhiều loại đồ chơi độc hại mang tính bạo lực, thiếu an toàn, không đảm bảo tính vệ sinh và ảnh hưởng trưc tiếp đến tinh thần và sức khỏe đối với trẻ.
Và một thực tế nữa hiện nay cho thấy nhu cầu mua sắm đồ chơi cho trẻ cũng rất cao. Những gia đình có điều kiện khi đi chơi, đi du lịch đều mua sắm đồ chơi cho con đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ và ngược lại những gia đình không có điều kiện thì mua đồ chơi trung quốc rẻ tiền ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi và theo đặc điểm sở thích của trẻ là quá dễ dàng đối với các gia đình có điều kiện về kinh tế ở các vùng thành phố.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển, lớn mạnh về mọi mặt trên các lĩnh vực. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế phát triển, con người tư duy linh hoạt, năng động và sáng tạo. Do đó nhu cầu đời sống sinh hoạt của con người ngày càng cao, vì vậy các mặt hàng phục vụ cho con người trong cuộc sống, trong sinh hoạt và vui chơi cần đa dạng và phong phú. Cùng với sự phát triển lớn mạnh, thị trường đồ chơi đặc biệt là đồ chơi của trẻ em cũng rất dồi dào mang tính thẩm mỹ cao. Qua hoạt động với các loại đồ chơi đã phát triển cho trẻ về trí tuệ, về tình cảm thể chất và tinh thần. Đối với trẻ mầm non, qua vui chơi trẻ được chia sẻ niềm vui với bạn bè, cộng đồng , tình cảm, tình yêu đến với các bé rất nhẹ nhàng gần gũi, nó làm cho thế giới xung quanh trẻ tươi đẹp hơn, mở rộng hơn. Tuổi thơ của trẻ trở thành kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời. Bởi vì thông qua các hoạt động chơi và trải nghiệm với đồ chơi, chính là phương tiện hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức trong sáng, tính đoàn kết, giáo dục trẻ biết cảm nhận tình yêu quê hương, đất nước. Qua chơi trẻ biết tái tạo lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, từ đó biết ơn và kính trọng ông, bà, bố, mẹ giáo dục lòng nhân ái cho trẻ . Từ những lợi ích của các loại đồ chơi mang lại cho trẻ chơi, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt trái của đồ chơi cho trẻ như: Đồ chơi sẵn có được sản xuất tràn lan, trôi nổi nhiều, do chưa được quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền nên có nhiều loại đồ chơi độc hại mang tính bạo lực, thiếu an toàn, không đảm bảo tính vệ sinh và ảnh hưởng trưc tiếp đến tinh thần và sức khỏe đối với trẻ. Và một thực tế nữa hiện nay cho thấy nhu cầu mua sắm đồ chơi cho trẻ cũng rất cao. Những gia đình có điều kiện khi đi chơi, đi du lịch đều mua sắm đồ chơi cho con đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ và ngược lại những gia đình không có điều kiện thì mua đồ chơi trung quốc rẻ tiền ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi và theo đặc điểm sở thích của trẻ là quá dễ dàng đối với các gia đình có điều kiện về kinh tế ở các vùng thành phố. Nhưng đối khu vực miền núi nói chung và các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nói riêng thì việc lựa chọn và mua sắm đồ chơi cho trẻ em là điều không thể. Để có đồ chơi cho trẻ chơi cần phải tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Ở trường mầm non để trẻ phát triển thì cô giáo phải là người thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình, luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, học mà chơi. Hiện nay ở trường mầm non đang phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, mang lại hiệu quả cao, trong đó có một số cán bộ giáo viên đã thực hiện tốt làm được nhiều đồ chơi đẹp mang tính thẩm mỹ, Tuy nhiên số lượng đồ chơi ít, chưa đủ cho trẻ chơi trong các hoạt động hàng ngày, nên chỉ dừng lại ở mức độ trưng bày, nhìn ngắm và để ở các góc. Trẻ chưa được làm và trải nghiệm với các loại đồ chơi. Đặc biệt những đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương còn hạn chế. Do đó các trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc dân gian và trò chơi truyền thống ở địa phương đang dần dần bị mai một. Là giáo viên mầm non tôi thấy việc cho trẻ làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu trẻ được làm, được chơi và trải nghiệm thì sẽ hình thành và phát triển ở trẻ các kỹ năng cơ bản, thể hiện sự khéo léo nhanh nhẹn linh hoạt trong các hoạt động học và chơi. Hoàn thiện cho trẻ các mặt đức, trí, thể, mỹ. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ trăn trở làm sao, làm thế nào để các bé có những đồ chơi, trẻ được làm và trải nghiệm với những đồ chơi đó một cách tốt nhất. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chon đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy Sơn” để nghiên cứu và áp dụng. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về hướng dẫn và cho trẻ trãi nghiệm với đồ chơi tự tạo, nhằm mục đích tập trung nghiên cứu, tìm ra và lựa chọn một số biện pháp “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đô chơi tự tạo tại trường Mầm non Thúy Sơn ”. Tìm ra những phương pháp nhằm rèn luyện một số kỹ năng trẻ biết làm đồ dùng đồ chơi cùng cô, trẻ biết trải nghiệm những đồ chơi đó một cách tốt nhất. Giúp trẻ không thấy nhàm chán với đồ chơi, thường xuyên được tiếp xúc với đồ chơi mới phong phú nhiều chủng loại nhưng lại không tốn kếm về kinh phí do tận dụng những nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương và góp phần bảo vệ môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo” tại trường mầm non Thúy Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết . Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi qua các tài liệu, sách báo. 1.4.2.Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ. Kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chê, và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp, về việc làm đồ dùng đồ chơi và trẻ trải nghiệm đồ dùng đồ chơi ở nhớm lớp. 1.4.3. Phương pháp thống kê, thực nghiệm sử lý số liệu . Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lý luận Chúng ta có thể hiểu, đồ chơi dành cho trẻ nhỏ không đơn thuần chỉ là những món đồ chơi giúp các em giải trí, vui đùa. Mà ở đó còn tích hợp khả năng giáo dục, bổ trợ cho trẻ về các kỹ năng, những kiến thức nhất định cần thiết trong cuộc sống. [1] Trải nghiệm là quá trình hoạt động để tạo ra kiến thức và kinh nghiệm giúp con người hiểu biết về cuộc sống xung quanh.[2] Trong cuộc sống mỗi chúng ta phải có một quá trình trải nghiệm.Từ đó tích lũy được những kiến thức, kỹ năng để thực hiện có hiệu quả các công việc trong cuộc sống hàng ngày Với trẻ nhỏ, việc cho trẻ chơi và trải nghiệm với đồ chơi là vô cùng quan trọng. Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát triển tư duy, khả năng quan sát tìm kiếm, phản xạ và có cả sự khéo léo giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non. Đặc biệt tuổi ấu thơ ai cũng trải qua cái thời chơi lá cây, đất cát, hột hạt, rơm rạ, dây len Đối với trẻ nhỏ đồ chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống. Con người luôn có nhu cầu vui chơi, giải trí. Người lớn sau những giờ lao động mệt mỏi, căng thẳng nếu được thư giãn bằng các hoạt động vui chơi giải trí sẽ thấy tâm hồn thoải mái.thư thái. Với trẻ em cũng vậy, nhu cầu vui chơi để trưởng thành, khôn lớn lại càng cần thiết. Khi trẻ được hướng dẫn cách chơi với những đồ chơi, trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giới tính, có nghĩa các em đã bắt đầu tham gia vào quá trình tư duy, học hỏi một cách chủ động. Điều này không những giúp cho các em trở nên hoạt bát, thông minh mà còn góp phần hình thành nhân cách, giúp các em phát triển trí não, sự say mê tìm tòi, khám phá những hiện tượng xung quanh. Ngược lại những đứa trẻ không có đồ chơi, hoặc không hòa đồng vui chơi các trò chơi cùng các bạn, chỉ thơ thẩn một mình ở một góc nào đó, trẻ lầm lỳ, không hoạt bát thì phát triển trí tuệ chậm hơn những đứa trẻ thông minh lanh lợi , hoạt bát và khỏe mạnh. Vì vậy trẻ em chỉ có thể hoàn thiện và phát triển ngay trong chính bản thân của mình qua chơi với các đồ chơi, trò chơi . Ở mục 2.1: Đoạn: Như chúng ta có thể hiểu.nhất định cần thiết trong cuộc sống. Tham khảo nguyên văn từ tài liệu TLTK số 1. Từ đoạn: Trãi nghiệm đến cuộc sống xung quanh tham khảo nguyên văn tài liệu TLTK số 2. Từ đoạn trong cuộc sốngcác trò chơi, đò chơi do tác giả tự viết ra. Đồ chơi có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Quá trình trẻ chơi với đồ chơi giúp trẻ khám phá các đặc điểm thuộc tính của đồ chơi, qua đó hình thành ở trẻ sự chú ý, ghi nhớ có chủ định, góp phần vào sự phát triển trí tuệ, tích lũy biểu tượng là cơ sở cho hoạt động tư duy, tưởng tượng sáng tạo thông qua các trò chơi với đồ chơi giáo viên có thể lồng ghép các kỹ năng chơi một cách tự nhiên nhất. Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Qua chơi và trải nghiệm trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau, vai trò của đồ chơi và việc trẻ trải nghiệm với những đồ chơi đó là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Đồ chơi và sự trải nghiệm đồ chơi là sự cần thiết nó có tác dụng và ý nghĩa to lớn sau sắc đối với trẻ trong độ tuổi mầm non. Có thể nói lớp học mầm non không thể thiếu đồ chơi, cũng như trải nghiệm đồ chơi đó đối với trẻ. Nó được ví như giáo viên mầm non khi lên lớp không thể không có đồ dùng dạy học. Do đó bằng mọi hình thức các cô giáo cần cung cấp cho trẻ chơi và trải nghiệm với đồ chơi càng nhiều càng tốt. Vì thế đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng và nhất là những đồ chơi mầm non tự làm, đơn giản khi trẻ được làm và trải nghiệm với các đồ chơi tự tạo, đều có tác dụng giúp trẻ tiếp cận thế giới xung quanh, giúp trẻ giải trí và học tập tốt hơn. Do đó, ngay từ lứa tuổi mầm non, không chỉ trau dồi những kiến thức cơ bản cho trẻ về cuộc sống xung quanh, mà điều quan trọng hơn cả đó là rèn cho trẻ có một số kỹ năng cơ bản về việc trẻ chơi, làm và trải nghiệm các đồ chơi. Đó là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối vởi trẻ mẫu giáo. Đó là nền tảng vững chắc để trẻ có thể lực tốt, tri tuệ và nhân cách tốt trong tương lai. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm gần đây, phòng giáo dục Ngọc Lặc. Trường mầm non Thúy Sơn luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giáo viên được phụ trách các nhóm lớp cũng có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt nhà trường luôn chú trọng đến việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi và cho trẻ trải nghiệm những đồ chơi đó. Trong thực hiện nhiệm vụ mục tiêu phát triển của nhà trường nói chung và lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng, có những thuận lợi và gặp một số khó khăn như sau. 2.2.1.Thuận lợi Trong năm học 2017- 2018 nhà trường tiếp tục triển nhiệm vụ hướng dẫn trẻ cùng làm và trãi nghiệm đồ chơi tự tạo. Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi luôn được quan tâm chỉ đạo của nhà trường. Lớp được bố trí 2 giáo viên có trình độ trên chuẩn, năng động, sáng tạo trong công việc. Tâm huyết với nghề tận tâm và chu đáo trong chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ . Lớp có 30 cháu đi học chuyên cần 100%, các cháu phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ. Phần lớn giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ. Trẻ thích thú được tham gia làm cùng cô những đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Phụ huynh luôn nhiệt tình đưa đón con thường xuyên, trao đổi với giáo viên, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc góp phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. 2.2.2. Khó khăn Tuy những thuận lợi trên là cơ bản nhưng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lớp tôi phụ trách vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như sau: Số giáo viên có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ còn ít (dưới 50% so với tổng số giáo viên) Một số giáo viên chưa có ý thức cao về tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi tự tạo đối với trẻ. Nên khi làm còn mang tính chống đối, chủ yếu là để phục vụ cho các đợt kiểm tra, thanh tra của nhà trường. Một số trẻ đầu năm đến lớp chưa mạnh dạn tự tin, nên việc trẻ làm và trải nghiệm các đồ chơi còn hạn chế. Đôi khi trẻ chơi nhưng chưa biết chơi thành thạo với các đồ chơi. Mặc dù phụ huynh đã quan tâm đến con của mình nhưng vì điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên mua sắm được nhiều đồ chơi cho trẻ. 2.2.3 KÕt qu¶ cña thùc tr¹ng Năm học 2017-2018 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách có 30 cháu. Qua trình khảo sát trẻ làm đồ chơi cùng cô và trải nghiệm đồ chơi đó vào đầu tháng 9 năm học 2017-2018 với kết quả đạt được như sau: TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ KS Khảo sát đầu năm Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ biết làm đồ, dùng đồ chơi cùng cô. 30 11 37% 19 63% 2 Biết trải nghiệm đồ chơi thông qua hoạt động học . 30 12 40% 18 60% 3 Biết trải nghiệm đồ chơi thông qua các hoạt động khác . 30 12 40% 18 60% 4 Trẻ hứng thú khi được trải nghiệm qua các đồ chơi. 30 10 33% 20 67% Từ thực trạng trên tôi đã đi sau tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu kỹ về đặc điểm sinh lý của trẻ ở lớp, bàn bạc thỏa thuận với giáo viên phụ trách lớp với mình đưa ra nội dung kế hoạch để “Hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo tại trường mầm non Thúy Sơn” với những biện pháp cụ thể như sau . 2.3 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm và trải nghiệm đồ chơi tự tạo. 2.3.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn trẻ làm đồ chơi tư tạo cùng cô Để đáp ứng với nhu cầu chơi của trẻ, đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, đa dạng phù hợp với trẻ mầm non nhằm phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên những đồ dùng đồ chơi để trẻ trải nghiệm còn thiếu, đặc biệt là đồ chơi tự tạo của giáo viên còn ít chỉ dùng để trưng bày. Những đồ dùng đồ chơi trong lớp chưa thực sự khơi gợi kích thích, cuốn hút trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi bàn bạc thống nhất với giáo viên trong lớp tìm ra một số biện pháp để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô, nhằm cung cấp thêm một số đổ dùng, đồ chơi cần thiết cho trẻ. Ngoài ra chúng tôi tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, để hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi cùng cô. Ngoài việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học hàng ngày tôi còn làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khác trong các chủ đề khác nhau. Trước khi hướng dẫn trẻ làm đồ chơi, tôi lên kế hoạch ngay từ khâu chuẩn bị như các nguyên vật liệu, và học liệu để hướng dẫn trẻ làm, Trong quá trình thực hiện tôi luôn chú ý tính sư phạm, tính kinh tế và tính thẩm mỹ cao, có tính sáng tạo đảm bảo an toàn, vệ sinh. Những đồ chơi tôi và trẻ cùng làm đa số tư các nguyên vật liệu gần gũi nhất dễ tìm nhất ở bất cớ nơi đâu như: Lá cây, vỏ sò, vải vụn, rơm rạ, vỏ hộp sữa, đĩa CD, ông hútVới những nguyên vật liệu đó tôi thấy trẻ thực sự phát huy sự khéo léo sáng tạo của mình. Hàng ngày tôi luôn quan tâm gần gũi trẻ để tìm hiểu xem trẻ thích chơi những loại đồ chơi gì? Tôi đã tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ chơi mới, đồ chơi đơn giản, được tận dụng bằng phế thải đã sử qua dụng hàng ngày để hướng dẫn trẻ cùng thực hiện. Tôi còn sưu tầm thêm mẫu đồ chơi ở trên mạng, sách, tạp chíĐể làm phong phú hơn đồ chơi ở lớp cho bé. Ví dụ: Tôi gom các hộp bánh, hộp chè, sữa, tre, nứa, Sau đó tôi dùng các nguyên liệu đó làm thành cái trống cơm, trống con, phách trẻ và tôi cho trẻ cắt dán những bông hoa, chấm tròn dán trang trí lên cái trống; Trẻ tự làm được những con vật từ vỏ hộp sữa trẻ ấn bẹp một đầu trẻ kéo 2 mép lên phía trên tạo thành 2 cái tai của con mèo hoặc con thỏ. Tuy sản phẩm của trẻ chưa đẹp, nhưng trẻ rất thích thú khi tự mình tạo ra sản phẩm . ( Ảnh trẻ cùng cô làm và trải nghiệm đồ chơi) Ở trên lớp tôi đã tạo cho trẻ sự hứng thú ham học hỏi bằng cách làm đồ chơi cùng với cô. Tôi luôn động viên, khích lệ và khen trẻ để trẻ hứng thú tự tin, mạnh dạn khi tham gia hoạt động. Sau khi trẻ làm xong tôi cho trẻ tự mang đồ dùng đi trưng bày tại góc chơi. Có một thực tế tại lớp tôi qua quan sát tôi thấy chiều hôm đó có một cháu mẹ đến đón, trẻ liền dắt tay mẹ đến góc trưng bày đồ chơi trong lớp rất tự tin và hồn nhiên cháu khoe với mẹ “ Mẹ ơi, đây là đồ chơi con làm cùng cô giáo đấy”. Từ những phế liệu tưởng chừng vô tri, vô giác ấy nhưng qua bàn tay khéo léo của cô và trẻ đã trở nên sống động và gần gũi. Trẻ rất vui và tự hào vì mình đã tự tay làm được đồ chơi mình thích. Qua mỗi lần làm đồ chơi cùng cô tôi thấy trẻ có niềm say mê hứng thú tự tin hơn trong hoạt động. Vì vậy giáo viên cần khai thác những gì gần gũi nhất với nhu cầu và sự hứng thú của trẻ. Tránh áp đặt, gò bó để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Từ đó trẻ hăng say, hứng thú tham gia hoạt động 2.3.2. Biện pháp 2: Trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ chơi thông qua hoạt động học và các hoạt động khác. Ở hoạt động học hay trong hoạt động mọi lúc mọi nơi tôi thấy việc cho trẻ chơi và trải nghiệm những đồ chơi vẫn còn hạn chế. Do đó chưa khơi gợi cảm xúc, kích thích mong muốn được chơi ở trẻ. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tạo môi trường học tập thân thiện có tính thẩm mỹ cao nhằm nâng cao mối quan hệ tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã tạo môi trường lớp học, các góc hoạt động phù hợp. Đặc biệt thu hút trẻ tham gia trải nghiệm với các đồ chơi thông qua hoạt động học và hoạt động học mọi lúc mọi nơi. *Với hoạt động học. Không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi cùng cô, mà tôi còn cho trẻ trải nghiệm các đồ chơi đó qua các môn học như: Thông qua môn âm nhạc; Tạo hình; Thể dục; Toán; Khám phá xã hội Ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn nội dung, đề tài trong các chủ đề để cùng trẻ làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ được trải nghiệm, học tập. Tôi thấy khi trẻ chơi hay trẻ học trẻ đều tỏ ra vô cùng hứng thú, thích thú. Ví dụ: Môn âm nhạc. Với đề tài: “Vận động theo tiết tấu chậm bài hát chú voi con” (chủ đề động vật) trẻ được chọn các dụng cụ âm nhạc do tôi làm như: Dàn trống bằng hộp bánh, phách tre, trống bỏi, Khi trẻ vận động, được trải nghiệm bằng cách tôi cho các con được cầm phách tre, lắc trống bỏi, đánh trống. Khi trẻ được trải nghiệm trên các đồ dùng này trẻ rất hứng thú linh hoạt khi lựa chọn các đồ dùng âm nhạc theo ý thích của mình. Đối với trò chơi âm nhạc, việc cho trẻ trải nghiệm với những đồ chơi còn phong phú hơn rất nhiều. ví dụ: Tôi làm đồ dùng vòng quay đa năng bằng đĩa CD và xốp bi tít để trẻ chơi trò chơi chọn hình đoán tên bài hát. Khi trẻ được trải nghiệm với đồ chơi này trẻ được tháo lắp các đĩa CD sau mỗi lần chơi các con biết cách thay đổi các vị trí của đĩa CD, qua mỗi lần chơi giúp các con thích thú với bộ đồ chơi này, từ đó các con còn biết chơi nhiều cách chơi khác . *Thông qua môn thể dục . Với hoạt động này trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm với đồ chơi tự tạo. Những lần trải nghiệm đó giúp cho trẻ phát triển được thể chất một cách tốt nhất từ đó trẻ có kỹ năng chơi với các loại đồ mà trẻ thích. Ví dụ: Với đề tài “Đi theo đường zích zắc - ném xa ” Với đề tài này ở nội dung bài tập phát triển chung tôi chuẩn bị các vòng, gậy thể dục bằng tre để trẻ dùng, với vận động cơ bản tôi cho trẻ cầm các hộp sữa để xếp thành đường zích zắc dưới sự hướng dẫn của cô. Ngoài ra trẻ còn được trải nghiệm với những trò chơi dân gian để ném như: Ném còn; ném vòng vào cổ chai Khi trẻ sử dụng những đồ dùng và được tham gia chơi những trò chơi thông qua học thể dục tôi thấy trẻ phát triển tố chất nhanh, mạnh, khỏe, bền bỉ, dẻo dai. Thông qua các môn học trẻ được trãi nghiệm với các đồ dùng đồ chơi tự mà cô và trẻ cùng làm. Trẻ rất thích thú, hào hứng và không cảm thấy nhàm chán như trước mỗi khi tham gia hoạt động học. Đó là nguồn động lực giúp tôi cố gắng hơn, sáng tạo hơn trong khi làm các đồ chơi cho trẻ. * Trong hoạt động ở mọi lúc - mọi nơi Cùng với việc cho trẻ trải nghiệm với những đồ chơi trong tiết học tôi rất quan tâm đến việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm với đồ chơi ở hoạt động mọi lúc mọi nơi như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, dao chơi tham quan, Qua các giờ hoạt động trẻ được trải nghiệm tích cực với các đồ chơi, từ đó làm cho trẻ hứng thú muốn đến lớp. Tạo cho trẻ thích thú “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.[3] *Thông qua hoạt động góc. Đây là hoạt động trẻ được thể hiện sở thích và kĩ năng của mình. Vì thế tôi luôn luôn tổ chức tốt hoạt động này, để cho trẻ trải nghiệm chơi với các đồ chơi chủ yếu là đồ chơi truyền thống ở địa phương. Ở khu phân vai: Đối với khu vực này trẻ được trải nghiệm vai chơi một cách thực sự. Khi trẻ nhập va
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_tre_mau_giao_5_6_tuoi_lam_va.doc