SKKN Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo khi học và thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt ở lớp 1

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo khi học và thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt ở lớp 1

 Phân môn Tiếng Việt trong các nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một khoa học vừa là công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy. Việc dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú trọng. Trong đó lớp Một có ý nghĩa vô cùng to lớn, đặt những viên gạch nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông và quan trọng hơn là sự hình thành và phát triển nhân cách con người sau này.

 Trong những năm học vừa qua, ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Muốn trở thành một môi trường giáo dục thật sự thân thiện, tích cực và có chất lượng, quan trọng nhất người giáo viên phải dạy Tiếng Việt cho học sinh chính là dạy học tiếng mẹ đẻ. Chương trình Tiếng Việt mới nhấn mạnh chủ trương “Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng nghe – nói - đọc - viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. – Quan điểm giao tiếp nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển lời nói. Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt lớp 1 hiện nay là chú trọng dạy chữ trên cơ sở dạy âm và dạy vần là để dạy chữ.

Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh đã được chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Và cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói: “Trường học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Muốn thực hiện được lời dạy đó, trường tiểu học cần phải có cách thức tổ chức và phương pháp dạy học hợp lý, tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo Tiếng Việt.

 

doc 28 trang thuychi01 12233
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo khi học và thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1 MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
02
02
03
03
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.2 . Thực trạng của vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên
2.2.2. Về phía học sinh
2.3.3. Một số hạn chế của sách giáo khoa và sách giáo viên
2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1Giúp học sinh phát triển lời nói
2.3.2 Rèn kĩ năng nói cho học sinh
2.3.3 Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy luyện nói trong môn Tiếng Việt.
2.3.4 Một số chú ý khi tiến hành dạy luyện nói.
2.4. Hiệu quả 
04
07
07
07
08
11
11
11
 15 
 21
 22
 3 . KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3. 2. Kiến nghị
23
23
23
 1. MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Phân môn Tiếng Việt trong các nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một khoa học vừa là công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy. Việc dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú trọng. Trong đó lớp Một có ý nghĩa vô cùng to lớn, đặt những viên gạch nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông và quan trọng hơn là sự hình thành và phát triển nhân cách con người sau này. 
 Trong những năm học vừa qua, ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Muốn trở thành một môi trường giáo dục thật sự thân thiện, tích cực và có chất lượng, quan trọng nhất người giáo viên phải dạy Tiếng Việt cho học sinh chính là dạy học tiếng mẹ đẻ. Chương trình Tiếng Việt mới nhấn mạnh chủ trương “Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng nghe – nói - đọc - viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. – Quan điểm giao tiếp nói cụ thể hơn là quan điểm phát triển lời nói định ra nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn Tiếng Việt. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển lời nói. Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt lớp 1 hiện nay là chú trọng dạy chữ trên cơ sở dạy âm và dạy vần là để dạy chữ. 
Vấn đề phát triển lời nói cho học sinh đã được chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Và cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng nói: “Trường học có trách nhiệm lớn lao trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn chúng ta”. Muốn thực hiện được lời dạy đó, trường tiểu học cần phải có cách thức tổ chức và phương pháp dạy học hợp lý, tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt, giúp học sinh sử dụng thành thạo Tiếng Việt.
Cho đến nay, việc triển khai chương trình Tiếng Việt 1 mới trên toàn quốc đã lâu nhưng phần lớn giáo viên vẫn tỏ ra lúng túng, e ngại khi tổ chức dạy luyện nói cho học sinh, còn học sinh rất khó khăn khi học phần này. Nhìn chung, việc dạy học nội dung này vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Đây cũng là lý do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề: “Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo khi học và thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt ở lớp 1”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và nội dung luyện nói nói riêng ở lớp 1.
- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học luyện nói trong môn Tiếng Việt 1. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo khi học và thực hành luyện nói trong môn Tiếng Việt ở lớp 1”.
 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a . Phương pháp nghiên cứu tài liêu:
Nghiên cứu sách Tiếng Việt 1, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến phần luyện nói của học sinh.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
 - Điều tra việc nói của học sinh trong giờ Học vần và Tập đọc. 
 - Điều tra về dạy luyện nói của bản thân và đồng nghiệp.
 c . Phương pháp nghiên cứu lí luận: 
Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến dạy luyện nói. 
 d . Phương pháp thực nghiệm: 
Áp dụng những biện pháp tìm được vào việc giảng dạy phần luyện nói cho học sinh lớp 1D Trường Tiểu học Quý lộc.
e . Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
Tổng kết kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình dạy luyện nói cho học sinh lớp 1.
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 	Mục tiêu của môn Tiếng Việt mới đã thể hiện được quan điểm mới trong dạy học đó là quan điểm giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi nhận thông tin và phát thông tin. Trong ngôn ngữ mỗi hành vi đều có thể thực hiện bằng hai hình thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết). Dạy học theo quan điểm giao tiếp là xu thế phổ biến trong các tài liệu dạy tiếng mẹ đẻ cũng như dạy ngoại ngữ ở các nước tiên tiến hiện nay. Quan điểm này được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học.
	Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp nhưng tựu chung thì về vấn đề cốt lõi của các định nghĩa là: giao tiếp là hoạt động tiếp xúc, trao đổi giữa con người với con người trong xã hội, nhằm truyền đạt cho nhau những nhận thức, những tư duy hoặc nhằm bày tỏ, chia sẻ những tình cảm, thái độ, đối với nhau cũng như đối với các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Như vậy, điều kiện trước tiên đảm bảo cho một cuộc giao tiếp diễn ra bình thường là phải có ít nhất hai đối tượng tham gia:1 đóng vai người nói và 1 đóng vai người nghe. Hai vai này sẽ luân phiên thay đổi nhau trong suốt quá trình giao tiếp, họ cũng phải sử dụng một thứ ngôn ngữ nhất định, cùng chịu sự chi phối của hoàn cảnh và nội dung giao tiếp để hướng tới mục đích đã đề ra.
	Trong quá trình dạy học luyện nói, lý thuyết giao tiếp giúp giáo viên có sự định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Đó là nhằm phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên cần biết chuyển nội dung dạy học thành những tình huống giao tiếp gần gũi, giúp học sinh vận dụng kinh nghiệm của mình thực hiện hoạt động giao tiếp. Từ đó học sinh sẽ có kỹ năng giao tiếp và tất nhiên sẽ phát triển được lời nói cho các em.
Chúng ta cũng đã biết trước khi vào lớp 1, trẻ đã được làm quen với Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) trong cuộc sống hàng ngày. Đó là một phương tiện quan trọng giúp các em giao tiếp với mọi người, với xã hội, giúp các em phát triển tư duy. Khi vào lớp 1, việc học môn Tiếng Việt một cách có tổ chức, có phương pháp khoa học sẽ giúp các em củng cố thêm hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác và giao tiếp tốt hơn.
Việc dạy học nội dung luyện nói thực chất là dạy các em tạo lập nên những ngôn bản nói để phục vụ hoạt động học tập và giao tiếp. Vì vậy nếu giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học một cách phù hợp nhằm phát triển kỹ năng nói để tổ chức dạy học nội dung luyện nói trong môn Tiếng Việt 1 thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ đó nâng cao được hiệu quả dạy học, tăng cường năng lực sử dụng ngôn ngữ nói của học sinh.
 a/ Những yêu cầu về luyện nói ở lớp 1:
Chuẩn kĩ năng nói cho lớp 1:
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
- Phát âm
-Nói rõ ràng đủ nghe. Nói liền mạch cả câu.
- Sử dụng nghi thức lời nói
- Có thái độ lịch sự, mạnh dạn, tự nhiên khi nói.
- Biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.
- Nói đúng lượt lời, nhìn vào người nghe khi nói.
- Đặt và trả lời câu hỏi
- Biết trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. Nói thành câu.
- Thuật việc, kể chuyện
- Kể được một đoạn hoặc cả mẩu chuyện có nội dung đơn giản được nghe thầy, cô kẻ trên lớp (kết hợp với nhìn tranh minh hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh)
-Phát biểu, thuyết trình
- Biết giới thiệu một vài câu về mình, về bản thân hoặc một vài đồ vật quen thuộc.
b/ Hệ thống bài tập luyện nói trong SGK lớp 1:
Sách Tiếng Việt có hai phần:
Phần Học vần có 103 bài được chia làm ba dạng bài cơ bản:
 - Làm quen với âm và chữ cái: từ bài 1 đến bài 6
 - Dạy – học âm vần mới: từ bài 7 đến bài 103 (82 bài).
 - Ôn tập âm vần mới: Cứ 6, 7 bài học âm vần mới lại có một bài ôn.
Nội dung luyện nói trong từng bài được sách giáo khoa xác định rất rõ ràng. Mỗi bài luyện nói có một tên gọi cụ thể (trừ 5 bài trong phần Làm quen với âm và chữ). Các bài tập luyện nói được sắp xếp cuối mỗi bài dạy âm, vần mới và được trình bày bằng tranh minh hoạ, có từ, ngữ chứa âm, vần đã học nói lên chủ đề luyện nói. Ở phần này yêu cầu luyện nói được lặp đi lặp lại và cách trình bày đơn giản cho phù hợp với giai đoạn học chữ của trẻ. Mục tiêu của phần này là giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, mạnh dạn nói cho các bạn nghe và lắng nghe bạn nói.
Phần Luyện tập tổng hợp 
 - Trong phần luyện tập tổng hợp được bố trí các bài theo tuần với ba chủ điểm lớn: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên – Đất nước (từ tuần 25 trở về sau) Các bài của mỗi tuần tập trung vào một chủ điểm – Cứ ba tuần hết một lượt chủ điểm. Việc quay vòng chủ điểm này không phải là sự lặp lại y hệt mà vòng sau mở rộng hơn vòng trước. Cụ thể:
Loại I: Luyện nói câu chứa tiếng có vần ôn trong bài tập đọc:
+ Kiểu 1: Nói câu chứa tiếng có vần cho trước. Kiểu này có 14 bài.
VD: Nói câu chứa tiếng có vần ưa – ua.
M:- Nước chanh mát và bổ.
 - Quyển sách này rất hay.
 (Tiếng Việt 1 tập hai trang 62).
+Kiểu 2: Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần cho trước. Kiểu này có 1 bài.
VD: Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăc- ăt. (Tiếng Việt 1 tập hai trang 110).
Loại II: Luyện nói theo đề tài.
+ Kiểu 1: Bài tập luyện nói theo bài
Dạng 1: Trả lời câu hỏi theo tranh: Dạng này có 1 bài. Ví dụ: trả lời các câu hỏi theo tranh:
M: Tranh 1: Ai nấu cơm cho bạn ăn?
 -Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn
Tranh 2: Ai mua quần áo cho bạn?
Tranh 3: Ai chăm sóc bạn khi ốm?
Tranh 4: Ai vui khi bạn được cô khen?
 	(Tiếng Việt 1, tập hai – trang 56)
Dạng 2: Nói về một sự vật, sự việccó nội dung liên quan đến bài tập đọc. Dạng này có 11 bài. Ví dụ: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ (Tiếng Việt 1, tập hai – trang 59)
Dạng 3: Kể về một người, một việc,có liên quan đến nội dung bài tập. Dạng này có 5 bài. VD: Kể về người bạn tốt của em (Tiếng Việt 1, tập hai – trang 107)
+ Kiểu 2: Bài tập hỏi - đáp
Dạng 1: Hỏi – đáp về một sự việc, một người, một sự vật, hiện tượng.có liên quan đến bài tập đọc.
Dạng này có 10 bài: Ví dụ: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng?
M: Sáng sớm, bạn làm việc gì?
 -Tôi tập thể dục, sau đó đánh răng, rửa mặt.
 (Tiếng Việt 1 tập hai - trang 68)
Dạng 2: Hỏi - đáp theo nội dung bài bài tập đọc. Dạng này có 2 bài. Ví dụ: Hỏi - đáp theo bài thơ:
M: Con gì hay nói ầm ĩ?
 ( Tiếng Việt 1 tập hai - trang 113)
Loại III: Luyện nói theo nghi thức lời nói:
 Nói lời chào của nhân vật theo tình huống trong bài học. VD: Nói lời chào của Minh khi gặp bác đưa thư, khi mời bác uống nước. (Tiếng Việt 1 tập 2- trang 137).
Là một giáo viên đã nhiều năm liền dạy lớp 1 nên tôi biết luyện nói là một nội dung cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển ngôn ngữ cho học sinh, là tiền đề cho môn Tập làm văn sau này nhưng không phải là phần dễ dạy. Nhiều giáo viên cũng xác định đây là một bộ phận quan trọng trong giờ học học vần hoặc tập đọc lớp 1, song vì lượng thời gian dành cho nội dung này còn hạn chế (khoảng 10 phút cuối trong tiết học), nên đôi lúc bị “bỏ qua” hoặc có tiến hành thì chỉ được tổ chức một cách qua quýt. Còn về phần học sinh thì khả năng luyện nói trong các giờ học này thường chỉ dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi trong sách hoặc của giáo viên, rất hiếm có học sinh nào biết tự nói một số câu về chủ đề bài học đưa ra. 
 2.2 / Thực trạng của vấn đề:
 2.1.1 Về phía giáo viên:
 - Xét về nguyên nhân chủ quan đầu tiên cần phải kể đến là quan niệm của giáo viên, một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ chú trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học Tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt động nói của học sinh quá ít. Chính vì thời lượng ít nên số lượng học sinh tham gia nói về nội dung bài không được nhiều mà chỉ qua loa một vài em mạnh dạn, hay phát biểu mà thôi.
 - Giáo viên chưa tập trung tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống của học sinh, chưa thật sự thông cảm với những khó khăn mà học sinh gặp phải nên khi tiến hành hỏi đáp chỉ yêu cầu những học sinh nói hay hoặc hay nói trả lời. Không mấy quan tâm đến những học sinh ít nói, nghèo nàn về ngôn ngữ, nói ngọng vì sợ gọi những em này trả lời sẽ làm mất nhiều thời gian. Vấn đề này vô tình giáo viên đã làm cho những học sinh rụt rè ngày càng trở nên nhút nhát hơn.
 - Nêu câu hỏi chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, câu hỏi dễ lại dành cho học sinh khá, câu hỏi khó đôi khi muốn học sinh yếu trả lời,
 - Dạy phần luyện nói chỉ đơn giản là gọi học sinh trả lời 2, 3 câu hỏi; chưa hướng dẫn học sinh biết liên kết các câu thành một đoạn đơn giản đúng chủ đề.
 - Có sửa sai nhưng chưa kiên trì, uốn nắn trong mọi tình huống, mọi hoạt động của bài cũng như ở những giờ học khác.
 - Chưa sáng tạo, linh hoạt, chưa biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp và điều chỉnh những nội dung cần thiết, phù hợp để phần luyện nói đạt kết quả tốt.
 - Đồ dùng dạy học dành cho phần luyện nói còn chưa phong phú, chưa phù hợp, sơ sài chủ yếu dựa vào tranh trong sách giáo khoa.
 2.2.2 Về phía học sinh:
 - Chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu đến lúc trình bày thường câu trả lời không đúng mục đích hoặc chưa hết ý. Một số trường hợp chỉ trả lời một tiếng là “có” hoặc “không” chứ chưa giải thích được theo ý mình là vì sao có, vì sao không ?
 - Còn ỷ lại hoặc nói theo các bạn chứ chưa chịu khó tự tìm ra câu trả lời hay cho chính mình.
 - Do tâm lí rụt rè e ngại: Học sinh lớp 1 khả năng giao tiếp, giao lưu trò chuyện với mọi người xung quanh còn rất ít. Mặt khác do tâm lí sợ nói sai ý của giáo viên, sợ bạn bè chê cười khi nói không đúng hoặc nói ngọng nên học sinh cũng rất ít thể hiện mình, rất ít nói thậm chí đến giờ luyện nói có học sinh còn không nói được câu nào.
 - Học sinh lớp 1 đa số rất hiếu động, dễ nhớ nhưng lại mau quên nên việc ghi nhớ lời thầy cô dạy là chưa vững chắc.
 2.2 .3. Một số hạn chế của sách giáo khoa và sách giáo viên
 a. Sách giáo khoa lớp 1: 
 - Có bài chủ đề luyện nói không liên quan đến chữ, vần của bài đó.
 Ví dụ: Bài 20 : k - kh- kẻ - khế , thì chủ đề luyện nói lại là “ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu”.
 - Một số chủ đề nói chưa gần gũi,chưa phù hợp với học sinh của từng vùng miền. Ví dụ: Bài 8- le le, bài 9- vó bè, bài 33- Lễ hội, bài 34 – Đồi, núi.
 - Phần luyện tập tổng hợp: Số lượng từng dạng bài tập còn chưa hợp lý. Bài tập về nghi thức lời nói còn ít (chỉ có 2 bài, chỉ xoay quanh vấn đề nói lời chào, lời chia tay) đó là bài Mẹ và cô - Sách Tiếng Việt 1 tập 2 trang 73 và bài Bác đưa thư - sách Tiếng Việt 1 tập 2 trang 136. Số lượng nói theo đề tài nhiều và chủ yếu là độc thoại (đây lại là mức độ cao của dạng thức lời nói, sẽ rất khó với học sinh lớp 1).
 - Những đề tài hội thoại có tranh gợi ý không còn phù hợp với thông tư 30. Ví dụ :
 Bài 65 trang 133 sách Tiếng Việt 1 tập một
 Chủ đề luyện nói : Điểm mười
 Bàn tay mẹ - sách Tiếng Việt 1 tập 2 trang 56
Ai mua quần áo mới cho bạn?
-Ai nấu cơm cho bạn ăn?
-Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn
Ai vui khi bạn được điểm mười?
Ai chăm sóc khi bạn ốm?
 Bài Chuyện ở lớp – Sách Tiếng Việt 1 tập 2 trang 101 : Hãy kể với cha mẹ: Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào.
Bài Chuyện ở lớp – Sách Tiếng Việt 1 tập 2 trang 101
b. Sách giáo viên:
- Phần lớn các bài soạn trong sách giáo viên chỉ là gợi ý cách thức, các bước đơn giản. Các biện pháp đưa ra để luyện nói cho học sinh chỉ là nêu tên mà không chỉ ra cụ thể cách thức thực hiện. Ví dụ: Phần học vần, sách giáo viên hướng dẫn dạy học luyện nói lặp đi lặp lại cách làm sau:
+ Bước 1: Học sinh đọc tên bài luyện nói.
+ Bước 2: Giáo viên có các câu hỏi gợi ý theo tranh cho thích hợp.
+ Bước 3: Học sinh trả lời.
Hoặc: Với bài luyện nói “Bạn đã làm gì để bảo vệ loài chim?” (Sách Tiếng Việt 1 tập hai - trang 152), sách giáo viên chỉ hướng dẫn: Chia nhóm, các nhóm kể cho nhau xem bạn đã làm gì để bảo vệ các loài chim. Cử người kể trước lớp.
- Hệ thống câu hỏi ở một số bài còn hạn chế:
+ Câu hỏi không kích thích tính tư duy của học sinh. Ví dụ: Bài “Le le”- có câu hỏi: Vịt, ngan được người nuôi ở ao, hồ. Còn loài vịt sống tự do không có người chăn được gọi là gì?
+ Có câu hỏi quá dài, khiến người nghe khó theo dõi, trong khi đáp án trả lời lại là “có” hoặc “không”: Ra giữa nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào, tối về sụt sịt, mai không đi học được, có tốt không?
+ Có câu hỏi trong cùng một hệ thống trùng lặp nhau: Chủ đề “Phim hoạt hình có câu hỏi 1: Em thấy cảnh gì trong tranh?, câu hỏi 2: Trong cảnh đó em thấy những gì?, câu hỏi 3: có ai ở trong cảnh? Họ đang làm gì?
Chính vì những khó khăn, hạn chế trên mà giáo viên thêm phần ngại và lúng túng khi dạy luyện nói cho học sinh. Hơn nữa, nội dung luyện nói còn được coi là khó dạy, khó học. Dạy nói cho học sinh lớp 1 phải gắn với cả việc dạy đọc, dạy viết, dạy nghe. Vì vậy khi dạy nội dung này người giáo viên phải có nhiều sáng tạo, linh hoạt, biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp, biết điều chỉnh những nội dung cần thiết để giờ học đạt kết quả tốt.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
2.3 1Giúp học sinh phát triển lời nói
 	 Để giúp học sinh phát triển lời nói, giáo viên cần biết vận dụng lý thuyết hội thoại vào dạy luyện nói:
* Phải tạo được nhu cầu hội thoại cho học sinh
- Việc tạo ra nhu cầu nói năng cho học sinh hết sức quan trọng. Khi có nhu cầu biểu đạt, các em sẽ mạnh dạn, hứng thú, trình bày chân thực hơn những suy nghĩ riêng của mình về đề tài đang được nói đến. 
- Để tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình huống giao tiếp giả định nhưng phải gần gũi và có sức hấp dẫn, kích thích nhu cầu nói của các em . Khi đã hoà mình vào hoàn cảnh đã nhập vai giao tiếp thì khi ấy các em sẽ thể hiện hết mình, muốn nói thực sự hết mình.
*. Phải tạo ra được hoàn cảnh giao tiếp tốt:
- Hoàn cảnh giao tiếp trong giờ Tiếng Việt chính là điều kiện lớp học trong giờ luyện nói. Nó gồm: không khí lớp học, tư thế của giáo viên, các hoạt động nghe của học sinh, trật tự lớp học và một số hoạt động khác có ảnh hưởng gián tiếp đến việc nói năng của học sinh. Bởi vì học sinh không thể nói trong hoàn cảnh lớp học ồn ào hoặc các em sẽ khó diễn đạt trước cặp mắt nghiêm khắc của giáo viên. Các em sẽ tự tin hơn, phấn khởi hơn trước sự chú ý lắng nghe của các bạn, trước ánh mắt trìu mến hoặc những lời động viên khích lệ của cô giáo.
- Khi học sinh đang nói giáo viên không nên ngắt lời một cách tuỳ tiện bởi sự gián đoạn trong lời nói thường làm các em lúng túng, giáo viên chỉ nên sửa sai hoặc uốn nắn khi các em đã kết thúc phần nói của mình.
2.3.2. Rèn kĩ năng nói cho học sinh:
Để rèn kĩ năng nói và khả năng diễn đạt cho học sinh thì giáo viên cần phải làm những việc sau:
* . Xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề luyện nói
Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện nói. Gợi ý sao cho tất cả học sinh đều được nói, không đi quá xa với chủ đề. Chẳng hạn như chủ đề. “Nói lời cảm ơn; Con ngoan trò giỏi; Giúp đỡ cha mẹ”..nếu đi quá sâu sẽ lẫn sang tiết Đạo đức. Để khắc phục điều này tôi chỉ định hướng các em câu hỏi gợi ý xoay quanh vấn đề trọng tâm cần luyện nói. 
Ví dụ: 
	Với chủ đề: Nói lời cảm ơn:
+ Em hãy kể cho cô và các bạn trong nhóm nghe về những lần mình đã cảm ơn ai đó về điều gì?
 Với chủ đề Giúp đỡ cha mẹ tôi hỏi: 
+ Hai bạn nhỏ đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ?
+ Em thường giúp đỡ cha mẹ vào những lúc nào?
+ Em đã giúp đỡ cha mẹ những việc gì? Hãy nói cho các bạn cùng nghe nhé!
 	Còn với chủ đề: Con ngoan, trò giỏi tôi có câu hỏi gợi ý:
+ Em đã làm được những vi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_nham_giup_hoc_sinh_phat_huy.doc