Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh lớp 1

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người.Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng: nói và viết: Kĩ năng nói – một điều mà bất cứ người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng mong muốn ở học sinh mình dạy luôn thực hiện tốt. Không chỉ giáo viên mà ngay cả khi nghe người khác nói đúng, nói đủ, nói trọng tâm sẽ giúp người nghe dễ hiểu nội dung câu chuyện. Có những người còn có giọng nói truyền cảm sẽ dễ đi vào lòng người hơn. Và trong giao tiếp ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp thông dụng và quan trọng nhất. Mà trong một tiết học, hoạt động tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh đều thông qua ngôn ngữ nói sau đó mới thực hành viết. Như vậy góp phần khẳng định nói là kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp của con người. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này:

- Đảm bảo cho học sinh có kĩ năng giao tiếp.

- Đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc , viết.

doc 21 trang Mai Loan 23/05/2024 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
Lí do chọn đề tài :	1
2. Mục đích của đề tài :	1
3. Nhiệm vụ thực hiện đề tài: 	1
4. Phương pháp nghiên cứu:	2
5. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu: 	2
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	2
I. Cơ sở lí luận:	2
II. Cơ sở thực tiễn: 	2
III. Tìm hiểu thực trạng:	2
IV.Biện pháp và các cách ứng dụng: 	4
V. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng: 	18
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:	19
1. Kết luận :	19
2. Các đề xuất và khuyến nghị:	20
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài :
 Như chúng ta đã biết chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng yêu cầu coi trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong dạy học Tiếng Việt. Trong đó 2 kĩ năng nghe - nói đã được quan tâm một cách thoả đáng . Thông qua luyện nói sẽ giúp các em mạch dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp. Biết nói năng lưu loát rõ ràng, có nội dung, có lô gíc, có hình ảnh đúng ngữ pháp Tiếng Việt và giúp học sinh có khả năng sử dụng các loại câu phong phú trong lời nói. Đặc biệt là kĩ năng sử dụng các trợ từ, liên từ .lời nói có sắc thái biểu cảm. Đồng thời qua luyện nói học sinh có cơ hội để thể hiện những tâm tư tình cảm và nuôi dưỡng những ước mơ hoài bão của mình. Luyện nói cho học sinh giúp học sinh có khả năng sử dụng từ đúng nghĩa trong từng hoàn cảnh phát ngôn. Thông qua đó giáo viên nắm bắt được mức độ phát triển tư duy của mỗi học sinh ở từng giai đoạn cụ thể. Qua luyện nói còn giúp các em có lời nói hay cử chỉ đẹp thể hiện nếp sống thanh lịch văn minh của người Việt nam nói chung và người con của thủ đô Hà Nội nói riêng :
 “ Chẳng thơm cũng phải hoa nhài 
 Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
- Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, thể hiện được nếp sống thanh lịch văn minh tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài :
“Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh lớp 1”
2. Mục đích của đề tài :
 - GV tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn những kĩ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, trong các giờ luyện nói của các tiết Học Vần (Tập Đọc) trong chương trình SGK lớp 1. 
 - Giúp HS yêu thích môn Tiếng Việt .
 - Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè nói chung và có ý thức tự phê, tự chữa, tự đánh giá 
 - HS có kĩ năng trong giao tiếp và nâng cao tính tự giác trong học tập .
 - Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Học Vần (Tập Đọc) lớp 1 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
 - Giúp học có lời nói hay, cử chỉ đẹp và thể hiện nếp sống thanh lịch văn minh.
3. Nhiệm vụ thực hiện đề tài: 
- Nghiên cứu các bài Học Vần và Tập Đọc trong môn Tiếng Việt lớp 1.
- Nâng cao chất lượng rèn kĩ năng nói cho học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh luyện nói được tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra – so sánh 
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
5. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu: 
 - Tôi đã thực hiện đề tại này ở lớp 1D tại trường Tiểu học Thái Hòa. 
 - Phạm vi nghiên cứu phần luyện nói trong giờ Học Vần và Tập Đọc.
- Thời gian thực hiện trong năm học 2018 – 2019. 
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người.Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng: nói và viết: Kĩ năng nói – một điều mà bất cứ người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng mong muốn ở học sinh mình dạy luôn thực hiện tốt. Không chỉ giáo viên mà ngay cả khi nghe người khác nói đúng, nói đủ, nói trọng tâm sẽ giúp người nghe dễ hiểu nội dung câu chuyện. Có những người còn có giọng nói truyền cảm sẽ dễ đi vào lòng người hơn. Và trong giao tiếp ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp thông dụng và quan trọng nhất. Mà trong một tiết học, hoạt động tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh đều thông qua ngôn ngữ nói sau đó mới thực hành viết. Như vậy góp phần khẳng định nói là kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp của con người. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này: 
- Đảm bảo cho học sinh có kĩ năng giao tiếp.
- Đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc , viết.
II. Cơ sở thực tiễn: 
- Hệ thống chủ điểm của các bài luyện nói vừa mang tính khái quát vừa mang tính trừu tượng, góp phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người. Qua các bài chủ đề về luyện nói, học sinh được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt và những hiểu biết về các chủ đề luyện nói đơn giản. Từ đó năng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
III. Tìm hiểu thực trạng:
	Trường Tiểu học tôi đang dạy nằm ở địa bàn dân cư có mặt bằng dân trí chưa cao. Do chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em học sinh ở đây có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em ngại giao tiếp, giao tiếp kém hoặc có thì nói năng cộc lốc, không biết cách diễn đạt hết ý của mình.
 	 Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp 1 hiện nay có kiến thức, ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân, trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp. 
 	 Sau khi tôi nhận nhiệm vụ dạy lớp 1, tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế 201 học sinh của 6 lớp: 1a,1b, 1c, 1d, 1g, 1e tại trường Tiểu học Thái Hòa. Qua thăm lớp dự giờ trong năm tôi thấy học sinh rất sợ học môn Tiếng Việt, không thích học môn Tiếng Việt nhất là phần luyện nói. Khi khảo sát tôi thấy số trẻ nói năng chưa mạch lạc chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. 
Số liệu cụ thể tại lớp 1D tôi chủ nhiệm là : 
Mức độ
Số trẻ 
được điều tra
Rất mạch lạc
Mạch lạc
Có mạch lạc
Chưa mạch lạc
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
37
0

5
13,5
8
21,6
24
64,9
 	- Qua phiếu điều tra và trực tiếp trao đổi với phụ huynh học sinh cũng như trao đổi với hai đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp 1a, 1c thì thấy rất rõ rằng số trẻ nói chưa mạch lạc chủ yếu rơi vào những trẻ thiếu các hình thức khẩu ngữ mang tính chuẩn mực, trẻ ít có điều kiện để thực hành ngôn ngữ. Những trẻ này ít có điều kiện trò chuyện giao tiếp với bạn bè cũng như với người lớn. Khi được hỏi, những bậc cha mẹ của các trẻ này thường trả lời là ít khi đọc truyện hoặc kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ hoặc là họ không trò chuyện chơi với con vì công việc quá bận rộn hoặc không có thói quen này .
 	- Thông qua thực tế lớp lớp mình phụ trách và các đồng nghiệp trong khối chúng tôi đều có chung một nhận xét là trẻ nói năng không mạch lạc thường rơi vào những trẻ trầm tính, ít nói có khi là rất ngại nói trước đông người nếu gọi trẻ nói thì thường nói nhỏ, không tự tin, ấp úng cô phải sửa rất nhiều. Đây chính là cốt lõi vấn đề vì sao phần luyện nói nói riêng và môn tiếng Việt nói chung rất khó với học sinh. Trẻ lớp 1, trước khi đến trường đã: “ biết nghe, biết nói” Tiếng Việt, song vẫn chưa thật sự thành thạo và thực tế hoạt động nói năng của các em vẫn còn hạn chế, vốn ngôn ngữ tiếp nhận được trước khi đến trường còn ít ỏi , vốn sống còn ít. Mà học sinh lớp 1 lần đầu tiên được tiếp xúc với chữ cái, học âm- vần, luyện nói thành câu, đoạn, do đó vốn từ của học sinh còn rất ít, khả năng diến đạt còn hạn chế nên khi luyện nói thì đây cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các em. Mặt khác học sinh lớp 1 chưa đi xa nhiều, khả năng nhìn nhận, quan sát sự việc xung quanh còn rất hạn chế, do tâm lí còn rụt rè, e ngại, sợ nói sai ý của giáo viên, sợ bạn bè chê cười nên học sinh cũng rất ít thể hiện mình 
	- Xuất phát từ thực trạng trên mà tôi trăn trở phải làm như thế nào để giúp trẻ khắc phục được những khó khăn này. Tôi tự tìm cho mình một giải pháp đó là: 
 “Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh lớp 1” làm đề tài nghiên cứu của mình.
IV.Biện pháp và các cách ứng dụng: 
 Muốn giúp trẻ phát triển lời nói mạch lạc thông qua phần luyện nói, trước tiên tôi phải nắm được yêu cầu kỹ năng nói đối với học sinh lớp 1. Sau đó tôi thống kê nội dung dạy kỹ năng luyện nói và nhất là phần luện nói tổng hợp trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 tôi đã và đang dạy. Cụ thể: 
* Về yêu cầu kỹ năng nói đối với học sinh lớp 1:
+ Phát âm đúng, rõ các âm, vần và tiếng được học (trừ các tiếng có vần khó ít dùng) và chữa các lỗi về phát âm theo hướng dẫn của giáo viên.
 + Phát âm liền mạch một lời nói (không lặp, không thiếu tiếng), biết nói to đủ nghe trong giờ học tiếng Việt và các giờ học khác.
 *. Về nội dung dạy kỹ năng luyện nói trong chương trình Tiếng Việt lớp 1:
+Phần Học Vần: cuối mỗi bài đều có phần luyện nói theo chủ đề.
+ Phần luyện nói tổng hợp được bố trí các bài theo tuần với 3 chủ điểm lớn: Nhà trường , Gia đình, Thiên nhiên- Đất nước (từ tuần 23 trở về sau). Qua nội dung các bài học , học sinh vừa được ôn các chữ cái đã học (các âm, vần, các chữ thể hiện âm, vần) vừa được học cái mới ( vần khó, chữ viết hoa, luật chính tả).
Các bài học trong tuần đều tập trung vào chủ điểm của tuần đó nhằm tạo ra sự tích hợp. Việc quay vòng chủ điểm này không phải là sự lặp lại y hệt mà vòng sau phát triển, mở rộng hơn vòng trước. Từ những yêu cầu về kỹ năng nói đối với học sinh lớp 1 tôi đã đưa ra giải pháp khắc phục cho phù hợp đối với học sinh và giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói ngay từ đầu cấp học. Qua thực tế giảng dạy theo tôi giúp trẻ nói mạch lạc phải đảm bảo yếu tố sau đây : 
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp thực hành luyện tập (Nhiều học sinh được thực hành).
Như phần đầu tôi đã nêu thông qua phần luyện nói trẻ sẽ dần dần biết nói năng lưu loát rõ ràng, có lôgic có hình ảnh, đúng ngữ pháp Tiếng Việt mà còn phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Vì thế để đánh giá mức độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ cần dựa vào những tiêu chí cụ thể. Qua thực tế giảng dạy tôi đã xây dựng được 4 tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ như sau : 
 + Kĩ năng hiểu nghĩa từ 
 + Kĩ năng sử dụng từ để nói thành câu 
 + Kĩ năng kể lại chuyện vừa nghe
 + Kĩ năng quan sát tranh tự miêu tả bằng ngôn ngữ những hình ảnh trong tranh .
Tổng số điểm 4 tiêu chí trên là 10 điểm .
Trong đó: tiêu chí 1 tối đa là: 1 điểm, tiêu chí 2 tối đa là: 2 điểm, tiêu chí 3 tối đa là: 3 điểm, tiêu chí 4 tối đa là: 4 điểm 
Dựa vào việc phân bố các thang điểm cho từng tiêu chí nêu trên mà việc đánh giá kĩ năng phát triển lời nói mạch lạc của trẻ lớp 1 được thực hiện theo 4 mức độ : Rất mạch lạc là những trẻ đạt từ 9-> 10 điểm 
 Mạch lạc là những trẻ đạt từ : 6-> 8 điểm 
 Có mạch lạc là những trẻ đạt điểm 5
 Chưa mạch lạc là những trẻ điểm từ 4 trở xuống .
 Đây chính là cơ sở để tôi có kết quả như đã nêu ở phần khảo sát thực trạng .
Sau đây là một số giải pháp nhằm “Một số kinh nghiệm hình thành và phát triển kĩ năng nói mạch lạc cho học sinh lớp 1”(Tập Đọc)”.
 Quá trình dạy môn Tiếng Việt tôi luôn xoáy vào 4 tiêu chí trên để dựng nền tảng giúp các em thực hiện tốt phần luyện nói qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ và áp dụng một số phương pháp cụ thể như sau:
Phương pháp 1: Phương pháp quan sát:
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Nhằm quan sát giờ dạy của giáo viên và học tập của học sinh trên lớp. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua những lời phát biểu của học sinh trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua lời nói của học sinh với mọi người xung quanh mọi nơi, mọi lúc qua các bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt in.
- Biện pháp thực hiện:
+ Ngoài những sổ sách do nhà trường quy định, giáo viên có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét từng học sinh trong lớp. Đó là cuốn sổ “Theo dõi đánh giá hành vi học sinh”. Trong cuốn sổ này, giáo viên ghi chép những hành vi, lời nói giao tiếp, những thói quen tốt và cả những điểm còn khiếm khuyết của học sinh, để từ đó có cái nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ biểu cảm của học sinh. Từ đó giáo viên dễ dàng phân loại khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, qua đó lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi và học sinh xuất sắc, luyện kĩ năng nói sao cho đạt trình độ chuẩn cho học sinh khá và học sinh trung bình. Quan sát phản ánh khá trung thực tình trạng của học sinh.
+ Ưu điểm của phương pháp này là: Sau khi phân loại học sinh, giáo viên chọn lọc những câu hỏi, câu gợi mở sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em phát huy hết khả năng giao tiếp của bản thân trong phần luyện nói của tiết học môn Học Vần (tập đọc) và các môn khác trong chương trình.
Phương pháp 2: Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Qua những ghi chép cá nhân của giáo viên và những số liệu thống kê, giáo viên xử lý những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp những mẫu lời nói thu thập được từ phía học sinh. Từ đó có thể có sự đánh giá sát thực hơn về tình trạng học sinh.
- Biện pháp thực hiện:
Giáo viên tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh theo các nhóm sau:
a. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc. Biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây chính là những nhóm trưởng, những người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng nói trên lớp.
b. Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.
c. Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
- Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm.
- Ưu điểm của biện pháp này là: Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta từng nói: “Học thầy không tày học bạn’.
- Sự phấn khích trong qua trình học tập, đua thầy, đua bạn sẽ giúp trẻ mạnh dạn năng động hơn rất nhiều trong qua trình rèn nói.
- Sự cổ vũ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước lời phát biểu của mình.
 Phương pháp 3: Phương pháp thực hành luyện tập:
- Với phương pháp này, học sinh thương xuyên được thực hành luyện tập “nói” trong tất cả các tiết học Học Vần và tập đọc. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em càng ngày càng được hoàn thiện. Việc “nói” sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh.
* Biện pháp thực hiện:
1. Sử dụng trực quan(tranh minh họa, mẫu phát ngôn)
 - Phương pháp sử dụng trực quan này giáo viên là người hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ, đọc phát ngôn. Từ đó, học sinh hiểu được nội dung luyện nói và thực hiện tạo lập lời nói. Ngoài ra, từ mẫu quan sát đó, giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi ý xung quanh đề tài, từ gợi ý phát ngôn mẫu để hướng học sinh thực hành.
- Tôi thường nghiên cứu kỹ bài dạy – xác định những kiến thức cần cung cấp trong bài luyện nói – liên hệ để vận dụng cách tạo tiếng, tạo câu có âm, có vần mới học nhằm tận dụng tối đa dụng ý bài luyện nói.
Cụ thể ở giai đoạn đầu (10 tuần đầu). Khi dạy phần luyện nói tôi thường đặt câu hỏi để hướng dẫn học sinh nói theo các khía cạnh của chủ đề nhằm mở rộng nội dung luyện nói ( Với mỗi khía cạnh của chủ đề tôi có thể xây dựng 1, 2 câu hỏi)
* Giúp học sinh chuyển tải kênh hình sanh kênh tiếng một cách linh hoạt – cụ thể mà vẫn đảm bảo nội dung theo chủ đề.
Ví dụ: ở bài: âm g, gh
 Chủ đề luyện nói: Nhà bà có tủ gỗ – ghế gỗ. Yêu cầu học sinh quan sát tranh – đặt câu hỏi phát vấn để nhận ra đồ đạc trong nhà bà có tủ gỗ – ghế gỗ.
 Qua đó rút ra quy tắc chính tả: viết gh với e, ê,i.
* Giúp học sinh phân biệt để diễn đạt đúng các khái niện ban đầu về: Từ, câu, dấu chấm, dấu phẩy trong câu.
Ví dụ: Tiếng sách – từ quyển sách – câu: Đây là quyển sách của em
 Hoặc: Dì Na đi đò, bé và mẹ đi chợ.
 Yêu cầu : Học sinh đọc thành câu rõ tiếng. Khi đọc câu hoặc trả lời cần nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm.
* Có yêu cầu tăng dần đối với kỹ năng diễn đạt của trẻ theo thời gian và dung lượng bài học:
Ví dụ: Ở bài g, gh:
Giáo viên giúp học sinh luyện nói nội dung bài bằng cách đàm thoại: 
- Trong nhà bà có những vật dụng gì?
- Những vật dụng đó làm bằng gì?
=> Rút ra được từ tủ gỗ, ghế gỗ
 Đối với học sinh khá , giỏi tôi cho các em tự trao đổi, thảo luận nhóm để sau đó rút ra chủ đề và nội dung bài luyện nói – thông qua thảo luận, quan sát và nhận xét sách vở – các em rút ra được hành vi đạo đức giữ gìn sách vở sạch đẹp cho mình, cho bạn.
Ví dụ: Để có sách vở đẹp, không quăn góc chúng ta phải làm gỉ?
 * Trong khi dạy tôi thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan và kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có hứng thú và tiếp thu bài theo hướng tích cực nhất.
Ví dụ: Tận dụng mô hình, tranh ảnh vẽ, sưu tầm Để học sinh quan sát – thông qua hiệu ứng quan sát tranh, trẻ sẽ diễn đạt đúng và phong phú hơn.
* Cụ thể tôi phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo trong loại bài quan sát tranh nói về chủ đề :
Ví dụ 1 : Học vần lớp 1 (tập 1) ở bài 49 , luyện nghe – nói về chủ đề « Biển cả ». 
 Trước tiên tôi cho học sinh quan sát tranh sau đó tôi đã đặt một số câu hỏi gợi dẫn như sau : 
- Câu hỏi hướng dẫn quan sát tranh.
1. Tranh vẽ cảnh gì ? ( Tranh vẽ cảnh biển cả)
2. Cái gì đang lướt trên mặt biển ? ( những con thuyền đang lướt trên mặt biển)
3. Những con chim gì đang bay trên biển ? ( Những con chim Hải Âu đang bay trên biển.
4. Sóng biển di chuyển nhanh hay chậm, có thành từng đợt sóng hay không ? 
 (Sóng biển di chuyển nhanh, thành từng đợt sóng mạnh vào bờ)
5.Quan sát sóng biển, em thấy gió trên biển thổi mạnh hay yếu ?
 ( Gió biển thổi mạnh )
 * Câu hỏi mở rộng :
1. Nước biển mặn hay ngọt ? ( Nước biển mặn)
2. Người ta dùng nước biển để làm gì ? ( Người ta dùng nước biển để làm muối ăn)
3. Khoảng đất đá nổi lên ở giữa biển gọi là gì ? ( khoảng đất đá nổi lên giữa biển gọi là đảo )
4. Con có thích biển không ? ( Con rất thích biển )
5. Con được bố mẹ cho đi tắm biển lần nào chưa ? Ở đấy con làm gì ? 
 ( Con được bố mẹ cho đi tắm biển hè năm ngoái . Ở đấy con được tắm, được nghịch cát, bắt con dã tràng trên bãi biển)
Ví dụ 2 : Khi dạy bài 66 luyện nói theo chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
 HS đã tự đặt câu hỏi, yêu cầu bạn trả lời :
1. Bạn cho biết tranh vẽ những gì ? 
2. Con chim sâu có ích lợi gì bạn có biết không ?
3. Theo bạn, con bướm thích gì ? 
4. Bạn biết những loại chim nào ?
5. Bạn thích nhất con chim nào trong các con ong, bướm, chim, cá cảnh? Vì sao? 
6. Nhà bạn nuôi những con gì ? .
 * Nâng cao: “ Thi nói về những con vật mà mình thích” 
 Cách chơi : Gọi 6 học sinh chia thành 2 đội . Học sinh sẽ tự thảo luận với nhau . Sau đó mỗi đội sẽ phải nói khoảng 3- 5 câu văn về một con vật mà nhóm mình yêu thích .
Đội nào nói năng lưu loát, rõ ràng, có nội dung có logic, có hình ảnh và đúng ngữ pháp thì đội đó thắng. 
Khi yêu cầu học sinh trả lời bao giờ tôi cũng hết sức chú trọng rèn luyện cho trẻ cách trả lời đầy đủ cả câu ( như đã thể hiện ở trên) chứ không cho phép trẻ trả lời cộc. 
- Trong quá trình dạy tôi luôn xoáy vào 4 tiêu chí trên để xây dựng nền tảng giúp các em thực hiện tốt phần luyện nói qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Tôi sử dụng phương pháp trực quan giúp trẻ hiểu nghĩa của từ một cách nhanh chóng và nhớ lâu. 
	Ví dụ 1: Bài 68 có từ “chẻ lạt” cần giải thích . GV giúp HS hiểu được nghĩa của từ này nếu tôi dạy chay chỉ dùng ngôn ngữ để giải thích thì học sinh sẽ không hiểu được mà tôi phải đưa ra cho các em xem những chiếc lạt bằng tre (giang) cho học sinh quan sát. Sau đó tôi lại đưa cho các em xem một thanh tre tươi và nói “Từ những thanh tre như thế này người ta chẻ (tôi làm động tác) thành những s

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_hinh_thanh_va_phat.doc