SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp - Giữ vở sạch lớp 1C trường TH & THCS Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp - Giữ vở sạch lớp 1C trường TH & THCS Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hóa

Tiếng Việt và Toán là hai môn học công cụ vô cùng cần thiết cho mọi lứa tuổi học sinh, là chìa khóa để học sinh có thể mở cánh cửa bước vào lâu đài tri thức. Ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt được học nhiều giờ nhất với yêu cầu là học sinh nắm được một công cụ cơ bản để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, để tư duy trong học tập và phát triển toàn diện. Vì thế, dạy và học tốt môn Tiếng Việt là một yêu cầu quan trọng của cấp Tiểu học

Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì bậc Tiểu học là bậc nền móng. Ở đây học sinh được trang bị những kiến thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội.

 Trong các môn học ở Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí quan trọng riêng biệt. Song các môn học lại có quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục.

 Cùng với môn học khác môn Tiếng Việt là môn học quan trọng với trẻ. Thông qua môn học Tiếng Việt học sinh được rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản đó là: nghe, nói, đọc, viết. Bốn kỹ năng trên được chương trình “Đổi mới giáo dục” chú trọng phát triển, đồng thời để phát triển học sinh thành con người phát triển toàn diện.

 Để phát triển một trong 4 kỹ năng trên thì phân môn Tập viết là một phân môn quan trọng. Thông qua phân môn tập viết học sinh được làm quen, được trang bị những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những khả năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường, khả năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có khả năng ghi bài tốt. Nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Nếu viết xấu, tốc độ chậm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập.

 

docx 22 trang thuychi01 9292
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp - Giữ vở sạch lớp 1C trường TH & THCS Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
	PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN	
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH 
VIẾT CHỮ ĐẸP, GIỮ VỞ SẠCH Ở LỚP 1C TRƯỜNG TH&THCS THỊ TRẤN QUAN SƠN – QUAN SƠN – THANH HÓA 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị: Trường TH&THCS Thị trấn
 SKKN môn: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
1
3. Đối tượng nghiên cứu
1
4. Phương pháp nghiên cứu
1
5. Những điểm mới của SKKN
2
B. Nội dung
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng
4
3. Các giải pháp thực hiện
5
4. Kết quả nghiên cứu
17
C. Kết luận và kiến nghị
18
1. Kết luận
18
2. Kiến nghị
18
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tiếng Việt và Toán là hai môn học công cụ vô cùng cần thiết cho mọi lứa tuổi học sinh, là chìa khóa để học sinh có thể mở cánh cửa bước vào lâu đài tri thức. Ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt được học nhiều giờ nhất với yêu cầu là học sinh nắm được một công cụ cơ bản để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày, để tư duy trong học tập và phát triển toàn diện. Vì thế, dạy và học tốt môn Tiếng Việt là một yêu cầu quan trọng của cấp Tiểu học
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì bậc Tiểu học là bậc nền móng. Ở đây học sinh được trang bị những kiến thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội.
	Trong các môn học ở Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có một vị trí quan trọng riêng biệt. Song các môn học lại có quan hệ mật thiết với nhau, cùng hỗ trợ nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục.
	Cùng với môn học khác môn Tiếng Việt là môn học quan trọng với trẻ. Thông qua môn học Tiếng Việt học sinh được rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản đó là: nghe, nói, đọc, viết. Bốn kỹ năng trên được chương trình “Đổi mới giáo dục” chú trọng phát triển, đồng thời để phát triển học sinh thành con người phát triển toàn diện.
	Để phát triển một trong 4 kỹ năng trên thì phân môn Tập viết là một phân môn quan trọng. Thông qua phân môn tập viết học sinh được làm quen, được trang bị những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những khả năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường, khả năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có khả năng ghi bài tốt. Nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Nếu viết xấu, tốc độ chậm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập.
	Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học viết chữ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều học sinh viết chưa đẹp viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp - giữ vở sạch lớp 1C trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp 1 viết chữ đẹp- giữ vở sạch” là để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 1C trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn - Quan Sơn - Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp đàm thoại (thuyết trình).
+Phương pháp luyện tập thực hành.
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá HS.
+ Phương pháp thống kê.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu là đưa ra kiến thức cần có để hướng dẫn học sinh viết, các biện pháp tiến hành nâng cao chất lượng viết chữ đẹp, giữ gìn vở sạch cho học sinh lớp 1. Để từ đó giúp các em viết bài nhanh hơn, đẹp hơn, giữ vở sạch hơn.
B. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, để làm chủ tiếng nói về mặt văn bản người học phải rèn luyện cho mình năng lực đọc thông, viết thạo văn bản đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau, song hành cùng nhau. Học sinh học Tiếng Việt phải đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ. Ngoài ra Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết là biểu hiện của nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình. Đối với hiện nay vấn đề viết đúng, viết đẹp chữ Việt đang được mọi người quan tâm, nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp học nền móng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Vì thế vấn đề dạy chữ viết cho các em cần được xây dựng một cách chính xác, công phu và tỉ mỉ. Nó đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, cẩn thận và chu đáo trong mọi thao tác.
Phân môn tập viết trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc và hình thành kỹ năng viết, giúp hoc sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng, viết đẹp. Ngoài ra còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng việt. 
Phân môn tập viết có nhiệm vụ củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm tiếng việt. Cung cấp cơ bản về hệ thống quy tắc chuẩn, các quy tắc nhân biết và thể hiện chức năng của chữ viết
Đặc biệt là viết đúng mẫu theo Quyết định số: 31/2002/QĐ-BGD ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngay từ bậc Tiểu học, việc dạy học sinh viết, viết đẹp là một vấn đề hết sức quan trọng góp phần hình thành cho các em những biểu tượng ban đầu về chữ Việt. Tập viết ở Tiểu học truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về viết và kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết Tập viết, học sinh nắm bắt được những tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt, ghi âm Tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, trên vở. Đồng thời được hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật, viết nét chữ, chữ cái từ và câu. Đối với lớp 1, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu, luyện tập viết chữ trong các tiết học âm, vần và tập viết trong các tiết Tập viết.
Trong những năm học gần đây, phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” đang được các nhà trường quan tâm, chú trọng. Do đó tôi quyết định đi sâu tìm hiểu việc dạy và học tập viết ở lớp một để thấy được hạn chế trong kiến thức của các em. Từ đó chọn cho mình một phương pháp dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc suy nghĩ tìm ra, vận dụng những phương pháp dạy tập viết ở lớp 1 để rèn luyện chữ viết cho các em viết đúng, viết đẹp là góp phần vào việc gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt làm cho Tiếng Việt ngày càng trong sáng và đậm đà bản sắc dân tộc và đó cũng là mục tiêu hướng tới của việc dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn nội dung nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1C viết chữ đẹp giữ vở sạch”.
2. Thực trạng:
* Thuận lợi:
Trường Tiểu học và THCS Thị trấn thuộc địa bàn Thị trấn Quan Sơn - Huyện Quan Sơn -Tỉnh Thanh Hóa là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện nên so với các trường trong huyện thì đây là một trường có nhiều thuận lợi hơn về nhiều mặt: chính quyền địa phương đã quan tâm và chú trọng cho sự phát triển giáo dục; đường xá đi lại có phần thuận lợi hơn.
Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1C với tổng số là 22 em học sinh. Trong đó chủ yếu là con em gia đình cán bộ công chức, hộ kinh doanh và một số gia đình làm nông nghiệp nên việc học tập của các em được gia đình quan tâm, tạo mọi điều kiện trong việc học tập, mua sắm đồ dùng, sách vở đầy đủ, các em được gia đình đưa đón đi học hàng ngày.
* Khó khăn:
Vốn hiểu biết ban đầu của các em còn hạn chế, trình độ học sinh không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc kèm cặp các em học tập, đặc biệt là trong việc dạy viết.
- Vở tập viết của học sinh còn mỏng nên rất dễ bị quăn mép, bị nhoè.
          - Mẫu chữ như các nét cơ bản, tiếng, từ, cụm từ không có mẫu sẵn trong bộ chữ Tập viết.
- Một số học sinh khu 2 Thị trấn Quan Sơn đến trường còn gặp rất nhiều khó khăn về đường xá và phương tiện đi lại.
- Với học sinh Tiểu học mà nhất là trẻ lớp 1 còn rất hiếu động, nhạy cảm, thường hành động theo bản năng, thiếu tập trung nên khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn tỉ mỉ một vấn đề.
- Đa số các em chưa có ý thức giữ gìn sách vở.
- Một số em viết xấu, nguệch ngoạc không đúng nét.
- Các em cầm bút nhưng chưa đúng, cầm sai ngòi bút, cầm bút chặt quá, ngồi chưa đúng tư thế, chưa biết cách để vở đúng.
- Đa số phụ huynh chưa nắm được cấu tạo chữ viết theo đúng chương trình mới.
- Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em.
- Góc vở, mép vở quăn do các em thường lấy tay uốn góc vở để nghịch.
- Khi viết sai các em thường tẩy xóa nhiều, đến khi dùng bút mực các em lại bôi ra.
* Khảo sát đầu năm:
Bước đầu năm học, khi dạy xong một số chữ tôi đã tiến hành khảo sát mức độ viết và trình bày bài của các em, thu được kết quả cụ thể như sau:
Tổng số học sinh
Kết quả đầu năm
Số lượng
Tỷ lệ %
22
Loại A
4
18,5
Loại B
13
58,5
Loại C
5
23
3. Các giải pháp:
 * Điều kiện để hoc sinh viết đúng:
a. Tư thế ngồi viết: 
- Hướng dẫn học sinh rất kỹ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó, hai tay phải đặt đúng điểm tựa.
- Không được ngồi quá cao, ngồi quá thấp. 
- Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở khoảng 20 – 30 cm.
- Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút.
- Hai chân để song song cho thoải mái.
- Không tỳ ngực vào bàn.
b. Cách cầm bút
Học sinh lớp 1C đang trong giờ tập viết
- Khi viết, khi tô, các ngón tay cầm bút và khuỷu tay di chuyển mềm mại, thoải mái từ trái sang phải.
- Không cầm bút viết bằng tay trái.
- Các chữ viết (tô) liền mạch, không nhấc bút từng nét, từng chữ cái.
- Nhìn mẫu chữ để biết điểm bắt đầu đặt bút, chiều rê bút, điểm dừng bút và thứ tự viết các nét đều.
- Không để ngửa bàn tay quá, không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái.
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi.
- Góc độ bút đăt so với măt giấy khoảng 45 độ.
- Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ
* Luyện cách viết đúng và viết đẹp cho học sinh:
 Để thực hiện được thao tác viết chữ, việc đầu tiên là giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được tên gọi 13 nét cơ bản. Khi nắm được tên gọi, độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bút, quy trình viết, mỗi nét thật sự chính xác sẽ là cơ sở để giúp học sinh phối hợp các nét tạo thành con chữ một cách thuận tiện, đẹp và chính xác hơn.
- Khi hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản, giáo viên cần đưa ra các nhóm nét để hướng dẫn giúp các em dễ nhớ và có thể tự so sánh, đối chiếu rồi nêu tên gọi cũng như quy trình viết các nét tương tự.
Có thể phân 13 nét cơ bản thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm các nét thẳng gồm: nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái.
Nhóm 2: Nhóm các nét móc gồm: nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu.
Nhóm 3: Nhóm các nét cong gồm: nét cong - hở phải, nét cong - hở trái, nét cong kín.
Nhóm 4: Nhóm các nét khuyết gồm: nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
Nhóm 5: Nét thắt.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết các nét trong nhóm 2 (nhóm các nét móc) giáo viên hướng dẫn kĩ về tên gọi, điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng, quy trình viết các nét móc ngược, sau đó cho học sinh tự quan sát các nét móc xuôi để thực hiện các thao tác như các nét móc ngược. Hoặc nét móc hai đầu học sinh sẽ biết cách phối hợp hai nét trên. Trường hợp học sinh còn vướng mắc chỗ nào giáo viên gợi ý để các em chủ động, tích cực học tập. Qua đó giúp cho các em so sánh, khắc sâu, nhớ lâu những nét đã học.
Đồng thời với việc dạy nét cơ bản giáo viên cần hướng dẫn các em đường kẻ ngang, đường kẻ dọc.
* Hướng dẫn cho học sinh nắm cơ bản về cấu tạo, độ cao, vị trí đặt dấu thanh, dấu phụ của các chữ cái và chữ viết:
- Để học sinh viết đúng cỡ chữ, giáo viên phải yêu cầu học sinh nắm cấu tạo các nét chữ, dựa vào sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự (nét cơ bản chủ yếu) vào cùng bài dạy hoặc các bài kế tiếp nhau tạo điều kiện cho các em so sánh chữ đã biết với chữ chưa biết, tìm sự giống nhau và khác nhau để sử dụng kiến thức và kĩ nãng vào học chữ sau để giúp các em dễ nhớ, dễ đọc và phát huy được tính tích cực trong quy trình học vần nói chung, tập viết nói riêng. 
Bảng chữ cái Tiếng Việt được xếp theo các nhóm đồng dạng như sau:
- Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong là: c, o, ô, ơ, x.
- Nhóm 2: Nhóm các chữ cái nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc hoặc nét thẳng là “a, ă, â, d, đ, q”.
- Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc (hoặc nét xiên phối hợp với nét móc) là: “n, m, u, ư, i, t, p”.
- Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét khuyết phối hợp với nét thắt hoặc nét cong phối hợp với nét khuyết hoặc nét khuyết phối hợp với nét móc) là: “l, k, b, g, h, y, e, ê”
- Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét xiên, nét thắt phối hợp với nét móc hoặc nét cong là: “r, s, v”
Kỹ năng viết chữ được luyện ở hai mức độ.
Tập viết chữ cái yêu cầu đúng cấu tạo, hình dáng, quy trình viết.
Tập viết từ ứng dụng giáo viên phải hướng dẫn học sinh viết liền mạch các chữ cái. Viết dấu phụ, đánh dấu thanh trên hoặc dưới chữ cái.
Khi viết chữ cái giáo viên phải phân tích và gợi ý đặt câu hỏi thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để học sinh nhận biết và phân tích hình dáng cấu tạo của chữ cần dạy. Giáo viên gợi ý cho các em chữ gồm mấy nét, là những nét gì? Các nét đó như thế nào? Sự liên kết phối hợp của các nét ra sao? Điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẻ. Muốn cho học sinh viết đúng cỡ chữ, liền mạch các nét của chữ cái, giáo viên phải kiểm tra, hướng dẫn tỉ mỉ để học sinh nhớ và viết.
Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều hình thức kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện, điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của các chữ cái đang học và các chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đẹp, viết đúng, khi cho học sinh quan sát chữ mẫu là phải đúng chữ mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.
Qua việc quan sát chữ mẫu, giúp các em phân tích hình dáng kích thước của các nét chữ cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, gợi mở từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ ghi âm (a) giáo viên có thể dặt câu hỏi:
- Chữ (a) gồm mấy nét? Là những nét nào? Độ cao của chữ là mấy li, độ rộng của chữ là bao nhiêu? nét nào viết trước, nét nào viết sau?.
- Chữ (a) giống chữ (o) đã học ở những nét nào?
Đối với các câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng trả lời cho các em để các em hiểu và viết.
- Viết dấu phụ:
Dấu ở các chữ ă, â, ê, ô đặt ở vị trí trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không quá 1/3 đơn vị, điểm thấp nhất không chạm vào đầu các chữ cái (cách đầu chữ cái một khe hở), chiều ngang của dấu bằng 1/3 đơn vị chữ.
- Viết dấu thanh:
Các dấu: dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng. Hướng dẫn học sinh là điểm đặt bút và dừng bút cùng nằm trên một li ngang, chiều rộng 1/3 ô. Quy trình viết dấu thanh được thực hiện sau khi viết dấu phụ. Nghĩa là cả dấu thanh và cả dấu phụ đều được thực hiện ngoài vùng liên kết, nhưng dấu phụ được thực hiện trước dấu thanh.
* Hướng dẫn học sinh kĩ thuật viết:
- Khi viết các chữ cái thì phải hướng dẫn cho học sinh nắm được cấu tạo của chữ đó về độ cao, chiều rộng của chữ, gồm có mấy nét và cách viết; điểm đặt bút, nét nối, nét lượn, điểm kết thúc.
Đối với những chữ một nét, hướng dẫn cho học sinh phân tích cấu tạo, độ cao, chiều rộng của chữ sau đó hướng dẫn quy trình.
Đối với những chữ gồm nhiều nét cần hướng dẫn cho học sinh phối hợp các nét theo các trường hợp: Nối thuận lợi, nối không thuận lợi giữa các nét.
Trường hợp nối thuận lợi giữa các điểm kết thúc của nét này thuận với điểm bắt đầu của nét tiếp theo cần hướng dẫn các em viết liền chứ không nhấc bút.
Ví dụ: Chữ “h” 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết chữ “b”
Cấu tạo: độ cao 5 ô li nhỏ, chiều ngang rộng nhất là 3 ô li nhỏ; chữ gồm nét khuyết trên và một nét thắt.
Cách viết: Điểm bắt đầu từ dòng kẻ ngang thứ hai tính từ dưới lên: viết nét khuyết trên từ điểm dừng bút ở đường kẻ ngang thứ 2 tính từ dưới lên của nét khuyết trên kéo liền lên viết nét thắt, điểm dừng bút đường kẻ ngang 2.
Ví dụ: Chữ “a” 
Giáo viên đang hướng dẫn học sinh tập viết chữ “a”
Trường hợp nối không thuận lợi giữa điểm kết thúc của nét này với điểm bắt đầu của nét tiếp theo cần hướng dẫn các em lia bút đến điểm bắt đầu của nét tiếp theo.
Cấu tạo: Độ cao 2 ô li, chiều ngang rộng nhất là 2 ô li rưỡi; gồm 2 nét: nét cong kín và một nét móc ngược.
Cách viết: Điểm bắt đầu từ dưới dòng kẻ ngang số ba viết nét khuyết trên từ điểm dừng bút của nét khuyết trên kéo liền lên viết nét móc hai đầu, điểm dừng bút đường kẻ ngang số 2 tính từ dưới lên.
Đối với chữ ghi tiếng, để đảm bảo tốc độ viết, người ta không thể viết rời rạc từng chữ mà phải di chuyển dụng cụ viết đưa nét liên tục theo kĩ thuật viết liền mạch hoặc lia bút. Viết xong chữ cái đứng trước, viết tiếp chữ cái tiếp theo (không nhấc bút khi viết). Đánh dấu ghi thanh cuối cùng. Đối với dòng ứng dụng, giáo viên cũng phải hướng dẫn tương tự như vậy. Vì vậy ngay từ khi học sinh viết ghi vần, giáo viên cần hướng dẫn các em thao tác thành thói quen viết liền nét (đối với trường hợp nối thuận lợi), lia bút hay kéo nét phụ (với trường hợp nối không thuận).
- Trong các trường hợp viết nối thuận lợi. Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và đứng sau đều có nét liên kết (gọi là nét liên kết hai đầu). khi viết giáo viên phải chú ý hướng dẫn học sinh chỉ cần đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cái đứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải.
Trong trường hợp viết nối không thuận lợi. Đó là những trường hợp nối các chữ mà ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ nét cuối của chữ cái đứng trước với điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau.
Ví dụ: viết chữ ghi vần uân (u sang â )
 Giáo viên kiểm tra học sinh chữ viết trên bảng con của học sinh lớp 1C
Học sinh lớp 1C đang trong giờ tập viết
Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước, cần "lia bút" đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau, rồi viết sao cho nét cong trái chạm vào điểm dừng bút của chữ cái đứng trước.
- Chữ cái đứng trước không liên kết, chữ cái đứng sau có nét liên kết. Khi viết đến điểm dừng bút của chữ cái đứng trước thì lia bút đến điểm bắt đầu của chữ cái đứng sau và viết tiếp theo quy trình viết liền mạch. 
 Đối với những chữ không có nét liên kết thì cần hướng dẫn các em viết khoảng cách giữa hai con chữ không được dính liền nhau nhưng cũng không cách quá xa mà chỉ cách nhau bằng 1/3 con chữ o.
Ví dụ: Chữ xanh (x sang a) 
Giáo viên đang hướng dẫn học sinh viết chữ “xanh”
Những trường hợp điểm dừng bút của chữ cái đứng trước cách xa và không thuận lợi với điểm dặt bút của chữ cái đứng sau, thì hướng dẫn học sinh phải sử dụng kĩ thuật lia bút để đảm bảo viết liền mạch.
Ví dụ: Chữ ghi tiếng “loan” 
Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài trong bảng con
Các điểm liên kết được thể hiện trong chữ “loan” như sau:
Vùng liên kết được thể hiện trong chữ “loan” được tạo bởi ba chỗ nối các chữ cái. Chữ nối thứ nhất giữa “l” và “o” là liên kết một đầu. Điểm liên kết là điểm dừng bút của chữ: “l”, chữ nối thứ hai giữa “o” và “a”, ở đây giữa “o” và “a” không liên kết vì thế cần viết thêm nét nối từ “o” sang “a”, nét nối này rộng nửa li. Chỗ thứ ba liên kết một chiều giữa a và n. Vì thế kết thúc của a và điểm bắt đầu của n không cùng vị tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_viet_chu_dep_giu_vo_sach.docx