SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc

 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Nó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Âm nhạc là cả một thế giới kì diệu đầy cảm xúc với những lời ca, giai điệu ngọt ngào, sự phong phú của giai điệu, sự uyển chuyển của các động tác minh họa.tất cả tạo cho trẻ niềm say mê và yêu thích âm nhạc. Âm nhạc có sức hấp dẫn kì diệu, có tác động mạnh mẽ làm cho tâm hồn con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui, lạc quan yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Qua môn Âm nhạc, từ các bài hát các bài tập đọc nhạc . mà học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm thanh, làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài dân ca, đồng dao, câu hò, câu ví, .

Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật, từ tâm lí học sinh và lứa tuổi, từ thực tiễn giảng dạy, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập, người giáo viên giảng dạy âm nhạc phải biết vận dụng kiến thức hiểu biết của mình, tìm tòi, sáng tạo các phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức dạy học, sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh và theo điều kiện xã hội phát triển.

 

doc 19 trang thuychi01 24431
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
2
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng của vấn đề
3
III. Các biện pháp thực hiện 
5
1. Giáo viên giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt các tiêu chí chung của vận động theo nhạc.
7
2. Lựa chọn loại hình vận động phụ họa và xây dựng các động tác phụ họa.
7
3. Thực hiện chính xác các động tác vận động.
8
4. Tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình hoạt động
11
5. Bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho học sinh thông qua hoạt động vận động theo nhạc.
12
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
I. KẾT LUẬN.
17
II. KIẾN NGHỊ.
18
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:	
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Nó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Âm nhạc là cả một thế giới kì diệu đầy cảm xúc với những lời ca, giai điệu ngọt ngào, sự phong phú của giai điệu, sự uyển chuyển của các động tác minh họa...tất cả tạo cho trẻ niềm say mê và yêu thích âm nhạc. Âm nhạc có sức hấp dẫn kì diệu, có tác động mạnh mẽ làm cho tâm hồn con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui, lạc quan yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học. Thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Qua môn Âm nhạc, từ các bài hát các bài tập đọc nhạc ... mà học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm thanh, làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài dân ca, đồng dao, câu hò, câu ví, ... 
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật, từ tâm lí học sinh và lứa tuổi, từ thực tiễn giảng dạy, từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có sự hứng thú cao trong học tập, người giáo viên giảng dạy âm nhạc phải biết vận dụng kiến thức hiểu biết của mình, tìm tòi, sáng tạo các phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức dạy học, sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp từng đối tượng học sinh và theo điều kiện xã hội phát triển. 
Đối với học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này việc học tập của các em đang còn theo cảm hứng, rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động. Các em ghi nhớ rất nhanh nhưng cũng rất nhanh quên. Mặt khác trong quá trình lên lớp, hầu hết giáo viên chỉ mới giúp học sinh hát đúng được giai điệu lời ca của bài hát còn chưa phát huy hết được tính tích cực, sáng tạo của các em. Đặc biệt là học sinh vùng nông thôn thì việc các em mạnh dạn, tự tin khi trình bày bài hát còn rất hạn chế. Vậy vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để giúp các em phát huy được khả năng của mình, làm thế nào để giúp các em thể hiện được bản thân trước tập thể, tự tin trong khi biểu diễn bài hát?
Là giáo viên đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức âm nhạc, dạy cho các em biết hát đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát ... thì nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó chính là giúp các em tự tin hơn trước tập thể, muốn được thể hiện khả năng của mình mà không còn cảm thấy e dè, nhút nhát. Chính vì lí do đó mà tôi đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc”.
2. Mục đích nghiên cứu: 
* Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích đề ra một số biện pháp dạy học hiệu quả nhất để giúp học sinh tiểu học yêu thích môn âm nhạc, giúp các em phát huy tính tích cực, sáng tạo và tạo cho các em phong cách tự tin khi trình bày bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc trước tập thể.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đề tài sẽ nghiên cứu và tổng kết: Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học tích cực, sáng tạo và tự tin khi trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa theo nhạc.
	4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. Cơ sở lý luận:
Âm nhạc là môn nghệ thuật tác động rất mạnh đến cảm xúc con người. Nó 
đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và có một chút “năng khiếu”. Thông qua những câu hát, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc. 
 Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách đặc biệt là các em học sinh tiểu học. 
Vận động múa phụ họa có thể giúp cho các em có tinh thần thoải mái trong hầu hết mọi lĩnh vực. Vậy làm thế nào để các em có thể thể hiện cảm xúc cũng như cảm nhận các giai điệu bài hát qua hình thức vận động theo nhạc.
Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho học sinh, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. Tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của các em mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiênCác chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với nhiều độ tuổi khác nhau. 
Vận động theo nhạc là giáo dục nhịp điệu cho các em bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của chính bản thân mình.
Trên cơ sở lí luận thực tiễn và nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy cùng với việc đúc kết kinh nghiệm qua những năm được phân công giảng dạy môn Âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đưa ra những việc làm cụ thể, một số biện pháp khả thi nhằm giúp học sinh yêu thích môn âm nhạc và đặc biệt là phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin trình bày bài hát kết hợp với múa phụ họa cho bài hát trước tập thể lớp. Qua đây cũng phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu để các em phát huy khả năng, năng lực của bản thân mình.
II. Thực trạng của vấn đề
Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy năm khối lớp, từ khối 1 đến khối 5, với tổng số học sinh toàn trường là 379 em, hầu hết học sinh là con gia đình nông thôn.
a. Thuận lợi: 
- Trường lớp khang trang, có đủ các phòng học chức năng trong đó có phòng học nhạc riêng biệt, đồ dùng dạy học đầy đủ.
- Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp mà cấp trên đã triển khai.
- Đối với học sinh: Hầu hết các em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và yêu thích môn Âm nhạc.
b. Khó khăn: 
* Về phía giáo viên: Giáo viên chỉ mới truyền thụ các kiến thức âm nhạc cho học sinh bằng việc truyền khẩu thuần túy, chưa phát huy được khả năng của học sinh dẫn đến sự nhàm chán của các em trong các giờ học. 
- GV mới chỉ dừng lại ở việc dạy cho học sinh thuộc được lời ca, hát đúng được giai điệu nhưng chưa chú trọng đến việc dạy cho các em biết hát kết hợp vận động phụ họa hoặc nếu có chỉ là dạy qua loa, chiếu lệ.
* Về phía học sinh
- Đa số các em chưa tích cực tham gia vào hoạt động múa phụ họa cho các bài hát. Thiếu tự tin khi thể hiện, còn e dè, thẹn thùng và thiếu sự sáng tạo trong quá trình học tập.
- Các em hát đúng giai điệu nhưng cảm nhận nhịp điệu về bài hát chưa tốt. 
- Khi vận động thì các em chỉ chú ý đến động tác, chưa chú ý đến sắc thái biểu cảm để trình bày bài hát.
* Về phía nhà trường
Trang thiết bị trong nhà trường còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của tiết học như:
+ Tranh bài hát có sẵn bản nhạc
+ Nhạc cụ gõ còn thiếu
Từ thực trạng nêu trên, khi dạy âm nhạc cho học sinh tôi gặp không ít khó khăn vì khả năng tư duy cũng như năng lực tiếp thu âm nhạc của học sinh trường chúng tôi còn rất nhiều hạn chế. Lại là trường tiểu học nằm ở vùng nông thôn nghèo, các em đa số còn nhút nhát, không mạnh dạn nên việc giúp các em tự tin để thể hiện bản thân không phải là một việc làm dễ, không phải một ngày hai ngày có thể thành công mà đó là cả một quá trình.
c. Khảo sát:
Đầu năm học 2018 - 2019, khi được nhà trường phân công phụ trách môn Âm nhạc, tôi đã chọn học sinh khối lớp 5 làm đối tượng thực nghiệm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình của học sinh khối lớp 5, nắm bắt năng lực cảm thụ âm nhạc và khả năng tự tin trình diễn bài hát có kết hợp vận động phụ họa của các em qua phiếu khảo sát sau đây:
 PHIẾU KHẢO SÁT MÔN ÂM NHẠC - LỚP 5
Đề bài: Em hãy trình bày một trong hai bài hát sau có kết hợp với một số động tác vận động phụ họa theo nhạc. (Hai bài hát các em đã được học trong chương trình lớp 4)
1. Khăn quàng thăm mãi vai em (Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu)
2. Trên Ngựa ta phi nhanh (Nhạc và lời: Phong Nhã)
Qua khảo sát điều tra về mức độ tự tin của học sinh khi trình bày bài hát có kết hợp vận động phụ họa tôi thu được kết quả như sau: 
STT
Khối
TS HS
Mức độ 1
Biết hát và tự tin hát kết hợp với vận động theo nhạc
Mức độ 2
Biết hát và chưa tự tin hát kết hợp với vận động theo nhạc
 1
Năm
57
23 em = 40.5 %
34 em = 59.5 %
 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hơn 50% số học sinh chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia học hát. Tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước kết quả này và đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu làm cho các em học sinh thiếu sự tích cực trong quá trình học tập.
 d. Nguyên nhân:
 - Đa số học sinh chưa biết cách hát bài hát có đệm nhạc, các em không nắm vững cao độ, trường độ của bài hát nên hát không có sức biểu cảm.
 - Học sinh khi trình diễn đều vấp phải tình trạng các động tác phụ họa không hợp với lời ca. Các em hát trật nhịp dẫn đến hát sai giai điệu cho nên lúng túng khi phối hợp với các động tác phụ họa. Chính vì vậy mà hầu hết các em đã thiếu tự tin khi trình diễn bài hát có kết hợp cả vận động phụ họa.
III. Các biện pháp thực hiện
	Qua những vấn đề tôi vừa nêu trên, chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục là phát triển tất cả các khả năng của các em, phải hình thành cho các em những kiến thức sơ giản ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn nữa cho những giai đoạn tiếp theo trong đó có âm nhạc. Đứng trước những khó khăn trên tôi luôn luôn trăn trở: Làm thế nào để có thể giúp các em học tốt môn Âm nhạc? Làm thế nào để các em không những hát đúng, hát hay mà còn phải thực sự tích cực, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin để đáp ứng được yêu cầu của học sinh trong thời hiện đại? Điều đó góp phần rất lớn vào việc giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh không chỉ trong môn Âm nhạc. Để làm được điều đó, tôi đã thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất đó là tìm ra một số biện pháp giúp các em tự tin trình diễn bài hát kết hợp với vận động phụ họa.
1. Giáo viên giúp học sinh nắm vững và thực hiện tốt các tiêu chí chung của vận động theo nhạc. 
Trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học nơi tôi công tác, tôi đã lựa chọn và sử dụng các phương pháp phù hợp để làm tăng hứng thú cho học sinh từ đó tiết học Âm nhạc của thầy và trò chúng tôi thường đạt được hiệu quả hơn, các em yêu thích môn học và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, muốn đạt được hiệu quả cao nhất khi trình bày một bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc thì trong quá trình dạy hát tôi đã giúp học sinh đảm bảo được các tiêu chí sau:
a. Giúp các em hát tốt bài hát: 
Trong ca hát việc hát chính xác có một tầm quan trọng đặc biệt. Hát chính xác là hát đúng giai điệu, tiếu tấu của bản nhạc. Mức độ hát chính xác của từng học sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát âm. Nếu học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiếu tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát mẫu các em có thể nhắc lại một cách chính xác. Vì vậy, một trong những điều kiện để giúp học sinh phát triển kĩ năng hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em. Điều quan trọng để thực hiện được mọi ý muốn sáng tạo cho các em đó chính là học sinh phải thuộc lời và hát đúng nhạc bài hát.
b. Giúp học sinh hát đúng nhạc: Đây là một tiêu chí quan trọng hàng đầu vì giáo viên phải hướng dẫn học sinh hát và múa đúng nhạc, đúng nhịp và tiết tấu. Hát và múa phụ họa không đúng nhạc sẽ tạo cho người xem cảm giác nhàm chán không hào hứng, giữa người biểu diễn và bài hát không có sự hòa hợp. Hát đúng và múa đúng sẽ giúp cho học sinh chủ động hơn, tự tin hơn vào các hoạt động, các động tác thì mới thể hiện đúng tình cảm và nội dung bài hát.
c. Giúp học sinh thực hiện vận động đúng động tác: Vận động phụ họa đúng nhạc, đúng động tác không những làm cho bài hát hay hơn, sinh động hơn mà còn giúp học sinh chủ động trong mọi hoàn cảnh và làm cho người xem cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài hát. Ví dụ: Khi hát một bài dân ca Thái ở miền núi phía Bắc các động tác minh họa sẽ khác với bài hát của dân tộc Êđê sống ở Tây Nguyên hay người Kinh ở đồng bằng ...
d. Giúp học sinh thể hiện sự diễn cảm khi trình diễn bài hát: Trong phương pháp dạy hát cho học sinh, giáo viên cần nắm vững và tiến hành các bước cơ bản trong dạy hát. Âm nhạc là môn nghệ thuật mà các em ham thích và hứng thú, có sức thu hút mạnh đối với học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học. Nhưng việc giảng dạy như thế nào để các em tiếp thu đạt hiệu quả cao nhất. Trong nội dung bài giảng giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa kiến thức với trực quan sinh động nhằm thu hút học sinh dẫn dắt các em tiếp thu bài hát và cách biểu diễn của ca sĩ. Một yếu tố tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng đó chính là sự thể hiện diễn cảm trong bài hát. Dù học sinh có hát đúng, múa phụ họa đúng theo nhạc đi chăng nữa nhưng nếu không có sự thể hiện biểu cảm, thả hồn vào các động tác múa, vào lời bài hát cũng trở nên vô hồn, tẻ nhạt và cứng nhắc.
e. Chọn hình thức biểu diễn: Có rất nhiều hình thức vận động phụ họa theo nhạc nhưng hình thức múa phụ họa được các em yêu thích nhất. Hình thức múa được phổ biến rộng rãi và phát triển rộng rãi trong đời sống hằng ngày của con người. Múa sinh hoạt được sử dụng để miêu tả cuộc sống hằng ngày của các em ở trường ở lớp và thường là những động tác múa đơn giản, vui nhộn, và nó làm cho đời sống tinh thần của các em phong phú hơn, khơi dậy sự thích thú say mê học tập, giúp các em nhanh nhẹn, tinh tế và tự tin khi trình diễn bài hát.
2. Lựa chọn loại hình vận động phụ họa và xây dựng các động tác phù hợp.
Vận động phụ họa theo nhạc là công cụ để giúp học sinh thể hiện bài hát, do đó với mỗi bài hát khi dạy cho các em tôi thường cùng các em phân tích nội dung, giai điệu, cấu trúc của bài hát thật kĩ để lựa chọn loại hình phù hợp. Với bài hát có giai điệu vui tươi, tình cảm, tha thiết hay nhịp nhàng khác nhau thì tôi lựa chọn hình thức vận động phụ họa khác nhau. Tùy theo mỗi bài mà chọn hình thức phù hợp như: gỗ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu hay đứng nhún chân nhịp nhàng... Riêng với những bài hát có hình tượng nghệ thuật đẹp, có giai điệu tình cảm tha thiết tôi thường lựa chọn hình thức múa minh họa. Sau khi lựa chọn hình thức vận động tôi cùng các em thực hiện.
Ví dụ: Trong giờ Âm nhạc lớp 2 - Tuần 5, các em học ôn bài hát “Xòe hoa” - Dân ca Thái. Đây là một bài hát dân ca của dân tộc ít người sinh sống ở miền núi phía Bắc, sau khi phân tích tính chất bài hát tôi chọn hình thức múa minh họa để giới thiệu các động tác đặc trưng của dân tộc Thái và luyện tập cho các em. 
Còn với bài hát “Bài ca đi học” (Sáng tác: Phan Trần Bảng), tôi lại chọn hình thức vỗ đệm theo phách bài hát để tạo không khí vui tươi, sôi nổi và thúc giục các em tới trường.
 3. Thực hiện chính xác các động tác vận động.
Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động , tôi thường tạo cơ hội cho các em được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình. Tùy theo độ tuổi ở các lớp mà các em có khả năng riêng, với các em lớp 1, 2 khả năng bắt chước cũng như khả năng sáng tạo còn hạn chế tùy vào tính chất mỗi bài hát mà tôi thường chọn hình thức vỗ đệm theo nhạc kết hợp nhún người nhẹ nhàng sang trái, phải đều nhau...hay là đưa ra một số động tác rồi cho các em thảo luận để chọn ra các động tác phù hợp với bài hát và sắp xếp chúng để có bài hoàn chỉnh.
 Đối với các em lớp 3, 4, 5 khả năng tiếp thu cao hơn, tính sáng tạo cũng bắt đầu bộc lộ rõ, tôi cho các em chia nhóm thảo luận với nhau tự nghĩ ra các động tác, hoặc vận dụng các động tác cô giáo đã hướng dẫn để áp dụng vào bài hát sao cho phù hợp với tính chất và nội dung bài hát. Sau đó giáo viên gọi từng nhóm lên biểu diễn, nhận xét và góp ý xem có phù hợp với lời hát và tính chất âm nhạc không, sửa các động tác còn chưa đúng. Sau đó giáo viên sử dụng một số động tác của các em để hệ thống thành một bài hoàn chỉnh. 
Để các em thực hiện đúng chính xác tôi chia bài hát thành các câu hát, chọn động tác phù hợp cho từng câu, mỗi câu có mấy động tác và tập theo nhịp. Tập kĩ từng câu sau đó ráp thành một bài hoàn chỉnh.
 Ví dụ : Với bài hát “Chim chích bông” nhạc Văn Dung, lớp 2. 
- Giáo viên làm mẫu lần 1. Chia từng động tác theo từng câu hát. Giáo viên thực hiện mẫu từng câu, học sinh thực hiện theo.
 - Khi nghe nhạc dạo, HS nhún chân theo nhạc.
+ Câu 1: Chim chích bông bé tẹo teo
+ Câu 2: Rất hay trèo từ cành na
(Động tác: Tay trái chống hông, tay phải giơ lên làm động tác chỉ và đổi ngược tay) 
+ Câu 3: Ra cành bưởi sang bụi chuối
( Động tác: Tay trái đưa xuống khuỷu tay phải, tay phải cuộn từ trong ra và đổi tay ngược lại.)
+ Câu 4: Em vẫy gọi chích bông ơi
( Động tác: Đưa 2 tay vào miệng làm động tác gọi chim.)
+ Câu 5, 6: Luống rau xanh sâu đang phá
 Chim xuống nhé có thích không
( Động tác: Tay phải vuốt từ dưới lên cao và đưa về trước ngực và đổi bên).
+ Câu 7, 8: Chú chích bông liền sà xuống 
 Bắt sâu cùng và luôn mồm
( Động tác: 2 tay đưa sang ngang làm động tác cánh chim vẫy vẫy).
+ Câu 9: Thích thích thích! Thích thích thích
( Động tác: Vỗ tay theo câu hát).
- GV cho HS thực hiện nhiều lần. 
- Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân...
- Cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát kết hợp với động tác vừa học.
+ Bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” (Nhạc và lời: Thanh Sơn)
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, tôi giành thời gian các em tự suy nghĩ các động tác minh họa phù hợp với bài hát. Gọi từng nhóm lên biểu diễn và nhận xét đánh giá. Sau đó tôi sử dụng một số động tác của các em để hệ thống thành một bài hoàn chỉnh tập cho cả lớp. Khi tập tôi cũng chia câu và tập theo nhịp để các em dễ tập và nhớ bài hơn. 
Trong quá trình dạy hát, tôi kết hợp cho HS xem một số hình ảnh về các hình thức hoạt động múa phụ họa như hình thức múa tập thể, múa theo nhóm, ... để HS định hình được cách thức sinh hoạt và một số cách biểu diễn. Bên cạnh đó còn giúp cho các em hào hứng học tập hơn, cảm thấy mình tự tin hơn khi thực hiện các động tác múa phụ họa cho bài hát.
VD: Ở lớp 1 Bài “Đi tới trường” (Nhạc: Đức Bằng)
Hình thức khi học múa tập thể
 Hình thức khi biểu diễn theo nhóm
Hình thức biểu diễn giữa các em và cô giáo:
Hình thức hát song ca trước tập thể lớp
Lý do tôi đưa ra một số hình ảnh trên là trong mỗi tiết học phần giới thiệu và cho học sinh quan sát cực kỳ quan trọng. Có thể từ những hình ảnh trên đã tạo cho được không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, sự đam mê về môn âm nhạc và chỉ có trong âm nhạc mới nhắc nhiều đến vùng miền, dân tộc và các nước khác nhau. Từ những trang phục màu sắc, hình thức biểu diễn như vậy đã làm cho các em sự tự tin làm quen với cách biểu diễn kết hợp cùng nhóm bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_tich_cuc_sang_t.doc