SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu

Sức khoẻ - Trí tuệ là những tài sản quý giá nhất của mỗi con người và mỗi Quốc gia. Muốn có được sức khoẻ không chỉ cần đến dinh dưỡng và vệ sinh tốt, mà cần phải biết kiên trì rèn luyện thể dục thể thao. Sức khỏe là nền tảng của sự thành công. Có sức khỏe chúng ta mới có thể học tập tốt, lao động tốt để góp phần xây dựng tổ quốc, kiến thiết quốc gia. Rèn luyện thể dục thể thao là một phương thức hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cũng như nhằm phát triển một con người toàn diện. Ở Trường Tiểu học môn học thể dục trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, phương pháp luyện tập, nhằm giúp học sinh biết rèn luyện thể dục thể thao, từ đó có đủ sức khoẻ và trí thông minh để hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ học tập hiện tại và lao động xây dựng, bảo vệ tổ quốc sau này. Môn học thể dục còn giúp thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, kỷ luật, tinh thần tập thể. là tiền đề hình thành nhân cách. “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”; để ngày mai xã hội có những nhân tài tốt, có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo những thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe tốt. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm.

Trong môn học Thể dục ở bậc Tiểu học, ngoài các nội dung: Đội hình đội ngũ, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài thể dục phát triển chung, các trò chơi . Đá cầu là một trong các nội dung được lựa chọn để dạy cho các em học sinh lớp 4, lớp 5 ở phần môn tự chọn. Đá cầu hiện nay là môn thể thao đang phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác. Đá cầu đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, với các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu. và phát triển theo chiều dài của lịch sử dân tộc. Từ thời Mai Hắc Đế, quân đội đã được khuyến khích tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu. Thời Lý, Trần, môn này rất thịnh hành và thường được tổ chức vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán, mùa xuân. Thời Pháp thuộc, những trò chơi dân gian ít có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham thích của các tầng lớp nhân dân, nên đá cầu vẫn tồn tại và được lưu truyền. Đá cầu là môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam, phong trào tập luyện đá cầu đã dần phát triển từ thành thị đến nông thôn. Từ khi có mặt trong làng thể thao đá cầu đã thu hút khá đông đảo người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước, trong khu vực, trên thế giới. Hiện nay, đã có giải vô địch đá cầu thế giới, tại giải vô địch đá cầu thế giới năm 2013 được tổ chức tại Đồng Tháp Việt Nam dành được 3 huy chương vàng; giải vô địch đá cầu thế giới lần thứ VIII năm 2015 được tổ chức tại RoMa (Italia) Việt Nam dành 4 huy chương vàng. Giải đá cầu cũng đã được tổ chức tại Sea game 2003, sea game 2009 và Việt Nam đã luôn chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mình trong môn thể thao đá cầu.

 

doc 24 trang thuychi01 40862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
 ----------------------—'–-----------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
HỌC TỐT MÔN ĐÁ CẦU
 Người thực hiện: Mai Thị Huế
 Chức vụ: Giáo viên.
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Tân – Thọ Xuân.
 SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục.
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 Trang
I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................
 2. Mục đích nghiên cứu........................................................................
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................
 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................
II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận.....................................................................................
 2. Thực trạng.........................................................................................
 3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu ...
 4. Hiệu quả............................................................................................
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận ............................................................................................
 2. Kiến nghị...........................................................................................
1
1
2
3
3
4
4
4
5
15
19
19
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
	Sức khoẻ - Trí tuệ là những tài sản quý giá nhất của mỗi con người và mỗi Quốc gia. Muốn có được sức khoẻ không chỉ cần đến dinh dưỡng và vệ sinh tốt, mà cần phải biết kiên trì rèn luyện thể dục thể thao. Sức khỏe là nền tảng của sự thành công. Có sức khỏe chúng ta mới có thể học tập tốt, lao động tốt để góp phần xây dựng tổ quốc, kiến thiết quốc gia. Rèn luyện thể dục thể thao là một phương thức hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật cũng như nhằm phát triển một con người toàn diện. Ở Trường Tiểu học môn học thể dục trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, phương pháp luyện tập, nhằm giúp học sinh biết rèn luyện thể dục thể thao, từ đó có đủ sức khoẻ và trí thông minh để hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ học tập hiện tại và lao động xây dựng, bảo vệ tổ quốc sau này. Môn học thể dục còn giúp thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, kỷ luật, tinh thần tập thể.... là tiền đề hình thành nhân cách. “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”; để ngày mai xã hội có những nhân tài tốt, có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo những thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe tốt. Chính vì vậy nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm.
Trong môn học Thể dục ở bậc Tiểu học, ngoài các nội dung: Đội hình đội ngũ, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài thể dục phát triển chung, các trò chơi. Đá cầu là một trong các nội dung được lựa chọn để dạy cho các em học sinh lớp 4, lớp 5 ở phần môn tự chọn. Đá cầu hiện nay là môn thể thao đang phát triển mang tính nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng kỹ thuật động tác. Đá cầu đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, với các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu... và phát triển theo chiều dài của lịch sử dân tộc. Từ thời Mai Hắc Đế, quân đội đã được khuyến khích tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu. Thời Lý, Trần, môn này rất thịnh hành và thường được tổ chức vui chơi trong dịp Tết Nguyên đán, mùa xuân. Thời Pháp thuộc, những trò chơi dân gian ít có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham thích của các tầng lớp nhân dân, nên đá cầu vẫn tồn tại và được lưu truyền. Đá cầu là môn thể thao mũi nhọn của Việt Nam, phong trào tập luyện đá cầu đã dần phát triển từ thành thị đến nông thôn. Từ khi có mặt trong làng thể thao đá cầu đã thu hút khá đông đảo người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước, trong khu vực, trên thế giới. Hiện nay, đã có giải vô địch đá cầu thế giới, tại giải vô địch đá cầu thế giới năm 2013 được tổ chức tại Đồng Tháp Việt Nam dành được 3 huy chương vàng; giải vô địch đá cầu thế giới lần thứ VIII năm 2015 được tổ chức tại RoMa (Italia) Việt Nam dành 4 huy chương vàng. Giải đá cầu cũng đã được tổ chức tại Sea game 2003, sea game 2009 và Việt Nam đã luôn chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mình trong môn thể thao đá cầu.
 Những năm gần đây bên cạnh những môn thể dục thể thao khác như: Bóng đá, cờ vua, bóng bàn, điền kinh  Đá cầu được phát triển rộng rãi, đặc biệt là trong trường học. Bộ giáo dục đã đưa đá cầu vào học từ cấp Tiểu học đến Trung học phổ thông. Điều đó đã được chứng minh thông qua các kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Bởi đá cầu có tác dụng đặc biệt tốt cho lứa tuổi học sinh, môn đá cầu rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy sáng tạo, tâm lý vững vàng, tự tin, quyết đoán Tuy vậy, trong các tiết học đá cầu hiện nay, nhiều gíáo viên chưa hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh mà chỉ nêu qua rồi để học sinh tự chia nhóm, chia tổ, tự tập tâng cầu, đá cầu theo khả năng của bản thân dưới hình thức vui chơi là chính; từ đó học sinh đá cầu theo quán tính, cảm nhận của bản thân, những em không thể thực hiện động tác thì chỉ đứng vào nhóm cho có tham gia chơi, do đó không thực hiện được mục tiêu cơ bản trong chương trình học. Vậy dạy như thế nào để học sinh yêu thích môn thể thao đá cầu và đá cầu đúng kỹ thuật là vấn đề vô cùng có ý nghĩa nhằm thực hiện được mục tiêu môn học; rèn luyện sức khỏe, thể lực cũng như phát triển trí tuệ của học sinh. 
Với lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu mong muốn trước tiên là giúp cho các bài giảng của tôi đạt kết quả cao, tiết học trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn. Đặc biệt là trang bị cho các em học sinh lớp 5 trường tôi phương pháp, kỹ năng đá cầu, giúp cho các em hoàn thành mục tiêu môn học; thực sự yêu thích môn đá cầu nói riêng và môn thể dục nói chung; rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khả năng tư duy sáng tạo và phát hiện để phát triển năng khiếu cho các em tạo nguồn bồi dưỡng để các em tham gia các kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh có được những kiến thức cơ bản trong đá cầu để hoàn thành mục tiêu môn học. Thông qua rèn luyện các động tác cơ bản còn giúp các em tập luyện môn đá cầu có chất lượng hơn; nâng cao kỹ năng đá cầu của bản thân.
Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập luyện môn đá cầu; nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển một cách toàn diện cho các em học sinh khối lớp 5 trong nhà trường; tạo hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành, củng cố và nâng cao những kỹ năng, kỹ xảo động tác.
Giáo dục cho học sinh tính nề nếp trong khi tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh, có nếp sống lành mạnh, có tính tổ chức kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới.
	Tiếp tục duy trì đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh cho các em học sinh. Phát hiện những em có năng khiếu thể dục thể thao trong trường để tiếp tục định hướng bồi dưỡng cho các em nhằm tuyển chọn học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng và các cuộc thi thể dục thể thao do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Tất cả học sinh khối lớp 5 của trường Tiểu học Xuân Tân. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp làm mẫu.
+ Phương pháp quan sát. 
+ Phương pháp tập luyện.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp trò chơi, thi đua.
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
+ Phương pháp nêu gương.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Tập luyện thể dục thể thao là một quá trình rèn luyện các tố chất thể lực và các kĩ năng động tác. Kĩ năng động tác là khả năng thực hiện các động tác một cách thuần thục nhanh chóng và chính xác. Như vậy kĩ năng động tác chỉ có được do tập luyện nhiều thành thói quen nên đó chính là những phản xạ có điều kiện.
Có thể nói đá cầu là môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp, đa dạng. Trong đó trình độ thi đấu của các vận động viên sử dụng rất nhiều kỹ thuật tấn công, phòng thủ phong phú gây khó khăn cho đối phương. Nét đẹp trong môn đá cầu là những động tác khống chế, những động tác tấn công để giành điểm. Một vận động viên có kỹ thuật tốt là người có khả năng tấn công và phòng thủ trong mọi tình huống, trong đó việc khống chế cầu là tiền đề cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ tiếp theo trong tập luyện và thi đấu, phục vụ chiến thuật nhất định. Song thực trạng hiện nay cho thấy các vận động viên trẻ ở nước ta còn non kém về kĩ chiến thuật, tâm lý, khả năng tư duy. Một mặt là do điều kiện tập luyện còn hạn chế, mặt khác đội ngũ cán bộ chưa nắm bắt đặc điểm cơ bản trong huấn luyện, giảng dạy trong các trường học. Chính vì vậy việc giảng dạy đá cầu đối với học sinh là rất quan trọng. Nhất là đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng cần được truyền thụ những kiến thức cơ bản và chính xác là rất quan trọng.
Về mặt thể lực tốc độ phản ứng của các em học sinh lớp 5 đang ở độ tuổi 10 - 11 tuổi gần như ở người trưởng thành. Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốt nên có thể thực hiện được các động tác với biên độ rộng. Tuy nhiên do vẫn còn kém tập trung và chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu như là trò chơi vận động để giúp các em có được những kĩ năng ban đầu, tố chất nhanh và khéo léo. Cần tránh các động tác mạnh, phức tạp quá vì xương của các em chưa cốt hóa hẳn, nhất là có thể bị cong vẹo cột sống.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
a. Thuận lợi:
	Trong năm học 2015 – 2016 tôi được phân công giảng dạy môn Thể dục khối lớp 5; trong quá trình dạy học tôi thấy có những thuận lợi như sau:
- Học sinh tiểu học được làm quen với quả cầu từ rất sớm. Ngay từ năm lớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng vợt gỗ cá nhân. Lên lớp 4 các em được học tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân tạo nền móng cơ bản cho các em khi học môn đá cầu ở lớp 5.
	- Đa số học sinh ngoan, chăm học, yêu thích môn học thể dục. 
	- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tương đối bảo đảm do quả cầu dễ làm các em có thể tự làm dụng cụ cho bản thân.
- Điều kiện trang thiết bị, sân bãi tập luyện cho học sinh trong trường đảm bảo: có sân tập rộng rãi, bằng phẳng, có sân đá cầu.
	- Học sinh thực hiện trang phục thể thao tương đối tốt.
b. Khó khăn:
	Bên cạnh những thuận lợi nêu trên tôi nhận thấy cũng có những khó khăn nhất định như sau:
 	- Tuy ở lớp 4 các em đã được học tâng cầu bằng đùi và chuyền cầu bằng mu bàn chân, má trong bàn chân nhưng số tiết học ở lớp 4 chỉ có 12 tiết (từ tiết 54 – tiết 66) nên nhiều em khi lên lớp 5 vẫn chưa thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân. 
- Ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính gia đình học sinh. Nhiều bậc phụ huynh muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm đến thể lực của các em, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa rèn luyện thể dục thể thao vì nghĩ học thể dục cũng không thể giỏi thêm được tí nào, mà trái lại còn khiến cho các em mệt hơn không học được các môn văn hóa. Vì thế không khuyến khích các em tham gia luyện tập các môn thể dục thể thao ở trường cũng như ở nhà. 
Từ những khó khăn trong thực trạng nơi đơn vị công tác tôi đã đưa ra các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu trong năm học 2016 – 2017 như sau:
3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn đá cầu:	
Biện pháp 1: Giáo viên chỉ rõ tác dụng của môn đá cầu đối với sự hình thành phát triển của cơ thể học sinh nhằm tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn thể thao đá cầu.
Để tạo ấn tượng tốt cho học sinh về môn đá cầu trước khi bước vào học môn này tôi đã nêu cho học sinh biết được những tác dụng to lớn mà môn thể thao đá cầu sẽ đem lại cho cơ thể của các em: Khi luyện tập môn đá cầu một cách khoa học và thường xuyên sẽ giúp cho hệ hô hấp của các em phát triển, dung tích sống tăng lên, tần số hô hấp giảm, tạo thuận lợi cho cơ thể vận động tốt trong cả thời kỳ ưa khí và yếm khí. Đối với hệ tuần hoàn, thông qua việc các em luyện tập có hệ thống và khoa học sẽ làm cho tim của các em thích ứng với khối lượng vận động cao, khả năng giãn nở của các mao mạch tốt hơn, thuận lợi cho việc cung cấp vận chuyển năng lượng cho cơ thể hoạt động trong thời gian dài, đồng thời cũng rút ngắn được thời gian hồi phục sau khi vận động. 
Trong quá trình tập luyện đá cầu còn giúp các em rèn luyện và phát triển cơ quan thị giác, bởi do đặc thù dụng cụ tập là quả cầu nhỏ, tốc độ khi bay nhanh, các em phải tập trung quan sát mới phán đoán chính xác được điểm rơi của quả cầu để thực hiện các kĩ thuật, chiến thuật của mình.
Ngoài các tác dụng nêu trên, tập luyện môn đá cầu thường xuyên còn giúp các em có được thể hình phát triển cấn đối, đặc biệt là hệ thống cơ quan vận động như: cơ, xương, khớp và dây chằng... thường xuyên được tôi luyện, giúp các em bước vào những ngày học tập và làm việc mới một cách thuận lợi hơn. Mỗi khi tập luyện môn thể thao đá cầu các em cần tập trung vận động ở chân cao, vì thế các cơ, xương ở chân cũng có cơ hội căng và giãn nỡ ra, từ đó làm tiền đề phát triển chiều cao cho các em. 
Để nhiều học sinh yêu thích môn thể thao tự chọn này ngoài việc nói cho học sinh biết về lợi ích của môn đá cầu, tôi còn thường xuyên cho các em xem băng hình về các kỹ thuật đá cầu và các trận thi đấu đá cầu ở một số cuộc thi. Ngoài ra khi bước vào tập luyện tôi còn chọn những học sinh có năng khiếu đá cầu trong lớp biểu dương các em trước tập thể lớp; sau đó cho các em có khả năng thực hiện tốt biểu diễn cho các bạn của mình xem để tạo sự phấn khích cho các em, khơi gợi ham muốn được chơi như chính bạn của các em. 
Biện pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ thuật cơ bản cho học sinh.
Trong môn đá cầu, điểm tiếp xúc quả cầu mà người ta thường dùng là mu bàn chân, đùi, má trong, má ngoài, ngực, cách sử dụng thì mỗi người một vẻ. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì cũng đều bắt đầu từ những kỹ thuật cơ bản. Khi kỹ thuật cơ bản đã hình thành, có khả năng khống chế cầu rồi mới phát huy được các kỹ thuật, chiến thuật của mình trong tập luyện, thi đấu.
Trước khi bước vào dạy những kỹ thuật cơ bản tôi chỉ cho học sinh những điểm tiếp xúc của cầu trên cơ thể để các em nắm rõ trong quá trình các em luyện tập.
 Ví dụ: Chỉ cho học sinh biết đâu là mu bàn chân, má trong bàn chân, má ngoài bàn chân, mũi bàn chân, đùi.
 Má ngoài
Má trong
Mu bàn chân
Mũi bàn chân
Khi phân tích kỹ thuật động tác tôi thường giải thích sao cho ngắn gọn, chính xác mà dễ hiểu, giúp các em nắm được từng phần kỹ thuật động tác, tạo điều kiện cho các em tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật. Thường thì khi phân tích động tác tôi kết hợp với chỉ dẫn và làm động tác mẫu để các em dễ hình dung kỹ thuật động tác, đồng thời nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo động tác, tránh được những sai sót dễ mắc phải cho các em trong tập luyện. 
Khi dạy đá cầu cho các em học sinh lớp 5 tôi giải thích rõ các kỹ thuật cơ bản sau đây cho các em:
* Cách cầm cầu:
	Trước hết tôi giới thiệu về cấu tạo của quả cầu cho các em: Quả cầu có 2 phần là cánh cầu và đế cầu. Cánh cầu được làm bằng lông hoặc chất liệu tổng hợp ở phía trên, đế cầu là phần đệm cao su phía dưới. 
Cách cầm cầu: Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên. 
Đế cầu
	Cánh cầu
* Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: 
Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. 
Thực hiện động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2– 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ từ dưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi vuông góc với thân người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp theo.
(Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi)
* Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. 
Thực hiện động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.
(Các bước thực hiện kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân)
(Học sinh tâng cầu bằng mu bàn chân)
* Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân:
Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. 
Thực hiện động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa đến phía bạn đối diện hoặc qua lưới sang sân đối phương.
 (Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân)
* Kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân ( chuyền cầu theo nhóm): 
Tư thế chuẩn bị: 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. 
Thực hiện động tác: Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại)
Biện pháp 3: Chỉ rõ cho học sinh biết được những sai lầm các em thường mắc phải và biện pháp để sửa lỗi cho học sinh.
	Học sinh được tiếp xúc với quả cầu từ tuần học thứ 25 trong chương trình học môn Thể dục lớp 1, lên lớp 2 các em tiếp tục được tiếp xúc với quả cầu bằng các bài tập: Tâng cầu, chuyền cầu bằng vợt gỗ. Do sẵn có quả cầu của chính mình nên ngoài giờ học chính khóa, các em đã không chỉ tâng cầu bằng vợt mà các em đã rất thích thú và tự mình tập các bài tập với cầu theo ý thích của cá nhân. Lên lớp 4 các em được học tâng cầu bằng đùi, đá chuyền cầu bằng mu bàn chân, má trong bàn chân; tuy nhiên do số tiết học ít, thói quen của các em được hình thành từ lớp dưới chưa được khắc phục, các em lại tiếp tục tự thực hiện các bài tập phức tạp hơn như đỡ cầu bằng ngực, bằng đầu. vì vậy khi lên lớp 5 tôi nhận thấy rất nhiều học sinh có thể thực hiện được nhiều kỹ thuật khác nhau và kèm theo đó là do các em tự phát đá cầu nên thường mắc phải các sai lầm sau:
*Những sai lầm học sinh thường mắc và nguyên nhân:
NHỮNG SAI LẦM
NGUYÊN NHÂN
1. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu bằng đùi:
- Tâng cầu quá xa hoặc quá thấp.
- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm.
- Khi tiếp xúc cầu đùi chưa vuông góc với thân.
- Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ thuật.
2. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
- Tung cầu lệch hướng.
- Tâng cầu cao quá hoặc thấp quá.
- Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá.
- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc chậm.
- Phán đoán quan sát hướng cầu đến.
- Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ thuật.
3. Chuyền cầu bằng mu bàn chân:
- Phán đoán điểm rơi không tốt nên không đỡ được cầu.
- Dùng tay đỡ cầu.
- Chuyền cầu không chính xác: mạnh quá hoặc yếu quá.
- Phán đoán tốc độ đến của cầu.
- Phán đoán quan sát hướng cầu đến.
4. Phát cầu bằng mu bàn chân:
- Tung cầu không chính xác.
- Chạm cầu không đúng mu bàn chân.
- Tung cầu quá gần hoặc quá xa với thân người.
- Phán đoán điểm rơi không đúng nên đá không trúng cầu.
Qua quá trình hướng dẫn các em tập luyện, tôi luôn chú ý quan sát kỹ từng học sinh để thấy được cái sai cụ thể của từng em nhằm giúp sửa sai một cách hiệu quả cho c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_mon_da_cau.doc