SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam
Đất nước ta có một bề dày lịch sử lâu đời. Từ những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải biết lịch sử Việt Nam, yêu thích lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc. Thuở sinh thời Bác Hồ đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Đúng vậy, là người con của đất nước Việt Nam thì phải biết cội nguồn của mình, biết những gì mà cha ông ta đã trải qua, biết truyền thống hào hùng của dân tộc và sự phát triển của đất nước, từ đó chúng ta mới biết kế thừa, phát huy những gì tốt đẹp tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước trong tương lai.
Trong những năm gần đây, tình hình học sinh (HS) tiếp thu, ghi nhận những kiến thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Qua các thông tin đại chúng đưa tin, đặc biệt là kết quả các lần thi của HS trung học phổ thông quá thấp làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao kiến thức về môn lịch sử của các em lại kém như vậy? Phải chăng lịch sử bây giờ dài hơn ngày xưa nên HS không tiếp thu được? Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn lịch sử cho HS? . Đây cũng chính là nỗi day dứt của rất nhiều thầy giáo, cô giáo.
Bản thân tôi nhận thấy môn lịch sử là một môn khoa học xã hội rất quan trọng, nó giúp ta quay ngược lại thời gian để tìm hiểu, phân tích đánh giá những sự kiện nhân vật trong lịch sử. Là môn khoa học xã hội nhưng lịch sử lại yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc thời gian, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang một ý nghĩa lịch sử riêng biệt. Vì thế đòi hỏi người tìm hiểu lịch sử phải có thái độ nhận thức một cách nghiêm túc, tuyệt đối không được nhầm lẫn. Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học lịch sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử; để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và thực hành. Dạy Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc, thực tế hiện nay một số không ít giáo viên (GV) vẫn còn coi nhẹ, chưa dành những quan tâm xứng đáng cho tiết dạy, nhiều HS không có hứng thú khi học dẫn đến chất lượng giờ Lịch sử còn nhiều hạn chế.
MỤC LỤC Trang 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 3. Các biện pháp đã sử dụng giúp học sinh lớp 4 yêu thích lịch sử Việt Nam 4 3.1. Giáo viên phải có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc, nắm vững nội dung, chương trình, mục tiêu và phương pháp dạy phần lịch sử lớp 4. 4 3.2. Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cho mỗi bài dạy, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học khác. 6 3.3. Lựa chọn cách thức tổ chức dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 7 3.4. Phối hợp và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học 11 phù hợp với từng dạng bài lịch sử. 3.5.Giúp học sinh nắm chắc 3 yếu tố lịch sử quan trọng: thời gian, sự kiện, nhân vật. 13 3.6. Dạy lịch sử gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử, tham quan dã ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các môn học khác. 16 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta có một bề dày lịch sử lâu đời. Từ những ngày đầu của vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng Tổ quốc. Từng chặng đường, từng giai đoạn lịch sử đã ghi lại những mốc son chói lọi, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Ai đã đi qua những chặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biết chừng nào. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộc bằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó, trước hết các em phải biết lịch sử Việt Nam, yêu thích lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc. Thuở sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đúng vậy, là người con của đất nước Việt Nam thì phải biết cội nguồn của mình, biết những gì mà cha ông ta đã trải qua, biết truyền thống hào hùng của dân tộc và sự phát triển của đất nước, từ đó chúng ta mới biết kế thừa, phát huy những gì tốt đẹp tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước trong tương lai. Trong những năm gần đây, tình hình học sinh (HS) tiếp thu, ghi nhận những kiến thức lịch sử của dân tộc, của đất nước quá hạn chế. Qua các thông tin đại chúng đưa tin, đặc biệt là kết quả các lần thi của HS trung học phổ thông quá thấp làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ và đặt câu hỏi tại sao kiến thức về môn lịch sử của các em lại kém như vậy? Phải chăng lịch sử bây giờ dài hơn ngày xưa nên HS không tiếp thu được? Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn lịch sử cho HS? ... Đây cũng chính là nỗi day dứt của rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Bản thân tôi nhận thấy môn lịch sử là một môn khoa học xã hội rất quan trọng, nó giúp ta quay ngược lại thời gian để tìm hiểu, phân tích đánh giá những sự kiện nhân vật trong lịch sử. Là môn khoa học xã hội nhưng lịch sử lại yêu cầu độ chính xác cao bởi mỗi mốc thời gian, mỗi sự kiện, mỗi nhân vật đều mang một ý nghĩa lịch sử riêng biệt. Vì thế đòi hỏi người tìm hiểu lịch sử phải có thái độ nhận thức một cách nghiêm túc, tuyệt đối không được nhầm lẫn. Học sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, mà học lịch sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử; để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và thực hành. Dạy Lịch sử có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc, thực tế hiện nay một số không ít giáo viên (GV) vẫn còn coi nhẹ, chưa dành những quan tâm xứng đáng cho tiết dạy, nhiều HS không có hứng thú khi học dẫn đến chất lượng giờ Lịch sử còn nhiều hạn chế. Đặc biệt với HS lớp 4 lần đầu được học về lịch sử dân tộc qua môn Lịch sử và Địa lí. Các em rất bỡ ngỡ trong việc tiếp thu kiến thức cũng như phương pháp học phân môn này. Vấn đề đặt ra cho GV phải làm thế nào để ngay từ khi mới làm quen HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử. Hình thành cho HS một phương pháp học phù hợp với đặc trưng bộ môn và nắm vững kiến thức môn lịch sử. Có như vậy mới giúp HS hứng thú, yêu thích với môn học. Từ thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và những khó khăn khi dạy phần Lịch sử cho HS nên năm học 2017 – 2018 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam” để nghiên cứu, thử nghiệm và đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích để tìm ra một số biện pháp giúp HS lớp 4A ở trường tiểu học Hoằng Minh yêu thích Lịch sử Việt Nam. Từ đó tổng kết rút ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 yêu thích Lịch sử Việt Nam” nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài này tôi đã nghiên cứu phương pháp và hình thức tổ chức dạy phần Lịch sử cho HS lớp 4A trường tiểu học Hoằng Minh. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tôi đã tìm hiểu đặc điểm tâm lí HS tiểu học và tâm lí HS lớp 4 để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất giúp các em yêu thích lịch sử dân tộc. Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về lịch sử Việt Nam, trọng tâm là phần lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa thế kỉ XIX. Nghiên cứu kỹ cách dạy phần Lịch sử cho HS tiểu học và HS lớp 4. 4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, đàm thoại, thu thập thông tin: Tôi đã gần gũi nói chuyện với HS để biết được tâm tư, nguyện vọng và mức độ yêu thích phần Lịch sử của HS lớp 4A, lớp 4B trường tiểu học Hoằng Minh để lập bảng số liệu điều tra. Trao đổi với đồng nghiệp về thực trạng dạy phần Lịch sử cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 4 nói riêng. 4.3. Phương pháp thực nghiệm: Dự giờ đồng nghiệp về dạy phần Lịch sử lớp 4. Thực nghiệm cách dạy mới ở lớp 4A trường tiểu học Hoằng Minh từ đầu năm học. Dạy theo cách cũ ở lớp 4B trường tiểu học Hoằng Minh để đối chứng. 4.4. Phương pháp quan sát, thống kê, xử lý số liệu: Tôi đã quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những hành vi, cử chỉ của học sinh trong học tập để từ đó điều chỉnh hay phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả giờ dạy, mức độ yêu thích và kết quả học tập phần lịch sử của lớp 4A và 4B để rút ra các kết luận. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Kiến thức lịch sử ở Tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phần lịch sử. Tuy vậy, những kiến thức trong phần lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ thích nhất định. Đặc điểm của phần lịch sử lớp 4 là cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu,sắp xếp theo thứ tự thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền thuyết hay phóng tác, hư cấu lịch sử. Về mức độ giữa biết, hiểu, vận dụng chương trình coi trọng mức độ biết lịch sử. Cụ thể là sự kiện, hiện tượng lịch sử đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? Diễn ra như thế nào? Các nhân vật nào là tiêu biểu? Còn yêu cầu về hiểu và vận dụng lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội. Đối với những HS hoàn thành tốt có thể đặt yêu cầu cao hơn. Tư duy HS tiểu học là tư duy trực quan cụ thể chiếm ưu thế. Các em không suy nghĩ trước mà trực tiếp vừa làm, vừa nghĩ, vừa điều chỉnh qua hoạt động. Các em khó tư duy trừu tượng dựa trên khái niện mà cần có chỗ dựa đó là trực quan. Vì thế, dạy phần lịch sử giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của GV), tức là HS phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới dự định hướng và kết luận của GV để HS tự hình thành các biểu tượng lịch sử. Giúp cho HS yêu thích lịch sử Việt Nam. Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Mỗi người đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta đều là con một mẹ, sống chung một mái nhà nước Việt.Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì về lịch sử nước ta. Không biết, không hiểu sao yêu mến được? Tất cả phải làm sao cho các em biết, hiểu,yêu mến, tự hào về lịch sử dân tộc. Trách nhiệm nặng nề, vẻ vang này là của mỗi GV. Người GV là người lãnh sứ mệnh cao cả đó. Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta. Nhưng làm được điều đó trước hết người GV phải có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc thì mới thực sự làm tròn được trách nhiệm vẻ vang đó. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Hoằng Minh và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy thực trạng dạy và học phần lịch sử lớp 4 như sau: 2.1. Về giáo viên Một số GV đã quan tâm, coi trọng dạy phần lịch sử, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử cho HS. Tuy nhiên, nhiều GV vẫn còn bị ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống thuyết trình, giảng giải là chính, còn cứng nhắc trong phương pháp giảng dạy, các hình thức dạy học còn đơn điệu, thiếu đầu tư về phương tiện dạy học, chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu, chưa nhiệt tình trong giảng dạy. Bản thân GV còn coi môn này là môn học phụ, chưa đầu tư như môn Toán và môn Tiếng Việt, chính vì thế khi tham gia các hội thi GV giỏi các cấp nhiều đồng chí rất ngại dạy Lịch sử. 2.2. Về học sinh Học sinh lớp 4 lần đầu tiên được làm quen với môn Lịch sử và Địa lí với kênh chữ đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức nên nhiều HS bỡ ngỡ, lúng túng khi tìm hiểu bài học. Các em chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử, nhận thức bài học một cách thụ động, hiểu bài đấy xong lại quên ngay. Chỉ sau một kì kiểm tra lại kết quả cho thấy đối với HS hoàn thành gần như quên hết, HS hoàn thành tốt có nhớ nhưng lộn xộn về thời gian và sự kiện. Thậm chí HS còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh. Nhiều em không hứng thú khi học dẫn đến ngại học lịch sử. * Nguyên nhân của thực trạng Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không yêu thích lịch sử? Qua quá trình giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy học sinh chưa yêu thích lịch sử Việt Nam do nhiều nguyên nhân như: - Do phim ảnh, sách truyện về lịch sử của nước ta còn nghèo nàn đơn điệu, không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài, - Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn nghèo nàn. - HS chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử. - GV chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong bài dạy. Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng còn áp đặt HS, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Bản thân GV, phụ huynh và HS có phần xem nhẹ phân môn này so với môn Toán và Tiếng Việt 2.3. Số liệu thống kê Vì lớp 4 các em mới được học môn lịch sử nên sau 4 tuần học tôi khảo sát mức độ yêu thích môn lịch sử của lớp 4A dạy theo cách đổi mới và lớp 4B dạy theo cách chưa đổi mới (đều do tôi dạy).Với số lượng học sinh bằng nhau (23 em), trình độ HS các môn Toán, Tiếng Việt và các môn khác được đánh giá tương đương nhau. Kết quả như sau: Lớp HS yêu thích, hứng thú học phần Lịch sử HS học chỉ vì yêu cầu của GV HS không thích học phần Lịch sử SL TL SL TL SL TL 4A 8 34,8% 9 39,1% 6 26,1% 4B 6 26,1% 8 34,8% 9 39,1% 3. Các biện pháp đã sử dụng giúp học sinh lớp 4 yêu thích lịch sử Việt Nam Xuất phát từ thực trạng và các nguyên nhân ở trên, đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của người GV, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp để giúp HS lớp 4 yêu thích lịch sử Việt Nam như sau: 3.1. Giáo viên phải có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc, nắm vững nội dung, chương trình, mục tiêu và phương pháp dạy phần lịch sử lớp 4. Làm thế nào để HS tích cực, tự giác, tham gia hứng thú các hoạt động học tập để các em nhớ được những nhân vật, sự kiện lịch sử bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên?... Điều cơ bản là GV phải có kiến thức, am hiểu, yêu mến và tự hào về lịch sử dân tộc, nắm vững nội dung chương trình, mục tiêu cần đạt được đồng thời biết lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp để tổ chức cho HS hoạt động. Biết được HS cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Lập được kế hoạch bài dạy khoa học. Cụ thể, GV cần nắm vững những vấn đề sau: a. Nội dung chương trình và sách giáo khoa *SGK môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 gồm có ba phần: Phần mở đầu trình bày sơ lược về nội dung, yêu cầu và một số kiến thức, kĩ năng chung khi học môn Lịch sử và Địa lí. Phần lịch sử trình bày những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, phản ánh những cộc mốc đánh dấu sự phát triển của các giai đoạn lịch sử, những thành tựu trong sự nghiệp dựng nước (kinh tế, chính trị, văn hóa,) và giữ nước của ông cha ta từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến buổi đầu thời Nguyễn. [2] Các bài học được biên soạn phù hợp với tâm lý nhận thức của HS lớp 4. Không quá tải về kiến thức.Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Giúp HS tự học tại lớp, tại nhà. Nhằm giúp HS có ý thức tự giác trong học tập. Phần lịch sử ở lớp 4 gồm 29 bài SKG mỗi bài dạy trong 1 tiết,1 tiết ôn tập cuối năm; 2 tiết kiểm tra cuối học kì I và cuối năm. * Nội dung chương trình lịch sử lớp 4 gồm có 8 giai đoạn lịch sử là: - Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN). - Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938. - Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009). - Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226). - Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400). - Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV). - Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. - Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858) b.Mục tiêu của phần lịch sử lớp 4 Cung cấp cho học sinh có một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu,tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa thế kỉ XIX. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng : - Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. - Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. - Nhận biết các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết. hình vẽ, sơ đồ, - Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: - Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em. - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước - Tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa gần gũi với HS.[2] c. Phương pháp và hình thức giảng dạy phần lịch sử lớp 4 Một số phương pháp thường dùng: Nêu và giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm; Trực quan; Trò chơi học tập; Kể chuyện lịch sử; Vấn đáp; Vận dụng và kết hợp các phương pháp dạy học trên nguyên tắc: HS được tự hoạt động để phát hiện, nhận thức kiến thức. Một số hình thức dạy học: - Dạy trong lớp học: Dạy cả lớp; Dạy học theo nhóm; Dạy cá nhân. - Dạy ngoài hiện trường: Dạy cả lớp; Dạy học theo nhóm; Dạy cá nhân. 3.2. Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cho mỗi bài dạy, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học khác. Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thông qua những "dấu tích" của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu là phải cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh tiểu học cần có những biểu tượng về "các sự kiện đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể. Vì vậy việc chuẩn bị đầy đủ các tư liệu cho mỗi bài dạy (tư liệu viết, tư liệu băng hình, tư liệu tranh ảnh) để minh họa cho các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài giảng trên lớp đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu những kiến thức lịch sử mà các em thu nhận được. Đặc biệt những hình ảnh, tư liệu sống động, phong phú sẽ góp phần làm tái hiện cho HS những sự kiện, nhân vật lịch sử bổ sung những kiến thức lịch sử đã học trên lớp một cách cụ thể hơn. Phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của HS. Đem đến cho HS sự yêu thích lịch sử Việt Nam. Ví dụ: Khi quan sát các hình ảnh lưỡi cày đồng, môi bằng đồng, vòng trang sức bằng đồng, đồ gốm, HS có thể hình dung phần nào đời sống xã hội của người Lạc Việt, tạo biểu tượng về đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Lạc Việt thời Hùng Vương. Với mỗi bài lịch sử tôi đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để GV và HS chủ động trong bài dạy. Tích cực sưu tầm tư liệu phục vụ cho bài dạy. Khi sử dụng những tư liệu băng hình tôi xem trước, rồi cắt bỏ bớt chỉ chọn những đoạn phục vụ cho yêu cầu bài dạy với thời gian tối đa là 5 phút. Đặc biệt, trường Tiểu học Hoằng Minh tất cả các lớp học đều có máy chiếu nên bản thân tôi đã mạnh dạn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thiết kế bài dạy điện tử, sử dụng các phương tiện nghe nhìn như: phim video, radio cassette, phim đèn chiếu, máy chiếu overhead, đã đem lại một số hiệu quả nhất định, tạo hứng thú cho HS trong học tập. Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Ngoài sự chuẩn bị của GV, tôi kết hợp với phụ huynh khuyến khích HS chuẩn bị ở nhà sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan để tham gia thảo luận, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do GV cung cấp để nắm vững được nội dung bài, nhiều em rất thích thú khi được hướng dẫn tự sưu tầm tài liệu cho tiết học mới. Khơi dậy trong các em niềm yêu thích lịch sử dân tộc. 3.3. Lựa chọn cách thức tổ chức dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Cách thức tổ chức dạy học chính là cách thức tổ chức hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm thực hiện những nhiệm vụ của tiết học đề ra để đạt được mục tiêu bài học. Ngày nay cách thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng dạy và học. Học Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc- trò chép, thầy giảng- trò nghe, HS học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: HS thông qua quá trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Muốn làm được điều đó tôi đã lựa chọn cách thức tổ chức dạy học mà ở đó các hoạt động của HS được chuyển đổi đa dạng: Làm việc cá nhân, hợp tác nhóm và hoạt động chung cả lớp. Thay vì tạo ra một không gian học tập tĩnh, mang tính cá nhân, tôi khuyến khích HS tạo ra một không gian học tập sôi nổi với những hoạt động hợp tác, thảo luận diễn ra hài hòa, đều đặn. Hoạt động học linh hoạt, HS sẵn sàng chuyển từ học cá nhân sang thảo luận nhóm, rút ra nhận xét, ... HS liên tục được thử nghiệm trong những vai trò mới khiến cho mỗi giờ học đều trở nên thú vị. Sau đây là cách thức tổ chức dạy học chung cho phần lịch sử lớp 4 mà tôi đã áp dụng ở lớp 4A đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy, HS vừa được lĩnh hội kiến thức, vừa thoải mái và vui vẻ hơn giúp HS yêu thích lịch sử Việt Nam. Cách tổ chức dạy học ở lớp 4B Cách tổ chức dạy học ở lớp 4A Hoạt động 1: Kiểm tra
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_yeu_thich_lich_su.doc