SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường tiểu học thiết kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học tập đọc

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường tiểu học thiết kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học tập đọc

Trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học gồm nhiều phân môn, trong đó môn Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình. Vì ngoài việc hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nó còn có nhiệm vụ giúp học sinh cảm thụ văn học và phát triển tư duy cho học sinh. Môn Tập đọc có một vai trò quan trọng là cung cấp một khối lượng ngữ liệu văn chương nhiều nhất, thuộc nhiều chủ điểm khác nhau vì thế khi dạy Tập đọc, một yêu cầu cao hơn cả đặt ra cho mỗi giáo viên đó là rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh như thế nào cho hiệu quả. Bởi cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, cảm thụ văn học giúp các em không chỉ được thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động cả về mặt tình cảm, từ đó sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực, hành động, tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cho các em theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.

 Vì vậy tôi thấy rằng việc nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là một việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học trong khuôn khổ sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học Tập đọc ”.

 

doc 23 trang thuychi01 23942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường tiểu học thiết kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT KẾ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG GIỜ HỌC TẬP ĐỌC
Người thực hiện: Trịnh Thị An
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiết Kế
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng việt
THANH HÓA, NĂM 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT KẾ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG GIỜ HỌC TẬP ĐỌC
Người thực hiện: Trịnh Thị An
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thiết Kế
SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng việt
THANH HÓA, NĂM 2016
MỤC LỤC
 Trang
A. Mở đầu 
1
I. Lí do chọn sáng kiến
1
II. Mục đích nghiên cứu
1
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng của việc dạy – học cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Thiết Kế.
4
III. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong phân môn Tập đọc.
8
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
C. Kết luận, kiến nghị
18
I. Kết luận
18
II. Kiến nghị
19
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn sáng kiến.
	Trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học gồm nhiều phân môn, trong đó môn Tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình. Vì ngoài việc hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết nó còn có nhiệm vụ giúp học sinh cảm thụ văn học và phát triển tư duy cho học sinh. Môn Tập đọc có một vai trò quan trọng là cung cấp một khối lượng ngữ liệu văn chương nhiều nhất, thuộc nhiều chủ điểm khác nhau vì thế khi dạy Tập đọc, một yêu cầu cao hơn cả đặt ra cho mỗi giáo viên đó là rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho học sinh như thế nào cho hiệu quả. Bởi cảm thụ văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, cảm thụ văn học giúp các em không chỉ được thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động cả về mặt tình cảm, từ đó sẽ nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực, hành động, tạo nên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cho các em theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.
	Vì vậy tôi thấy rằng việc nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là một việc làm thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học trong khuôn khổ sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học Tập đọc ”.
 II. Mục đích nghiên cứu.
Việc chọn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thiết Kế nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong giờ học Tập đọc ” nhằm mục đích:
Điều tra thực trạng cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thiết Kế.
 Tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất, nhằm giúp học sinh lớp 4 nâng cao năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4.
	Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh qua tiết tập đọc nhằm trang bị cho học sinh vốn văn hóa – văn học cần thiết cho các em. Giúp học sinh nhận biết nhanh gọn và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong bài đọc, giúp học sinh hình thành và phát triển tình cảm, nhân cách đẹp của con người, tạo cho học sinh biết rung cảm, thưởng thức vẻ đẹp và phát triển tư duy.
III. Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh lớp 4A (lớp thực nghiệm) và học sinh lớp 4B (lớp đối chứng) ở trường Tiểu học Thiết Kế.
	Phân môn: Tập đọc lớp 4
IV. Phương pháp nghiên cứu.
 	- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê.
	- Phương pháp phân tích – tổng hợp
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận
	Cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc là một mục tiêu quan trọng, hết sức cần thiết. Cảm thụ văn học không phải là hoạt động ghi nhận bằng ống kính, mà là một quá trình hoạt động bằng năng lực nhận thức, sự cảm nhận cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc ở ngôn từ, một hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người, ở nghệ thuật viết, ở ý nghĩa bài thơ, bài văn mà các em được học. Cảm thụ văn học là quá trình tâm lí phức tạp và đầy sang tạo. Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào để khám phá nó bao giờ cũng phải dựa vào trí sáng tạo và sự tưởng tượng của con người.
 Cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu cảm thụ văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật, tính hình tượng của văn chương. Đây là quá trình hoạt động nhận thức thẩm mỹ rất đặc biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Mỗi một tác phẩm văn học đều mang một vẻ đẹp toàn diện về cả nội dung và cả giá trị nghệ thuật. Đó chính là vẻ đẹp về ngôn ngữ, về các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó. Quá trình nhận thức cái đẹp trong văn thơ là quá trình nhận thức cái đẹp về ngôn ngữ nghệ thuật. Mà đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là giàu hình ảnh, có sức biểu cảm và có tính đa nghĩa.
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học trước khi đến trường, học sinh tiểu học đã có vốn văn học nhất định. Đây không phải là lần đầu tiên các em được tiếp xúc với hình tượng văn học. Ngay từ nhỏ các em đã được nghe bố, mẹ, ông, bà kể chuyện cổ tích, truyện kể nhi đồng, nghe và thuộc các bài đồng dao, một số bài ca dao, dân ca....Dù chưa ý thức rõ rệt, nhưng các em đã có cảm giác yêu nhân vật này hơn nhân vật khác, thích câu chuyện này hay không thích câu chuyện kia...là vì các em đã có những " cảm nhận chủ quan" về câu chuyện được nghe. Chứng tỏ sự tiếp xúc này đã giúp các em cảm nhận về văn, thơ, từ rất sớm, từ thuở ấu thơ trong lời kể chuyện của bà, lời mẹ hát ru. 
Đến bậc Tiểu học, lần đầu tiên các em được tiếp xúc với tác phẩm văn học bằng chữ viết qua các bài tập đọc, chữ viết tiếp tục đưa các em đi xa hơn nữa trong việc cảm thụ thế giới văn chương. Trường tiểu học sẽ trang bị cho các em một số tri thức và rèn luyện một số kĩ năng, năng lực cần thiết cho cảm thụ văn học. Học sinh bắt đầu làm quen với các thao tác, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật cuả tác phẩm. Đó là những câu hỏi, những bài tập yêu cầu phát hiện ý của đoạn văn, đoạn thơ, ý chính hay nội dung của bài thơ, bài văn, hoặc tìm từ ngữ "chìa khoá", làm nên cái hay cái đẹp của đoạn văn bản....Học sinh cũng được trang bị một số kiến thức về hình tượng, về ngôn ngữ nghệ thuật thông qua hệ thống câu hỏi, bài của bài tập đọc. 
 	Tuy nhiên, các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện những nội dung trừu tượng, khái quát trong bài đọc và một số kĩ năng diễn đạt. Đó là vì do tư duy lôgíc ở các em chưa phát triển như ở người trưởng thành. Song bên cạnh đó ở các em lại có những ưu điểm đặc biệt trong cảm thụ văn học đó là: Những cảm quan tuổi thơ, đó là sự nhạy cảm, trong sáng, hồn nhiên, chân thật, ngộ nghĩnh rất đáng quí ở các em. Trong con mắt trẻ thơ, thế giới luôn đầy tính ngạc nhiên. Người ta thường nói tới "nhãn quan trẻ thơ" tức là cách nhìn từ góc độ trẻ thơ. Thật vậy, dưới nhãn quan này, cuộc sống luôn hiện ra những điều mới mẻ. Ngay cả những gì bình thường nhất đang diễn ra hàng ngày, đối với trẻ thơ cũng có thể đầy sự mới lạ, hấp dẫn.
 Từ cơ sở lý luận trên, tôi đã nghiên cứu những mặt còn tồn tại trong quá trình dạy và học cảm thụ văn học ở lớp 4. Để tìm ra những biện pháp giảng dạy đạt được hiệu quả cao nhất trong các bài Tập đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Thiết Kế.
 II. Thực trạng của việc dạy - học cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc ở trường Tiểu học Thiết Kế.
 1. Đặc điểm nhà trường: Trường Tiểu học Thiết Kế thuộc địa bàn xã Thiết kế là một xã nghèo và còn nhiều khó khăn của huyện Bá thước. Học sinh ở đây 100% là con em dân tộc Mường. Nghề nghiệp chính các gia đình là làm nông nghiệp, hoàn cảnh còn nhiều thiếu thốn, khó khăn. Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Đây cũng chính là một ảnh hưởng không nhỏ trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường.
 2. Về phía giáo viên: Nhìn chung hầu hết giáo viên đều rất coi trọng việc dạy phân môn Tập đọc, xác định rõ được các nhiệm vụ của việc dạy Tập đọc là rèn cho cho học sinh 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên một hạn chế dễ phát hiện nhất trong dạy Tập đọc là: giáo viên mới chỉ coi trọng việc rèn tốc độ đọc cho học sinh, còn xem nhẹ việc đọc diễn cảm, đọc hiểu và cảm thụ văn học. Hơn nữa trong cách nghĩ của mỗi giáo viên hầu như đã in sâu quan niệm, dạy Tập đọc chủ yếu là học sinh được đọc nhiều còn việc cảm thụ văn học cho học sinh là chưa cần thiết, chỉ cần tìm hiểu sơ qua hệ thống các câu hỏi trong sách giáo khoa là đủ, không cần chú trọng nhiều, vì thời lượng một tiết tập đọc ngắn, giáo viên chỉ cần tập trung rèn các em đọc trôi chảy. Mặt khác, giáo viên lên lớp dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy. 
 Một vấn đề nữa trong dạy học giáo viên chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học mới, chưa tìm ra các biện pháp dạy học hiệu quả để áp dụng vào việc rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Nếu có dạy cảm thụ văn học thì đa số giáo viên còn áp đặt cách cảm thụ của mình cho học sinh, trò cảm thụ ý kiến của thầy, cảm thụ lại những điều mà thầy cảm thụ được. Một số giáo viên thì quan niệm: vấn đề dạy học cảm thụ văn học là dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, là dạy nâng cao cho học sinh. Từ việc nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc cho hoc sinh là một phần nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao. 
 3. Đối với học sinh: Qua thực tế dạy học và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy trong quá trình cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc các em gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các em không nắm được bản chất của hoạt động cảm thụ văn học là làm cái gì, không có các kĩ năng cần thiết để cảm thụ một văn bản nghệ thuật.
 Để khảo sát toàn diện về vấn đề nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Thiết Kế, vào đầu năm học 2015 -2016 tôi đã tiến hành một thực nghiệm mang tính thăm dò bằng việc phỏng vấn trực tiếp 36 học sinh của hai lớp 4A, 4B bằng các câu hỏi: 
? Em có thích học môn Tập đọc không? Cho cô biết lí do vì sao em thích hoặc không thích? Học môn Tập đọc em thấy ngại và khó ở điểm nào? Sở thích của em trong học tập ?
Kết quả phỏng vấn 36 học sinh hai lớp 4A và 4B được đánh giá theo hai mức độ: Hứng thú và chưa hứng thú như sau:
Thời gian
Lớp
Sĩ số
Mức độ
Hứng thú
Chưa hứng thú
SL
TL
SL
TL
12/9/2015
4A
18
4
22%
14
78%
12/9/2015
4B
18
6
33%
12
67%
 Sau đó tôi tiếp tục tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra khảo sát để đánh giá năng lực cảm thụ văn học của 36 học sinh hai lớp 4A, 4B bằng 3 dạng bài tập như sau: 
Dạng1: Kiểm tra năng lực đọc một văn bản nghệ thuật
- Đọc thành tiếng bài thơ “Mưa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Dạng 2: Phát hiện nội dung và biện pháp nghệ thuật của bài đọc.
- Tìm những biện pháp nghệ thuật có trong bài thơ “Mưa” ? 
- Nêu nội dung của bài thơ đó?
Dạng 3: Cho học sinh cảm thụ một đoạn thơ:
- Đọc bài thơ sau và nói lên có suy nghĩ của em về người bạn nhỏ trong bài thơ?
 Bóng Mây
	Hôm nay trời nắng như nung
	Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
	Ước gì em hóa đám mây
	Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
 (Thanh Hào)
	Kết quả đánh giá qua ba dạng bài tập trên của học sinh hai lớp 4A và 4B được đánh giá theo hai mức độ: Hoàn thành và Chưa hoàn thành như sau:
Thời gian
Lớp
Sĩ số
Nội dung
Mức độ
Hoàn thành
Chưa HT
SL
TL
SL
TL
14/9/2015
4A
18
Đọc đúng
10
55%
8
45%
Đọc diễn cảm
4
22%
14
78%
Phát hiện các biện pháp nghệ thuật, nội dung bài.
5
27.5%
13
71.5%
Cảm thụ một đoạn thơ
4
22%
14
78%
15/9/2015
4B
18
Đọc đúng
11
60.5%
7
39.5%
Đọc diễn cảm
5
27.5%
13
71.5%
Phát hiện các biện pháp nghệ thuật, nội dung bài.
6
33%
12
67%
Cảm thụ một đoạn thơ
6
33%
12
67%
	Từ kết quả trên cho thấy chất lượng cảm thụ văn học của học sinh còn yếu ở các mặt sau:
 - Vốn sống, hiểu biết về xã hội của các em rất kém, ngôn ngữ nói và viết thì nghèo nàn. Phỏng vấn học sinh tôi được biết hầu hết các em ngại học Tập đọc, học Tập đọc các em không thích học phần tìm hiểu nội dung bài đọc vì không biết trả lời các câu hỏi. Hầu hết học sinh thích xem truyện tranh hơn là đọc các sách văn học thiếu nhi có nhiều kênh chữ nên các em thiếu cái nền cơ bản khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài tập đọc... Chính vì thế, tiết tập đọc trở nên khô khan, nhàm chán và học sinh không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân.
 - Chất lượng đọc diễn cảm còn yếu, chậm trong việc nhận diện ngôn ngữ, đọc và hiểu còn tách rời nhau, đọc nhưng không tư duy được cái đọc, đọc mà không hiểu.
 - Việc tìm hiểu nội dung và cách trả lời câu hỏi còn máy móc, phụ thuộc vào từng chữ của văn bản, chưa biết chắt lọc, trình bày lúng túng, thiếu sáng tạo. Nhiều em chưa nắm chắc các biện pháp tu từ, chưa biết rút ra nội dung bài đọc, chưa biết bày tỏ cảm xúc, chưa biết rút ra bài học về nhận thức về tình cảm, hành vi, sau khi đã được đọc, được nghe.
	Như vậy quá trình nhận thức và thực hành cảm thụ văn học của học sinh và giáo viên trong môn tập đọc đang còn nhiều tồn tại. Việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc còn hình thức, chiếu lệ và chủ yếu là thực hiện bằng kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên chứ chưa có một quy trình nào đảm bảo tính khoa học để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho các em. Bản thân các em còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình cảm thụ và diễn đạt kết quả cảm thụ, khiến cho học sinh không thấy hứng thú khi học môn Tập đọc và đặc biệt là phần tìm hiểu, cảm thụ văn học. Đôi khi học sinh cảm thấy sợ khi làm các bài tập về cảm thụ văn học, đặc biệt là dạng hồi đáp văn bản, học sinh không chủ động trong việc diễn đạt kết quả cảm thụ, “ngại” bày tỏ cảm xúc bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên chưa biết tạo hứng thú học tập cho học sinh, chưa kích thích được sự tò mò, ham tìm hiểu của các em.Vì vậy để khắc phục được những tồn tại này và nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc tôi đã mạnh dạn thực hành vào giờ dạy bằng các giải pháp dưới đây.
 III. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh trong phân môn Tập đọc.
 	Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh, lập sổ theo dõi, lên kế hoạch nội dung bồi dưỡng, phụ đạo những điểm yếu của học sinh cụ thể như sau: 
	Thứ nhất: Rà soát phân loại đối tượng học sinh theo trình độ, tôi tiến hành: Lên kế hoạch và thực hiện phụ đạo cho học sinh 2 buổi chiều/ tuần, chia nhóm học tập theo những hạn chế của từng đối tượng học sinh đã được phân loại, lập sổ theo dõi từng tiến bộ của học sinh sau mỗi tuần học. 
	Thứ hai: Phụ đạo nâng cao khả năng đọc cho học sinh.
 Trong các buổi học phụ đạo tôi đã chia nhóm học sinh theo trình độ đọc, nhu cầu và hứng thú, từ đó tôi lựa chọn các bài đọc tương ứng với trình độ của mỗi nhóm, yêu cầu học sinh luyện đọc đạt theo yêu cầu: đọc đúng tốc độ, phát âm chuẩn xác, đúng kiểu câu, đúng độ cao, trường độ, ngắt nghỉ đúng, đọc diễn cảm. Sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đọc, cảm thụ văn học dựa trên những tri thức mà các em có.
Thứ ba: Cung cấp và củng cố lại hệ thống kiến thức cơ bản về Tiếng Việt 
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở Tiểu học, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt mà đặc biệt là hệ thống kiến thức Luyện từ và câu. Có nắm chắc được các kiến thức về Từ loại, Loại từ, các biện pháp tu từ, có vốn từ ngữ phong phú thì các em mới cảm nhận được vẻ đẹp của những bài văn, bài thơ. Trong buổi học phụ đạo tôi đã củng cố lại hệ thống kiến thức mà các em chưa nắm chắc.
Ví dụ: Ôn về nhận diện từ tôi đã cho các em thực hành bài tập sau: 
 Câu thơ sau hay ở chỗ nào? Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu thơ các em cần dựa vào kiến thức loại từ để tìm ra từ “Lửa lựu lập loè “: Bốn phụ âm l được lặp lại, các âm điệu hài hoà, từ láy lập loè gợi nét nghĩa: một trạng thái không ổn định, lúc mờ, lúc tỏ, lúc mạnh, lúc yếu, lúc cao, lúc thấp giúp ta thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ như sắc lửa khi ẩn, khi hiện, báo hiệu không khí oi bức của mùa hè đang tới dần. 
Cho học sinh làm các bài tập về nhận diện từ, tìm từ ngữ, cách dùng từ đặt câu. Bên cạnh đó các em cần nắm chắc cách đặt câu, đảo ngữ, sử dụng điệp ngữ trong cách trình bày nội dung cảm thụ cũng rất quan trọng.
 Ví dụ tôi đã cho học sinh tham khảo một đoạn văn hay trong bài Đường đi Sa Pa của nhà văn Nguyễn Phan Hách: “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.” Và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
Từ cách dùng từ độc đáo đó các em sẽ thấy: nếu thiếu đi những trạng ngữ gây ấn tượng về thời gian (thoắt cái), cách đảo bổ ngữ (lác đác), đảo vị ngữ (trắng long lanh) thì những câu văn trên sẽ không làm cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của Sa Pa.
Ngoài ra trong các buổi phụ đạo các em còn được hướng dẫn làm một số bài tập cảm thụ đoạn văn, củng cố về bố cục một bài văn, một số biện pháp tu từ như: so sánh , nhân hoá, ... 
Ví dụ: Câu thơ sau nói lên tình cảm gì của bố và con sau nhiều ngày mong đợi?
“Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”. (Mẹ vắng nhà ngày bão)
 Thông qua hệ thống câu hỏi xoáy vào trọng tâm nội dung cần khai thác, để học sinh phát hiện những tín hiệu nghệ thuật, đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội dung, ý nghĩa đoạn văn, đoạn thơ đưa ra...Những tín hiệu nghệ thuật này có thể là những từ  “ đắt”, đa nghĩa, từ gợi tả, gợi cảm, những hình ảnh thẩm mĩ, những câu từ hay, những nhân vật có tính điển hình, để từ đó các em biết khai thác và cảm thụ.
Nắm được ý nghĩa của các khái niệm đó, các em sẽ hiểu rõ hơn ý diễn đạt của câu, đoạn của bài thơ, bài văn. Dễ dàng phát hiện ra những tín hiệu nghệ thuật, những biện pháp tu từ, những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những hình ảnh so sánh, đối lập... được thể hiện trong tác phẩm. Nắm vững ngữ pháp Tiếng Việt, các em sẽ nói tốt, viết tốt, diễn đạt tốt và hình thức diễn đạt sinh động, sáng tạo. Từ đó giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp, phương tiện dạy hoc.
 	Trong dạy học môn Tập đọc, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học mới, đó là dạy học theo mô hình VNEN và ứng dụng phần mềm power point trong dạy học , kết quả cho thấy hiệu quả của giờ học Tập đọc rất tốt: Học sinh được học tập thoải mái, được hợp tác trao đổi với bạn để phát hiện kiến thức, hứng thú văn thơ được trỗi dậy, tạo nên cảm xúc mạnh mẽ từ các hình ảnh được trình chiếu phục vụ cho từng nội dung bài đọc. 
Giải pháp 3: Nâng cao năng lực cảm thụ văn học qua việc thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật tạo hứng thú văn thơ ngay từ phần giới thiệu bài.
Ở lứa tuổi Tiểu học, khả năng nhạy cảm, tinh tế trong cảm thụ của các em mang những đặc thù riêng. Tình cảm, tâm hồn của các em rất hồn nhiên, trong sáng rất dễ rung động trước những kích thích, trong đó có kích thích thẩm mĩ. Dựa vào đặc điểm này trong dạy học Tập đọc tôi thường xuyên sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học, cho học sinh xem tranh. Tạo sự cuốn hút ngay từ lời giới thiệu bài bằng cách mở rộng lời giới thiệu không chỉ giới thiệu về tác phẩm mà còn giới thiệu cả tác giả. Cho học sinh thưởng thức các ca khúc có liên quan đến bài đọc đã được phổ nhạc ở phần giới thiệu bài đã tạo nên sự kích thích tích cực về thị giác, thính giác và nảy sinh cách đặt vấn đề cho bài đọc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Tôi đã cho học sinh thưởng thức ca khúc “Lời ru trên nương” là bài hát được phổ nhạc từ bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Hay khi dạy bài “Đường đi Sa Pa” phần giới thiệu bài tôi cho học học sinh quan sát các hình ảnh đẹp về Sa Pa. Với bài “Mẹ ốm” tôi đã tìm hiểu thêm về tác phẩm, tác giả và giới thiệu về 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_o_truong_tieu_hoc.doc