SKKN Một số biện pháp Giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, thì giáo dục phải không ngừng phát triển. Trong dạy học việc giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo thì người giáo viên còn phải giúp cho các em có một kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. Vậy đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN: Là hình thức dạy học tạo cho học sinh hoạt động trong môi trường häc tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực của xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.
Việc học hợp tác nhóm đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giao tiếp tốt, phải mạnh dạn tự tin và có khả năng điều hành trong công việc. Qua thực tế dạy học ở trường Tiểu học Đông Hải 1, thành phố Thanh Hoá đang dạy học theo mô hình này. Tôi thấy các em khi hợp tác nhóm chưa mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế, khả năng điều hành nhóm còn non. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu về phương pháp dạy học này. Vì vậy một số giáo viên nhận thức rằng: học sinh hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà các em học sinh bình thường không thể giải quyết được. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp các em có một kỹ năng giao tiếp một các mạnh dạn, tự tin và có khả năng điều hành tốt trong hợp tác nhóm, là một giáo viên lớp 3 giảng dạy qua nhiều năm, tôi luôn trăn trở, làm thế nào và sử dụng biện pháp gì để giúp các em tự tin trong giao tiếp, bước đầu biết tự lập trong cuộc sống.
Qua 2 năm nghiên cứu, trải nghiêm thực tế tôi đã đưa ra Một số biện pháp Giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm theo mô hình trường học mới VNEN và tiến hành vận dụng vào giảng dạy ở lớp mình phụ trách. Tôi cảm thấy hiệu quả và phù hợp với mô hình và đặc điểm của học sinh Đông Hải 1.
MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, thì giáo dục phải không ngừng phát triển. Trong dạy học việc giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo thì người giáo viên còn phải giúp cho các em có một kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống. Vậy đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. Phương pháp dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN: Là hình thức dạy học tạo cho học sinh hoạt động trong môi trường häc tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực của xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc học hợp tác nhóm đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giao tiếp tốt, phải mạnh dạn tự tin và có khả năng điều hành trong công việc. Qua thực tế dạy học ở trường Tiểu học Đông Hải 1, thành phố Thanh Hoá đang dạy học theo mô hình này. Tôi thấy các em khi hợp tác nhóm chưa mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế, khả năng điều hành nhóm còn non. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thật sự hiểu sâu về phương pháp dạy học này. Vì vậy một số giáo viên nhận thức rằng: học sinh hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà các em học sinh bình thường không thể giải quyết được. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp các em có một kỹ năng giao tiếp một các mạnh dạn, tự tin và có khả năng điều hành tốt trong hợp tác nhóm, là một giáo viên lớp 3 giảng dạy qua nhiều năm, tôi luôn trăn trở, làm thế nào và sử dụng biện pháp gì để giúp các em tự tin trong giao tiếp, bước đầu biết tự lập trong cuộc sống. Qua 2 năm nghiên cứu, trải nghiêm thực tế tôi đã đưa ra Một số biện pháp Giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm theo mô hình trường học mới VNEN và tiến hành vận dụng vào giảng dạy ở lớp mình phụ trách. Tôi cảm thấy hiệu quả và phù hợp với mô hình và đặc điểm của học sinh Đông Hải 1. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Giúp học sinh mạnh dạn tự tin giao tiếp trong hợp tác nhóm. - Giúp học sinh có đủ khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ động, đọc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. - Giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh lớp 3A năm học 2015- 2016 - Trường Tiểu học Đông Hải 1. Học sinh lớp 3B năm học 2016- 2017- Trường Tiểu học Đông Hải 1. Các biện pháp giúp học sinh tự tin hoạt động nhóm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp khảo sát, phương pháp tìm hiểu, phương pháp quan sát thống kê. Phương pháp phỏng vấn, phương pháp hỏi đáp, phương pháp thực hành. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Mô hình VNEN thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tập mang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh. Chuyển việc truyền thụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học. Lớp học do học sinh tự quản và được tổ chức theo các hình thức: Làm việc theo cặp, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm lớn, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Học sinh được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học trong lớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em, học sinh khá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp. Ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác “mặt đối mặt” trong nhóm học sinh. Học sinh trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên phải có sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm mạnh dạn, tự tin lên trong hợp tác nhóm. Học sinh thường được phát huy hơn, cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng giao tiếp của mình nhiều hơn. Hợp tác nhóm sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những học sinh bấy lâu nay luôn nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với bạn bè với lớp học. Thêm vào đó, hợp tác nhóm còn tạo môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng, ỷ lại, nhút nhát... giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa giáo viên và học sinh. * Vậy hợp tác nhóm là gì? Hợp tác nhóm là hai hoặc nhiều người cùng nhau chung sức, đồng lòng thực hiện một hoạt động, nhiệm vụ nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm, giúp chúng có thêm sức mạnh về thể chất và tinh thần, vượt qua mọi khó khăn, học tập, làm việc hiệu qủa hơn, gặt hái được nhiều thành công cho bản thân và cho nhóm. * Nhiệm vụ của việc hợp tác nhóm: Tích cực tham gia đóng góp ý tưởng để giải quyết nhiệm vụ của nhóm; đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng và xem xét các ý tưởng của các thành viên khác. Nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân, đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động. Cùng cả nhóm kề vai sát cánh vượt qua khó khăn để hoàn thành mục đích hoạt động chung. Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm về những sản phẩm do nhóm tạo ra và phải đoàn kết thân ái không gây mâu thuẫn, bất hoà trong nhóm. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thực trạng chung: Trong thực tế, việc dạy học theo mô hình mới thì người giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tạo điều kiện môi trường cho học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin là hết sức quan trọng vì các em có khả năng giao tiếp tốt thì việc hợp tác nhóm mới đạt hiệu quả cao và các em mới hoàn thành được mục tiêu bài học. Tuy nhiên, học sinh trường Tiểu học Đông Hải 1 đại đa số là các em thuộc gia đình thuần nông với điều kiện kinh tế gia đình còn nghèo, sự quan tâm giúp đỡ của gia đình chưa nhiều.Vì thế ngoài được tham gia các hoạt động ở nhà trường ra thì các em không có điều kiện được bố, mẹ cho đi chơi giải trí hay tham gia vào các hoạt động bổ ích của cộng đồng vào các ngày nghỉ. Từ đó dẫn tới việc phát triển kỹ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế. Mặc dù khi đến trường các em đã được học một không gian phòng học xanh, sạch, đẹp cùng với một môi trường thân thiện, cở sở vật chất, tài liệu học đầy đủ nhưng nhiều em vẫn còn thiếu tự tin, rụt rè, chưa có kỹ năng giao tiếp trong khi hợp tác nhóm. Một số giáo viên chưa hiểu rõ hoạt động hợp tác nhóm là giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn, các kỹ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kỹ năng sống được phát triển. Thông qua hợp tác nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. 2. Thực trạng ở lớp 3B trường Tiểu học Đông Hải 1- Năm học 2016 - 2017 Là một trong 3 trường học trong thành phố đang áp dụng dạy học thực nghiệm theo mô hình trường học mới VNEN. Vì vậy học sinh đã có những kỹ năng làm việc theo nhóm. Bước đầu biết bày tỏ quan điểm, ý kiến và trình bày kết quả làm việc. Tuy nhiên số học sinh trình bày mạnh dạn, tự tin rất ít mà số học sinh còn lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin để tham gia vào các hoạt động trong nhóm còn đang phải dựa dẫm vào các bạn nhiều. Vì vậy ngay đầu năm, trong khi dạy bài: “Kể lại câu chuyện Giọng quê hương” bài 1B ( Tiết 3). Tôi đã sử dụng ngay hoạt động 2: Dựa vào tranh và lời thuyết trình dưới tranh, mỗi em hãy kể lại một đoạn của câu chuyện để khảo sát và thu được kết quả như sau: Tổng số HS 38 Mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng kể chuyện tốt. Bước đầu có khả năng giao tiếp. Còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin . SL % SL % SL % 7 18.4% 15 39.5% 16 42.1% Như vậy, nhìn vào kết quả khảo sát thì tỉ lệ học sinh còn rụt rè, nhút nhát thiếu tính mạnh dạn, tự tin trước đông người còn chiếm nhiều. Sau 2 năm nghiên cứu và trải nghiệm tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp: “ Giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm theo mô hình trường học mới VNEN” bước đầu thu được kết quả khả quan. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để giúp học sinh lớp 3 mạnh dạn, tự tin trong hợp tác nhóm tôi áp dụng một số biện pháp sau. 1. Phân loại đối tượng học sinh phù hợp theo nhóm, chú ý nhiều đến đối tượng học sinh yếu về kĩ năng giao tiếp. Sau khi đã có kết quả khảo sát. Ngay từ ban đầu tôi chia các đối tượng học sinh theo nhóm học tập. Ở mô hình trường học mới VNEN đang thực nghiệm thì điều này rất thuận lợi bởi các em luôn được học tập theo nhóm qua 10 bước học tập. Tuy nhiên, nếu không thay đổi linh hoạt vai trò của từng thành viên trong nhóm sẽ dẫn đến việc nhóm trưởng điều hành và hỗ trợ những bạn nhút nhát, ít nói sẽ luôn ỷ lại và không độc lập tư duy, tự ra quyết định cho chính mình. Ý thức được điều đó nên tôi đã chủ động đổi vai trò của các em trong nhóm hàng tuần, ví dụ như: - Nhóm 1: Có em Hoàng Anh, Thiệu Anh học tốt, giao tiếp mạnh dạn tự tin. Tôi xếp cho ngồi cùng nhóm với em Cường, Công Thanh là những học sinh tiếp thu bài chậm lại rụt rè, nhút nhát thiếu mạnh dạn, tự tin. - Nhóm 2: Các em Minh Quang, Hồng học tốt nhưng lại ngại nói, ít chia sẻ. Tôi chia vào nhóm có bạn Anh Thư luôn biết gần gũi, động viên và giúp đỡ bạn khác nêu ý kiến của bản thân. Sau 1 tuần các em phải học tập làm nhóm trưởng để tuần sau sẽ thay cho các bạn đó điều hành nhóm mình trong một số hoạt động học. Cứ như vậy, hết một tuần tôi cho các em đổi vai trò cho nhau, nhóm học nào cũng đều có các đối tượng để giúp nhau cùng tiến bộ trong việc rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, sau khi các em đã mạnh dạn tự tin trong nhóm của mình tôi tổ chức cho các em có cơ hội giao lưu với nhóm bạn. Tôi luôn cố gắng để các em được bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình khi được phân công nhiệm vụ bằng cách đưa câu hỏi. ? Em sẽ làm gì sau khi được nhận nhiêm vụ trong nhóm ?. Trong các tiết học tôi thường đặt các câu hỏi và gọi một số em nói trước lớp (Tôi sẽ ưu tiên hơn cho những em mà bấy lâu còn rụt rè). Như thế các em sẽ rèn được kĩ năng trình bày suy nghĩ và kỹ năng đảm nhận trách nhiệm tốt hơn. Đồng thời tôi sẽ cho các em thay phiên nhau làm nhóm làm nhóm trưởng theo từng tháng. Từ đó sẽ phát huy được kỹ năng giao tiếp của các em để góp phần vào việc hợp tác nhóm đạt kết quả tốt. Đến nay, bạn Cường, Công Thanh là những người rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp với các bạn mỗi khi hợp tác. Với cách làm trên em đã được phân công làm nhóm trưởng nhiều lần cùng với sự cố gắng, tự rèn luyện của bản thân đến nay em đã trở thành người có khả năng tổ chức các trò chơi cho các bạn trước lớp. Em đã rất mạnh dạn, tự tin với bản thân mình, nói năng lưu loát, có khă năng diễn đạt tốt. 2. Nghiên cứu bài, xây dựng kế hoạch bài học, xác định rõ nhiệm vụ rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin cho học sinh, chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp. Việc nghiên cứu bài là khâu quan trọng nhất đối với giáo viên khi lên lớp, đặc biệt đối với chương trình trường học mới VNEN. Tài liệu được thiết kế 3 trong 1( không có thiết kế, không có SGV cũng không có sách tham khảo...). Vì vậy giáo viên phải đọc kỹ tài liệu hướng dẫn học trước khi lên lớp. Đặc biệt luôn chú ý đến các hoạt động nhằm phát huy kỹ năng giao tiếp nhiều cho học sinh, từ đó giáo viên lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp. Bổ sung điều chỉnh những hoạt động trong tiết học làm sao cho các em được trải nghiệm, được trình bày và được trao đổi với các bạn nhiều hơn. Từ thực tế của lớp, dựa trên cơ sở các kỹ năng mà các em đã có. Tôi tìm hiểu và xây dựng kế hoạch cho bài dạy. Đối với chương trình VNEN thì các môn học được cấu trúc theo từng bài còn riêng môn Tiếng Việt không theo phân môn mà theo từng hoạt động của học sinh làm việc theo 10 bước học tập . Mỗi hoạt động thì được học sinh thực hiện theo logo. Vì vậy tôi nghiên cứu xem hoạt động nào cần phải điều chỉnh thì tôi tham mưu cùng tổ trưởng để điều chỉnh cho phù hợp. * Ví dụ: Trong bài Tự nhiên –Xã hội (Bài 5): Cơ quan bài tiết nước tiểu( T1) Tôi cùng tổ điều chỉnh hoạt động 3 như sau: 3.Hỏi và trả lời: a) Đọc thông tin trong các khung chữ dưới đây: Ống đái để dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài Ống dẫn nước tiểu để đưa nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái Bóng đái để chứa nước tiểu Thận có chức năng lọc các chất độc hại trong máu tạo thành nước tiểu b) Đặt “câu hỏi” cho các câu trả lời trong khung chữ. Với hoạt động này, các nhóm đôi sẽ lần lượt đóng vai người hỏi và người trả lời các câu hỏi phần bài tập. Ví dụ : Hỏi: Ống dẫn nước tiểu có chức năng gì? Trả lời: Ống dẫn nước tiểu để đưa nước tiểu từ thận xuống bóng đái. Nhãm trëng nªu c¸c c©u hái trªn vµ cïng th¶o luËn.(Nh÷ng em cha m¹n d¹n cho tr×nh bµy sau ®Ó c¸c em cã sù chuÈn bÞ vµ tù tin.) §a ra ®¸p ¸n ®óng ®Ó hoµn thiện yêu cầu bài tập. - Häc sinh tr×nh bµy kÕt qu¶ tríc líp (Nhãm trëng yªu tiªn cho nh÷ng b¹n cßn nhót nh¸t). Nh vËy sẽ t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c em ®îc tr¶i nghiÖm, ®îc trao ®æi ý kiÕn cña m×nh víi c¸c b¹n, tõ ®ã c¸c em cã ®îc kü n¨ng giao tiÕp m¹nh d¹n, tù tin nªu ý kiÕn cña m×nh trong nhãm, tríc líp. C¸c em kh«ng ph¶i thô ®éng tiÕp thu bµi. Nhê thÕ, viÖc hîp t¸c nhãm diÔn ra nhÑ nhµng, häc sinh tÝch cùc lµm viÖc ®Ó t×m ra kiÕn thøc. 3. Áp dụng các bài dạy theo phương pháp, hình thức dạy học tích cực tạo điều kiện để học sinh được trải nghiệm, thực hành kỹ năng hợp tác nhóm mạnh dạn tự tin hơn. Phương pháp học theo nhóm là một phương pháp tích cực. Học tập theo hợp tác nhóm sẽ khắc phục được nhiều hạn chế. Rèn luyện rất tốt cho học sinh khả năng phát biểu trước đám đông- Điều mà đa số học sinh ngày nay rất yếu. Với phương pháp này người học được làm việc cùng nhau. Không những thế, còn rèn cho học sinh biết sống tập thể, biết nói và biết nghe người khác. Hợp tác nhóm còn giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực. Vì vậy trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải áp dụng các hình thức dạy học phù hợp, phong phú nhằm phát huy được tích tích cực, mạnh dạn tự tin cho học sinh. Minh họa 1: Khi dạy môn Tiếng Việt bài 6C: Buổi đầu đi học của em (T2) Hoạt động 4: Kể cho bạn nghe về buổi đầu đi học của em Căn cứ vào nội dung bài giáo viên áp dụng các phương pháp và hình thức dạy học : Thảo luận, chia sẻ, viết tích cực, trình bày. a. Thảo luận, chia sẻ: Học sinh nhớ lại, trao đổi cho nhau nghe về những kỉ niệm của buổi đầu đi học của mình theo nhóm học tập. - Hôm đó em đến trường một mình hay có ai đưa đi ? - Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì ? - Buổi đầu đi học, điều gì làm em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ ? - Điều gì ở trường khiến em thích nhất ? b. Viết tích cực: - Học sinh viết bài vào vở theo nội dung câu hỏi. - Học sinh đổi chéo cho nhau để góp ý. c. Trình bày một phút: - Học sinh đọc yêu cầu bài, nói miệng dựa vào các câu hỏi hoặc cho một bạn hỏi, một bạn trả lời, sau đó đọc thành đoạn văn trong nhóm. - Cử đại diện nhóm đọc đoạn văn trước lớp (Nhóm trưởng phải chú ý dành cho những bạn rụt rè, nhút nhát được trình bày). * Học sinh có thể trình bày như sau: Năm nay em đã là học sinh lới Ba rồi, nhưng em vẫn không thể quên buổi đầu tiên đến trường của mình. Hôm đó em đi cùng với mẹ. Từ sáng sớm, mẹ đã dậy sửa soạn quần áo, sách vở cho em tới trường. Cô giáo lớp Một đón em vào lớp với nụ cười tươi thắm trên môi. Nhìn cô dịu dàng, gần gũi nhưng em vẫn cảm thấy lạ lùng, bỡ ngỡ. Em nép vào bên mẹ như không muốn rời, nước mắt chỉ trực tuôn rơi. Cô giáo âu yếm đưa em vào lớp. Bài học đầu tiên là bài học vần, cô giáo giảng bài thật hay, lớp học rất vui vẻ, sôi nổi. Em sẽ nhớ mãi buổi đầu tiên đi học của mình. Minh họa 2: Khi dạy bài 32C môn Tiếng Việt : Những chuyện lí thú trên hành tinh của chúng ta. Phần B: Hoạt động thực hành (HĐ3) Để các em có thể nhớ lại những việc làm tốt và tự tin kể được một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Tôi có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý là: - Em có biết những việc làm tốt để bảo vệ môi trường là những việc gì không? ( Nếu học sinh còn lúng túng thì tôi giúp các em ) - Trong các việc làm đó em đã tham gia vào việc làm nào? - Em tham gia làm vào thời gian nào? cùng với những ai? - Việc làm đó diễn ra như thế nào? - Kết quả của việc làm đó ra sao? - Em cảm thấy thế nào khi làm xong việc? B»ng c¸ch nghiªn cøu kÜ néi dung cña bµi häc mµ t«i ®· ®a ra ®îc c¸c c©u hái phï hîp ®Õn tõng nhãm. Giúp những học sinh kém tự tin, nhút nhát ngày càng tiến bộ hơn. Ngoài ra để hình thức dạy học phong phú hơn tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sưu tầm thêm tranh ảnh minh hoạ, video clip liên quan đến nội dung bài học. Tôi nghĩ nếu chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo sẽ tạo nhiều hứng thú học tập cho học sinh, khuyến khích các em tham gia các hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn. * Ví dụ: Khi dạy bài 27B: Ôn tập 2 - (HD Tiếng việt lớp 3- Tập 2A) Để tổ chức cho các em chơi trò chơi: Giải ô chữ bí mật: Tôi đã sử dụng giáo án điện tử đưa ô chữ và 8 bức tranh trên màn hình trình chiếu cho các em quan sát và tự đoán ra ô chữ để điền vào ô trống cho phù hợp. Bài 25B: Em kẻ về ngày hội (HD Tiếng Việt lớp 3– Tập 2A). Tôi đưa 5 bức tranh trình chiếu lên màn hình để học sinh kể câu chuyện: “Hội vật”. Khi dạy Bài 20: Lá cây có đặc điểm gì? (HD Tự nhiên – Xã hội lớp 3- Tập 2) Cho học sinh sưu tầm các loại lá cây thật. Bài 25: Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng (HD HD Tự nhiên – Xã hội lớp 3- Tập 2):Tôi chuẩn bị hình ảnh, video về sự chuyển động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Với các hình thức dạy học trên sẽ gây hứng thú cho các em và còn phát huy được tính tích cực, tự tin trong học tập. 4. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra, đánh giá, trao đổi lẫn nhau. Tạo điều kiện để các em bày tỏ ý kiến: Kiểm tra, đánh giá lẫn nhau có nhiều ý nghĩa kể cả với học sinh và Giáo viên. Các em có thể tự xem xét được mức độ hoàn thành bài học của mình, từ đó sẽ tự điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Tôi hướng dẫn các em cách trao đổi bài trong nhóm, chọn bài thay phiên nhau để sửa lỗi, công khai trước lớp. Cũng có thể học sinh đổi bài chéo cho nhau kiểm tra như: Viết chính tả, bài tập toán Sau khi các em tự đánh giá lẫn nhau, tôi khuyến khích các em trình bày, tự nhìn nhận ưu, khuyết điểm của mình trong việc hợp tác nhóm bằng những câu hỏi như: Em vừa trao đổi với bạn điều gì ? Em cho biết kết quả mà em, nhóm em đã đạt được là đúng hay sai? Em hay nhóm em đã gặp khó khăn gì khi thực hiện nhiệm vụ? Nếu chưa hài lòng nhóm em sẽ thực hiện lại ra sao?.... Khuyến khích mỗi học sinh đều trình bày trước mọi người. đánh giá bạn trong nhóm nhỏ, sau đó sẽ thay phiên nhau trình bày trước lớp cho các bạn ý kiến của mình. Dần dần với những học sinh e dè, nhút nhát cũng sẽ tự tin lên rất nhiều. Chúng em cùng thảo luận và chia sẻ 5. Cùng tích hợp các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp khuyến khích học
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_manh_dan_tu_tin_tr.doc