SKKN Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả tại lớp 2H trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục đào tạo là phát triển toàn diện con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang ngày càng đổi mới, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội cần có nguồn nhân lực có “có đủ đức, đủ tài”. Để có được nguồn nhân lực như vậy thì giáo dục đóng một vai trò không nhỏ.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã và đang có sự thay đổi. Sự thay đổi trong cách dạy và học. Đặc biệt việc áp dụng Thông tư 30 và Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào quá trình dạy và học đã đem đến sự thay đổi căn bản việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Việc học tập giờ đây không mang tính áp đặt, các em được học cho chính bản thân mình, được chiếm lĩnh tri thức và được tự nắm bắt cơ hội học tập một cách chủ động sáng tạo, không mang nặng tính hình thức và bệnh thành tích, không theo một khuôn mẫu hay một mô hình áp đặt. Việc dạy học trở nên linh hoạt và chủ động. Các thầy cô có cơ hội sáng tạo vá phát huy hết khả năng của mình. Lớp học trở nên thân thiện hơn.
Cùng với sự thay đổi trong cách đánh giá học sinh là sự thay đổi về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học truyền thống cùng với những tồn tại và hạn chế đã được thay thế bằng những phương pháp dạy học tích cực giúp cho quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn. Thực tế tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân do được sự đầu tư của Dự án tầm nhìn thế giới. Các phương pháp dạy học tích cực đã được đưa vào áp dụng. Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực buộc học sinh phải tích cực, chủ động tham gia xử lí các thông tin, yêu cầu và các tình huống trong bài học. Các em cần phải trao đổi, bàn luận với các bạn khác để đưa ra thống nhất chung. Do vậy các em cần phải "hoạt động nhóm".
Mặt khác, để giúp các em phát triển một cách toàn diện, ngoài những hoạt động học tập, các em còn được tham gia rất nhiều những hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Để những hoạt động giáo dục này đạt hiệu quả cao thì việc áp dụng các “hoạt động nhóm” trong các hoạt động giáo dục cũng vô cùng cần thiết.
Dựa vào những nội dung, yêu cầu, những lí do trên. Cùng với kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân trong những năm qua. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đặc biệt là để áp dụng các hình thức hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao. Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả tại lớp 2H trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân”.
1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục đào tạo là phát triển toàn diện con người. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang ngày càng đổi mới, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội cần có nguồn nhân lực có “có đủ đức, đủ tài”. Để có được nguồn nhân lực như vậy thì giáo dục đóng một vai trò không nhỏ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã và đang có sự thay đổi. Sự thay đổi trong cách dạy và học. Đặc biệt việc áp dụng Thông tư 30 và Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào quá trình dạy và học đã đem đến sự thay đổi căn bản việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Việc học tập giờ đây không mang tính áp đặt, các em được học cho chính bản thân mình, được chiếm lĩnh tri thức và được tự nắm bắt cơ hội học tập một cách chủ động sáng tạo, không mang nặng tính hình thức và bệnh thành tích, không theo một khuôn mẫu hay một mô hình áp đặt. Việc dạy học trở nên linh hoạt và chủ động. Các thầy cô có cơ hội sáng tạo vá phát huy hết khả năng của mình. Lớp học trở nên thân thiện hơn. Cùng với sự thay đổi trong cách đánh giá học sinh là sự thay đổi về phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học truyền thống cùng với những tồn tại và hạn chế đã được thay thế bằng những phương pháp dạy học tích cực giúp cho quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn. Thực tế tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân do được sự đầu tư của Dự án tầm nhìn thế giới. Các phương pháp dạy học tích cực đã được đưa vào áp dụng. Việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực buộc học sinh phải tích cực, chủ động tham gia xử lí các thông tin, yêu cầu và các tình huống trong bài học. Các em cần phải trao đổi, bàn luận với các bạn khác để đưa ra thống nhất chung. Do vậy các em cần phải "hoạt động nhóm". Mặt khác, để giúp các em phát triển một cách toàn diện, ngoài những hoạt động học tập, các em còn được tham gia rất nhiều những hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Để những hoạt động giáo dục này đạt hiệu quả cao thì việc áp dụng các “hoạt động nhóm” trong các hoạt động giáo dục cũng vô cùng cần thiết. Dựa vào những nội dung, yêu cầu, những lí do trên. Cùng với kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân trong những năm qua. Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đặc biệt là để áp dụng các hình thức hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao. Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả tại lớp 2H trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm tại lớp 2H trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động có hiệu quả” cho học sinh lớp 2H tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện được đề tài này, tôi sử dụng hai nhóm phương pháp sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các khái niệm lý thuyết liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tra cứu Tạp chí giáo dục, SGK, SGV,... có liên quan đến đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tiễn. Quan sát, phỏng vấn, thống kê. Tổng kết kinh nghiệm. 1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Đây là một đề tài phát triển từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh học nhóm có hiệu quả” bản thân tác giả đã viết năm học 2014 – 2015. Nay bản thân tác giả đã nghiên cứu và mở rộng phát triển thêm đề tài với tên gọi“Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả tại lớp 2H trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân”. Đề tài này đã có những điểm mới như sau: - Mở rộng và nghiên cứu sâu hơn về phạm vi ứng dụng của đề tài. - So sánh và chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực. - Tìm hiểu sâu hơn về những thuận lợi và khó khăn tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân để nêu lên thực trạng của vấn đề. - Nghiên cứu và trình bày cụ thể về “Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả’’ trong quá trình dạy học và các hoạt động giáo dục khác tại lớp 2H trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân (thể hiện cụ thể ở các nhóm giải pháp được trình bày trong sáng kiến). - Các minh chứng được cụ thể hóa bằng những hình ảnh thực tế tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, chúng ta thấy loài người đã biết tổ chức phối hợp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung. Họ biết "hợp sức" để săn bắn tìm kiếm thức ăn và khai thác những miền đất mới. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc; hình thành khái niệm, giải quyết vấn đề bằng lời, phân loại, ghi nhớ và học thuộc lòng, các hoạt động thực hành phỏng đoán, xem xét, dự đoán áp dụng hình thức “hoạt động nhóm” sẽ có hiệu quả cao hơn hẳn các hình thức học tập khác. Và trong quá trình học tập, với cùng một nhiệm vụ học tập như nhau nhưng quá trình trao đổi nhóm sẽ làm tăng khả năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thức ở mức cao hơn. Quá trình hoạt động nhóm sẽ xuất hiện những tư tưởng, quan điểm, những thông tin được tiếp nhận khác nhau. Do đó sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Khi nảy sinh mâu thuẫn thì mâu thuẫn cần được giải quyết. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn (các ý kiến tranh luận về một vấn đề), các thông tin được xuất hiện nhiều lần. Các thông tin ấy được nói ra, được giải thích, được tích hợp, được củng cố hợp lí, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và sẽ lưu trữ lâu hơn trong trí nhớ của học sinh. Qua quá trình tìm hiểu các phương pháp dạy học, thông qua những hoạt động của giáo viên và học sinh, chúng ta thấy phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống có những mặt tích cực và hạn chế sau: Học sinh Giáo viên Đối với phương pháp dạy học truyền thống: Nghe, chép, trả lời, làm theo thầy, dập khuôn. Nói, đọc, hỏi, giảng giải, thuyết trình, làm theo kế hoạch định sẵn, máy móc. Phụ thuộc vào sách, tài liệu. Phụ thuộc vào thầy. Thiếu chủ động, thiếu sáng tạo và thiếu thực tế. Hạn chế năng lực sáng tạo. Đối với phương pháp dạy học tích cực: Giáo viên Học sinh Nghe, chép, thảo luận, trả lời, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, không dập khuôn, máy móc. Nói, đọc, hỏi, giảng giải, thuyết trình được kết hợp đa dạng, linh hoạt, sáng tạo. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.. Thực hiện các hoạt động học tập với nhiều hình thức. Tích cực, chủ động, sáng tạo và gắn liền với thực tế. Phát huy năng lực sáng tạo. Đặc biệt khi so sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo hình thức “hoạt động nhóm” ta sẽ thấy rõ tính ưu việt của phương pháp dạy học này: Phương pháp dạy học áp dụng theo hình thức “hoạt động nhóm” Phương pháp dạy học truyền thống - Dựa vào tính độc lập, tích cực của các thành viên trong nhóm. - Nhiệm vụ học tập được giao cho từng nhóm học sinh. - Hoạt động nhóm tập trung vào sự phát triển tối đa năng lực của mọi thành viên và duy trì quan hệ đầm ấm giữa các thành viên trong nhóm. - Trong hoạt động nhóm, học sinh được trao đổi, thảo luận, thống nhất kết quả với nhau. - Khi hoạt động nhóm, học sinh được học rất nhiều các kỹ năng ( kỹ năng làm nhóm trưởng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn,...) - Dựa vào tính độc lập, tích cực của mỗi cá nhân. - Nhiệm vụ học tập được giao cho tất cả các thành viên trong lớp. - Tập trung vào nhiệm vụ cá nhân của mỗi thành viên. - Khi làm bài, học sinh làm bài độc lập, không được trao đổi bài với nhau. - Các kỹ năng còn hạn chế 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. a. Thuận lợi Lương Sơn là một xã thuộc vùng trung du, phần lớn người dân sống bằng nghề nông thuần tuý, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng trong thời gian gần đây, vấn đề xã hội hóa giáo dục của xã đã được nâng cao, xem mục tiêu giáo dục là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực, củng cố cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh. Phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm đến việc học của con em mình và chất lượng giáo dục của xã nhà. Các em học sinh đi học chuyên cần, chăm ngoan. Thực trạng hiện nay tại trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân và một số nhà trường đã thường xuyên áp dụng các hình thức hoạt động nhóm trong các hoạt động giáo dục bước đầu thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Học sinh thích đi học hơn, mỗi giờ dạy, tiết dạy trở nên sinh động hấp dẫn hơn, các em tích cực, chủ động khám phá tri. Các hoạt động giáo dục khác được các em tích cực hưởng ứng. b. Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi trên vẫn còn những khó khăn đáng kể: Trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân có 4 khu lẻ ở xa, địa hình phức tạp, đường đến trường gặp nhiều khó khăn như trời mưa nước khe suối to, học sinh đi học chậm nhiều hoặc không thể đến trường được phải nghỉ học, không đảm bảo thời gian quy định học ở trường. Kinh tế của phần lớn các gia đình còn gặp nhiều khó khăn, vật chất còn nhiều thiếu thốn, việc mua sắm sách vở cho các em chưa kịp thời. Nhiều em đi học còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập, chưa có thời gian học, chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Đặc biệt trình độ chung của các bậc phụ huynh còn thấp không đủ khả năng kiểm tra, hướng dẫn bài tập cho con em mình, một số gia đình đi làm ăn xa phải gửi con ở nhà cho ông bà hoặc anh em trông hộ. Vì vậy mà ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng học tập của các em. Ngoài những khó khăn trên, khi đi vào thực tế giảng dạy trong từng nhà trường, chúng ta thấy không phải bây giờ mới đề cập, nghiên cứu và áp dụng phương pháp hoạt động nhóm trong các hoạt động giáo dục. Mà đã từ lâu có rất nhiều các nhà nghiên cứu về vấn đề này, và cũng có rất nhiều cơ sở giáo dục sử dụng phương pháp hoạt động nhóm. Có điều trên lý thuyết thì đúng, nhưng khi triển khai, áp dụng thì chưa đồng bộ và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó cũng phải nói rằng, để áp dụng phương pháp hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả thì không ít giáo viên quan tâm đến cách hướng dẫn như thế nào, cách ra nhiệm vụ ra sao, khi nào thì giáo viên cần sử dụng và tiến hành “hoạt động nhóm” nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Nhiều giáo viên đang còn mơ hồ, chưa áp dụng được một cách thành thạo vào quá trình dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Chính vì vậy việc đưa ra"Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả " lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. c. Khảo sát thực tế: Qua khảo sát thực tế chất lượng giáo dục đầu học kì I năm học 2015 - 2016 tại lớp 2H, thu được kết quả như sau: Tổng số HS Kết quả các môn học Năng lực Phẩm chât Hoàn thành Chưa hoàn thành Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 25 20 80% 5 20% 22 88% 3 12% 22 88% 3 12% Từ những thuận lợi và khó khăn chung của nhà trường, cùng với thực tế về quá trình áp dụng các hoạt động nhóm vào các hoạt động giáo dục tại đơn vị trường. Là một giáo viên trực tiếp tham gia công tác giảng dạy, thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi và đã đúc rút được một số kinh nghiệm khi áp dụng tổ chức hình thức “hoạt động nhóm” trong dạy học và trong các hoạt động giáo dục khác với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp 2H nói riêng và của trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân nói chung. 2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Xuất phát từ cơ sở lý luận về việc giúp đỡ học sinh hoạt động nhóm tốt hơn, từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục và tính cấp thiết của đề tài, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: * Biện pháp 1: Xác định mục tiêu, nắm rõ các bước thành lập, tổ chức hoạt động nhóm cũng như các lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm. Muốn áp dụng phương pháp dạy học theo hình thức hoạt động nhóm trong quá trình dạy học có hiệu quả thì cần phải xác định rõ nội dung, yêu cầu của hoạt động nhóm. Muốn thực hiện được hoạt động nhóm phải đảm bảo nội dụng sau: Xác định mục tiêu: Trong quá trình dạy học, trước hết giáo viên phải xác định mục tiêu bài dạy: a, Kiến thức, kỹ năng cơ bản học sinh cần đạt sau giờ học, có cân nhắc đến mục tiêu cá nhân, phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích của từng cá nhân. b, Những kỹ năng hợp tác nào cần phải rèn luyện cho học sinh trong giờ học. Trong các hoạt động giáo dục khác, giáo viên cũng cần phải xác định mục tiêu của các hoạt động để từ đó có sự lựa chọn các hoạt động phù hợp. 2. Các bước thành lập và cách thức tổ chức hoạt động nhóm Bước 1: Xác định số lượng thành viên trong nhóm. Sau khi xác định được mục tiêu giờ học, giáo viên cần xác định số thành viên trong nhóm. Nhóm có hiệu quả có từ 2 đến 6 thành viên. Vì các lý do sau: + Nếu số lượng thành viên trong nhóm tăng thì phạm vi khả năng, năng lực, kỹ thuật và trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số học sinh càng nhiều thì cơ hội có học sinh với nhiều năng lực tham gia thực hiện nhiệm vụ càng tăng. + Nếu nhóm có nhiều thành viên, mặc dù có nhiều năng lực được tham gia, nhưng các kỹ năng hợp tác như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên, thống nhất ý kiến, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm, quản lý để nhiều học sinh được tham gia khó có thể đạt được. Hơn nữa có rất nhiều kĩ năng hợp tác khác cần được dạy trong quá trình hợp tác sẽ không có thời gian để luyện tập. + Nhiệm vụ của bài học cũng như các tư liệu học tập sẽ quyết định nhóm. + Thời gian càng ít thì nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ trở nên hiệu quả hơn vì không mất thời gian tổ chức, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên càng ít hơn. Tốt nhất giáo viên nên bắt đầu từ nhóm nhỏ hoặc trao đổi đôi một. Khi học sinh đã có kinh nghiệm, có kỹ năng quyết định sẽ tổ chức nhóm với số lượng cao hơn. Nhưng đừng bao giờ vượt quá 6. Kinh ghiệm cho thấy, nếu nhóm có số lượng hơn 6, nhiều học sinh sẽ thụ động, hoặc chỉ tương tác với một hay hai thành viên bên cạnh. Hợp tác nhóm cần tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện các kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với sự thể hiện vai trò quyết định, chịu trách nhiệm với các quyết định đó, để cùng hưởng vui, buồn với kết quả của mình. Do vậy học sinh cần có thời gian để thích ứng với các hoạt động nhóm. Đối với các hoạt động giáo dục khác, căn cứ vòa từng hoạt động cụ thể mà giáo viên lựa chọn số lượng thành viên vào một nhóm cho thích hợp. Bước 2: Lựa chọn các thành viên vào một nhóm. Khi lựa chọn các thành viên vào một nhóm, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: + Kinh nghiệm cho thấy nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm có các thành phần với năng lực đa dạng về trình độ nhận thức, đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường sống. Với nhóm như vậy mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn. + Nếu để học sinh tự chọn, thông thường các em sẽ chọn những bạn có cùng trình độ nhận thức hoặc bạn khá hơn, hợp tính hơn, cùng hoàn cảnh kinh tế, nhận thức xã hộivào nhóm của mình. Như vậy sẽ là nhóm thuần nhất, hiệu quả hợp tác sẽ không cao. Do vậy, giáo viên cần lựa chọn nhóm cho các em. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc ý kiến của các em. Có thể tiến hành như sau: Chọn 2 em hợp với nhau vào cùng một nhóm bằng cách yêu cầu các em đề tên 3 bạn mình thích vào nhóm của mình. Từ danh sách 3 học sinh này, giáo viên có thể chọn lấy 2 còn những thành viên khác có thể bổ sung vào sao cho nhóm phải là nhóm đa dạng. + Thời gian duy trì nhóm cần được duy trì sao cho các thành viên trong nhóm đủ để hiểu nhau và có được những kỹ năng cần thiết nhất định, nhưng cũng không nên để nhóm quá hiểu nhau dễ sinh ra tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào nhau, thiếu năng động. Do vậy giáo viên cần cân nhắc tạo ra nhóm mới. Kinh nghiệm cho thấy nhóm được duy trì theo kỳ trùng lập việc phân tổ của giáo viên. Bước 3: Phân công nhiệm vụ trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng, sau mới hoạt động nhóm, các thành viên thay đổi vai trò cho nhau, tránh việc mỗi thành viên đóng một vai quá lâu. Như đã nói trên, một nhóm trung bình từ 4 - 6 em: Các nhóm sẽ cử nhóm trưởng, thư ký ghi chép, người báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Trong đó nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên như sau: * Người điều khiển - nhóm trưởng: Hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động của nhóm, tóm tắt kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề chưa, thống nhất ý kiến của nhóm. Giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình hoạt động nhóm. * Thư ký: Ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến. * Báo cáo: Thay mặt nhóm báo cáo kết quả. * Các thành viên khác: Tập trung thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng. Với cách phân công như vậy, các em sẽ dễ dàng nắm bắt được nhiệm vụ của mình. Và sau một vài lần hoạt động sẽ thành nề nếp, thói quen, hoạt động sẽ trở nên dễ dàng nhanh chóng. Song như đã nói ở trên, mỗi thành viên đều phải nắm chắc chắn về nhiệm vụ của mình đồng thời cũng phải nắm được nhiệm vụ của các thành viên khác. Các vai trò của các thành viên trong nhóm sẽ được thay đổi luân phiên cho nhau, tránh mỗi thành viên đóng vai trò quá lâu. Bước 4: Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Giáo viên là người giao nhiệm vụ. Khi giao nhiệm vụ, giáo viên cần chú ý đến các kỹ năng giao nhiệm vụ: + Ngôn ngữ phải rõ ràng, ngắn gọn. + Giải thích mục tiêu của từng hoạt động và mục tiêu cần đạt cũng như những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh cần phải vận dụng . + Giải thích những khái niệm cần thiết và hướng dẫn trình tự học sinh phải tiến hành, đưa ra các nhiệm vụ nếu cần. + Sử dụng một số câu hỏi nhằm kiểm tra học sinh đã hiểu nhiệm vụ chưa trước khi học sinh tiến hành công việc. Bước 5: Tổ chức hoạt động nhóm: Cần giải thích nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm, không đánh giá theo cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên đều phải có trách nhiệm đóng góp và có trách nhiệm hoàn thành công việc, mọi thành viên cần được lĩnh hội kiến thức. Tránh tình trạng học sinh khá làm bài còn học sinh yếu ngồi ỳ chờ đợi. Hoạt động nhóm của học sinh trong giờ Luyện từ và câu Bước 6: Trình bày kết quả hoạt động nhóm Để kiểm chứng kết quả hoạt động nhóm, giáo viên có thể thực hiện bằng nhiều cách: * Thu 1 sản phẩm chung, kiểm tra bất kỳ thành viên nào trong nhóm. * Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. * Cả nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (đối với những hoạt động kết quả được thể hiện bởi tất cả các sản phẩm của từng thành viên trong nhóm) Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên cần nhận xét, đánh giá một cách công bằng, khách quan kết quả thảo luận của từng nhóm. Để tạo hứng thú cho các em, giáo viên có thể dành phần thưởng cho các nhóm để động viên, khích lệ các em. 3. Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động nhóm. a. Nâng cao sự phụ thuộc tích cực của các thành viên trong nhóm: Giáo viên thông báo với học sinh mục tiêu chung của cả nhóm để học sinh cần hợp tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Sau khi hết thời gian thảo luận, giáo viên yêu cầu nhóm đưa ra sản phẩm, mỗi thành viên cần chỉ ra rằng, mình đồng ý với sản phẩm đó và phải có khả năng giải thích lý do tạo ra kết quả đó. Mỗi một thành viên cần hiểu bài mình làm. Khi mỗi nhóm chỉ có một sản phẩm, giáo viên cần lưu ý đến trách nhiệm của từng học sinh trong nhóm. Giáo viên có thể gọi một học sinh của nhóm yêu cầu giải thích về câu trả lời hoặc yêu cầu cả nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp b. Xây dựng ý thức trách nhiệm của từng thành viên: Mục tiêu của học nhóm là nâng cao ý thức học tập của mỗi thành viên. Học nhóm không hợp tác sẽ xảy ra khi các thành viên trong nhóm thiếu trách nhiệm với bản thân, không tham gia thực hiện nhiệm vụ, dựa giẫm vào các thành viên khá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoat_dong_nhom_co_hieu_q.doc