SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác sử dụng thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác sử dụng thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hoá

Chúng ta cùng nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngày càng cao, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Vì vậy, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo đội ngũ những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và làm chủ được công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra; Ngành Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện giáo dục toàn diện tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. Đặc biệt phương pháp giáo dục cần đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của người học.

 Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, phát huy tư duy sáng tạo của người học, trong đó việc sử dụng thiết bị giáo dục là một trong những cách thức phát huy tính tích cực của người học trong quá trình dạy học. Thiết bị giáo dục là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học.

 Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường , lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại , thư viện, ký túc xá.” và “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay.”

 

doc 21 trang thuychi01 9021
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác sử dụng thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta cùng nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ với xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế ngày càng cao, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin... Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Vì vậy, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo đội ngũ những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và làm chủ được công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra; Ngành Giáo dục và Đào tạo cần thực hiện giáo dục toàn diện tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục. Đặc biệt phương pháp giáo dục cần đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực của người học. 
 Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, phát huy tư duy sáng tạo của người học, trong đó việc sử dụng thiết bị giáo dục là một trong những cách thức phát huy tính tích cực của người học trong quá trình dạy học. Thiết bị giáo dục là một thành tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. 
 Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường , lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại , thư viện, ký túc xá...” và “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay.”
Thực tế nhiều năm học qua, tất cả các trường tiểu học đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như đã quan tâm đến việc quản lý sử dụng và bảo quản Thiết bị giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, song việc làm này còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do khác nhau: Thiết bị giáo dục còn thiếu (nhất là các thiết bị hiện đại) được cấp từ lâu, chất lượng chưa đồng bộ, kinh phí dành cho chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến việc mua sắm các trang thiết bị dạy học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu. Bên cạnh đó cho dù có Thiết bị giáo dục nhưng giáo viên chưa chú ý sử dụng thậm chí có nơi giáo viên không biết sử dụng hoặc sử dụng mà không có hiệu quả. Tình trạng “Dạy chay” còn phổ biến. Thiết bị giáo dục phần lớn chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như: Thao giảng, hội giảng, có đoàn kiểm tra. Công tác quản lý, sử dụng Thiết bị giáo dục của Hiệu trưởng các trường còn mang tính hành chính, chiếu lệ. Trong khi đó việc sử dụng Thiết bị giáo dục của giáo viên lại chịu ảnh hưởng nhiều từ cách quản lý Thiết bị giáo dục của Hiệu trưởng. Do đó vấn đề quản lý Thiết bị giáo dục hiện nay đang là vấn đề bức xúc đặt ra, được nhiều nhà quản lý quan tâm. 
Từ những lý do trên và với mong muốn tìm được các biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Thiết bị giáo dục ở trường tiểu học nên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác sử dụng thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hoá".
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý sử dụng Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hóa.
 - Tìm hiểu thực trạng quản lý, sử dụng Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học nơi tôi công tác.
 - Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng giảng daỵ. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học .
4. Phương pháp nghiên cứu: 
4.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp lí thuyết
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tế
4.2.1. Phương pháp quan sát
4.2.2. Phương pháp điều tra
4.2.3. Phương pháp lấy ý kiến 
4.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
4.3. Phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê. 
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận :
Lý luận dạy học đã khẳng định: Quá trình dạy học là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động học phải là những hoạt động khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định. Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao thì chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học kết hợp với việc sử dụng Thiết bị dạy học phục vụ cho việc truyền thụ nội dung kiến thức. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì Thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có Thiết bị giáo dục tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học thực sự tham gia vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Thiết bị giáo dục phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đứng trên một góc độ khác thì Thiết bị giáo dục còn là một bộ phận không thể thiếu được của nội dung và phương pháp dạy học. Thiết bị giáo dục hầu hết là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúng chứa đựng một tiềm năng tri thức to lớn đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức. 
Thiết bị giáo dục có vai trò to lớn trong quá trình nhận thức.Theo Lê- nin, qui luật nhận thức của con người là: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.” 
Với học sinh tiểu học, tư duy của các em mới chỉ là tư duy cụ thể, tư duy hình ảnh chiếm ưu thế hơn so với tư duy trừu tượng. Các hình ảnh trực tiếp, các dụng cụ, mô hình, hiện tượng được trực quan hoá luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với các em. 
Không ít những nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được như: chứng minh các hiện tượng khoa học tự nhiên, toán học,  học sinh rất cần được trực tiếp tận mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, tay được cầm nắm, được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp thao tác, quan sát nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả các giác quan huy động mọi tiềm năng để nhận thức. Nhu cầu nhận thức của các em gắn liền với các việc làm cụ thể và hoàn cảnh, môi trường về nghe nhìn, sờ, sử dụng đồ dùng trực quan trước khi có thể hình thành logic, tư duy trừu tượng đúng đắn. Lúc này, sự hình thành các biểu tượng quan trọng hơn sự khám phá bản chất các mối quan hệ bên trong của sự vật hiện tượng. Mà quá trình dạy học là quá trình nhận thức ở mức độ cao, vì vậy Thiết bị giáo dục không thể thiếu trong quá trình dạy học.
Ngày nay chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình, Sách giáo khoa, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, tăng cường công tác tự lập, thực hành của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo, học sinh là chủ thể tự mình tìm ra kiến thức thông qua sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. Việc đổi mới theo xu hướng đó đòi hỏi phải sử dụng rộng rãi các Thiết bị giáo dục , nếu không có Thiết bị giáo dục thì không thể chuyển tải được nội dung của sách giáo khoa và cũng không thể đổi mới được phương pháp dạy và phương pháp học. Vậy, Thiết bị giáo dục là một trong những tiền đề quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.Thực trạng về Thiết bị giáo dục và công tác quản lý, sử dụng Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hoá.
2.1. Thực trạng về Thiết bị giáo dục ở trường tiểu học Đông Tân:
Việc trang bị Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học Đông Tân chủ yếu là do cấp phát từ trên xuống theo chỉ tiêu, kế hoạch định sẵn. Hàng năm nhà trường có mua sắm các phương tiện dạy học hiện đại và huy động giáo viên tự làm. Từ năm học 2002-2003, thực hiện việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường được cấp các danh mục Thiết bị giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 theo quy định chung.
Thực trạng số lượng Thiết bị giáo dục trong thư viện như sau: 
TT
Tên thiết bị giáo dục
Đơn vị tính
Số
lượng
KHỐI 1
A
TRANH ẢNH
1
Tranh đạo đức
Bộ
8
2
Tranh TNXH
Tờ
5
3
Tranh mẫu chữ viết
Tờ
135
B
ĐỒ DÙNG
1
Bộ chữ dạy tập viết
Bộ
25
2
Bộ chữ thực hành
Bộ
8
3
Bộ toán và chữ tiếng việt
Bộ
8
4
Bộ chữ học vần biểu diễn
Bộ
8
5
Bàn tính
Cái
6
6
Bộ đồ dùng học toán thực hành
Bộ
25
7
Bộ đồ dùng dạy học toán
Bộ
6
8
Bộ đồ dùng dạy tiếng việt
Bộ
6
KHỐI 2
A
TRANH ẢNH
1
Tranh thủ công
Tờ
60
2
Tranh lịch sử
Tờ
10
3
Tranh TNXH
Tờ
26
B
ĐỒ DÙNG
1
Bộ thiết bị dạy học môn toán
Bộ
7
2
Bộ đồ dùng học toán
Bộ
5
3
Bộ đồ dùng học toán thực hành
Bộ
25
4
Bộ chữ dạy tập viết
Bộ
6
KHỐI 3
A
TRANH ẢNH
1
Tranh thủ công
Tờ
40
2
Tranh Âm nhạc
Tờ
12
3
Tranh TNXH
Tờ
22
4
Tranh kể chuyện
Tờ
12
5
Tranh đạo đức
Tờ
22
B
ĐỒ DÙNG
1
Mô hình đồng hồ
Cái
16
2
Mô hình sự chuyển động của trái đất...
Bộ
6
3
Bộ đồ dùng dạy toán
Bộ
8
4
Bộ đồ dùng học toán
Bộ
23
5
Bộ chai, ca, lít
Bộ
5
6
Bộ chữ viết mẫu tên riêng
Bộ
6
7
Bộ chữ mẫu câu tiếng việt
Bộ
5
KHỐI 4
A
TRANH ẢNH
1
Tranh TNXH
Tờ
8
2
Tranh Lịch sử
Tờ
35
3
Tranh Âm nhạc
Tờ
32
4
Tranh khoa học
Tờ
16
5
Tranh Địa lý
Tờ
25
6
Tranh kể chuyện
Tờ
45
7
Tranh Đạo đức
Tờ
24
B
ĐỒ DÙNG
1
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
Bộ
20
2
Bộ dụng cụ cắt, thêu
Bộ
12
3
Bộ lắp ghép kỹ thuật dùng cho GV
Bộ
6
4
Bộ đồ dùng học toán
Bộ
7
5
Bộ dụng cụ thí nghiệm khoa học
Bộ
7
6
Bộ thí nghiệm vai trò của ánh sáng
Bộ
7
7
Bình thí nghiệm về sự giản nở vì nhiệt
Bộ
5
8
Nhiệt kế y tế
Cái
3
9
Nhiệt kế thang đo độ 00c- 1000c
Cái
18
10
Hộp đôi lưu khoa học
Bộ
6
KHỐI 5
A
TRANH ẢNH
1
Tranh Đạo đức
Tờ
15
2
Tranh Khoa học
Tờ
15
3
Tranh Âm nhạc
Tờ
19
4
Tranh TNXH
Tờ
9
5
Tranh Địa lý
Tờ
10
6
Tranh lịch sử
Tờ
12
7
Tranh kể chuyện
Tờ
49
B
ĐỒ DÙNG
1
HD SD bộ lắp ghép mô hình KT
Bộ
17
2
Mô hình bánh xe nước
Bộ
15
3
Bộ mẫu tơ sợi khoa học
Bộ
16
4
Bộ lắp mạch điện đơn giản
Bộ
20
5
Bộ thực hành toán
Bộ
25
6
Cân robe rval
Bộ
7
7
Bộ thí nghiệm phân loại tơ sợi
Bộ
20
8
Máy phát điện quay tay
Bộ
8
9
Bộ thực hành phân số và 
Bộ
6
10
Bộ lắp giáp điện
Bộ
6
11
HDSD bộ lắp ghép mô hình điện
Bộ
6
12
Bộ biểu diễn phân số và hình học
Bộ
6
13
Hình lập phương khai triển
Cái
6
14
Hình lập phương biểu diễn
Cái
5
15
Hình lập phương cạnh 40 mm
Cái
5
16
Hình chữ nhật khai triển
Cái
4
17
Hình chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích
Cái
5
18
Hình trụ phi 100 x150
Cái
4
19
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
Bộ
5
20
Bộ dụng cụ chứng minh đất nc, không khí
Bộ
5
 Nhà trường cũng có kế hoạch mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường như tăng âm, loa máy, đầu video, máy chiếu, máy tính,.... Đặc biệt trong năm học 2015-2016 nhà trường đã trang bị phòng đọc cho Giáo viên, học sinh, phòng tin học có nối mạng giúp giáo viên và học sinh có thể tìm thêm thông tin, hình ảnh bổ trợ cho việc học và dạy.
 Ngoài ra hàng năm nhà trường cũng đã tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhưng quá trình bảo quản các thiết bị hiện đại còn hạn chế nên không thể sử dụng được lâu dài. 
Tuy vậy, tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn phổ biến, giáo viên vẫn quen với nếp cũ, lên lớp chủ yếu là thuyết trình, giảng giải, thầy giảng – trò nghe. Giáo viên còn ngại sử dụng Thiết bị giáo dục, còn cho rằng sử dụng Thiết bị giáo dục mất thời gian, tốn công chuẩn bị, dành thời gian sử dụng Thiết bị giáo dục để giảng giải và cho học sinh luyện tập vẫn hơn. Thiết bị giáo dục chỉ được sử dụng nhiều, có hiệu quả trong các giờ thao giảng, hội thi, trong các đợt thanh tra, kiểm tra của cấp trên và nhà trường. Cũng có giáo viên sử dụng Thiết bị giáo dục dạy học nhưng hiệu quả lại chưa cao: có giáo viên chỉ đưa ra coi như giới thiệu Thiết bị giáo dục chứ chưa khai thác được nội dung kiến thức, chưa giúp học sinh nhận biết kiến thức thông qua quan sát, thực hành trên Thiết bị giáo dục; Có giáo viên chưa biết cách sử dụng Thiết bị giáo dục hợp lý, đặt Thiết bị giáo dục trên bàn hoặc treo trên bảng từ đầu đến cuối tiết học làm học sinh phân tán tư tưởng, không chú ý vào nội dung bài học. Sử dụng Thiết bị giáo dục như thế không những không phát huy được tác dụng của Thiết bị giáo dục không phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tính tự giác, tích cực hoạt động của học sinh mà còn làm giảm hiệu quả sư phạm của Thiết bị giáo dục làm giảm chất lượng giáo dục của giờ học. 
 2.2.Thực trạng việc bảo quản Thiết bị giáo dục ở trường tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hóa:
Ở từng lớp đã được trang bị tủ riêng đựng một số sách vở, đồ dùng học tập của học sinh và một số Thiết bị giáo dục phục vụ các môn Toán, Tiếng Việt mà giáo viên thường sử dụng, còn rất nhiều Thiết bị giáo dục được để trong phòng thiết bị, thư viện. Cán bộ Thư viện thiết bị hợp đồng nên còn hạn chế về kinh nghiệm. Nhà trường chưa có điều kiện để trang bị các phương tiện chống ẩm mốc, chống mối mọt. Cuối mỗi năm học nhà trường đều có tổ chức kiểm kê nhưng cũng chỉ làm dưới hình thức đếm, rà soát lại xem có thiết bị nào thiếu, thiết bị nào hỏng có mất mát, hỏng thì cũng thành lập Hội đồng thanh lý, cũng chưa qui trách nhiệm của ai. Các Thiết bị giáo dục do không được bảo quản đúng cách, khí hậu Việt Nam nóng, ẩm, mưa nhiều, các thiết bị được cấp phát từ cách đây hơn 10 năm nên rất dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc, có khi còn bị mối mọt, một số thiết bị bằng gỗ bị cong vênh không còn giá trị sử dụng.
Việc mượn Thiết bị giáo dục mà không ghi vào sổ, có giáo viên mượn nhưng lại không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, có Thiết bị giáo dục giáo viên mượn không trả lại gây thất thoát, lãng phí. Nhiều khi giáo viên trả Thiết bị giáo dục cũng không được kiểm tra lại mà cứ thế treo lên tường hoặc lại cuộn tròn cất vào tủ, do đó không phát hiện được hư hỏng nên không nêu cao được tinh thần trách nhiệm của giáo viên.
Có thể nói, việc bảo quản Thiết bị giáo dục ở trường Tiểu học Đông Tân nơi tôi công tác chưa được chú trọng đúng mức, tình trạng hư hỏng, thất thoát, lãng phí dẫn đến kém chất lượng và hiệu quả sử dụng còn xảy ra nhiều. Đây chính là vấn đề đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên nhà trường cần quan tâm chú ý.
 2.3.Thực trạng về công tác quản lý Thiết bị giáo dục ở trường tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hóa: 
Việc chỉ đạo công tác thư viện đã được phân công cụ thể cho 01 đồng chí trong Ban giám hiệu (Cụ thể là tôi được giao phụ trách), ngoài ra các đồng chí trong Ban giám hiệu đều luôn nhắc nhở, động viên giáo viên sử dụng Thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học, giúp giờ học thêm sinh động hấp dẫn, nâng cao chất lượng giáo dục nhưng việc làm này chưa được tiến hành thường xuyên, đôi khi vẫn chỉ là “ đánh trống, bỏ dùi”. Chưa đưa việc sử dụng Thiết bị giáo dục thành tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên, chưa có những hình thức thi đua khen thưởng thích đáng để giáo viên tích cực sử dụng Thiết bị giáo dục . Vì vậy, việc sử dụng Thiết bị giáo dục chưa thực sự trở thành nền nếp. Mặt khác việc dạy chay đã gần như là truyền thống, là lối mòn khó phá bỏ, giáo viên rất ngại sử dụng Thiết bị giáo dục khi lên lớp mà người quản lý lại ít quan tâm đến việc tìm hiểu lý do, tâm lý giáo viên nên Thiết bị giáo dục chưa được sử dụng đúng với vai trò, chức năng của nó.
Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và Thiết bị giáo dục nhưng chủ yếu chỉ là kế hoạch về xây dựng CSVC còn Thiết bị giáo dục đa số vẫn trông chờ việc cấp phát từ trên. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể về trang bị, bảo quản và sử dụng Thiết bị giáo dục. Chưa chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên làm công tác thiết bị và bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. 
3. Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Tân, thành phố Thanh Hóa.
3.1.Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng Thiết bị giáo dục, cách khai thác sử dụng Thiết bị giáo dục: 
Sử dụng là mục tiêu cơ bản và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác thiết bị nhà trường. Quan điểm này rất quan trọng và cần được thông suốt trong toàn bộ đội ngũ những người làm công tác Thiết bị giáo dục. Nếu Thiết bị giáo dục không được sử dụng thì việc đầu tư trang bị, xây dựng hệ thống Thiết bị giáo dục cũng trở thành thừa. Bản thân Thiết bị giáo dục chỉ là vật vô tri, vô giác, nếu con người không sử dụng thì không thể phát huy được tác dụng và khả năng sư phạm của nó. Nhưng nếu sử dụng sai hoặc không đúng mục đích thì có thể sẽ phản tác dụng. Để sử dụng Thiết bị giáo dục có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về yêu cầu sử dụng Thiết bị giáo dục. Cần hiểu biết về Thiết bị giáo dục , kỹ thuật sử dụng chúng và hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học trực quan.: sử dụng Thiết bị giáo dục với mục đích gì, vào lúc nào, trong thời gian bao lâu, học sinh cần tham gia hoạt động như thế nào?
Sử dụng Thiết bị giáo dục có hiệu quả để tránh những lãng phí về kinh phí, vật tư- khoa học - kỹ thuật - giáo dục. Sử dụng Thiết bị giáo dục còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học. 
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang có sử dụng các Thiết bị giáo dục hiện đại như: máy chiếu, máy vi tínhKhi nhà trường đã trang bị các thiết bị này thì yêu cầu giáo viên phải nắm được tối thiểu về cấu tạo, chức năng và cách vận hành, sử dụng chúng. 
Công tác Thiết bị giáo dục phải làm thường xuyên, liên tục và toàn diện từ khâu trang bị, sử dụng và bảo quản. Trong những vấn đề đó nổi cộm lên là công tác tập huấn cho giáo viên sử dụng Thiết bị giáo dục phục vụ cho bài giảng, và tăng cường việc sử dụng Thiết bị giáo dục trong dạy học.
Nhà trường cần có nhiều hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng Thiết bị giáo dục cho giáo viên:
+ Với cán bộ phụ trách cần nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng sử dụng Thiết bị giáo dục có thể về triển khai đại trà cho giáo viên nhà trường. 
+ Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ, khối, cần đưa nội dung trao đổi nghiệp vụ sử dụng Thiết bị giáo dục, làm mẫu, thao giảng với từng môn học, từng tiết học (sử dụng Thiết bị giáo dục vào lúc nào, bố trí trình bày sao cho hợp lý, mức độ và cường độ sử dụng ra sao), từ đó đúc rút thành kinh nghiệm. Ban giám hiệu nhà trường cần sưu tầm và xây dựng những bộ tài liệu để hỗ trợ giải quyết các câu hỏi về chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ cho giáo viên. Phát huy sáng kiến kinh nghiệm nội bộ.
3.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục của giáo viên.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng Thiết bị giáo dục, khi giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của Thiết bị giáo dục trong quá trình dạy học, đã có kỹ năng nghiệp vụ sử dụng Thiết bị giáo dục thì việc làm tiếp theo hết sức cần thiết đó là làm sao để nâng cao tần suất sử dụng các Thiết bị giáo dục, Thiết bị giáo dục phải được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả, như vậy việc đầu tư trang bị mới không lãng phí vô ích.
3.2.1. Biện pháp hành chính:
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng được những quy định về Thiết bị giáo dục và sử dụng Thiết bị giáo dục nhằm thiết lập được nề nếp, thói quen sử dụng Thiết bị giáo dục của giáo viên trong trường. Những quy định này cần được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường sau đó làm thành văn bản, trở thành quy định bắt buộc, nếu vi phạm sẽ bi xử lý theo quy định.Việc sử dụng Thiết bị giáo dục được xét thành tiêu chí đánh giá thi đua giáo viên.
Việc sử dụng Thiết bị giáo dục phải được quản lý một cách chặt chẽ, kể cả những Thiết bị giáo dục để tại phòng học của các lớp, các Thiết bị giáo dục giáo viên mượn tại phòng thiết bị, hàng tuần tất cả các giáo viên đều phải có phiếu đăng ký sử dụng Thiết bị giáo dục trong tuần (nộp cho cán bộ phụ trách thiết bị vào thứ 6 của tuần trước). Cán bộ phụ trách thiết bị dán phiếu này 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi_dao_cong_tac_su_dung_thiet.doc