SKKN Một số biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Đông Hải 2

SKKN Một số biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Đông Hải 2

Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hóa của đất nước, của nhân loại.

 Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên, thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

 Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.

 Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

 

doc 18 trang thuychi01 17851
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Đông Hải 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
 1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.I. Cơ sở lí luận.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3. Một số biện pháp thực hiện.
5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
 3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận 
14
3.2. Kiến nghị
15
 1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài.
	Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hóa của đất nước, của nhân loại.
	Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên, thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
	Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
	Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
	Trong những năm gần đây tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế bằng những máy móc, năng suất lao động tăng, nâng mức sống con người ngày càng cao, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ra ảnh hưởng môi trường và đã trở thành nạn ô nhiễm. Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng cao bởi những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát, thiệt hại về tiền của và tài sản của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo dục và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời để bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực hơn nữa chúng ta cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là hiệu quả tốt nhất cho học sinh Tiểu học. Bởi vì bậc Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Học sinh Tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển nhân cách. Giáo dục các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc hình thành đứa trẻ trở thành những công dân tốt cho đất nước. Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờ học chính khóa và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện bằng nhiều con đường giáo dục khác nhau. Năm học 2017 – 2018 là năm tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” đang được triển khai và duy trì rộng khắp trong toàn ngành nói chung và tại trường Tiểu học Đông Hải 2 nói riêng. Hơn bao giờ hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành cho các em ý thức, kỹ năng, thói quen về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết. Trong năm học qua Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có những tài liệu hướng dẫn rất cụ thể về giảng dạy lồng ghép, tích hợp các môn học về giáo dục môi trường và đó cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, xây dựng môi trường Xanh- Sạch-Đẹp. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc Tiểu học? làm thế nào để hình thành cho học sinh Tiểu học những hiểu biết về môi trường, biết bảo vệ môi trường qua những việc làm cụ thể phù hợp lứa tuổi đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, Từ những trăn trở, suy nghĩ trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Đông Hải 2” nhằm hình thành cho các em dần có thói quen biết giữ gìn môi trường trong lành, môi trường Xanh- Sạch-Đẹp.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	- Giúp học sinh dần biết giữ gìn, bảo vệ môi trường ở trường, gia đình, nơi công cộng .
	1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.
	Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018.
	1.4. Phương pháp nghien cứu:
	- Phương pháp quan sát, trao đổi, đàm thoại, đối thoại, thử nghiệm, Hướng dẫn nghiên cứu.
	- Đọc tài liệu.
	- Nói chuyện các chuyên đề có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường.
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1. Cơ sở lý luận
	Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất. là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống, là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin. 
	Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị suy thoái nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách, nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là môi trường không chỉ ô nhiễm ở các nhà máy, các khu công nghiệp, bệnh viện, đường xá mà ngay cả ở trong một số cơ quan, trường học,cũng bị ô nhiễm. Rác  thải xuất hiện ở khắp các nơi, chỗ nào cũng có thể thấy rác, từ quán ăn, chợ, trên đường, tại các trường học, bệnh viện cho đến các sông hồ, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này trong đó có nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết về môi trường. Do đó GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn môi trường trong thực tiễn
	 Giáo dục BVMT nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và nhạy cảm về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái niệm cơ bản về môi trường và BVMT (kiến thức) ; những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi) ; những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kĩ năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực). 
	2.2. Thực trạng giữ gìn và bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố nói chung và việc bảo vệ môi trường trường tiểu học Đông Hải 2 nói riêng.
	Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
	 GDBVMT nhằm làm cho các em hiểu và hình thành, phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
	Số lượng HS tiểu học rất đông. Số lượng học sinh này sẽ nhân lên nhiều lần ở những năm tiếp theo nếu các em biết và thực hiện được việc BVMT trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường. Ở địa bàn thành phố nền kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, nhà máy, xí nghiệp, công trường, chợ,...buôn bán nhiều và tỷ lệ thuận với nó là đủ loại rác hàng ngày trực tiếp thải ra môi trường với số lượng vô cùng lớn và không phải ai cũng có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, còn học sinh thì sao, nếu tính đủ các cấp học thì số lượng là rất lớn nếu các em được giáo dục tốt về vấn đề môi trường thì tương lai con người sẽ có môi trường trong lành để tồn tại và phát triển, qua quan sát cũng như bằng nhiều hình thức như quan sát, thực tế, vấn đáp... tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh ở trường tiểu học về vấn đề bảo vệ môi trường tương đối tốt, khi bước vào bất kỳ trường học nào dù nông thôn hay thành phố, điều đầu tiên là cảnh quan môi trường, lớp học rất sạch sẽ, gọn gàng, nhiều trường có khuôn viên rất đẹp, học sinh ném rác đúng nơi quy định, trường học nào cũng rất quan tâm đến môi trường xung quanh, đến việc giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ nơi sống, nơi sinh hoạt sạch sẽ. Tuy nhiên ở tiểu học phần lớn các trường vẫn phải thuê người quét lớp, dọn dẹp sân trường, học sinh chỉ mới được giáo dục ở mức độ giữ vệ sinh không ném rác bừa bãi, tuổi nhỏ nên dễ nhớ nhưng cũng dễ quên, nếu không nhắc nhở thường xuyên, liên tục thì khuôn viên, lớp học, nơi công cộng vẫn là nơi chứa đựng rác thải sinh hoạt...
	Ở trường tiểu học Đông Hải 2 cũng vậy, như bao trường ở nông thôn khác ý thức giữ gìn vệ sinh của học sinh cũng như một bộ phận lớn phụ huynh chưa tốt, có thể nói là kém, ném giấy, rác thải sinh hoạt tùy tiện, dủ kiểu, đủ loại. chỗ nào cũng có rác, kẹo cao su, lớp học nào cũng có giỏ đựng rác, dụng cụ dọn rác... gây thiếu mỹ quan cũng như môi trường lớp học cũng như khuôn viên trong và ngoài nhà trường.
	2.2.1. Thuận lợi:
	- Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí gần chợ, sát nhà dân và đường giao thông. Cây xanh ngày càng được quan tâm, đầu tư, tăng về số lượng đảm bảo môi trường trong lành.
	- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền lãnh đạo, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, trạm y tế phường về công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường. 
	- Có những văn bản cụ thể về giáo dục và bảo vệ môi trường. 
	- Chương trình giáo dục được lồng ghép trong các môn học, các tiết học ở tất cả các cấp học.
	2.2.2. Khó khăn
	- Ý thức của nhiều người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa thật sự tự giác, sự hiểu biết của nhiều người dân về môi trường còn hạn chế, chỉ biết cái lợi trước mắt, vô tư ném, vứt rác bừa bãi khi không còn sử dụng.
	- Hệ thống cống rãnh trong và ngoài khu vực trường chưa hoàn thiện, nhiều hộ dân còn dùng phân tươi để trồng trọt, việc nuôi thả rông xúc vật còn phổ biến...
	- Cây xanh mới chỉ tạo được cảnh quan và môi trường trong lành còn cây lấy bóng mát vẫn còn nhỏ do mới trồng. Khu vệ sinh chưa đảm bảo sạch sẽ do xuống cấp...
	2.2.3. Kết quả khảo sát học sinh về nội dung giáo dục môi trường tháng 9 năm 2017
Ngay đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc nhận thức của học sinh về vị trí và tầm quan trọng của vấn đề môi trường đối với cuộc sống con người trong toàn trường từ lớp 1 đến lớp 5 tại trường tiểu học Đông Hải 2 và đã thu được kết quả như sau:
Số
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả đạt được
Số lượng
Tỉ lệ(%)
1
Sự quan tâm của học sinh đến môi trường xung quanh.
20/338
6%
2
Ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người 
250/338
74%
3
Thái độ của HS về vấn đề môi trường
15/338
4%
4
Hành vi cải tạo môi trường
10/338
29%
5
Ý thức bảo vệ môi trường của HS
Rất ít
Từ những kết quả khảo sát như trên tôi thấy ngay sự quan tâm của học sinh đến môi trương xung quanh là rất ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ, ý thức bảo vệ môi trường kém, hành vi tự nhặt rác để vào nơi quy định gần như không có, một thực tại đáng phải suy ngẫm. Phải làm gì và làm như thế nào, đó là vấn đề tôi luôn suy nghĩ để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, làm cho họ có ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Và đó cũng chính là lý do tôi đưa ra một số biện pháp cơ bản sau đây để giải quyết tình trạng này.
	2.3. Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học.
	2.3.1. Công tác tuyên truyền.
	Để nhiều người biết được ảnh hưởng của môi trường đến cuộc sống của con người cũng như những việc làm gây ảnh hưởng tới môi trường thì biện pháp đầu tiên tôi áp dụng đó là công tác tuyên truyền, qua học sinh sẽ tác động đến phụ huynh, hình thức là: Qua các buổi chào cờ, các tiết học trên lớp, qua các buổi ngoại khóa, cho học sinh biết về tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của mỗi người. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta và cũng chỉ bằng những việc làm cụ thể đơn giản như:
	+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi phòng, cơ quan, tránh để nước rò rỉ
	+ Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
	+ Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết
	+ Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biểnBiết nhặt và ném "rác" đúng quy định.
	2.3.2. Sự gương mẫu của thầy cô, của người lớn.
 Sự gương mẫu của thầy cô và những người lớn xung quanh có ảnh hưởng rất lớn dối với trẻ. Đặc điểm của trẻ là hay bắt chước, làm theo, nói theo. Vì vậy thầy cô giáo và mọi người xung quanh cần thực hiện tốt những điều bản thân giáo dục, giảng dạy, lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Thầy cô và mọi người quanh trẻ tích cực làm những việc thể hiện việc bảo vệ môi trường như: giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng; sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệu quả; chăm sóc cây trồng vật nuôi thì trẻ sẽ bắt chước và làm theo những hành vi tốt của người lớn.
	2.3.3. Thông qua các giờ dạy trên lớp
	 Ở môn học nào cũng có tiết dạy được lồng ghép việc bảo vệ môi trường, vấn đề người dạy có liên hệ đến kiến thức này hay không, học sinh có được tiếp nhận và ứng dụng nó vào thực tế hàng ngày hay chỉ là lướt qua. để lượng kiến thức vô cùng quý báu này đến được với học sinh qua các bài giảng thì người thầy phải thấy được tầm quan trọng của nó, qua đó mà xác định được mục tiêu của bài và sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy tốt nhất nhằm dẫn học sinh hiểu biết thêm về môi trường, tác hại về những việc làm của con người ảnh hưởng đến môi trường, từ đó hình thành ý thức, thói quen làm những việc thiết thực hàng ngày lúc ở trường cũng như ở nhà, nơi công cộng góp sức mình trong việc giữ gìn môi trường Xanh- Sạch-Đep.
	Ví dụ: Ở Môn : Tiếng Việt
	Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm :
+ Giới thiệu về một số cảnh quan thiên nhiên, gia đình, trường học (môi trường gần gũi với HS lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kĩ năng đọc (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết), nghe - nói (Kể chuyện).
 	+ Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
	Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 2 bao gồm :
+ Giới thiệu thiên nhiên và môi trường, cuộc sống xã hội (đặc biệt là cuộc sống ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội) được đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh - Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người 
 	+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : không phá hoại môi trường tự nhiên, trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh; yêu quý gia đình, bạn bè, quê hương đất nước.
	Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm :
+ HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn : Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. 
 HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ, giông.
 	+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hành động cụ thể : trồng cây, bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước.
	Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 4 bao gồm :
+ Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, giúp HS hiểu biết về những cảnh đẹp của tự nhiên, cảnh sinh hoạt trên đất nước và thế giới ; có tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp ; thấy được tác hại của môi trường sống bị ô nhiễm do hoạt động công nghiệp hoặc do khai thác tài nguyên thiên nhiên không có kế hoạch.
 	+ Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, chống lại các hành vi làm tổn hại đến môi trường.
	Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Tiếng Việt lớp 5 bao gồm :
+ Thông qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng, thể hiện ở các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, cung cấp cho HS những hiểu biết về đặc điểm sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên. 
 	+ Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
	Ở Môn : Khoa học
	Chủ đề về Môi trường và các nội dung tích hợp Lớp 4
Chủ đề về Môi trường
Nội dung tích hợp GDBVMT
Con người và môi trường 
Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí thức ăn, nước uống từ môi trường.)
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên 
Sự ô nhiễm môi trường 
Ô nhiễm không khí, nguồn nước.)
Biên pháp bảo vệ môi trường 
Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
	Chủ đề về Môi trường và các nội dung tích hợp lớp 5
Con người và môi trường
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến không khí thức ăn, nước uống từ môi trường.
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Sự ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí, nguồn nước.
Biên pháp bảo
vệ môi trường
Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí.
	Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Lịch sử và Địa lý
Môn
Bài
Lớp
Lịch sử:
- Bài: Nhà Trần và việc đắp đê; Chùa thời Lý; Kinh thành Huế
Lớp 4:
- Bài: Đường Trường Sơn; Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Lớp 5:
Địa Lý:
- Bài: 3,4,5,7,8 phần thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du; Bài 11, 17, 24 phần thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng; Vùng biển Việt Nam (bài 29)  
Lớp 4:
- Các bài về Thiên nhiên và HĐ của con ngời ở miền núi và trung du; Thiên nhiên và HĐ của con ngời ở đồng bằng Bắc bộ; Vùng biển Việt Nam ( bài 30) 
- Bài 2, 4, 5 ( địa lý Việt Nam).
Lớp 5:
- Bài 8, 9 ( địa lý Việt Nam); địa lý thế giới ( Các bài về châu lục)
- Một số bài về địa lý Việt Nam, địa lý thế giới.
	Giáo dục BVMT trong môn Đạo đức 
	Nội dung GDBVMT trong môn Đạo đức Lớp 1
Tên bài
Nội dung tích hợp
2 - Gọn gàng
sạch sẽ
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh MT, làm cho MT thêm sạch, đẹp, văn minh. 
3- Giữ gỡn sách vở đồ dùng học tập
- Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững.
 4- Gia đình em
- Gia đìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_va_bao_ve_moi_truong_cho_hoc.doc