SKKN Một số biện pháp giáo dục tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

SKKN Một số biện pháp giáo dục tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách

Trong bối cảnh hội nhập, phát triển hiện nay, nền giáo dục Việt Nam ta càng chú trọng đào tạo con người có đủ phẩm chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu của con người mới ở thời đại mới. Nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có những cải cách quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Đối với phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học… với mục đích là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng còn là hình thành cho học sinh các phẩm chất và năng lực cần thiết trong cuộc sống. Thông qua các kĩ năng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động thực tiễn mà học sinh có thể tự hoàn thiện nhân cách bản thân. Chính vì thế mà lâu nay, ngành giáo dục luôn nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết của lương tâm nhà giáo trong việc dạy chữ, dạy người; trao yêu thương và sự tận tuỵ của người thầy đến mọi học sinh. Theo đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực luôn là tâm điểm của sự cần thiết và ưu tiên. Đặc biệt là đối với giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, những người chèo lái cho những chuyến đò gian nan, những con đò đang ở cái tuổi ẩm ương, nghịch ngợm, thích khẳng định mình, thích làm người lớn - cái tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lí, rất cần được sự quan tâm, định hướng, điều chỉnh và uốn nắn kịp thời.

Như chúng ta đã thấy, hiện nay ở các trường học, nhất là các trường THPT vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh sa sút về đạo đức cũng như học tập; không ít học sinh chưa có mục đích học tập rõ ràng, ngại phấn đấu, lười học, ham chơi... Hơn nữa các em là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa tiêu cực từ bên ngoài, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng sa sút cả về trí lẫn đức? Phải làm như thế nào để giúp các em có thể phát triển toàn diện? Nhiệm vụ này lại nặng nề hơn đối với giáo viên chủ nhiệm. Bởi thế, việc tìm ra các biện pháp, cách thức giáo dục học sinh để mang lại kết quả cao luôn là điều mà người chủ nhiệm trăn trở, tìm kiếm và thựcthi.

Tuy nhiên hiện tại, việc thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường nói chung và ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp hầu như vẫn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên chủ nhiệm vẫn chưa thấy rõ vai trò của mình trong việc giáo dục kĩ năng sống và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Còn một số giáo viên vẫn ngại khó, ngại khổ với công việc chủ nhiệm. Cũng không ít giáo viên tâm huyết với nhiệm vụ chủ nhiệm của mình nhưng lại chưa có phương pháp, cách thức phù hợp hoặc mới chỉ dừng lại ở một số giải pháp truyền thống nên hiệu quả lớp chủ nhiệm vẫn chưa cao. Ai đó đã từng ví: "Làm giáo viên mà không làm công tác chủ nhiệm lớp cũng như không có con vậy ". Quả đúng như thế. Nhưng không phải ai làm công tác chủ nhiệm cũng đều có kết quả tốt,


cũng như có người mẹ biết giáo dục con mình đúng cách sẽ trở thành người tốt, có ích cho xã hội và cũng có những trường hợp ngược lại. Là một giáo viên gắn bó với nghề mười sáu năm, hai mươi năm, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi hiểu rõ vai trò, trách nhiệm, thậm chí là sứ mệnh của người chủ nhiệm với lớp, với học sinh mình. Thiết nghĩ, để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải có đủ cả cái tâm và cái tầm. Cái tầm của một chủ nhiệm là khả năng nhận diện tình hình lớp và ứng phó kịp thời bằng những biện pháp tác động tích, giáo dục cụ thể, phù hợp, đúng đắn và toàn diện để quản lí, rèn luyện, giáo dục học sinh được hiệu quả nhất. Thấm nhuần điều đó, bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó với trò, chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm và sử dụng nhiều biện pháp giáo dục tích cực để các em ngày càng tiến bộ, phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực, đưa thành tích lớp chủ nhiệm ngày một đi lên. Những đạt được đó cũng chính là thước đo cao nhất, cụ thể nhất về hiệu quả công tác chủ nhiệm trong trường học. Và kết quả áp dụng ở lớp chủ nhiệm hơn hai năm nay: lớp 10C3 năm học 2020-2021, lớp 11C3 năm 2021-2022, và đầu năm lớp 12 (2022-2023); lớp 12C8 đầu năm học 2022 -2023 đã cho thấy điều đó. Cụ thể là các em đã tăng cường tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, ý thức trách nhiệm cao trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện, chất lượng văn hoá tăng cao, nề nếp thi đua vượt trội.

docx 56 trang Thu Kiều 21/09/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................2
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
3.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................3
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................3
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI........................................................................3
PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................4
1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................4
1.1.1. Giáo dục tích cực trong trường học ...............................................................4
1.1.2. Vai trò và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm ......6
1.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh THPT .................................................8
1.1.4. Sự cần thiết giáo dục tích cực trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT .....9
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................10
1.2.1. Những khó khăn về mặt tâm lí, tính cách của lứa tuổi học sinh THPT nói 
chung và ở trường Nguyễn Sỹ Sách.......................................................................10
1.2.2. Thực tiễn giáo dục trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ 
Sách 11
1.2.3. Kết quả khảo sát thực tế học sinh ................................................................12
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN SỸ SÁCH......15
2.1. Giáo dục học sinh bằng sự quan tâm chân thành............................................15
2.1.1. Quan tâm ngày lễ, sinh nhật ........................................................................16
2.1.2. Quan tâm khi học sinh ốm đau ....................................................................16
2.1.3. Quan tâm khi học sinh đang gặp khó khăn hoặc rơi vào khủng hoảng tinh 
thần 18
2.1.4. Quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn..................19
2.1.5. Quan tâm đến những học sinh chưa ngoan ..................................................21 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong bối cảnh hội nhập, phát triển hiện nay, nền giáo dục Việt Nam ta càng 
chú trọng đào tạo con người có đủ phẩm chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu của con 
người mới ở thời đại mới. Nhiều năm qua, ngành giáo dục đã có những cải cách 
quan trọng từ giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Đối 
với phổ thông, sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương 
trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học với mục đích là không chỉ dừng lại 
ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng còn là hình thành cho học sinh các phẩm 
chất và năng lực cần thiết trong cuộc sống. Thông qua các kĩ năng tích cực, tự giác, 
chủ động, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động thực tiễn mà học sinh có 
thể tự hoàn thiện nhân cách bản thân. Chính vì thế mà lâu nay, ngành giáo dục luôn 
nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết của lương tâm nhà giáo trong việc dạy chữ, dạy 
người; trao yêu thương và sự tận tuỵ của người thầy đến mọi học sinh. Theo đó, 
việc áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực luôn là tâm điểm của sự cần thiết 
và ưu tiên. Đặc biệt là đối với giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp, 
những người chèo lái cho những chuyến đò gian nan, những con đò đang ở cái tuổi 
ẩm ương, nghịch ngợm, thích khẳng định mình, thích làm người lớn - cái tuổi có 
nhiều biến đổi về tâm sinh lí, rất cần được sự quan tâm, định hướng, điều chỉnh và 
uốn nắn kịp thời.
 Như chúng ta đã thấy, hiện nay ở các trường học, nhất là các trường THPT 
vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh sa sút về đạo đức cũng như học tập; 
không ít học sinh chưa có mục đích học tập rõ ràng, ngại phấn đấu, lười học, ham 
chơi... Hơn nữa các em là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa 
tiêu cực từ bên ngoài, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh 
mẽ như vũ bão. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh ngày càng sa 
sút cả về trí lẫn đức? Phải làm như thế nào để giúp các em có thể phát triển toàn 
diện? Nhiệm vụ này lại nặng nề hơn đối với giáo viên chủ nhiệm. Bởi thế, việc tìm 
ra các biện pháp, cách thức giáo dục học sinh để mang lại kết quả cao luôn là điều 
mà người chủ nhiệm trăn trở, tìm kiếm và thực thi.
 Tuy nhiên hiện tại, việc thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường nói 
chung và ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp hầu 
như vẫn chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên chủ nhiệm vẫn chưa thấy rõ vai trò 
của mình trong việc giáo dục kĩ năng sống và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 
Còn một số giáo viên vẫn ngại khó, ngại khổ với công việc chủ nhiệm. Cũng 
không ít giáo viên tâm huyết với nhiệm vụ chủ nhiệm của mình nhưng lại chưa có 
phương pháp, cách thức phù hợp hoặc mới chỉ dừng lại ở một số giải pháp truyền 
thống nên hiệu quả lớp chủ nhiệm vẫn chưa cao. Ai đó đã từng ví: "Làm giáo viên 
mà không làm công tác chủ nhiệm lớp cũng như không có con vậy ". Quả đúng 
như thế. Nhưng không phải ai làm công tác chủ nhiệm cũng đều có kết quả tốt,
 1 góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng của lớp chủ 
nhiệm trên nhiều phương diện.
3.2. Thời gian nghiên cứu
 Năm học 2020-2021, 2021-2022 và đầu năm học 2022-2023.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
 - Khảo sát, thống kê thực tế trước và sau khi áp dụng các biện pháp giáo dục 
trong công tác chủ nhiệm.
 - Phương pháp điều tra qua các giáo viên bộ môn, các tổ chức trong nhà 
trường và cha mẹ học sinh.
 - Thuyết minh, phân tích, so sánh.... trước và sau khi áp dụng các biện pháp 
giáo dục tích cực.
 - Hình thành các biện pháp giáo dục tích cực trong quá trình làm chủ nhiệm ở 
trường THPT.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đề tài thuộc lĩnh vực quản lí và giáo dục trong công tác chủ nhiệm, được tiến 
hành nghiên cứu ở lớp 10C3 năm học 2020-2021, lớp 11C3 năm học 2021-2022, 
lớp 12C3 năm 2022-2023 và lớp 12C8 năm 2022-2023 tại trường THPT Nguyễn 
Sỹ Sách - Thanh Chương.
V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 - Bản chất của những biện pháp giáo dục được áp dụng trong đề tài có thể 
xem là tổng hợp của nhiều kĩ năng mềm trong quản lí và giáo dục học sinh. Đó là 
sự kết hợp những nguyên tắc giáo dục truyền thống với cách gia tăng sức khoẻ và 
hạnh phúc được dựa trên nghiên cứu. Vì thế có thể xem các biện pháp này như một 
kiểu “nghệ thuật tâm công” trong việc “đánh” vào lòng người học để qua đó học 
sinh có khả năng tự mình thức tỉnh, nhận thức đường đi, khám phá và thay đổi, 
phát triển được chính mình. Từ đó chất lượng văn hoá, nề nếp lớp được nâng lên 
và đó chính là hiệu quả trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên.
 - Đề tài là nguồn tư liệu để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng 
trong giáo dục toàn diện cho học sinh lớp chủ nhiệm và thông qua kết quả thực 
nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
 3 Những tính cách tích cực này không phải là bẩm sinh; chúng là những cấu tạo 
bên ngoài cần được nuôi dưỡng. Mục tiêu của giáo dục tích cực là để phát hiện sự 
kết hợp giữa các điểm mạnh tính cách và phát triển khả năng của trẻ để sử dụng 
những thế mạnh đó một cách hiệu quả.
1.1.1.2. Lợi ích của giáo dục tích cực trong trường học
 Giáo dục tích cực trong trường học luôn mang lại hiệu quả kì diệu đối với 
giáo viên và học sinh. Waters đã khẳng định: “Một chương trình giảng dạy ở 
trường kết hợp sức khoẻ theo cách lý tưởng sẽ ngăn ngừa trầm cảm, tăng sự hài 
lòng trong cuộc sống, khuyến khích trách nhiệm xã hội, thúc đẩy sự sáng tạo, thúc 
đẩy học tập và thậm chí nâng cao thành tích học tập”. Đúng vậy, việc kết hợp 
điểm mạnh tính cách vào trong chương trình giáo dục có thể liên quan đến việc thu 
thập thông tin về những thế mạnh, năng khiếu và sở thích VIA của các học sinh. 
Áp dụng mô hình giáo dục ấy khi các em tham gia trong suốt hành trình học tập 
cũng có thể là những cách tuyệt vời để xác nhận và nuôi dưỡng những điểm mạnh 
của người học.
 Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về giáo dục tích cực và những tác 
động tiềm tàng của nó. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về lợi ích của giáo 
dục tích cực:
 - Thúc đẩy sự phát triển của người học:
 Clonan, Chafouleas, McDougal, và Riley-Tillman (2004) phát hiện rằng việc 
kết hợp tâm lí tích cực trong môi trường học tập đã giúp thúc đẩy sức mạnh của cá 
nhân. Nó khuyến khích sự phát triển của các tổ chức tích cực và giúp học sinh 
thành công hơn. Vẫn còn nhiều nghiên cứu xác nhận những kết quả này, bao gồm 
cả những nghiên cứu xác nhận rằng các can thiệp giáo dục tích cực có tác động lâu 
dài hơn tới việc thay đổi hành vi của học sinh so với các phương pháp khác (Adler, 
2016).
 - Dạy học sinh cách khiến bản thân mình hạnh phúc:
 Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những tác động 
của huấn luyện cuộc sống đối với học sinh trung học (Green, Grant, & Rynsaardt, 
2007). Kết quả cho thấy rằng sau các buổi huấn luyện cuộc sống của chúng, các 
học sinh cho thấy chứng trầm cảm giảm đi đáng kể và tăng khả năng nhận thức và 
hy vọng (Green et al., 2007). Học sinh được trang bị tốt hơn để cải thiện sức khỏe 
chủ quan của mình về lâu dài thông qua việc kiểm soát những trải nghiệm cảm xúc 
tích cực của chúng tốt hơn (Fredrickson, 2001; 2011).
 - Giảm thiểu trầm cảm:
 Những can thiệp tâm lí tích cực được sử dụng trong giáo dục tích cực bao 
gồm xác định và phát triển các điểm mạnh, nuôi dưỡng lòng biết ơn và hình dung 
bản thân tốt nhất có thể (Seligman, Steen, Park, & Peterson, 2005; Sheldon & 
Lyubomirsky, 2006; Liau, Neihart, Teo, & Lo, 2016). Một phân tích tổng hợp
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tich_cuc_nham_nang_cao_hieu_q.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ HÀ, PHAN TRUNG TẦN- THPT NGUYỄN SỸ SÁCH - CHỦ NHIỆM.pdf