SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Thắng

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Thắng

 Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói

 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

 Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Thật đúng như vậy gia đình là chiếc nôi của giáo dục cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, người mẹ đầu tiên khi trẻ cất tiếng khóc đầu đời chưa hiểu qua lời ru, tiếng hát của người mẹ, qua âu yếm trẻ hiểu một phần nào mẹ là cô giáo của trẻ, đúng như vậy trong câu ca dao đã nói:

 “Uốn cây từ lúc con non

 dạy con từ lúc con còn ngây thơ”

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .

Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giaó dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục kĩ năng của trẻ. Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và nhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất. Bởi lẽ trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động xấu của môi trường xung quanh. Cho nên môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng xã hội, Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang trở thành 1 nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước.

 

doc 23 trang thuychi01 14034
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
5
2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung về kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi theo các chu đế trong năm học 2018 - 2019.
5
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
7
2.3.3. Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động học.
9
2.3.4. Dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động trong ngày và mọi lúc mọi nơi.
11
2.3.5. Dạy trẻ kỹ năng nhận biết những tình huống có vấn đề và cách giải quyết tình huống đó và khi cơ thể có nguy cơ bị gặp nguy hiểm.
17
2.3.6. Tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ về nội dung và cách rèn luyện kỹ năng sống trong trẻ và cách sống tự lập.
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói 
 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Thật đúng như vậy gia đình là chiếc nôi của giáo dục cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, người mẹ đầu tiên khi trẻ cất tiếng khóc đầu đời chưa hiểu qua lời ru, tiếng hát của người mẹ, qua âu yếm trẻ hiểu một phần nào mẹ là cô giáo của trẻ, đúng như vậy trong câu ca dao đã nói:
 “Uốn cây từ lúc con non
 dạy con từ lúc con còn ngây thơ”
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội .
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giaó dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục kĩ năng của trẻ. Giáo dục mầm non giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, việc giáo dục trẻ là trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó gia đình và nhà trường là hai nhân tố quan trọng nhất. Bởi lẽ trẻ mầm non rất nhạy cảm với những tác động xấu của môi trường xung quanh. Cho nên môi trường sống của trẻ hôm nay phụ thuộc nhiều vào người lớn, gia đình, trường lớp và cộng đồng xã hội, Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang trở thành 1 nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục cả nước.
Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo - khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Klo theo quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi - tập có chủ định như làm quen với HĐ tạo hình, âm nhạc, thể chất và tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo, đi thăm , hoạt động các ngày hội, ngày lễvv Xác định được kĩ năng sồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ như vậy. Nên tôi rất băn khoăn, làm thế nào để lựa chọn được nội dung, phương pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi, để giúp trẻ tăng thêm kĩ năng sống và năng động phù hợp hơn với nền văn hóa đa dạng với nền kinh tế phát triển thị trường định hướng xã hội công nghiệp hiện nay.
Nhận thức vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là con đường, là tiền đề cơ bản hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mẫu giáo, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ ở các bậc học tiếp theo. Do vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Nga Thắng” để nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kĩ năng sống cho trẻ nói riêng và chất giáo dục toàn diện cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Nga Thắng nói chung
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm hình thành và phát triển năm mặt nhân cách ban đầu và các lĩnh vực phát triển giáo dục cho trẻ.
- Nâng cao và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trong sáng, làm giàu vốn từ, mở rộng kỹ năng ứng xử, giao tiếp xã hội.
- Hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi văn minh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xunh quanh luôn xanh-sạch-đẹp.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non - Nga Thắng –Nga Sơn –Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Giáo viên lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Nhằm nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ gia đình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ.
- Phương pháp sử dụng tình huống
Đưa ra các tình huống cụ thể, kích thích trẻ tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề đặt ra
- Phương pháp quan sát, đàm thoại:
Sử dụng đồ chơi trực quan đồ dùng đồ chơi, cho trẻ quan sát rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan , thỏa nãm nhu cầu giao tiếp
- Phương pháp trò chơi.
Sử dụng các loại trò chơi để kích thích trẻ tự nguyện, hoạt động tích cực
- Phương pháp thống kê, xử lý số liêu
Tổng hợp cụ thể từng tiêu chí, biểu bảng và điều chỉnh thực hiện cho phù hợp
- Phương pháp thực hành trải nghiệm:
Tổ chức cho trẻ hành động thao tác trực tiếp đồ vật, đồ chơi, sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để khích lệ trẻ hoạt động
Phương pháp nêu gương- đánh giá
Nêu gương là hình thức khen, chê đúng lúc, đúng chỗ, biểu dương là chính
Đánh giá thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình trước việc làm, hành vi, cử chỉ,từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét, tình huống , hoàn cảnh cụ thể
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về kỹ năng sống tùy thuộc vào từng thời gian, từng hoàn cảnh đất nước, từng môi trường, sống của mỗi địa phương để có một cách giáo dục kĩ năng sồn khác nhau
Trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ trong độ tuổi. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo 5-6 tuổi.( Theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình Giáo dục mầm non) về sự phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ của trẻ. Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tự tin bày tỏ ý kiến, thể hiện thái độ, bộc lộ sở thích, và khả năng. Trẻ được lựa chọn, được đưa ra quyết định, thực hành để trẻ cảm nhận về tình cảm và rèn luyện kỹ năng hành vi.
Thực hiện Kế hoạch số 56/KH - BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020 Hình thành cho trẻ hệ thống các kỹ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống của trẻ: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp hoạt động với người khác, kỹ năng tuân thủ qui định ở những nơi sinh hoạt chung[ 1 ]
Theo Modun 39 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non “ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên viên mầm non”. Để giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc trẻ sẽ vận dụng những kỹ năng đó như thế nào trong cuộc sống. Việc áp dụng một cách linh hoạt các kỹ năng sống cần thiết vào cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ năng động.[ 2 ]
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.[ 3 ]
Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng sống lành mạnh, trong sáng, trẻ nhận biết và phân biệt được những hành vi, thái độ, việc làm đúng, sai, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ biết vận dụng những kiến thức của mình để thực hiện theo cái đúng, cái hay, cái đẹp và biết giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp. Muốn vậy, phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng sống cho trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng của cuộc sống xã hội, trẻ có được những kỹ năng cơ bản tạo điều kiện cho quá trình phát triển của trẻ sau này
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thuận lợi
2.1. Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi:
- Trường mầm non Nga Thắng là một trường chuẩn quốc gia mức độ I, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên, về môi trường có khuôn viên xanh, sạch đẹp, xây dựng được các sân chơi, vườn cho trẻ hoạt động như: sân phát triển vận động, vườn rau xanh, vườn cây ăn quả, cây bóng mát, vườn cổ tích, có đồ chơi ngoài trời
- Về phía Đảng ủy- Ủy ban nhân dân xã, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới việc tham mưu phối hợp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp
2.2. Đối với giáo viên.
- Được sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường về việc chăm sóc, nội dung, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Bản thân tôi tiếp thu đầy đủ, các chuyên đề, tham khảo sách báo, tạp san, tài liệu chuyên ngành để tìm ra các phương pháp, biện pháp dạy phù hợp với trẻ
2.3. Về phía phụ huynh:
Được sự ủng hộ của phụ huynh luôn quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dạy con em đoàn kết thống nhất cao phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có tạo điều kiện cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
- Hội cha mẹ, phụ huynh của nhà trường luôn quan tâm theo dõi, phối kết hợp với nhà trường, thường xuyên chăm lo đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, tích cực ủng hộ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
2.4. Đối với học sinh:
- Trẻ đến trường được học chương trình theo từng độ tuổi, ngoan ngoãn, mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục
Tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc Chăm sóc- Giáo dục trẻ hàng ngày của giáo viên.
* Khó khăn:
* Đối vơi cơ sở vật chất, trang thiết bị:
-Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi của nhà trường còn chưa đồng bộ như các thiết bị công nghệ thông tin vào các hoạt động như: máy chiếu, máy ghi hình và còn thiếu một số phòng học, nên cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động
* - Đối với giáo viên.
- Giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ không phải là một hoạt động học, cho nên việc lồng ghép không phải là hoạt động thường xuyên như các hoạt động khác,
- Việc tiếp cận công nghệ thông tin và cập nhật các phương pháp hình thức mới vào tổ chức một số hoạt động còn hạn chế
Đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các góc chưa phong phú về chủng loại, chưa nhiều về số lượng, việc tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có để phục vụ hoạt động góc cũng còn nhiều hạn chế
* Về phía phụ huynh:
- Có một số phụ huynh quá chú trọng đến việc phát triển kinh tế, chưa chú 
trọng đến con cái, ít quan tâm đến việc học của con cái, chưa thực sự coi trọng giáo dục mầm non
- Nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều về kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, một số còn nặng giáo dục con theo quan điểm truyền thống.
* - Đối với học sinh:
- Một số cháu chưa đi học đúng độ tuổi cho nên vốn kỹ năng tự phục vụ và một số kỹ năng khác còn nhiều hạn chế, vì vậy các cháu chưa thật sự tự tin để hòa nhập cùng bạn bè.
- Một số cháu chưa có thói quen tốt trong hoạt động vui chơi, ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh còn kém, còn có các cháu vẫn còn tình trạng ngắt lá, bẻ cành, vứt rác bừa bãi hoặc có thái độ thờ ơ, vô cảm trước trước môi trường chưa tốt.
- Một Số cháu kiến thức về môi trường còn hạn chế nên chưa có hành vi đúng với bảo vệ môi trường.
* Kết quả của thực trạng:
Qua khảo sát thực trạng trên trẻ đầu năm về việc thực hiện hoạt động góc cho thấy kết quả như sau:
Bảng khảo sát ban đầu về thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Tổng số trẻ mẫu 29 cháu)
Số TT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Số trẻ đạt
Tỉ lệ %
Số trẻ chưa đạt
Tỉ lệ %
1
Sự hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
16
55
13
45
2
Trẻ có 1 số kỹ năng sống tự phục vụ mình như: Chải đầu, rửa tay trước khi ăn
15
52
14
48
3
Kỹ năng tự giao tiếp trong khi hoạt động.
17
59
12
41
4
Khả năng sáng tạo, linh hoạt và tính chủ động khi chơi.
18
62
11
38
5
Sự hiểu biết của trẻ và hành vi về ý thức bảo vệ môi trường.
16
55
13
45
6
Ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và thực hiện nội quy của lớp.
19
65
10
35
Từ kết quả đánh giá ban đầu cho thấy tỉ lệ trẻ đạt chưa cao và chưa đạt còn chiếm nhiều, làm thế nào để giúp trẻ kĩ năng sống được tốt nhất, hiệu quả nhất, tôi đã quyết định lựa chọn một số giải pháp.
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung về kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi theo các chủ đế trong năm học 2018 - 2019.
Khi muốn làm việc gì giáo viên phải có kế hoạch, xây dụng kế hoạch để thực hiện trước khi chúng ta bám vào khả năng nhận thức của trẻ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ vào từng nội dung chủ đề, từ đó giáo viên lựa chọn đề tài cho phù hợp để tổ chức cho đúng kế hoạch trong năm học
VD: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
Nhóm lớp: 5-6 tuổi 
Giáo viên chủ nhiệm: Mai Thị Hưng
 Mục đích yêu cầu 
Trẻ biết tự phục vụ mình, biết cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định, biết chào hỏi cô khi vào lớp, biết giúp đỡ nhau trong chơi cũng như khi học, trẻ biết lễ phép với mọi người xung quanh 
 II. Nội dung chính: 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Nhằm hình thành phát triển nhân cách cho trẻ 
Hình thành cho trẻ nề nếp thói quen, kỹ năng chào hỏi, thưa gửi, đoàn kết
Mở rộng vốn từ, kỹ năng hoạt động, giao tiếp, trong sáng, mạch lạc, tinh thần tập thể mạnh dạn tự tin trong các mối quan hệ trong giao tiếp 
 III. Kế hoạch cụ thể
Tháng
Chủ đề
Nội dung giáo dục kỹ năng sống
Mục tiêu giáo dục
9
Trường mầm
non
- Trẻ đến lớp biết cất đồ dùng cá nhân đúng ni qui định
- Biết lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi qui định
- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với phụ huynh và cô giáo trước khi vào lớp và ứng xử với bạn bè
- 100% trẻ biết cất đồ dùng cá nhân đúng ni qui định
- 100% trẻ lấy đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi qui định
- 100% trẻ có lễ phép trước khi vào lớp
10
Bản thân
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ
- Biết mặc quần áo hoặc cởi quần áo mỗi khi nóng lạnh, cất đúng nơi qui định
- 100% trẻ biết rửa tay -100% trẻ
- 100% trẻ biết giữ thân thể sạch sẽ
- 100% trẻ biết mặc quần áo hoặc cởi quần áo mỗi khi nóng lạnh
11
Gia đình
- Trẻ biết kính trọng ông, bà, bố mẹ lễ phép người lớn
- Trẻ biết giúp đỡ bố mẹ như tưới cây, quyét nhà, chơi với em
- 100% trẻ biết kính trọng ông, bà, bố mẹ lễ phép người lớn
- 85% trẻ biết giúp đỡ bố mẹ như tưới cây, quyêt nhà, chơi với em
12
Nghề nghiệp
- Trẻ biết quí trọng của người lao động từ đó biết tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hàng ngày
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ một số công iệc phù hợp với độ tuổi, sắp xếp bàn ghế, cất gối, chiếu, sạp ngủ cùng với bạn trong lớp..
- 90% Trẻ biết quí trongj người lao động và nước trong sinh hoạt
- 87% trẻ biết giúp đỡ một số công iệc phù hợp với độ tuổi, sắp xếp bàn ghế, cất gối, chiếu, sạp ngủ..
1
Thực vật
- Trẻ biết rửa quả và gọt quả trước khi ăn
- Trẻ biết cắm hoa khi có ngày lễ, ngày tết
- Trẻ biết chăm sóc cây
- 90%Trẻ biết rửa và gọt quả trước khi ăn
- 85%rẻ biết cắm hoa
-100%Trẻ biết chăm sóc cây, không ngắt lá bẻ cành
.
..
5
Trường tiểu hoc
- Trẻ biết lên tiểu học tự mình mang, cặp sách, tự vào trường, chơi cùng bạn bè
-100% trẻ tự phục vụ mình
Ban giám hiệu duyệt Giáo viên chủ nhiệm
 Mai Thị Hưng
Kết quả: Tôi đã xây dựng được kết quả ban giám hiệu duyệt đạt loại tốt. Căn cứ vào nội dung của kế hoạch tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức, nắm vững mục đích, hiểu rõ nội dung về dạy kỹ năng sống cho trẻ, biết lên kế hoạch, hình thức, biện pháp để thực hiện. Từ đó tôi đã chủ động hơn trong việc thực hiện rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, giáo dục trẻ thường xuyên và đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.2. Xây dựng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Thông qua dạy trẻ kỹ năng sống môi trường vật chất và môi trường xã hội môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ được khả năng, năng lực của mình, để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả thì việc tạo cơ hội cho trẻ được cảm nhận tiếp xúc với môi trường xung quanh, các hiện tượng là rất cần thiết vì vậy việc xây dựng môi trường dạy kỹ năng sống cho trẻ luôn được chú trọng. Khi xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động phải đảm bảo theo nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non .
- Môi trường trong lớp
Cần chú trọng việc tạo môi trường vật chất phong phú: Có nhiều góc hoạt động khác nhau, đồ chơi nguyên vật liệu, học liệu đa dạng: Vật thật, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, ký hiệu  nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu tái chếTừ đó trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm, phát huy khả năng sáng tạoTôi cũng trang trí tranh ảnh theo các chủ đề với những họa tiết đơn giản, phù hợp lứa tuổi tranh ảnh, các góc hoạt động hợp lý  tên hoặc ký hiệu của các góc đơn giản có hình ảnh minh họa gần gũi, mô phỏng hoạt động của góc, cách sắp xếp đồ chơi cho trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ dùng và dễ cất. Từ đó tạo cho trẻ kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp. Ngoài ra, tôi đã cho trẻ cùng cô tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo để trẻ có đồ dùng đồ chơi trong các giờ học nhằm phát huy hơn nữa những kỹ năng sống của trẻ . Những bộ đồ chơi, mô hình, rối tayđể trẻ được hoạt động, trải nghiệm, đóng kịch.làm sinh động hơn những bài thơ câu chuyện, qua đó phát triển khả năng sáng tạo tư duy cho trẻ, trẻ được thể hiện cảm xúc khi vào vai những nhân vật.
Vào đầu năm học tôi đã vận động cha mẹ trẻ tìm kiếm và sưu tầm sách báo cũ, tranh ảnh các loại để cùng tôi xây dựng góc sách truyện. Tôi cũng đã trang trí kệ sách nơi dễ tập trung chú ý, nhiều ánh sáng, trang trí theo chủ đề, thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện, vừa tầm mắt trẻ.
Ví dụ : Trẻ chơi ở góc bán hàng về chủ đề: “ bản thân”
- Trẻ biết mời chào khách, biết cảm ợn.
- Xim mời bác vào mua hàng cho tôi.
-Cái mũ này bao nhiêu tiền hả cô.
- Năm nghìn bác ạ.
- Cảm ơn bác làm sau bác lại tới mua hàng cho tôi nhé.
* Kết quả: Thông qua đồ chơi mô phỏng ở các góc, trẻ được chơi, được trải nghiệm trẻ biết được kỹ năng sống , phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo tư duy 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc