SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trường Trung học cơ sở

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trường Trung học cơ sở

 “Trẻ em hôm nay

 Thế giới ngày mai.”

 Trẻ em là công dân tương lai của đất nước , do đó trẻ em phải được giáo dục tốt để sau này trở thành công dân tốt. Như chúc thư Bác Hồ đã khảng định: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho cách mạng đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.” Và đó cũng là trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành giáo dục nước ta.

 Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm bản thân không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ rằng làm thế nào để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng , nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện .

¬ Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường Trung học cơ sở, hạn chế được những đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường Trung học cơ sở hiện nay một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có.

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệ thống về học sinh cá biệt ở các lớp ở bậc Trung học cơ sở, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải phối hợp các biện pháp phù hợp thì mới có hiệu quả .

 Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay. Đó là lí do tôi chọn đề tài để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trường Trung học cơ sở ”.

 Với phạm vi bài viết này, bản thân tôi đề xuất một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt, mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình học sinh cá biệt trong trường học hiện nay.

 

doc 21 trang thuychi01 12883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
1.MỞ ĐẦU:
 1.1. Lí do chọn đề tài. (Sách giáo dục thời đại).
 “Trẻ em hôm nay
 Thế giới ngày mai.” 
 Trẻ em là công dân tương lai của đất nước , do đó trẻ em phải được giáo dục tốt để sau này trở thành công dân tốt. Như chúc thư Bác Hồ đã khảng định: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho cách mạng đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.” Và đó cũng là trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành giáo dục nước ta.
 Là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp và làm công tác chủ nhiệm bản thân không ngừng trau dồi nghiệp vụ để đem đến cho các em những tri thức quý báu, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ rằng làm thế nào để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng , nhằm góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện .
	Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường Trung học cơ sở, hạn chế được những đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường Trung học cơ sở hiện nay một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp và quan sát một cách có hệ thống về học sinh cá biệt ở các lớp ở bậc Trung học cơ sở, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải phối hợp các biện pháp phù hợp thì mới có hiệu quả .
	Qua tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trao đổi với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh góp phần nâng cao hơn nữa thực chất chất lượng giáo dục hiện nay.  Đó là lí do tôi chọn đề tài để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trường Trung học cơ sở ”.
 Với phạm vi bài viết này, bản thân tôi đề xuất một số biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt, mong tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình học sinh cá biệt trong trường học hiện nay.
1.2 Mục đích nghiên cứu. (Sách giáo dục thời đại).
   Mục tiêu giáo dục của bậc Trung học cơ sở là “  Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ , thể chất , thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ  nghĩa có trình độ học vấn Trung học cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống ”.
       Vấn đề đặt ra là trường Trung học cơ sở có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển trở thành con người có ích cho xã hội và trước tiên là phát triển về mặt nhân cách .
    Về mặt nhân cách, hay nói cụ thể hơn là đạo đức, hạnh kiểm học sinh phải được hình thành trên cơ sở tự rèn luyện của bản thân học sinh ngay trên ghế nhà trường Trung học cơ sở. Đó là ý thức học tập nghiêm túc, chấp hành đúng nội quy lớp học, trường học, chấp hành đúng pháp luật.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.( thực tế lớp chủ nhiệm).
 - Nhóm học sinh cá biệt:
 + Em: Nguyễn Hữu Tuấn.
 + Em: Nguyễn Phi Hùng.
 + Em: Đỗ Hữu Trường.
 - Học sinh lớp 9A. Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Quan hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.( tự đúc rút kinh nghiệm bản thân).
 - Phương pháp đọc tài liệu.
 - Phương pháp quan sát thực tế.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG .
 2.1. Cơ sở lí luận. ( Tìm hiểu qua internet, tự nghiên cứu).
            Học sinh cá biệt là những học sinh hay nghịch ngợm , thường gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học  , không chấp hành nội quy nhà trường, của lớp  thêm vào đó là sự lôi kéo bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình .
            Học sinh cá biệt là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ  bị lôi cuốn làm cho học sinh dễ bị nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội đây là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình và xã hội .
	Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết đúng đắn cộng với hoàn cảnh sống mỗi em khác nhau, có em may mắn nhận được sự quan tâm kịp thời của cha mẹ khi các em ở trạng thái thiếu cân bằng , có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá nương chiều... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng học sinh cá biệt và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên giáo viên chủ nhiệm lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp.
 Thông thường trong khi làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm thường quan tâm đến những đối tượng học sinh cá biệt nổi trội mà ai cũng nhìn thấy được, từ đó giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu tính cách cá biệt của các em do những nguyên nhân nào để có hướng giáo dục thích hợp. Có những trường hợp học sinh cá biệt nhưng không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi giáo viên chủ nhiệm cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp.
 Không ít giáo viên chủ nhiệm lớp cho rằng việc giáo dục học sinh cá biệt quả là một việc vô cùng khó. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói:	 
 “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
	Phần nhiều do giáo dục mà nên".
	Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến chúng ta, muốn đạt được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công.
 2.2 . Thực trạng.
 So với học sinh Tiểu học, ở bậc Trung học cơ sở môi trường sống và sự hoạt động của các em có sự thay đổi. Tất cả sự thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh Trung học cơ sở có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước . Đây là lứa tuổi mà diễn biến hết sức phức tạp và đầy mâu thuẩn. Do đó nắm vững đối tượng này sẽ có ý nghĩa quyết định đến thành công của nhà giáo dục.
 2.2.1. Tình hình học sinh cá biệt ở trường Trung học cơ sở.(Tìm hiểu qua báo hoa học trò,học hỏi đồng nghiệp, thực tế ở trường).
          Qua theo dõi đã phát hiện những năm gần đây, hiện tượng học sinh cá biệt có phần gia tăng và ở nhiều cấp độ khác nhau. Nó đã để lại hậu quả như một “ di chứng” sau những vụ việc xảy ra ở các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông như : đánh nhau, chơi gama, đánh bi a và những hành vi khác của thanh thiếu niên, học sinh tác động trực tiếp đến học sinh đang học trong nhà trường .
   Học sinh cá biệt tăng theo cấp học,lớp học: Ở lớp 6,7 chưa bộc phát nhiều, nhưng đến lớp 8,9 học sinh có biểu hiện những thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, sinh hoạt , nếu không kịp thời giáo dục sẽ sớm trở thành học sinh cá biệt .
 Học sinh cá biệt tăng theo xu thế phát triển của xã hội theo “ cơ chế thị trường” ở khía cạnh tiêu cực .
     Học sinh cá biệt biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trạng thái khác nhau, tạm chia làm 4 nhóm :
- Bỏ giờ trốn học dẫn đến học tập sa sút hơn .
- Quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập .
- Gây gổ đánh nhau , kết bè thành băng nhóm .
 - Ươn  ngạnh, học đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém.
      Ở tất cả các nhóm học sinh cá biệt trên đều ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của học sinh .
      Dù ở nhóm học sinh cá biệt nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn giáo dục các em kịp thời thì làm cho các em từ những vi phạm nhỏ dần dần dẫn đến việc làm không có ý thức , rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
 Nhưng thực trạng hiện nay, ở hầu hết các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều xuất hiện một bộ phận học sinh không chấp hành tốt nội quy nhà trường, học tập không nghiêm túc làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp chung của nhà trường và chất lượng học tập giảm sút . Số học sinh này thường được gọi là học sinh cá biệt có xu hướng phát triển. Nhà trường, giáo viên cũng đã có nhiều biện  pháp uốn nắn, giáo dục nhưng chưa có hiệu quả.
      Trước tình hình vậy, là giáo viên chủ nhiệm bản thân trăn trở và cố tìm ra biện pháp tối ưu nhằm giáo dục học sinh cá biệt trở thành con ngoan trò giỏi.
 Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành công hay không thì phụ thuộc vào người thầy cô, người thầy cô phải là người có “Tâm”. Chữ “Tâm” tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là sự yêu thương đối với học trò như một người con, người em ruột thịt của mình mà còn là cái tâm huyết tha thiết yêu nghề, chú ý từng hành động của mình như : lời ăn tiếng nói, ăn mặc, từng tiết giảng, từng cử chỉ của mình .Vì trong mắt các em, người thầy cô đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là một tấm gương để cho các em noi theo.
 Hầu hết học sinh cá biệt không ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, không ý thức được vai trò của việc học tập đối với cuộc đời của mình, vì vậy các em không có thói quen tự giác, việc đi học với các em chỉ là để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được găp bạn bè, để không phải làm việc nhà. Các em chỉ học cho có học, chứ không biết học để làm gì, học có tác dụng như thế nào đến cuộc sống của mình sau này. Do đó người giáo viên chủ nhiệm phải chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể những tấm gương rất gần gũi với các em của sự thành công và thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại.
 Trong quḠtrình làm công tác giáo dục chúng ta đã từng buồn phiền biết bao bao khi gặp phải những học sinh chậm tiến. Biểu hiện của những học sinh này rất đa dạng có thể xếp vào hai nhóm hành vi sau: 
 - Ở trong trường : thiếu ý thức tổ chức kỉ luật như chây lười trong học tập, lao động và sinh hoạt tập thể. Học bài, không đầy đủ, trốn giờ học - giờ sinh hoạt. Quay cóp khi thi , kiểm tra. Ăn mặc lố lăng không tuân thủ quy định chung của trường,của lớp. Thiếu lễ phép, lừa dối, xúc phạm thầy cô giáo , phá phách tài sản của trường, của bạn; Gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp trong trường, dọa nạt cán bộ lớp, cán bộ cờ đỏ, nói tục, chởi bậy .
 - Ở ngoài trường: thiếu lẽ phép với cha mẹ người lớn, nói dối gia đình, xúc phạm phụ nữ, trẻ em , gây mất trật tự ở đường phố, thôn xóm; La cà hàng quán ăn uống bê tha, cắm đồ để ăn tiêu, đánh bạc; Ngông nghênh, tham gia vào các vụ mất trật tự, tập hợp để đánh nhau. .
 Tình trạng học sinh yếu kém về mặt đạo đức làm cho cha mẹ ,thầy cô hết sức lo âu trăn trở. Nếu xóa bỏ được tình trạng học sinh yếu kém trong lớp là cơ sở thành công đối với mọi công tác khác. 
 Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, không phải là ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, phải vận dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau.
 Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân của nó. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh học sinh cá biệt:
 2.2.2. Nguyên nhân khách quan.( Sách giáo dục thời đại).
 Rất nhiều yếu tố làm cho học sinh trở thành học sinh cá biệt, nhưng ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân tác động trực tiếp đến học sinh làm nảy sinh những tư tưởng, tình cảm không lành mạnh làm ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và làm hạn chế đến năng lực học tập của các em .
 a. Ảnh hưởng của môi trường giáo dục gia đình :
Thời gian học sinh học tập, sinh hoạt ở nhà trường chỉ từ 4-5 giờ trong ngày, việc sinh hoạt học tập đều có sự quản lí hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, nhà trường, đó là điều kiện để các em học tập tốt và rèn luyện nhân cách. Nhưng phần lớn thời gian các em sinh hoạt ở gia đình : tự học, lao động, vui chơi. Với thời gian đó đối với hầu hết học sinh đều có thời khóa biểu học tập ở nhà, ý thức được việc học tập ở nhà là thời gian giúp các em ghi nhớ lại bài cũ, luyện tập và nghiên cứu bài mới, chuẩn bị cho ngày học hôm sau, đồng thời tham gia giúp đỡ công việc gia đình. Đó là những học sinh thực sự tự giác trong học tập và được sự quản lí giáo dục của gia đình .
Nếu các em chưa ý thức được việc học tập, đồng thời gia đình không quan tâm và không tạo điều kiện cho các em học tập thì việc học tập các em không đến nơi đến chốn, chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em học tập yếu, thua sút bạn bè dẫn đến chán học, bỏ học .
Như vậy, học sinh cá biệt phát sinh từ những ảnh hưởng không tốt của môi trường giáo dục gia đình, đó là :
 * Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn :
Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường, có gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ, do đó khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, không làm được bài kiểm tra, lo lắng sợ sệt khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ .. từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lí chán học dẫn đến bỏ giờ trốn học, bỏ học ( nhóm 2 ) .
 * Gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái :
Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả bố mẹ đều đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc lẫn nhau, một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học .
Có gia đình tuy không khó khăn về kinh tế nhưng có tham vọng làm giàu, bỏ mặc con cái, không quan tâm đến việc học tập của con cái kể cả những thói hư tật xấu của con cái, cha mẹ cũng không biết để răn đe, do đó từ những vi phạm nhỏ dần dần đến vi phạm lớn .
* Gia đình có cha mẹ bất hòa, không có hạnh phúc :
Lứa tuổi các em rất nhạy cảm, những cuộc cải vả của cha mẹ, sự to tiếng quát nạt, bạo lực của người cha làm cho các em dần dần bị ảnh hưởng, từ đó nẩy sinh những việc làm không lành mạnh các em bị ức chế, bỏ nhà đi chơi không thíêt tha đến việc học, từ đó lực học giảm sút dẫn đến chán học, bỏ học. Ngoài ra, gặp hoàn cảnh gia đình có người cha nát rượu, cũng ảnh hưởng rất lớn đến học sinh làm các em trở thành học sinh cá biệt.
Với môi trường giáo dục của gia đình như vậy, học sinh khó có thể trở thành con ngoan trò giỏi, nếu không có sự động viên kịp thời của bạn bè, nhà trường và thầy cô giáo .
 b. Ảnh hưởng về phía nhà trường :
	Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được những điều vừa nêu trên cũng không phải là dễ, trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của các em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp nên cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt, cáu giận, sĩ nhục học sinh... đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía học sinh.
 c. Ảnh hưởng của sự phát triển xã hội theo cơ chế thị trường :
Xã hội phát triển là điêù đáng mừng, nhưng khi phát triển theo cơ chế thị trường nó kéo theo một bộ phận không lành mạnh khác như dịch vụ giải trí không lành mạnh, phim ảnh ảnh bạo lực, tình cảm lứa đôi quá trớn 
Hiện nay, do sự quản lí không chặt chẽ của nhà nước, các dịch vụ bida, internet, ka raokê  được tổ chức gần trường học, lôi cuốn, hấp dẫn các em vào các trò chơi vô bổ. Các em lao vào các trò chơi đó dẫn đến bỏ giờ trốn học và những vi phạm khác. Đồng thời các kênh truyền hình chiếu một số bộ phim mang những hình ảnh bạo lực làm cho các em dễ dàng bắt chước. Ngoài ra những tụ điểm ăn chơi hàng ngày nhan nhãn, đập vào mắt các em làm cho các em không tự chủ, tham gia không có ý thức  dần dần tiêm nhiễm và trở thành học sinh hư .
 2.2.3. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em. ( Tự tìm hiểu).
	Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng 
"Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa chín chắn chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi.
	Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt 
nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác , chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung.
   Thấy rõ được những nguyên nhân trên và từ những phân tích sự hình thành các nhóm học sinh cá biệt, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh cá biệt mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp nhằm hạn chế sự phát triển và giáo dục học sinh cá biệt.
 2.3. Các biện pháp giáo dục.
 * Danh sách học sinh cá biệt:
STT
Họ và tên
Những biểu hiện
1
Nguyễn Hữu Tuấn
- Không chú ý học.
- Lười học bài cũ,nói chuyện riêng . 
- Nói tục, chởi bậy.
- Gây gổ đánh nhau . 
- Chơi điện tử.
2
Nguyễn Phi Hùng
- Kết bè thành nhóm, gây gổ đánh nhau .
- Thầy cô nhắc nhở có biểu hiện chống chế, nói dối bố mẹ, thầy cô giáo. 
- Nghỉ học vô lí do.
- Thương xuyên không ghi bài, nói chuyện riêng . 
- Chơi điện tử.
- Ăn cắp vặt, ăn quà vặt, đầu tóc để theo kiểu rẽ đôi.
3
Đỗ Hữu Trường.
-Thường xuyên đi học muộn, không ghi bài trong lớp,quay cóp trong giờ học, khi thầy cô nhắc nhở thì có biểu hiện chống chế.
- Nói leo, nói tự do trong giờ học.
- Thường xuyên nghỉ học không có lí do chính đáng.
- Ăn mặc lố lăng.
- Chơi điện tử.
 * Giáo viên cần giáo dục học sinh cá biệt theo kiểu: “ Lạt mềm buộc chặt.”
 Giáo dục học sinh cá biệt là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, sáng tạo của người giáo viên chủ nhiệm.
 Mỗi trường hợp học sinh cá biệt người giáo viên chủ nhiệm sẽ có những cách giải quyết riêng cụ thể.
 Đối với học sinh cá biệt có nên xử phạt hay không ? Có mắng học sinh đó trước tập thể không ? Đó là những câu hỏi tôi luôn đặt ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình.
 Có câu nói của ông cha truyền dạy là “Yêu cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi”, rồi khi bàn về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt nhiều người nói phải xử phạt thật nghiêm.
 Tôi cũng luôn tự đặt cho mình câu hỏi: Có nên xử phạt học sinh cá biệt thật nghiêm không? Câu hỏi này là vô cùng khó trả lời trong công tác giáo dục đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, xã hội, phim ảnh...xử phạt của thầy cô ảnh hưởng khá nhiều tới học sinh nhất là học sinh cá biệt.
 Với tôi việc học sinh có vi phạm tất nhiên sẽ phải bị xử lí, người giáo viên chủ nhiệm không thể nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm của học sinh đó được, nhưng xử lý như thế nào cho thoả đáng, có tính giáo dục cao nhất.
 Tôi rất tâm đắc câu nói “Lạt mềm buộc chặt”. Chính vì thế để giáo dục học sinh cá biệt tôi đã làm theo một số bước sau:
 Bước 1: Phân loại học sinh cá biệt.
 Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn học sinh trở thành học sinh cá biệt.
 Sau khi đã phân loại được học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào người thầy cô phải tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho học sinh của mình trở thành học sinh cá biệt như vậy.
 Đây

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_truong_tru.doc