SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn Triệu Sơn
Thế kỉ XXI được coi là “Thế kỉ của đại dương” các quốc gia có biển đều rất quan tâm và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kì quốc gia nào cũng có. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đã có vai trò, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mọi người dân trong nước đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phù hợp với điều kiện và môi trường sống.
Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kì mà nhân cách bắt đầu được hình thành, tuy chưa được hoàn toàn định hình nhưng đã có cơ sở tương đối ổn định cho việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Các công trình nghiên cứu vê tâm lý học cho thấy những thói quen, hành vi, nét tính cách cơ bản trong nhân phẩm trẻ được hình thành trong thời kì này và thường ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của trẻ. Nếu được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, những người chủ nhân tương lai của đât nước sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường biền đảo. Việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo được rèn từ lửa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về biển đảo Việt Nam, từ đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN TRIỆU SƠN” Họ tên: Trịnh Thị Xoan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA NĂM 2016 Mục lục Trang - Bìa chính 1 - Mục lục 2 1. Mở đầu 3 - Lý do chọn đề tài 3 - Mục đích nghiên cứu 4 - Đối tượng nghiên cứu 4 - Phương pháp nghiên cứu 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.2.Thực trạng 5 2.3. Các biện pháp 7 2.4. Hiệu quả 17 3. Kết luận, kiến nghị 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Thế kỉ XXI được coi là “Thế kỉ của đại dương” các quốc gia có biển đều rất quan tâm và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kì quốc gia nào cũng có. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đã có vai trò, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững của quốc gia. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mọi người dân trong nước đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kì mà nhân cách bắt đầu được hình thành, tuy chưa được hoàn toàn định hình nhưng đã có cơ sở tương đối ổn định cho việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Các công trình nghiên cứu vê tâm lý học cho thấy những thói quen, hành vi, nét tính cách cơ bản trong nhân phẩm trẻ được hình thành trong thời kì này và thường ảnh hưởng đến đạo đức mai sau của trẻ. Nếu được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, những người chủ nhân tương lai của đât nước sẽ là một lực lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường biền đảo. Việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo được rèn từ lửa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về biển đảo Việt Nam, từ đó hình thành những thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, bằng cách này hay cách khác, chúng ta đã cố gắng bào vệ tài nguyên, môi trường biển đảo, song kết quả còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trưòng biền đảo một cách toàn diện và khoa học để định hướng thúc đẩy công tác giáo dục môi trường, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường trường biển đảo cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay ở các trường mầm non, giáo dục tài nguyên biển đảo chỉ được đưa vào một số tiết học và hoạt động ngọai khóa, giáo viên chưa thực sự khéo léo trong việc lồng ghép thường xuyên vấn đề giáo dục tài nguyên biển đảo cho trẻ vào trong các bài giảng. Nội dung tích hợp gượng ép, hời hợt không chú tâm đến nội dung tích hợp, nội dung kiến thức xa lạ đối với trẻ. Trẻ chưa có nhiều cơ hội được làm quen, tìm hiểu về biển đảo, ý thức, thói quen, hành vi bảo vệ môi trường biển đảo chưa hình thành trong cộng đồng học sinh. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với học sinh, với phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mầm non. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ, trăn trở và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi tại trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn” để viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2015- 2016 . 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động sinh hoạt trẻ hình thành ý thức cũng như trong hành động của trẻ bảo vệ tài nguyên và biển đảo Việt Nam. - Rút ra những bài học kinh nghiệm, những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ - Tự học tập, rèn luyện năng lực chuyên môn của bản thân để đáp ứng với chương trình giáo dục Mầm non 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là 36 trẻ mẫu giáo lớn Lớp A3 trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn - Nghiên cứu lĩnh vực giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin Phương pháp thống kê, sử lý số liệu Phương pháp đàm thoại Phương pháp quan sát Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập Phương pháp nêu gương khích lệ 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi. Việt Nam có bờ biển dài 3.260.000 km trải dài từ Bắc tới Nam (Đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới) với các vùng biển và thềm lục địa rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, có hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích trên 1.600 km2 gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Đặc biệt, Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2) và Trường Sa (quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển rộng khoảng 180.000 km2) nằm án ngữ trên biển Đông. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền của đất nước, chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như vấn đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo. Năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 373/QĐ - TTg về việc phê duyệt đề án “ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” Thực hiện Quyết đinh số 373/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1461/QĐ - BGDĐT về việc giao nhiệm vụ: “Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010 - 2015” Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã gửi văn bản tới các địa phương sáng ngày 22/08/ 2012, trong văn bản nêu rõ nội dung mới: Đưa nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 2.2. Thực trạng của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn đóng trên địa bàn thị trấn có hơn 400 cháu với có 12 lớp, trong đó có 4 lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Bản thân tôi đã có hơn 9 năm kinh nghiệm được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau. *Thuận lợi: - Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn được chọn làm nơi chỉ đạo điểm về chất lượng trong toàn huyện chương trình giáo dục mầm non - Bản thân giáo viên là người được trực tiếp xây dựng, tổ chức các hoạt động về chuyên đề này - Được ban giám hiệụ nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham dự các lớp vê chuyên đề “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi" cũng như tham gia nhiều các lớp học bồi dưỡng chuyên môn khác để nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn. - Trẻ phát triển tốt và tương đối đồng đều về thể chất và trí tuệ. - Giáo viên trong lớp có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Giáo viên đặc biệt quan tâm tới vấn đề giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo vào hoat động chăm sóc giáo dục trẻ nhằm hình thành cho trẻ ý thức tích cực với tài nguyên, môi trường biển đảo, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. - Phụ huynh học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp học, tích cực trao đổi, phối hợp với giáo viên để thống nhất các biện pháp giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. *Khó khăn: - Việc giáo dục tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, nắm vững phương pháp và có nghệ thuật sư phạm. - Giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ không phải là một môn chuyên biệt trong chương trình giáo dục mầm non mà là nội dung tích hợp của các môn học, được tiến hành lồng ghép vào các hoạt động, các thời điểm trong ngày. - Thực tế việc tích hợp lồng nghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo còn mang tính hời hợt, nội dung xa lạ với trẻ. Tổ chức chưa thường xuyên, liên tục nên chưa hình thành được thói quen cho trẻ. - Một số phụ huynh còn quan tâm chưa đúng mức hoặc thiếu những hiểu biết về sự cần thiết của việc giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, do đó chưa thực sự là tấm gương cho trẻ học tập trong việc bảo vệ môi trường. Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về nhận thức và hành động đối với tài nguyên, môi trường biển đảo, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm: *Kết quả khảo sát lần 1: TT Nội dung khảo sát. Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Nhận biết vùng biển, đảo nổi tiếng Việt Nam thông qua tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số bãi biển và đảo lớn ở việt Nam. 36 15 41% 21 59% 2 Biết ích lợi của biển đảo 36 16 44% 20 56% 3 Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, đảo 36 17 47% 19 53% 4 Tham gia baỏ vệ tài nguyên và môi trường biển đảo 36 14 38% 22 62% 2.3. Các biện pháp giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường Mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. * Biện pháp thứ 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao hiểu biết về tài nguyên, môi trường biển đảo. Để có thêm kiến thức, kỹ năng giáo dục vê tài nguyên, môi trường biển đảo, tôi thường tiến hành một số hoạt động sau : - Tìm kiếm và đọc các cuốn sách, tài liệu cũng như tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông các thông tin về tài nguyên, môi trường biển đảo. Việc này giúp tôi có thêm lượng kiến thức phong phú và hữu ích về vấn đề tôi quan tâm. - Tham gia tích cực các buổi bồi dưõng chuyên môn về giáo dục tài nguyên môi trường, ghi chép đầy đủ các thông tin thu nhận được giúp tôi có thêm những kỹ năng cần thiết trong quá trình giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ. - Cập nhật các kiến thức thời sự đang diễn ra trong cuộc sống qua các phương tiện thông tin đại chúng, trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh. - Nắm vững nguyên tắc xây dựng nội dung cũng như nắm vững nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo cho trẻ Như chúng ta đã biết, giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cho trẻ luôn là một hoạt động cấp bách mang tính giáo dục cao, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt, tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên, trước khi tiến hành, giáo viên cần xác định đúng nội dung, yêu cầu cần đặt ra đối với việc giáo dục tài nguyên, môi trưòng biển đảo cho trẻ. Tôi nhận thấy giáo dục về tài nguyên, môi trường biển đảo cần đảm bảo những nguyên tắc và nội dung sau. * Nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải đảm bảo: - Tính mục tiêu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo phải góp phần giáo dục ở trẻ tình yêu, lòng tự hào và ý thức bảo vệ giữ gìn biển đảo quê hương Việt Nam, hướng đếm thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, phát triển nhân cách toàn điện, hài hoà ở trẻ. - Tính khoa học : Nội dung giáo dục trẻ mẫu giảo về tài nguyên và môi trường biển đảo được xây dựng theo hướng tích hợp nhẹ nhàng hợp lí trong các chủ đề, các hoạt động, không gây quá tải nặng nề trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non. - Tính phát triển: Nội dung giáo dục mở rộng theo hướng đồng tâm, phát triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tế nơi trẻ sống. * Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuồi. Nội dung 1: Dạy trẻ nhận biết vùng biển, đảo nổi tiếng Việt Nam thông qua tên gọi, vị trí địa lí và một vài đặc điểm nổi bật của một số bãi biển và đảo lớn ở Việt Nam. Nội dung 2: Ích lợi của biển đảo: + Cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người: cá thu, mực... + Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người như: rong biển. biền. + Là khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát. + Biển đảo là nơi phát triển các nghề như: Nghề nuôi tôm, cua, cá...; Nghề đánh bắt cá; Nghề làm muối từ nước biển ; Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh. + Giao thông vận tải biển: đường giao thông trên biển giúp mọi người và tàu thuyền đi lại, Cảng biển là nơi bốc dỡ hàng hóa.. + Biển đảo cung cấp nguồn năng lượng sạch như gió (giúp tàu, thuyền chạy trên biển), các mỏ dầu... Nội dung 3: Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển. + Do rác thải: Rác thải của mọi người khi đi du lịch xả xuống biển, rác thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân không được xử lý đổ thẳng ra biển. + Do tràn dầu: Tàu bè đi lại trên biển làm tràn dầu, hoặc những vụ chìm tàu, đắm tàu do bão, lốc. + Do chặt phá cây: Con người chặt phá cây trồng ven biển. + Do con người khai thác cạn kiệt tài nguyên biển: Đánh bắt cá tùy tiện, khai thác các loài tảo, rong biển quá mức... làm cạn kiệt tài nguyên biển, một số loài động thực vật biền có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nội dung 4: Tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. + Không vứt rác thải xuống biển, đảo trong khi đi du lịch cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. + Không bẻ cành, phá cây trồng ven biển. + Tham gia thu gom rác thải. * Biện pháp thứ 2: Xây dựng môi trường giáo dục bảo vệ tài nguyên biển đảo Môi trường giáo dục là một trong những điều kiện vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết về biển đảo cũng như ý thức của trẻ trong việc bảo vệ tài nguyên vả môi trường biển đảo. Chính vì vậy, tôi luôn cố trang trí lớp thật đẹp, thật phong phú, hấp dẫn có nhiều góc mở, khéo léo lồng ghép nội dung “Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo” để thông qua hoạt động chơi, trẻ được học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Ví dụ: Góc khoa học. Tôi tận dụng các mảng tường mở, cho trẻ làm bài tập nhận biết về tài nguyên môi trường và bài tập về những hành động đúng, sai trong việc tham gia bào vệ tài nguyên, môi trưởng biển, đảo. Cụ thể: Bé hãy chọn những hành động đúng (thu gom rác thải, trồng cây ven biển...) gắn vào khuôn mặt cười và chọn hành động sai (vứt rác xuống biền, đảo, bẻ cành, phá cây trồng ven biển) để gắn vào khuôn mặt mếu. Góc bé làm quen với chữ viết: Tôi cho trẻ tìm hiểu, nhận biết tên gọi,vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo ở một số tỉnh, thành phố bẳng cách : Gắn một số tỉnh, thành phố trên bản đồ, giới thiệu và chỉ vị trí địa lý trên bản đồ cho trẻ sau đó cho trẻ tự nhận biết tên tỉnh/thành phố và gắn vào đúng vị trí địa lý trên bản đồ Việtt Nam. Ở góc tạo hình: Tôi dành một mảng tường để treo những những sản phẩm trẻ tạo khi hoạt động tạo hình để trẻ có thể tự so sánh, nhận xét bài của mình so với các bạn và bài của các bạn với nhau, từ đó kích thích, khơi gợi cảm xúc, sự sáng tạo ở trẻ. * Biện pháp thứ 3: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo vào một số chủ đề trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi và vào các hoạt động khác trong ngày. Tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo sao cho thật linh hoạt hấp dẫn thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ, đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc. Nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển đảo được tích hợp phù hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục. Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo tích hợp vào các hoạt động phải từ dễ đến khó, từ đợn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt dộng phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phương đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng. Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo có thể tích hợp trong cả một hoạt động, trong một phần của hoạt động. Căn cứ vào nguyên tắc đó, tôi có thể tích hợp nội dung giáo duc về tài nguyên và môi trường biển đảo vào một số chủ đề phù hợp như sau: Chủ đề Nội dung Hoạt động .Giao thông Trẻ biết một số phương tiện giao thông trên biển: tàu, thuyền buồm, ca nô... Biết thuyền buồm chạy bẳng sức gió không gây ô nhiễm môi trường biển. - Hoạt động khám phá: Phương tiện giao thông đường biển - Hoạt động tạo hình: Làm thuyền buồm bằng các nguyên liệu khác nhau (lá, cây, xơ mướp, bẹ chuối) - Vẽ tranh, tô màu, cắt dán tranh ảnh về giao thông trên biển đảo. - Cho trẻ làm bộ sưu tập (cắt, dán) phương tiện giao thông trên biển 2. Nghề nghiệp Trẻ biết tên gọi, trang phục đặc trưng (nếu có), công cụ, công việc, sản phẩm và ý nghĩa công việc của một số nghề: - Chú bộ đội hải quân. - Hoạt động khám phá: Chú bộ đội hải quân. +Trò chuyện về chú bộ đội hải quân (tên gọi, trang phục, dụng cụ, tính tình, ý nghĩa công việc.. + Cho trẻ hát múa, đọc thơ, kể chuyện...về chú bộ đội hải quân - Tạo hình : Vẽ chú bộ đội hải quân - Thể dục: Chúng em là chiến sĩ tí hon. - Nghề nuôi, đánh bắt hải sản - Hoạt động khám phá : Nghề nuôi hải sản, đánh bắt hải sản + Trò chuyện, cho trẻ xem tranh ảnh về công việc, sản phầm, ý nghĩa công việc của nghề nuôi hải sản. - Chế biến hải sản thành nước mắm, tôm, cá đông lạnh. - HĐ khám phá : Chế biến hải sản thành nước mắm và tôm, cá đông lạnh. + Trò chuyện, xem tranh ảnh về công việc, quy trình chế biển hải sản thành các sản phẩm khác nhau. + Cho trẻ xếp tranh quy trình chế biến hải sản từ lúc phân loại, vận chuyển nguyên liệu đến lúc đóng gói, bảo quản sản phẩm 3. Thế giới động vật Trẻ biết tên gọi, đặc điểm... của một số động vật, thực vật sống ở biển: tôm, cua, cá, mực, ngao, sòHoat động khám phá: Du lịch giữa lòng đại dương - Hoạt động khám phá: Du lịch dưới lòng đại dương Hoạt động tạo hình: + Làm hoa ốc (làm hoa từ ốc biển và các nguyên liệu như túi nilong... + Làm đồ chơi từ vỏ ốc, vỏ sỏ biển. - TC : Khám phá âm thanh từ ốc biển - TC: “Ai chọn nhanh nhất ?”: Cho trẻ chọn nhanh những động vật có từ biển Ích lợi cùa động vật ở biển: cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng: cá thu, tôm, cua, mực... - Xem các đĩa hình, phim tài liệu về động vật sống dưới biển. Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về các con vật sống ờ biển. Ý thức, hành vi giữ gìn bãi biển, đảo sạch, trong lành tạo môi trường sống tốt cho các con vật Trò chơi chọn hình ảnh đúng, sai về các hành vi giữ gìn biển, đảo sạch, trong lành. Trò chơi: trẻ giơ khuôn mặt cười và mếu tương ứng với các hành động nên (đúng) và không nên (sai) về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, giữ gìn biền đảo sạch, trong lành 4.Thế giới thực vật Tên gọi một sổ thực vật sổng ở biển : rong biển, tảo biển... HĐ khám phá : Du lịch dưới đáy biển Hoạt động tạo hình : + Ghép hình các con vật ở biển bé thích bằng lá cây. + Tạo thảm cỏ, vườn hoa trên bờ biển. Ích lợi của thực vật ờ biền : Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh cho con người. Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về các cây sống ở biển - Xem các phim tài liệu về thực vật sống dưới biển Ý thức giữ gìn bảo vệ môi trưởng biển đảo. Trò chơi: trẻ giơ khuôn mặt cười và mếu tương ứng với các hành động nên (đúng) vả không nên (sai) về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, giữ gìn biển đảo sạch, trong lành. Trò chơi chọn hình ảnh đúng, sai về các hành vi giữ gìn biển, đảo sạch, trong lành tạo môi trường sống tốt cho các cây sống ở biển. 5. Nước và các hiện tượng tự nhiên Một số hiện tượng tự nhiên: Cát, nước biển, sóng biền, bão biển. Trò chuyện với trẻ về nước biển và sóng biển. Làm bộ sưu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_tai_nguyen_va_moi_truo.doc