SKKN Một số biện pháp Giáo dục An toàn Giao thông cho học sinh lớp 4
Như chúng ta đã biết cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 - 1999. Hiện nay trường Tiểu học Quý Lộc 1 đã thực hiện dạy an toàn giao thông trong năm học này (2015-2016). Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố mà nông thôn chúng ta trên đường đi hiện nay người và xe đi lại khá đông đúc.Thật là nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đinh và xã hội. Theo như tình hình cụ thể hiện nay, học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng được cha mẹ cho đi học bằng xe đạp đến trường rất nhiều, nhưng hầu hết các em còn chưa nắm được trước khi ra đường cần một chiếc xe đạp như thế nào là an toàn và khi đi ngoài đường cần thực hiện những quy định nào, cụ thể là luật giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, như thế sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta phải làm sao cho các em biết cách đi đường theo đúng quy định. Giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “ An toàn là bạn – tai nạn là thù !”.Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở. Chính vì lý do đó nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp Giáo dục An toàn Giao thông cho học sinh lớp 4”
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết cùng với sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . . phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 - 1999. Hiện nay trường Tiểu học Quý Lộc 1 đã thực hiện dạy an toàn giao thông trong năm học này (2015-2016). Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Như chúng ta đã biết hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố mà nông thôn chúng ta trên đường đi hiện nay người và xe đi lại khá đông đúc.Thật là nguy hiểm nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em cho gia đinh và xã hội. Theo như tình hình cụ thể hiện nay, học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 4 nói riêng được cha mẹ cho đi học bằng xe đạp đến trường rất nhiều, nhưng hầu hết các em còn chưa nắm được trước khi ra đường cần một chiếc xe đạp như thế nào là an toàn và khi đi ngoài đường cần thực hiện những quy định nào, cụ thể là luật giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, như thế sẽ rất dễ xảy ra tai nạn. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, tức là chúng ta phải làm sao cho các em biết cách đi đường theo đúng quy định. Giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh là góp phần đem lại sự an toàn cho các em bởi lẽ : “ An toàn là bạn – tai nạn là thù !”.Ai cũng hiểu rõ điều đó. Nhưng có làm được hay không mới là điều đáng băn khoăn trăn trở. Chính vì lý do đó nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp Giáo dục An toàn Giao thông cho học sinh lớp 4” 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm ra một số biện pháp nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành giao thông và đảm bảo an toàn cho học sinh Tiểu học. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. a/ Đối tượng :Học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Quý Lộc 1 do tôi chủ nhiệm b/ Phạm vi nghiên cứu: Nội dung chương trình các bài dạy ATGT trong trường TH. Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinh trong nhà trường. 4. Phương pháp nghiên cứu. a. Nghiên cứu lý luận: Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. b. Điều tra: Kết hợp phương pháp tìm hiểu nghiên cứu, trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh các cơ quan có liên quan. Trên cơ sở đó phân tích tác động qua lại tổng hợp một số kinh nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 1.1. Cơ sở pháp lý: Luật giao thông đường bộ, Sách giáo khoa về ATGT trong trường tiểu học. 1.2. Cơ sở lý luận: Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016. Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. 1.3. Cơ sở thực tiễn : Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự ATGT trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách trong những năm trước mắt của nhà nước. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học từ năm học 2001 đến nay. Nhưng vì do tài liệu sách giáo khoa và điều kiện còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học pháp luật ATGT cho HS trong trường chưa đảm bảo. Mà mục đích của việc giáo dục ATGT là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành pháp luật trật tự ATGT chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy GV chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ bé. Giáo dục ATGT cho các em nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 2.1. Khái quát phạm vi: Trong thực tế hiện tại ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Định nói chung và địa bàn xã Qúy Lộc nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, xe ô tô với mật độ tương đối lớn. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn. Một số hình ảnh làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn Một số hình ảnh xảy ra tai nạn do vi phạm luật giao thông 2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: Năm học 2014 - 2015 tổng số HS của cả trường là 636 em. Những vụ tai nạn về trẻ em đi bộ không đúng luật, đi xe đạp chở nhau, bị xe máy va quệt do chưa biết cách đi đường, hay đi chơi đến cuối năm học 2014 - 2015 số học sinh bị tai nạn là 14 vụ, lý do bị tai nạn chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật. ( Chơi trên lòng đường, nô nghịch khi đi học, chở nhau trên xe đạp lạng lách ...) Chính từ những vụ tai nạn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ đến những học sinh bị tai nạn trong năm qua, và là người giáo viên không những chỉ có dạy học sinh những kiến thức văn hóa mà phải làm thế nào đây để học sinh cả khu vực nơi đây có ý thức về luật đi đường và không xem nhẹ việc trật tự ATGT để khỏi xảy ra tai nạn. Cho đến năm học này ( 2015 – 2016), thuận lợi đầu tiên là nhà trường đã thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học. Thuận lợi tiếp theo tôi lại được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A , trong lớp tôi chủ nhiêm có tới 14 em đi xe đạp đến trường , là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất gần gũi với các em, dễ dàng tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục các em ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng: - Học sinh ở đây đa số là con em nông thôn điều kiện kinh tế gia đình của các em còn nhiều khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên. - Ý thức chấp hành các quy định về ATGT có chuyển biến nhưng tính tự giác chưa cao và chưa bền vững. Vẫn còn một bộ phận chưa tự giác chấp hành quy tắc giao thông. - Một số trường còn chưa thật quan tâm đúng mức trong công tác này, việc kiểm tra còn chưa được thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong địa bàn. - Việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác này chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức; việc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm cho trẻ em chưa cao. - Thời lượng giảng dạy trật tự an toàn giao thông trong chương trình chính khóa còn hạn hẹp do quỹ thời gian giảng dạy có hạn. Giáo viên dạy an toàn giao thông đều là giáo viên kiêm nhiệm. - Hành vi vi phạm của HS chủ yếu diễn ra ngoài nhà trường, nhà trường không thể kiểm tra, giám sát được. - Đối với các khu vực nhiều trường học nằm trong các khu dân cư, đường ngõ nhỏ hẹp, không có sân hoặc khu vực dành cho phụ huynh đưa đón học sinh, khó tổ chức được giao thông để tránh ùn tắc. Đối với các khu vực ngoài đô thị, nhiều trường học nằm cạnh các tuyến quốc lộ, các điểm nút giao thông nên rất khó khăn trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là vào giờ học sinh đến trường và tan học- Môi trường gia đình, xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giáo dục tuyên truyền trong nhà trường. Nhiều phụ huynh chưa thật sự hợp tác với nhà trường trong công tác này. - Phương tiện giao thông công cộng như xe buýt chưa thuận tiện chưa có . 3. Giải pháp chủ yếu đã sử dụng thực hiện . - Giải pháp 1: + Đối với phụ huynh học sinh: Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi tiểu học một số các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định, chưa phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao. Tôi đã thống kê các trường hợp này ngay từ đầu năm học cụ thể như sau: Số HS đi học bằng xe đạp Số HS đi xe đạp đúng quy định. Số HS nắm được những quy định đối với người đi xe đạp. Số HS đi xe đạp chưa đúng quy định và chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp 14 em 4em Chiếm 28,6% 10 em Chiếm 71,4% Với tình hình này tôi đã chủ trương lên kế hoạch thông tin đến cho phụ huynh học sinh các thông số tiêu chuẩn về một chiếc xe đạp an toàn và phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh lớp 4 ngay từ đầu năm để triển khai cho tất cả phụ huynh học sinh trong lớp ở lần họp phụ huynh thứ nhất vào tháng 9, để cho phụ huynh hiểu được sự an toàn khi cho các em đi xe đạp đến trường. Những thông số này do Ủy ban An toàn Giao thông quy định, cụ thể như sau: Là xe của trẻ em có vành (niềng) nhỏ (dưới 650mm). Xe phải tốt: các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay. Có đủ các bộ phận: phanh, đèn chiếu sáng, đèn phản quang và phải còn tốt. Có đủ chắn bùn, chắn xích (trừ loại xe địa hình) Lốp xe không mòn, tránh trơn trượt. Khi ngồi trên xe phải chống chân được xuống đất. Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe được của người lớn như các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì thật không an toàn vì xe quá cao mà chân các em không chống được xuống đất rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghị như sau để phụ huynh tự khắc phục: Các em vẫn có thể đi xe đạp của người lớn nhưng phụ huynh cần: Nên sử dụng xe đạp là nữ. Hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được. Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em không phải nhoài người mới với được tay lái. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp tuyên truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho các em đi xe đạp chưa đúng quy định đến trường. + Đối với học sinh: Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua bài học: Chiếc xe đạp an toàn (An toàn Giao thông lớp 4),được thực hành đi xe đạp ngay trong giờ học qua bài học: Thực hành đi xe đạp( An toàn Giao thông lớp 4). Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đoạn đường quá đông người, phải biết lựa chọn đường đi an toàn qua bài học: Lựa chọn đường đi xe đạp an toàn ( An toàn Giao thông lớp 4). Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra. Một số hình ảnh về chiếc xe đạp an toàn đối với học sinh tiểu học - Giải pháp 2: + Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông. Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ. Giải pháp này các em đã được học trong các tiết học An toàn Giao thông vào chiều thứ năm hàng tuần. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau. Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). Đi đúng hướng đường, phần đường của mình. Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. Khi đi từ đường ngõ , trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn + Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau: Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang( từ 2 xe trở lên). Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. Dừng xe giữa đường nói chuyện. Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. Rẽ đột ngột qua đầu xe. Không nô nghịch, chạy nhảy trên đường. (Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ) Tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn còn phạm vào những điều cấm trên vào những buổi sinh hoạt thứ sáu hàng tuần, nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà cả về sau này. Một số hình ảnh tham gia giao thông bằng xe đạp đi không đúng luật dễ xảy ra tai nạn - Giải pháp 3: Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng In ternet ... để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong lớp mình phụ trách , đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể: Phương pháp thảo luận nhóm: Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến của mình về an toàn giao thông, cách tham gia giao thông thế nào là đúng và an toàn, phù hợp với mình, sau đó giáo viên mới chốt lại những ý đúng, từ đó các em nhớ rất lâu những điều đã học. Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy bài : Thực hành đi xe đạp . Cho học sinh kể lại những hành vi ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay. Phương pháp thực hành: Cho các em thực hành ngay trên sân trường tôi . Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi sang đường, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường sau đó cho học sinh nhận xét, và cuối cùng là đánh giá của giáo viên. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người tham gia giao thông. Phương pháp trò chơi: Tôi hay áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt như trò chơi đi xe đạp an toàn, đi bộ an toàn,.. cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau, đi bộ khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: Khi vượt xe đỗ bên đường. Khi đi từ trong ngõ, cổng trường ra. Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. Phương pháp trắc nghiệm: Cũng như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cũng phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú ý: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. Với giải pháp thứ ba này, các em đã có ý thức tốt khi tham gia giao thông đặc biệt là đi xe đạp đến trường. 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm: Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong đầu năm học này đến nay. Hầu hết tất cả HS trong lớp tôi chủ nhiệm đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đến nay vẫn chưa có vụ tai nạn nào xảy ra. Các em có kỹ năng thói quen tốt đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có ý thức trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông phải kiểm tra các bộ phận của xe. Các em còn có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp thật cần thiết, khi đi xe đạp thật vững mới đi ra đường. Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Hình thành kỹ năng đi xe đạp an toàn cho sau này, biết cách lên, xuống và dừng, đỗ xe an toàn trên đường. Phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp. Biết lựa chọn con đường đi an toàn, có hành vi đúng và xử lí tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sa
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_hoc_si.doc