SKKN Một số biện pháp dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5

Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là tài sản riêng của mỗi con người để tạo ra lời nói, văn bản.Mỗi người đều có sáng tạo riêng trong việc dùng từ và muốn biểu lộ chính xác ý tưởng của mình thì phải biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong khi tạo lập văn bản, cũng như trong giao tiếp. Văn chương là tiếng nói, tình cảm, trí tuệ của người viết.Lê- nin đã nói: "Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng của loài người".Đúng vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là công cụ quan trọng để mọi người thể hiện,bộc lộ khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.

 Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.Tập làm văn là phân môn quan trọng trong Tiếng Việt vì nó có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nội dung chương trình tập làm văn của lớp 5 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác (trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận ). Dạy tập làm văn lớp 5 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.

 

doc 23 trang thuychi01 62086
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN 
THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC 
CHO HỌC SINH LỚP 5
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoài
 Chức vụ : Giáo viên
 Trường: Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là tài sản riêng của mỗi con người để tạo ra lời nói, văn bản.Mỗi người đều có sáng tạo riêng trong việc dùng từ và muốn biểu lộ chính xác ý tưởng của mình thì phải biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp trong khi tạo lập văn bản, cũng như trong giao tiếp. Văn chương là tiếng nói, tình cảm, trí tuệ của người viết.Lê- nin đã nói: "Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng của loài người".Đúng vậy, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là công cụ quan trọng để mọi người thể hiện,bộc lộ khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt.
 Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.Tập làm văn là phân môn quan trọng trong Tiếng Việt vì nó có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nội dung chương trình tập làm văn của  lớp 5 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác (trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận). Dạy tập làm văn lớp 5 nhằm trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
 Trong chương trình Tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học.Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ đề đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài kể chuyện, miêu tả, làm biên bản,góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh nhân hoá khi miêu tả cảnh, tả người, miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện.Khi học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình.Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng đến cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, viết thư, trao đổi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức,cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng.Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và vật xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú.Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
 Đổi mới việc dạy cũng thế, trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt, trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học đã chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng.Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao ? Ngoài SGK Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn.Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt.   
 	Xuất phát từ những lý do trên, tôi đưa ra"Một số biện pháp dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5”. Với mong muốn góp phần bồi dưỡng và nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh, tạo tiền đề vững chắc cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các bậc học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu	
 Với đề tài này mục đích nghiên cứu chính là tìm phương pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5. Từ đó vận dụng linh hoạt vào dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Các biện pháp dạy tập làm văn theo phương pháp tích cực cho học sinh lớp 5
 - Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5. 
 - Học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn Văn trỗi
4. Phương pháp nghiên cứu
	Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm gì? Làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp tổng quát. Ở đây phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
- Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Cấu trúc chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5
 Số tiết
Loại văn bản
Học kì 1
Học kì 2
Cả năm
Kể chuyện( ôn tập)
03
03
Miêu tả:
-Miêu tả đồ vật (ôn tập)
-Miêu tả cây cối (ôn tập)
-Miêu tả con vật (ôn tập) 
-Miêu tả cảnh
-Miêu tả người
14
08
04
03
03
04
07
04
03
03
18
15
Các loại văn bản khác:
-Báo cáo thống kê
-Đơn
-Thuyết trình tranh luận
-Biên bản
-Chương trình hoạt động
-Chuyển đoạn thành văn bản kịch
02
03
02
03
03
03
02
03
02
03
03
03
 Tổng cộng số tiết
32
30
62
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
Về nội dung, kiến thức rất hợp lý với trình độ của lứa tuổi học sinh, nhiều bài mang tính giáo dục rất cụ thể, gần gũi với học sinh, mạch kiến thức là một chuỗi tích hợp theo từng chủ điểm hay trong toàn bộ chương trình Tập làm văn lớp 5, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Song đối với học sinh tiểu học nói chung, với học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói riêng việc học tập làm văn ở các em còn rất nhiều hạn chế. Việc chuyển tải những kiến thức một cách dễ hiểu nhất đến với học sinh là một điều trăn trở lớn của người giáo viên: Phải biết đưa ra “lưu lượng” kiến thức đúng, hợp lý để làm sao vận dụng các hình thức dạy học, các phương pháp dạy học hợp lý, có hiệu quả cao nhất, làm sao cho học sinh nắm chắc kiến thức phần lý thuyết, từ đó mới luyện tập, thực hành tốt tức là chuyển từ nhận thức sang hành động.
Nguyên nhân là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây, hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi.
Tuy trong mạch kiến thức gợi ý trong sách giáo khoa đã có sẵn, song với yêu cầu của đề như vậy đối với học sinh lớp 5 quả là khó.Vì có những em có tâm hồn văn học thì các em làm rất tốt, nhưng còn một số học sinh nhầm lẫn truyện có sẵn trong sách, báo với yêu cầu của đề ra.
Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở, tìm tòi biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung, phân môn tập làm văn nói riêng.
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn viết được những bài văn sinh động ? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :
Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
2.2. Kết quả khảo sát chất lượng
	 Đầu năm học 2015-2016, sau khi dược Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy khối 5, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng phân môn Tập làm văn ở lớp 5C trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ở tuần 5 năm học 2015- 2016 do tôi phụ trách. Kết quả đạt được như sau:
Số lượng
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Học sinh
thích học
Điểm 9- 10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
38em
3em = 7,9%
20em= 52,6%
8em = 21 %
7em = 18,5%
14 em = 36,8%
Nhìn vào kết quả bảng khảo sát chất lượng học sinh cho thấy chất lượng phân môn Tập làm văn chưa cao. Số học sinh đạt điểm 9-10 chưa nhiều đặc biệt số học sinh thích học phân môn này còn khiêm tốn. Trước thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy phân môn Tập làm văn nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo hướng đổi mới. 
3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Giải pháp thực hiện
- Khi dạy cần đạt được mục đích học sinh là trung tâm hoạt động học tập, học sinh chủ động học, giáo viên dạy cho học sinh cách học, cách làm.
- Để học sinh học phân môn tập làm văn được tốt trong giờ học, giáo viên cần kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Bên cạnh đó giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức học hay để gây hứng thú cho học sinh như học theo nhóm, tổ chức trò chơi, học trong lớp hay học ngoài trời.
- Đặc biệt trong giảng dạy làm văn phương pháp luyện tập - thực hành cần được chú trọng hơn vì học sinh có được luyện nói nhiều, nói hay từ đó mới luyện viết văn hay.
Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
+ Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả bài tập
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp dạy theo phương pháp cá thể hóa học sinh để phù hợp với năng lực học tập của các em.
- Giáo viên luôn có sự chuẩn bị bài tốt (Ban gám hiệu duyệt Kế hoạch bài học của từng giáo viên vào ngày thứ hai của tuần), trong khi giảng bài trên lớp luôn chú ý đều đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và liên hệ với thực tiễn.
- Luôn có hệ thống câu hỏi đúng, chặt chẽ, khai thác triệt để kiến thức từng bài, quan tâm đúng mức với từng em trong lớp.
- Đặc biệt trong giảng dạy kết hợp tổ chức nhóm trò chơi và nhóm chơi tạo không khí vui nhộn, gây hứng thú cho học sinh được thực hành nhiều như thi làm văn miệng hay, thi làm bài hay như trong những bài văn kể hành động nhân vật, tả ngoại hình nhân vật ... thì tổ chức trò chơi rất hay.
- Luôn theo dõi, đánh giá, xếp loại học sinh bằng nhiều hình thức: Kiểm tra viết, miệng; kiểm tra theo phiếu học tập; ...; tuyên dương trước lớp, ...
- Đặc biệt trong giờ giảng, lời nói rõ ràng, câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm, học sinh dễ hiểu, tránh tình trạng giáo viên nói nhiều, từ đó mới phát huy tính sáng tạo, phân tích, tổng hợp tốt ở học sinh.
3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
a) Hướng dẫn phân tích ngữ liệu 
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập
 + Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập
 + Giáo viên giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu
+ Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập 
+ Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và đánh giá kết quả
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả.
+ Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài.
+ Sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh; ghi bảng nếu cần thiết
b) Hướng dẫn luyện tập, thực hành
- Khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hành luyện tập dựa trên kết quả phân tích ngữ liệu để tổ chức cho học sinh làm bài bằng nhiều hình thức như thảo luận nhóm, làm bài cá nhân hoặc tổ chức dưới hình thức một trò chơi.
\
Giáo viên hướng dẫn học sinh học nhóm
- Giáo viên chia dạng bài để hướng dẫn học sinh thực hiện có hiệu quả trong mỗi tiết học. Cụ thể:
Dạng 1. Với dạng bài Luyện tập tả cảnh (Tuần 4 - SGK trang 43 - Tiếng Việt 5, tập 1)
Với bài văn tả trường, tôi đã tiến hành các hoạt động dạy - học như sau: Cho học sinh quan sát cảnh trường, ghi lại những điều em quan sát được sau đó 
báo cáo kết quả quan sát.
Khu Hiệu bộ trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Dãy phòng học khối 2- 3 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Dãy phòng học khối 4 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
 	Giáo viên hướng dẫn học sinh vị trí đứng quan sát ( từ ngoài vào trong hoặc từ trên xuống dưới. ...) tùy theo vị trí thích hợp mà học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật ở sân trường.
	Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: 
Mở bài: Giới thiệu tên trường em học.
Thân bài: Biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
	Tả bao quát ngôi trường; Tả chi tiết từng đặc điểm nổi bật của ngôi trường gắn với những kỉ niệm, ấn tượng khó quên.
Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em đối với ngôi trường.
Sau đó cho học sinh phát triển dàn ý thành bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
Các hoạt động được tiến hành lên lớp như sau:
Hoạt động 1(5') Củng cố kiến thức 
 - Củng cố về làm bài văn tả cảnh
 - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh có bài làm tốt.
- Giáo viên giới thiệu bài (nêu mục đích, yêu cầu)
 Hoạt động 2(30’): Luyện tập
Bài tập 1: Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 số học sinh trình bày kết quả quan sát đã chuẩn bị ở nhà.
- Học sinh làm bài cá nhân, lập dàn ý chi tiết, 2 học sinh làm trên giấy khổ to.
- Học sinh lần lượt trình bày dàn ý. 2 học sinh làm bài trên giấy khổ to lên dán bài trên bảng trình bày.
- Học sinh cùng giáo viên nhận xét bổ sung. Ở phần này giáo viên sửa cho HS những câu văn chưa đúng ngữ pháp, chưa hay. Đồng thời chỉ ra cho HS lớp thấy được các câu văn giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm để các em vận dụng đưa vào bài văn của mình một cách sinh động. 
Bài tập2: Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm việc cá nhân. Giáo viên quan tâm học sinh .
- Thu chấm, nhận xét. 
 + Việc chấm và chữa bài cho học sinh là một khâu quan trọng.
 + Sửa câu đúng ngữ pháp, câu văn hay, có dung từ ngữ gợi tả, gợi cảm
Để học sinh trong lớp học tập rút kinh nghiệm cho bản thân.
 Hoạt động tiếp nối (2') 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Ví dụ 1: “ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện các bước như trên số học sinh làm văn có hình ảnh sinh động tăng lên nhiều. Đây là một số bài văn mà các em đã thực hiện trong tiết học được giáo viên đánh giá cao.
Đây là những bài văn của em Nga và em Nguyên một sự tiến bộ rõ nét
Dạng 2: Với dạng bài Luyện tập tả người (Tuần 15 - SGK trang 151 - Tiếng Việt 5, tập 1)
Với bài này, tôi đã tiến hành các hoạt động dạy - học như sau:
 Hoạt động 1(5’) : Củng cố cách làm đoạn văn tả ngoại hình của một người.
 - 2 học sinh đọc đoạn văn tả ngoại hình 
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - Giáo viên nhận xét.
 Hoạt động 2(30’): Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài tập 1: Biết cách tìm những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài
 - Học sinh xác định các đoạn của bài văn và nêu nội dung chính của từng đoạn.
 - Tìm chi tiết tả hoạt động của bác Tâm 
 - Học sinh yếu và trung bình trình bày, học sinh khá giỏi nhận xét bổ sung
 - Giáo viên kết luận ý đúng, yêu cầu học sinh yếu đọc lại.
Bài tập 2: Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người
 - Học sinh nêu yêu cầu.
 - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh (Giáo viên cung cấp và gợi ý cho học sinh một số từ ngữ khi tả người phù hợp với tuổi tác, tác phong,hoạt động của mỗi người)
 - Một số học sinh giới thiệu người sẽ chọn tả hoạt động
 - Học sinh viết và trình bày đoạn văn đã viết ( Giáo viên quan tâm học sinh yếu)
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét .
 d) Hoạt động nối tiếp (2')
- Giáo viên thu bài. Nhắc học sinh chưa hài lòng với bài làm của mình, có thể viết lại bài vào buổi 2 rồi nộp cho giáo viên.
- Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương học sinh .
Dạng 3: Ô

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tap_lam_van_theo_phuong_phap_tich.doc