SKKN Một số biện pháp dạy học cụm văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 theo hướng tích cực
Môn ngữ văn là môn kết tinh nhiều giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Với dân tộc Việt, Văn chương gắn bó thân thiết nhất. Từ thuở còn nằm trong nôi, đứa trẻ được nâng niu, bồi đưỡng đời sống tâm hồn từ văn chương qua lời hát ru ngọt ngào âu yếm của bà, của mẹ. Lớn lên khi cắp sách đến trường, thầy giáo là những người tiếp tục bồi đắp đời sống ấy cho các em qua các tác phẩm văn chương. Và theo quy định hiện nay của bộ Giáo dục, người trẻ tuổi muốn thi vào các trường đại học chuyên khoa nào thì bài thi bắt buộc vẫn là bài thi văn qua hình thức thi tự luận.
Vì vậy, người thầy giáo được xem là người lái đò. Làm người lái đò phải biết rõ dòng sông, cần phải biết lúc nào nước lên nước xuống, cần phải biết khúc sông nào nông, khúc sông nào sâu, để điều khiển con đò cập bến. Người thầy giáo dạy văn đặc biệt là phần văn bản nghị luận ở bậc THCS (trong đó có lớp 7) cũng vậy. Bản thân người thầy cũng thấy rõ rằng: dạy phần văn bản nghị luận hiện đại là khó nhưng khó hơn là làm sao để học sinh cảm nhận và lĩnh hội được những tinh hoa từ các tác phẩm ấy. Có thể nói đây là những trăn trở của một giáo viên dạy văn khi đứng trên bục giảng dạy các tác phẩm văn nghị luận với đối tượng là học sinh lớp 7.
Mục lục STT Nội dung Trang 1 Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 2 2 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm a. Văn nghị luận hiện đại b. Dạy học tích cực 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Đối với giáo viên b. Đối với học sinh c. Kết quả thực trạng 2.3. Các giải pháp a. Các giải pháp b. Các biện pháp tổ chức thực hiện 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với các hoạt động giáo dục. a. Với bản thân giáo viên b. Với học sinh c. Với đồng nghiệp và nhà trường 3 3 3- 4 4- 5 4 4-5 5 5- 16 5 5- 16 16- 17 16 17 17 3 Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị a. Đối với chương trình sách giáo khoa b. Đối với các cấp quản lí c. Đối với học sinh d. Đối với giáo viên 18 18- 19 18 18 18 19 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Môn ngữ văn là môn kết tinh nhiều giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Với dân tộc Việt, Văn chương gắn bó thân thiết nhất. Từ thuở còn nằm trong nôi, đứa trẻ được nâng niu, bồi đưỡng đời sống tâm hồn từ văn chương qua lời hát ru ngọt ngào âu yếm của bà, của mẹ. Lớn lên khi cắp sách đến trường, thầy giáo là những người tiếp tục bồi đắp đời sống ấy cho các em qua các tác phẩm văn chương. Và theo quy định hiện nay của bộ Giáo dục, người trẻ tuổi muốn thi vào các trường đại học chuyên khoa nào thì bài thi bắt buộc vẫn là bài thi văn qua hình thức thi tự luận. Vì vậy, người thầy giáo được xem là người lái đò. Làm người lái đò phải biết rõ dòng sông, cần phải biết lúc nào nước lên nước xuống, cần phải biết khúc sông nào nông, khúc sông nào sâu,để điều khiển con đò cập bến. Người thầy giáo dạy văn đặc biệt là phần văn bản nghị luận ở bậc THCS (trong đó có lớp 7) cũng vậy. Bản thân người thầy cũng thấy rõ rằng: dạy phần văn bản nghị luận hiện đại là khó nhưng khó hơn là làm sao để học sinh cảm nhận và lĩnh hội được những tinh hoa từ các tác phẩm ấy. Có thể nói đây là những trăn trở của một giáo viên dạy văn khi đứng trên bục giảng dạy các tác phẩm văn nghị luận với đối tượng là học sinh lớp 7. Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng và phổ biến trong đời sống. Khi cần trình bày một cách trực tiếp, mạch lạc, sâu sắc một tư tưởng, quan điểm nào đó trước cuộc sống, người ta thường dùng nghị luận làm phương thức biểu đạt chính. Vì thế, đề tài của các văn bản nghị luận được lựa chọn dạy trong chương trình SGK Ngữ văn bậc THCS cũng vậy. Qua các tiêu đề của các văn bản đủ để thấy sự phong phú, đa dạng của các vấn đề được đem ra bàn luận. Từ đề tài chiến tranh, hòa bình, chủ quyền độc lập quốc gia đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; từ vai trò, vị trí, ý nghĩa đến đặc trưng nghệ thuật của văn chương; từ phương pháp đọc sách đến những vấn đề về dịch bệnh, môi trường,...Sự phong phú, đa dạng; tính cập nhật của đề tài nghị luận trong chương trình Ngữ văn phổ thông đã thể hiện rõ quan điểm dạy học văn gắn với thực tế đời sống, rút ngắn khoảng cách giữa văn học nhà trường với đời sống xã hội; nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa - xã hội nói chung cho học sinh. Mặt khác, dạy học theo hướng tích cực là hướng dạy học đúng đắn lấy học sinh làm trung tâm. Song áp dụng như thế nào vào các tiết dạy phần văn nghị luận hiện đại lớp 7 thật không đơn giản chút nào. Xuất phất từ thực tế đó và qua các năm giảng dạy trực tiếp các tác phẩm văn học này, tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp: “ Một số biện pháp dạy học cụm văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 theo hướng tích cực” để cùng tham khảo. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giảng dạy, đề xuất các giải pháp hợp lí của hướng dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cụm văn bản nghị luận hiện đại . 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Dạy học cụm văn bản nghị luận hiện đại lớp 7 theo hướng tích cực - Học sinh lớp 7 trường THCS Xuân Thành- Thọ Xuân- Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa hệ thống các văn bản, các tài liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm qua thực tiễn giảng dạy trên lớp. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Lấy số liệu từ thực tiễn bài làm học sinh để xử lí số liệu, thống kê, báo cáo kết quả. - Phương pháp đánh giá rút kinh nghiệm: Giáo viên đánh giá rút ra kinh nghiệm sau khi thực hiện đề tài . 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận: a. Văn bản nghị luận hiện đại: Nghị luận là bàn bạc, bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. “ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó”( SGK ngữ văn 7- trang 9, tập). Văn bản nghị luận hiện đại là các văn bản của các tác giả hiện đại, được viết theo phương thức nghị luận đặt ra là giải quyết những vấn đề quan trọng trong đời sống con người và trong xã hội hiện đại. Trong sách giáo khoa ngữ văn THCS gồm các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương, Thuế máu, Đi bộ ngao du, Bàn về đọc sách, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tiếng nói của văn nghệ, Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten. Trong đó các tiết được phân phối chương trình học ở lớp 7 gồm: STT Tên văn bản Tác giả Chủ đề 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Nghị luận chính trị- xã hội 2 Sự giàu đẹp của tiếng việt Đặng Thai Mai Nghị luận chính trị- xã hội 3 Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng Nghị luận chính trị- xã hội. 4 Ý nghĩa văn chương Hoài Thanh Nghị luận văn học. Đây là những tác phẩm nghị luận thực sự có giá trị cả về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Song dạy và học các tác phẩm này thật không đơn giản chút nào. b. Dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tích cực là hướng tới hoạt động học tập tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học tập, học sinh là trung tâm của quá trình dạy học. Phương pháp dạy học tích cực sẽ chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động. Khi giảng dạy bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống ( thuyết trình, miêu tả,), người thầy cần kết hợp với các phương pháp giáo dục hiện đại,tổ chức hướng dẫn học sinh tự khám phá những điều mình chưa biết trên cơ sở kiến thức đã biết. Phương pháp học tập tích cực là học sinh được trao đổi, thảo luận giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của mình từ đó khám phá ra những kiến thức mới, các em được bộc lộ và phát huy khả năng sáng tạo của mình. Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào việc dạy các tiết giảng văn các văn bản nghị luận với đối tượng là học sinh lớp 7 như thế nào đối với người giáo viên đứng trên bục giảng cũng không phải là dể. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: a. Đối với giáo viên: Tác giả của các văn bản này là những chính khách, những người giữ trọng trách quan trọng trong xã hội, là những nhà văn hóa lớn. Văn nghị luận của họ đề cập nhiều vấn đề vừa mang tính khoa học lâu dài trong xã hội hiện đại: truyền thống yêu nước của dân tộc, vẻ đẹp trong cách sống của lãnh tụ, sự giàu đẹp trong tiếng nói của dân tộc, những giá trị của văn chương,...Mục đích chung của người viết là hướng sự quan tâm của đông đảo bạn đọc đến những vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. Từ đó, xây dựng được nhận thức và hành động tích cực của độc giả trong đời sống của họ. Vậy làm thế nào để thông qua các tiết dạy đó, giáo viên có thể truyền tải đến các em học sinh để các em lĩnh hội áp dụng phù hợp thực tế bản thân, bồi đắp hoàn thiện nhân cách các em? Đó là điều không phải người giáo viên nào cũng tiến hành thành công. Thứ hai, áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào tiết giảng văn , cụ thể phần văn bản nghị luận hiện đại này nhiều giáo viên không thể tránh khỏi lúng túng: Liệu có nên sử dụng biện pháp bình giảng? Nên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ra sao? Sử dụng phương tiện dạy học như thế nào cho hiệu quả? Sử dụng biện pháp thảo luận nhóm ra sao ?,.. Đó là hàng loạt câu hỏi của nhiều giáo viên dạy môn văn khối 7 khi áp dụng phương pháp này vào dạy học. b. Đối với học sinh: Cụ thể cái khó trong các tiết dạy phần văn nghị luận ở lớp 7 ở các tiết ngữ văn 81,85,93,97 là : Thứ nhất, đây là lần đầu tiên các em tiếp xúc với các tác phẩm nghị luận mà đặt ra những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc đòi hỏi các em phải rút ra chính kiến suy nghĩ của bản thân, bởi các em vừa làm quen với hàng loạt tác phẩm ở lớp 6 hay học kì I lớp 7 mang tính cảm thụ là nhiều. Thứ hai, đặc trưng của các tác phẩm này là luận điểm, hệ thống luận cứ, trình tự lập luận, tư tưởng quan điểm của người viết,... Đây là những vấn đề khó đối với học sinh khi tiếp cận tác phẩm nghị luận hiện đại trong chương trình học, dù các em đã làm quen về văn nghị luận qua phân môn Tập làm văn lớp 7 kì II( lập luận giải thích, lập luận chứng minh). Ngoài ra, đối với đối tượng là học sinh lớp 7 trường THCS Xuân Thành các em ít có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, do đa phần các em là con các hộ nông dân. Đó là một hạn chế các em tìm hiểu thêm kiến thức từ các tác phẩm văn học trên In ter net. Từ những lí do đó cùng với thực trạng của môn Văn chưa là môn học lựa chọn của nhiều học sinh( các em tập trung các môn tự nhiên ), nên các tiết học các tác phẩm nghị luận hiện đại này chưa hiệu quả. Hiện tượng học sinh không soạn bài, làm bài tập, không hứng thú học các dạng văn bản này gây khó cho giáo viên khi dạy. Từ đó, làm các em càng xa rời bộ môn Văn hơn. c. Kết quả khảo sát thực trạng: Năm học trước: 2014 - 2015, dù giáo viên đã có nhiều phương pháp biện pháp tích cực song kết quả tiếp thu bài các em vẫn chưa cao. Điều đó được thể hiện rõ qua bài kiểm tra Văn tiết 98 trong chương trình ngữ văn 7 kì II. Tổng số Bài KT Điểm0->3 Điểm3.5->4.5 Điểm5->6 Điểm6.5->7.5 Điểm 8->10 SL % SL % SL % SL % SL % 35 Tiết98 3 8.55 12 34.20 16 45.85 4 11.40 0 0 Bảng số liệu 1 ( Kì II, Năm học: 2014- 2015). 2.3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện: a. Các giải pháp: Giải pháp 1: Nghiên cứu lựa chọn kĩ phương pháp dạy học tích cực với các nội dung phù hợp với các tiết giảng văn nghị luận hiện đại lớp 7. Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung kiến thức, khâu lên lớp phù hợp để áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Giải pháp 3: Tiến hành thực nghiệm tại lớp đang dạy: lớp 7 trường THCS Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa. b. Các biện pháp tổ chức thực hiện: b.1: Đọc diễn cảm văn bản nghị luận hiện đại: Đọc diễn cảm là biện pháp đặc trưng trong các tiết giảng văn khi tiếp cận tác phẩm văn học. Song đọc diễn cảm một tác phẩm nghị luận hiện đại như thế nào để tác động tốt đến tiết học không phải là dể. Đọc diễn cảm văn bản nghị luận phải thể hiện được giọng điệu chung trong các biểu hiện và cụ thể riêng qua từng văn bản. Có nghĩa là trước hết phải nắm được mục đích việc đọc là nắm được nhận định, quan điểm thể hiện trong văn bản đó, tạo cảm xúc chung cho tiết học Văn. Chẳng hạn đọc văn bản: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc giọng chân thành và trong sáng vì văn bản đề cập gương sáng của một con người cao quý, được viết bởi tinh thần và sự hiểu biết tôn vinh của tác giả. Đọc văn bản: “ Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, cần chú ý giọng điệu chân thành sâu lắng, chậm. Đặc biệt là đoạn văn đầu tiên khi tác giả lấy dẫn chứng chi tiết hình ảnh thi sĩ thấy xác chết một con chim rơi xuống chân mình. Đó là hình ảnh giàu tính hàm xúc, lay động lòng nhân ái con người. Hoặc khi đọc văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, giọng điệu chung là rõ ràng mạch lạc, hào sảng ở 2 phần đầu minh chứng cho lòng yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử và hiện tại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Phần cuối, đọc chậm lại trùng xuống bởi tác giả đề ra nhiệm vụ hiện tại cho mọi người là phải thể hiện lòng yêu nước trước yêu cầu trước mắt- thời điểm năm 1951. Như vậy, đọc diễn cảm văn bản nghị luận hiện đại chú ý giọng điệu chung toàn bài và từng đoạn văn để thay đổi cho phù hợp. b.2: Sử dụng phương tiện dạy học hợp lí: Sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả trong đó có phương tiện trực quan sẽ khắc phục được những hạn chế trong dạy học Ngữ văn. Phương tiện dạy học hiện nay được sử dụng phổ biến ở các trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia thường là máy chiếu. Vậy sử dụng máy chiếu như thế nào cho hợp lí vừa mang lại hứng thú cho học sinh vừa tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh? Trước hết, giáo viên cần chủ động trong việc sử dụng máy chiếu. Mục đích có thể tích hợp được các tri thức khác nhau của các môn học, chứ không phải là công cụ để trình chiếu. Chẳng hạn khi giảng tiết Ngữ văn 7- tiết 81 văn bản: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, giáo viên cần huy động tích hợp kiến thức môn lịch sử, điện ảnh,... qua máy chiếu để thấy được khí thế hừng hực của tinh thần yêu nước nhân dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Giảng tiết Ngữ văn 93: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, giáo viên cần huy động vốn hiểu biết của học sinh về phong cách sống và viết của Bác qua văn bản và các tác phẩm khác của Người. Ngoài ra, sử dụng máy chiếu kết hợp phim ảnh giới thiệu nhà sàn của Bác cùng những vật dụng sinh hoạt của Người ở khu bảo tàng Hồ Chí Minh. Mặt khác có thể sử dụng máy chiếu như bảng phụ để chiếu các luận điểm, bài tập trắc nghiệm cuối bài giảng để học sinh dể nhìn và nắm kiến thức. Như vậy, các hình ảnh trực quan đó không những giúp các em hiểu sâu sắc thêm tác phẩm mà còn tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho các tiết dạy văn bản nghị luận hiện đại trở nên sinh động, có tác dụng tốt trong việc cung cấp tri thức, rèn kĩ năng cảm thụ đồng thời giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu văn học, hoàn thiện nhân cách. b. 3. Tổ chức hình thức hoạt động nhóm cho học sinh trong tiết dạy: Hoạt động nhóm trong dạy học là một hình thức tổ chức mà trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. Hoạt động này đưa học sinh vào hình thức học chủ động tích cực, sáng tạo nắm tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt, trong các tiết dạy cụm văn bản nghị luận hiện đại sẽ tránh được học sinh thụ động nắm kiến thức , tiết học tránh được sự khô khan nhàm chán. Tất nhiên, hoạt động nhóm vận dụng trong từng phần tiết dạy một cách hợp lí , bởi đây là tiết dạy một giờ giảng văn chứ không phải là tiết tiếng việt. Qua vận dụng ở các tiết học văn bản nghị luận hiện đại: Tiết 81,85,93,97, tôi đúc rút kinh nghiệm như sau: Trước hết, áp dụng thảo luận nhóm ở phần Tìm hiểu chung( phần thể loại và bố cục văn bản). Hình thức nhóm 3 bàn với 6 học sinh. Vậy theo sĩ số học sinh/ lớp hiện nay (khoảng 30 học sinh) chia thành 3 nhóm lớn. Các nhóm nhỏ thảo luận và đưa kết quả cho thư kí tổng hợp theo nhóm Chẳng hạn, khi dạy văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có thể tổ chức hoạt động nhóm ở mục I (tìm hiểu chung) cụ thể mục 2 (thể loại) và 3 (bố cục) với câu hỏi chung như sau: Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc thể loại nào? Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Sau thời gian thảo luận đối chiếu các nhóm giáo viên chuẩn kiến thức chốt như sau: -> Văn bản “ tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc thể loại: Nghị luận chính trị- xã hội. -> Vấn đề nghị luận ở đây là lòng yêu nước. Câu chốt “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta”. -> Bố cục văn bản: 3 phần + Mở bài: từ đầu.... “ lũ cướp nước”( Nhận đinh chung về lòng yêu nước của nhân dân ta). + Thân bài: Tiếp theo... “ nồng nàn yêu nước”( Những biểu hiện về lòng yêu nước của nhân dân ta). + Kết bài: Còn lại( Nhiệm vụ của chúng ta). Thứ hai, có thể áp dụng hoạt động nhóm ở phần phân tích cảm thụ văn bản. Đây là phần cơ bản nhất của tiết giảng văn. Vậy áp dụng như thế nào để không làm mất đi đặc trưng của giờ cảm thụ tác phẩm văn học. Khi giảng văn bản: “ ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh- Tiết 97, sau khi hình thành xong luận điểm: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài”, giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Hình thức thảo luận này 2 bàn 4 học sinh một nhóm trao đổi với nhau. Câu hỏi thảo luận như sau: Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn loài, muôn vật. Quan niệm ấy có đúng không? Thử tìm một vài dẫn chứng văn học mà em đã học để chứng minh ý kiến đó của tác giả? Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đảm bảo yêu cầu theo gợi ý sau: - Quan điểm đó là đúng và rất sâu sắc được chứng minh trong thực tế văn chương. - Dẫn chứng: + Bà Huyện Thanh Quan viết tác phẩm “ Qua Đèo Ngang” bởi vì nỗi “ Nhớ nước, thương nhà”. + Văn chương bắt nguồn từ tiếng nói nội tâm của hồn người. Đó phải chăng là nỗi lòng hiếu kính của con cái với cha mẹ qua bài ca dao : “ Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. ( Những câu hát tình cảm gia đình, Ngữ văn 7, tập 1). + Khánh Hoài viết “ Cuộc chia tay của những con búp bê” phải chăng cũng là tiếng lòng đồng cảm xót thương cho những mảnh đời bất hạnh của trẻ em không may mắn trước thực trạng diễn ra trong xã hội hiện đại: Bố mẹ li hôn, con cái “Tan đàn xẻ nghé”. Từ lòng thương người đó, rộng hơn là thương cả muôn loài, muôn vật. Hình ảnh thi sĩ và con chim sắp chết cùng dịp đau thương ấy hòa cùng trong phần đầu văn bản “ Ý nghĩa văn chương” há chẳng phải là minh chứng hùng hồn đó sao! Như vậy, thông qua hoạt động này hình thành các em xúc cảm về văn chương taọ thuận lợi các em tiếp thu các đơn vị kiến thức còn lại. Thứ ba, có thể sử dụng hình thức hoạt động nhóm – bàn (2 học sinh) trao đổi phần luyện tập, liên hệ thực tế cuối bài học. Đó là điều các em được tự do trình bày ý kiến, hiểu biết của mình sau khi học tác phẩm với bạn để định hướng tìm ra cái chung cái đúng nhất. Ví dụ: Theo Đặng Thai Mai trong “ Sự giàu đẹp của tiếng việt” thì tiếng việt của chúng ta rất giàu và đẹp, vậy là học sinh chúng ta phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt? Gợi ý: Rèn luyện ngôn ngữ tiếng việt trong nói và viết đúng chuẩn, tránh lai căng trong dùng từ. Khi giao tiếp phải đặt đối tượng mục đích giao tiếp lên trên để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp, cuộc giao tiếp diễn ra thành công. Nói tóm lại, dạy học cụm văn bản nghị luận hiện đại theo hướng tích cực có thể diễn ra ở các hình thức: đọc diễn cảm văn bản, sử dụng phương tiện dạy học( máy chiếu) hợp lí, ở đây có sự tích hợp môn học, dùng hình thức thảo luận nhóm trong tiết dạy với từng phần cụ thể. Sau đây là giáo án tiết dạy minh họa: Ngữ văn 7- Tiết 93: Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ - Phạm Văn Đồng - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày. - Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét ; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận. * Kỹ năng sống: Thông qua văn bản, rèn luyện các em kỹ năng sống phân biệt cái tốt, xấu, tránh xa cái xấu trong xã hội, sống giản dị khiêm tốn. 3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. - Từ đó, học sinh tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_cum_van_ban_nghi_luan_hien_dai.doc