SKKN Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 8, lớp 9 tại trường THCS Phong Lộc
Trong những năm gần đây đất nước ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình dạy học, do đó phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới. Phương pháp dạy học mới là phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính là việc sử dụng thiết bị dạy học trong các môn học. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học là việc rất cần thiết . Nhất là đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng thiết bị trong các bộ môn đã đem lại hiệu quả cao trong các giờ dạy, giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Thiết bị dạy học ở các trường học rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Vì vậy muốn sử dụng tốt các thiết bị dạy học có hiệu quả hơn nữa vào mục tiêu dạy học thì cần phải tăng cường công tác quản lý, bảo quản thiết bị dạy học và an toàn trong quá trình sử dụng. Đây là những việc làm rất quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học.
Trong các môn học thì Hóa học là bộ môn khoa học có từ lâu đời, là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng với đời sống con người và có nhiều thí nghiệm thực hành. Ngày nay việc giảng dạy môn hóa học rất được coi trọng. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức môn Hóa học phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm. Trong quá trình dạy môn hóa học, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao năng lực “học phải đi đôi với hành”cho học sinh.
Thế nhưng những thí nghiệm Hóa học luôn có những phản ứng ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh. Đặc biệt là những tiết thực hành liên quan đến việc sử dụng “Đồ dùng thiết bị thí nghiệm” có nguy cơ rủi ro cao.
1. MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây đất nước ta đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình dạy học, do đó phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với nội dung chương trình mới. Phương pháp dạy học mới là phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính là việc sử dụng thiết bị dạy học trong các môn học. Thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học là việc rất cần thiết . Nhất là đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng đồ dùng thiết bị trong các bộ môn đã đem lại hiệu quả cao trong các giờ dạy, giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách dễ dàng, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Thiết bị dạy học ở các trường học rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Vì vậy muốn sử dụng tốt các thiết bị dạy học có hiệu quả hơn nữa vào mục tiêu dạy học thì cần phải tăng cường công tác quản lý, bảo quản thiết bị dạy học và an toàn trong quá trình sử dụng. Đây là những việc làm rất quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học. Trong các môn học thì Hóa học là bộ môn khoa học có từ lâu đời, là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng với đời sống con người và có nhiều thí nghiệm thực hành. Ngày nay việc giảng dạy môn hóa học rất được coi trọng. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức môn Hóa học phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm. Trong quá trình dạy môn hóa học, thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành, nâng cao năng lực “học phải đi đôi với hành”cho học sinh. Thế nhưng những thí nghiệm Hóa học luôn có những phản ứng ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh. Đặc biệt là những tiết thực hành liên quan đến việc sử dụng “Đồ dùng thiết bị thí nghiệm” có nguy cơ rủi ro cao. Qua thực tế ở các trường trên địa bàn Huyện Hậu lộc nói chung và quá trình công tác của tôi ở trường THCS Phong Lộc nói riêng, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học đã được chú trọng quan tâm. Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn mới và sự phát triển của công nghệ hiện nay, đòi hỏi ngành giáo dục trong nước cũng như giáo dục huyện Hậu lộc cần nâng cao đổi mới phương pháp dạy học, nhất là việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trong các giờ giảng dạy. Thiết bị dạy học có vị trí quan trọng đối với tất cả các môn học nhưng đặc biệt quan trọng hơn đối với các môn học thực nghiệm như: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Công nghệ. Các môn học này đã coi thực nghiệm là phương pháp cơ bản để truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Thông qua việc trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, học sinh rèn luyện các thao tác trí tuệ, đặc biệt là ở môn Hóa học. Thí nghiệm hóa học giúp học sinh có khả năng vận dụng những thao tác trong phòng thí nghiệm vào lĩnh vực hoạt động của con người. Do là môn học thực nghiệm nên có rất nhiều đồ dùng, hóa chất không an toàn đối với giáo viên và cả học sinh vì thế việc đảm bảo an toàn trong các tiết thực hành rất cần được quan tâm. Từ thực tiễn các tiết thí nghiệm, từ việc sử dụng và bảo quản các thiết bị thí nghiệm, tôi đã không ngừng đổi mới, tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng môn học tại nhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ luôn đảm bảo an toàn, không có các rủi ro xảy ra, chất lượng môn học ngày một tăng lên. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn Hóa học lớp 8, lớp 9 tại trường THCS Phong Lộc” làm đề tài SKKN để đúc kết lại những giải pháp, biện pháp đã thực hiện mang lại hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng môn học, đảm bảo độ an toàn và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sáng kiến kinh nghiệm nhằm: - Nâng cao ý thức của học sinh trong việc nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học. - Tăng cường khả năng phối kết hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên làm phụ tá thí nghiệm. - Giúp cho giáo viên giảng dạy có hiệu quả hơn các bài thực hành thí nghiệm nhằm đạt được mục tiêu rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thực hành tốt hơn. Khắc phục được những hạn chế trong các tiết thực hành của chương trình hiện nay. - Nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học thiết bị thí nghiệm trong nhà trường. - Đề tài cũng nhằm tìm ra vai trò và tác dụng của thí nghiệm thực hành trong việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền tải kiến thức cho học sinh, phát triển khả năng tư duy của học sinh. - Làm cho học sinh có hứng thú, yêu thích môn hóa học. - Giáo dục được ý thức bảo vệ tài sản, bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học, có kĩ năng bảo đảm an tòan đối với bản thân, giáo viên và học sinh trong các tiết thực hành. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu bằng đọc, nghiên cứu tài liệu về môn Hóa học. - Phương pháp dạy thí nghiệm hóa học, thu thập các tư liệu có liên quan như: sách giáo khoa, các bài học có làm thí nghiệm. - Nghiên cứu lý thuyết :Tìm hiểu các chất hóa học có liên quan đến bài học. - Thu thập, xử lí số liệu: Xem các vi deo trên mạng về các tiết thực hành Tham khảo các phòng thí nghiệm chuẩn ở các trường trên địa bàn huyện. Tham khảo ý kiến, trao đổi với các đồng nghiệp cùng chuyên môn để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả và an toàn trong các giờ thực hành. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN - Hóa học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành. Một môn khoa học rất gần gũi với đời sống sản xuất. Vì vậy trong dạy học hiện nay việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ngày càng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả. - Phòng bộ môn Hóa học là phòng chuyên dùng cho bộ môn Hóa học, nơi chứa đựng những dụng cụ thí nghiệm hóa học và các chất, là nơi giáo viên thiết bị cùng với giáo viên bộ môn chuẩn bị các thí nghiệm cho việc dạy học và là nơi cho học sinh học các tiết thực hành. - Phòng bộ môn được quản lý và sử dụng tốt sẽ làm tăng tần số sử dụng và độ bền của các trang thiết bị vì vậy mang lại hiệu quả giáo dục và kinh tế nhất định. Nó còn góp phần rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh và nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên bộ môn. - Thiết bị môn hóa học rất phong phú, đa dạng về chủng loại, về chất chế tạo, về tính năng tác dụng như dụng cụ thủy tinh, các loại hóa chất rất độc hại vì vậy tất cả mọi người khi học và làm các tiết thực hành cần phải biết và hiểu rõ tính chất hóa học của các chất, các dụng cụ gây ra nguy hiểm cho bản thân, thực hiện đúng những hướng dẫn an toàn trong thực hành để đảm bảo an toàn cho chính bản thân,cho những người khác, cũng như đảm bảo an toàn môi trường. - Trong quá trình dạy học hóa học thí nghiệm hóa học giữ vai trò quan trọng vì vậy có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh, góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy của học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi. - Thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống con người. - Thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức đã học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người. - Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đức tính tốt của con người: như làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong môn hóa học THCS khi các em mới bắt đầu làm quen với môn hóa là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. 2.2 THỰC TRẠNG 2.2.1 Ưu điểm - Giáo viên bộ môn có chuyên môn, tâm huyết với nghề. - Giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp đổi mới trong các giờ dạy để nâng cao chất lượng. - Nhà trường có giáo viên phụ tá thí nghiệm - Học sinh có hứng thú với việc học thực hành. 2.2.2 Tồn tại - Phong lộc là một xã nghèo trong Huyện Hậu lộc, kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào thu nhập từ sản xuất nông nghiêp nên rất khó khăn, vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục xã nhà còn rất hạn chế. - Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đặc biệt là thiết bị dạy học, đồ thí nghiệm, các phòng chức năng..., điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. - Việc trang bị đồ dùng, hóa chất cho môn hóa còn hạn chế. Do vậy việc tổ chức thực hiện các thí nghiệm Hóa học theo yêu cầu của chương trình và phương pháp dạy học bộ môn còn gặp nhiều khó khăn. - Giáo viên chủ yếu dạy theo lối chủ động truyền thụ kiến thức, học sinh bị động nắm bắt kiến thức, nên việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp là rất ít, chủ yếu là dụng cụ thí nghiệm ở các môn Hóa, Sinh hoặc một số bản đồ ở môn Địa, môn Sử và bảng phụ. Và còn có cả trường hợp còn không biết tên thiết bị, không biết cách sử dụng như thế nào cho phù hợp. 2.2.3 Nguyên nhân - Hóa học là một môn học khó so với một số môn học khác, có em còn cho rằng Hóa học còn khó hơn bộ môn Toán. - Học sinh còn rất lúng túng khi tiến hành làm thí nghiệm, các em làm thí nghiệm còn chậm, không đúng trình tự của thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa được chính xác, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiết học, chưa nắm được những quy tắc an toàn khi làm thực hành. - Học sinh cũng chưa thực hiện tốt về những quy tắc an toàn trong các giờ thực hành. - Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho các tiết thực hành còn chưa đảm bảo các nguyên tắc cơ bản cho vấn đề an toàn. - Đa số thiết bị môn hóa toàn là dụng cụ thủy tinh nên rất rễ vỡ, những chất dễ gây cháy nổ và đặc biệt là cả những hóa chất độc hại. Nên việc sử dụng thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn của cả giáo viên và học sinh. - Sự kiểm tra giám sát của ban giáo hiệu nhà trường đôi khi còn chưa chặt chẽ. Chính vì vậy việc sử dụng thường xuyên đồ dùng của môn hóa ở các trường trong huyện cũng có hạn chế, ở trường THCS Phong Lộc cũng bị ảnh hưởng, vì so với các trường khác trên huyện, Phong Lộc là một trường còn rất nhiều khó khăn nên việc làm thực hành thí nghiệm không đảm bảo được an toàn. Từ thực trạng trên, qua thực tế trong quá trình công tác tôi đưa ra thực hiện “Một số biện pháp đảm bảo an toàn để nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn hóa học lớp 8 ,9”tại trường THCS Phong Lộc. 2.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN * Giải pháp. Thí nghiệm thực hành giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các khái niệm, hiện tượng, giải thích được hiện tượng đang xảy ra, giúp học sinh củng cổ và khắc sâu thêm kiến thức, kĩ năng thực hành, giúp học sinh tin tưởng vào chân lý khoa học. Thí nghiệm hóa học là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, là dạng phương tiện trực quan chủ yếu, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học ở trường phổ thông. Qua thí nghiệm hóa học những kiến thức lý thuyết về hóa học trở thành hiện thực. Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để giúp học sinh thu thập và xử lý thông tin nhẳm hình thành khái niệm, tính chất chung và tính chất của các chất vô cơ hữu cơ cụ thể. Vì vậy việc coi trọng thí nghiệm thực hành đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm trong nhà trường THCS là định hướng lâu dài và vững chắc cho mục tiêu đào tạo ở các nhà trường THCS. Nhưng coi trọng thí nghiệm thực hành thì cũng cần chú trọng đến việc đảm bảo an toàn trong thí nghiệm thực hành. Qua thực tiễn công tác ở trường, tôi thấy rằng loại trừ các trường chuẩn trên địa bàn huyện thì vấn đề đảm bảo an toàn trong việc sử dụng thiết bị dạy học hóa học trong các giờ thực hành là một vấn đề rất đáng quan tâm. Vì hiện nay trên địa bàn huyện Hậu Lộc việc sử dụng đồ dùng rất quan trọng trong các giờ dạy. Tôi xin mạnh dạn đề ra một số giải pháp về đảm bảo an toàn trong các giờ thực hành hóa 8, 9. Cụ thể như sau: - Giải pháp 1: Chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến những vấn đề về các tiết thực hành hóa 8, 9. - Giải pháp 2: Lập được kế hoạch cho các tiết thực hành, khảo sát các tiết liên quan đến những đồ dùng hóa chất có thể gây nguy hiểm cho giáo viên và học sinh khi tiến hành. - Giải pháp 3: Trao đổi học hỏi kinh nghiệm với giáo viên bộ môn và các trường có phòng học bộ môn đạt chuẩn. - Giải pháp 4: Tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh khi tiếp xúc với những kiến thức khoa học tạo cho các em trí tò mò muốn khám phá. * Các biện pháp thực hiện 2.3.1: Xây dựng được kế hoạch sử dụng thiết bị trong các giờ thực hành Hóa 8, 9. - Cùng với giáo viên bộ môn tổng hợp các bài thí nghiệm của chương trình Hóa 8, 9 và phân chia các thí nghiệm thành các loại thí nghiệm. + Chương trình hóa học lớp 8 gồm 70 tiết trong đó có 7 tiết thực hành chính và 23 tiết thí nghiệm. + Chương trình hóa học 9 cũng gồm 70 tiết với 7 tiết thực hành chính và 80 tiết thí nghiệm. - Lập được kế hoạch cho một buổi thí nghiệm thực hành, chuẩn bị những thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất cần thiết. Lường trước những sự cố có thể xảy ra. Chuẩn bị các phương tiện dụng cụ, thuốc men để xử lý các sự cố nếu xảy ra. Kế hoạch sử dụng thiết bị hóa 8 Kế hoạch sử dụng thiết bị hóa 9 - Cùng với giáo viên giới thiệu dụng cụ và các thao tác cơ bản để sử dụng an toàn các dụng cụ, nên sử dụng các dụng cụ thí nghiệm gọn nhẹ, đơn giản cho cả giáo viên và học sinh. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về dụng cụ như: Tên gọi, ứng dụng của dụng cụ, hình dạng và cấu tạo, nhấn mạnh những bộ phận và chức năng quan trọng nhất điều đó giúp cho học sinh có kĩ năng sử dụng dụng cụ tốt hơn. - Cần có bảng nội quy, quy tắc an toàn trong tiết thực hành để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất. Bản thân là một giáo viên thực hành tôi cần phải hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực hoạt động của mình, cùng với giáo viên và học sinh chấp hành tốt những nguyên tắc khi làm thực hành. 2.3.2: Thực hiện các quy tắc an toàn về việc sử dụng đồ dùng, hóa chất trong các giờ thực hành trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng thiết bị trước tiết học, xác định trước những nguy hiểm có thể xảy ra. - Muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: Đối với hóa chất: Trong thí nghiệm hóa học có rất nhiều chất độc hại nên khi sử dụng phải thận trọng theo quy tắc riêng của nó. + Đối với các chất độc phải làm thí nghiệm trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió, không được nếm và hút chất độc bằng miệng. Phải có khẩu trang và phải thận trọng khi kiểm tra các chất. + Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần các bình hóa chất mà chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi. + Đối với các chất dễ ăn da và gây bỏng như: axit đặc hoặc kiềm đặc, kim loại kiềm, phôtpho trắng, bromkhi sử dụng phải giữ gìn không để dây ra tay, người, quần áo, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát gần. + Không đựng axit vào các bình quá to, Khi rót không nên nâng bình quá cao so với mặt bàn. + Khi pha loãng axit sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không được làm ngược lại, phải rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy đều. + Khi đun nóng dung dịch các chất dễ ăn da, gây bỏng phải tuyệt đối tuân theo quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm. + Dán tên các hóa chất đầy đủ để tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Đối với thí nghiệm: Hoạt động thí nghiệm có một yêu cầu quan trọng nhất đó là yêu cầu về an toàn trong phòng thí nghiệm. Để đảm bảo an toàn trước hết người biểu diễn thí nghiệm phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khỏe, tính mạng của học sinh, mặt khác người biểu diễn phải nắm chắc kĩ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm như: - Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa. - Thí nghiệm với các chất dễ nổ. - Thí nghiệm với chất độc hại. - Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng. Khi tiến hành thí nghiệm với các chất trên thì giáo viên thiết bị, giáo viên bộ môn và học sinh phải chuẩn bị như sau: a.Giáo viên bộ môn: - Khi làm thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa như: Cồn, dầu hỏa, xăng, benzenrất dễ gây ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm. + Nên dùng những lượng nhỏ các chất dễ bắt lửa, không đựng vào những bình lớn để ra bàn thí nghiệm. + Phải để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy. + Khi đun nóng các chất dễ cháy, không được đun trực tiếp mà phải đun cách thủy. - Khi làm thí nghiệm với các chất rễ nổ ta cần thực hiện theo yêu cầu sau: + Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ. + Không để các chất dễ nổ gần lửa. + Khi pha trộn các hỗn hợp nổ cần hết sức thận trọng, dùng đúng liều lượng đã quy định. + Không tự động thí nghiệm một cách liều lĩnh nếu chưa nắm vững kĩ thuật và thiếu phương tiện bảo hiểm. - Giáo viên và cán bộ phụ tá cần giới thiệu các thao tác cơ bản như lấy hóa chất, đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm. + Muốn cho hóa chất vào ống nghiệm thì ta dùng ống hút hoặc gập đôi một băng giấy có chiều rộng bé hơn đường kính của ống nghiệm một chút thành cái máng, cho hóa chất vào đầu kia của máng, tay trái cầm ống nghiệm nằm ngang, tay phải đặt máng đựng hóa chất vào ồng nghiệm đến đáy. Sau đó đặt ống nghiệm thẳng đứng và gõ nhẹ vào ống nghiệm cho hóa chất đổ vào hết và rút máng giấy ra. + Muốn trộn hóa chất lỏng trong ống nghiệm thì dùng kẹp gỗ kẹp 2/3 ống nghiệm từ đáy lên, sau đó cầm đầu trên của ống nghiệm bằng ngón tay trỏ và ngón cái của bàn tay trái, dùng ngón phải của bàn tay phải gõ nghiêng, nhẹ vào phía dưới ồng nghiệm. Không được bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay rồi lắc vì làm như vậy chất lỏng sẽ bắn ra ngoài ống nghiệm có thể làm tay bị bỏng Giáo viên hướng dẫn học sinh cho hóa chất vào ống nghiệm + Khi đun phải dùng cặp đỡ ống nghiệm và hết sức cẩn thận để chất lỏng khỏi bắn ra ngoài. Lúc bọt bắt đầu xuất hiện thì đưa ống nghiệm sang bên để gần hay bên trên ngọn lửa rồi tiếp tục đun bằng không khí nóng. Phải luôn nhớ là hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. Nếu không cần đun quá nóng thì tốt nhất là đun ống nghiệm trong nước rồi đựng trong cốc thủy tinh hay trong bếp cách thủy. Hình ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác thực hành b. Đối với học sinh: + Tuyệt đối không cho học sinh làm những thí nghiệm quá nguy hiểm như đập hỗn hợp kali clorat và photpho khi thiếu những điều kiện bảo đảm thật đầy đủ. An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết của mọi thí nghiệm. Đối với đồ dùng thí nghiệm: + Đối với ống nghiệm: Khi làm thí nghiệm lượng hóa chất chỉ lấy bằng 1/4 dung tích của ống và chỉ kẹp 1/3 chiều dài của ống nghiệm để tránh vỡ. + Đối với phễu lọc: Khi làm việc cần đặt phễu trên chiếc vòng cặp vào giá đỡ. + Đối với cốc thủy tinh: Khi đun nóng chỉ nên đun qua lưới amiăng. (Hình ảnh một tiết thực hành sử dụng cốc thủy tinh đun nóng qua lưới amiăng) Đối với dụng cụ thủy tinh: + Khi cho ống thủy tinh qua nút cao su phải cẩn thận dề bị gãy + Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường rất rễ vỡ. Một số lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: - Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. - Đảm bảo thành công khi tiến hành thí nghiệm. - Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng, hóa chất vừa đầy đủ. Bên cạnh việc thực hiện theo quy tắc an toàn thì cũng có một số trường hợp thực hiện không theo quy tắc an toàn nên dễ gây ra những tai nạn đáng tiếc. * Ví dụ: + Trước khi đốt cháy Hidro, đều phải thử độ tinh khiết của chúng. + Khi sử dụng các chất độc hại, phải có biện pháp đảm bảo an toàn sau: Không dùng quá liều lượng hóa chất dễ cháy dễ nổ. + Khi sử dụng các chất độc hại dễ bay hơi phải tiến hành trong tủ kín hoặc ở nơi thoáng để tránh gây ra tai nạn khi gió tạt về phía học sinh. * Ví dụ cụ thể: Khi dạy bài Không khí sự cháy ở chương trình hóa 8 khi ta đốt phôtpho đỏ khói của phôtpho bay ra nhiều gây ô nhiễm, học sinh sẽ bị ho, sặc. Đối với việc giữ an toàn trong thí nghiệm Thực hiện theo yêu cầu mới của chương trình hóa học ở THCS là đối vớ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_an_toan_de_nang_cao_chat_luong.doc