SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Hải Ninh

SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Hải Ninh

Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không những bằng luật, chỉ thị, nghị quyết, định hướng, các mục tiêu rõ ràng cụ thể cho từng thời điểm, từng thời kì, từng giai đoạn và tạo mọi cơ hội, điều kiện để giáo dục phát triển. Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Tổng bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuyên hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Thật vậy, giáo dục hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho các em về 12 giá trị sống: Giản dị, Hòa bình, Hợp tác, Khiêm tốn, Khoa dung, Tự do, tương yêu, Trách nhệm, Trung thực, Đoàn kết, Tôn trọng. Giáo dục không chỉ là việc dạy học trên lớp mà cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những nhu cầu của đời sống xã hội.

 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.

 HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông, là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa học với hành. Thông qua HĐGDNGLL, nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống. Ngoài ra HĐGDNGLL còn là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường, sự nghiệp giáo dục.

 

doc 25 trang thuychi01 7101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Hải Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TĨNH GIA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIÊU HỌC HẢI NINH
Người thực hiện: 
Chức vụ: 
Đơn vị công tác: 
SKKN thuộc lĩnh vực:
Vũ Thị Huệ
Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Hải Ninh
Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2018
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
	Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không những bằng luật, chỉ thị, nghị quyết, định hướng, các mục tiêu rõ ràng cụ thể cho từng thời điểm, từng thời kì, từng giai đoạn và tạo mọi cơ hội, điều kiện để giáo dục phát triển. Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Tổng bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuyên hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Thật vậy, giáo dục hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho các em về 12 giá trị sống: Giản dị, Hòa bình, Hợp tác, Khiêm tốn, Khoa dung, Tự do, tương yêu, Trách nhệm, Trung thực, Đoàn kết, Tôn trọng. Giáo dục không chỉ là việc dạy học trên lớp mà cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những nhu cầu của đời sống xã hội.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
	 HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông, là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa học với hành. Thông qua HĐGDNGLL, nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống. Ngoài ra HĐGDNGLL còn là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường, sự nghiệp giáo dục. 
	HĐGDNGLL không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh mà còn giáo dục học sinh toàn diện về trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động,. GDNGLL không chỉ đơn thuần là sân chơi giải trí của học sinh mà đây chính là môi trường, là nơi tạo điều kiện tốt nhất để các em rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng hoạt động theo nhóm, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng diễn thuyết, kĩ năng tổ chức, kĩ năng quản lí, kĩ năng tự khẳng định mình, khả năng ứng xử, khả năng xử lí các tình huống,.. Nó là môi trường để các em rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo, năng khiếu và khả năng riêng biệt, thiên hướng cá nhân của từng em. Trong thực tế, có nhiều học sinh học được điểm giỏi nhưng sống ích kỉ, chỉ biết bản thân không có ý thức vì tập thể, chưa xây dựng cho mình ý thức phục vụ cho gia đình, cho Tổ quốc. Là nhà quản lí, chúng ta nên tác động vào tâm hồn, tình cảm, lí trí các em để các em hiểu và hành động đúng qua các buổi HĐGDNGLL như: thể dục thể thao, vui chơi, tham quan du lịch, các buổi nói chuyện truyền thống, biểu diễn văn nghệ, các hội thi, Các hoạt động này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học thích hoạt động, tạo cho các em hứng khởi, thoải mái sau những tiết
học Toán, Tiếng Việt,trên lớp. Qua hoạt động này sẽ trang bị cho các em
những kiến thức bổ ích, khắc sâu những kiến thức học sinh được học ở trên lớp.
	HĐGDNGLL có chức năng củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức ở trên lớp; đồng thời trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống tự nhiên và xã hội; tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập đời sống cộng đồng; phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống; tạo điều kiện để cộng đồng tham gia xây dựng trường học. Như vậy, HĐGDNGLL mang tính đa mục tiêu, bình diện hoạt động rộng, mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh; tính năng động của chương trình, kế hoạch, tính phong phú đa dạng của nội dung và hình thức hoạt động.
	Vì vậy công tác chỉ đạo các HĐGDNGLL phải được coi trọng, được tổ chức thường xuyên, liên tục, khoa học và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường thì mới đạt kết quả cao trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.
	HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Hải Ninh những năm trước đây hoạt động chưa hiệu quả, chưa cuốn hút sự tham gia của giáo viên cũng như học sinh. Vì vậy tôi đã trăn trở nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp của Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Hải Ninh ” hy vọng sẽ phần nào nâng cao chất lượng HĐGDNGLL nói riêng và chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường Tiểu học Hải Ninh nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Tiểu học nói chung.
III. Đối tượng nghiên cứu :
 Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện HĐGDNGLL trường Tiểu học Hải Ninh.
IV. Phương pháp nghiên cứu : 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp kết rút kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
“ Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phát triển phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học” Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường Tiểu học 2010. Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy
học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. ( Khoản 2- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010).
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn (Khoản 3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010).
HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa học với hành. Thông qua HĐGDNGLL, nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống. Mặt khác, HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng các yêu cầu của đời sống xã hội. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học và được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường, trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Khái quát tình hình địa phương, nhà trường:
1.1. Đặc điểm, tình hình địa phương:
Hải Ninh là một xã cách trung tâm huyện Tĩnh Gia 13 km về phía Nam với diện tích 614,9 ha, được chia thành 9 thôn. Tổng số dân là 14004 khẩu với 3675 hộ dân. Người dân sống đa ngành đa nghề như: nông nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp và còn một số làm nghề tự do. Đời sống của người dân không đồng đều, mặt bằng dân trí phát triển chưa cao. Vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh. Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường... gây khó khăn cho công tác giáo dục nói chung, công tác HĐGDNGLL, công tác quản lí học sinh nói riêng.
1.2. Đặc điểm nhà trường:
 Trường Tiểu học Hải Ninh có 23 phòng học kiên cố, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục còn hạn chế; có khuôn viên rộng, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo “ Xanh - Sạch - Đẹp”, thu hút học sinh đến trường.
	Năm học 2017 - 2018, nhà trường có 48 CBGVNV trong đó: CBQL 3đ/c, GV văn hoá 35 đ/c, GV đặc thù 7 đ/c ( Nhạc 2, Thể dục 2, Tiếng Anh 2, mỹ thuật 1), nhân viên kế toán, hành chính 3 đ/c. 100% cán bộ quản lý, giáo viên
nhân viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn.
	Tổng số học sinh là 1108 em (2 học sinh khuyết tật, 119 học sinh nghèo, 36 học sinh mồ côi) được biên chế thành 35 lớp, đa số các em chăm ngoan, có ý
thức học tập.
Thực trạng của việc chỉ đạo HĐGDNGLL trong các năm trước:
 Ở tiểu học, các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập, đây là một bước ngoặt lớn đối với các em. Vì vậy, HĐGDNGLL tạo cho các em một tâm lí thoải mái, phấn khởi, giúp cho học sinh thích được đến trường, đến lớp để học tập. HĐGDNGLL góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Song thực tế không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của HĐGDNGLL, trong trường vẫn còn có giáo viên còn xem nhẹ hoặc hiểu chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác HĐGDNGLL và có ý kiến cho rằng: “ HĐGDNGLL mất nhiều thời gian, tốn công, tốn sức, tốn của, tác dụng ít”. Đa số phụ huynh, giáo viên chỉ chú trọng việc dạy học trên lớp, coi việc học văn hoá là chính còn các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, chỉ là phụ, mang lại hiệu quả ít, làm mất thời gian, làm giảm sút việc học văn hoá của học sinh.
	Sự quan tâm đến công tác giáo dục thông qua các HĐGDNGLL của một số cán bộ quản lý ( CBQL) cũng chưa đúng mức, chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, còn chồng chéo với các hoạt động trên lớp và các hoạt động khác. Nội dung hoạt động còn sơ sài, đơn điệu; chưa có sự phân công trách nhiệm, công việc cụ thể cho giáo viên; hình thức tổ chức, phương pháp hoạt động giáo dục còn đơn điệu, chưa linh hoạt, chưa đổi mới, chưa hấp dẫn, chưa cuốn hút được học sinh tham gia. Vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả giáo dục thông qua các HĐGDNGLL.
	Đội ngũ giáo viên không ổn định, đa số CBGV là nữ, đã có gia đình, bận rộn với con nhỏ; năng khiếu hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao,
(các hoạt động tập thể) còn nhiều hạn chế; một số đồng chí tuổi cao ngại tham gia các HĐGDNGLL,Kinh phí dành cho các HĐGDNGLL còn quá hạn hẹp, cơ sở vật chất như phòng đa năng chưa có, trang thiết bị chưa đầy đủ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề,.
	Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để. Sự động viên, khích lệ chưa kịp thời, chưa đúng mức nên chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình, đông đảo của giáo viên và học sinh. Chưa gắn chặt kết quả HĐGDNGLL của từng lớp, từng giáo viên với các tiêu chí thi đua cá nhân của CBGV.
	Tổng phụ trách Đội trong nhà trường còn kiêm nhiệm, luân chuyển hàng năm và được phân công quá nhiều việc nên thời gian dành cho HĐGDNGLL còn hạn hẹp; chế độ phụ cấp chưa tương xứng với công sức bỏ ra vì vậy có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động,
	 Nguyên nhân dẫn thực trạng nêu trên là do nhận thức của một bộ phận CBQL, giáo viên và nhân dân chưa đầy đủ, chưa hiểu sâu về mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò, vị trí cũng như ý nghĩa của công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện thông qua hình thức HĐGDNGLL. Do vậy sự quan tâm, đầu tư CSVC, kinh phí chưa đúng mức. Nhà trường chưa thành lập được Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, chưa xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát còn hạn chế, dẫn đến kết quả HĐGDNGLL nói riêng, kết quả giáo dục toàn diện nói chung là chưa cao.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cũng như trong
công tác HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Hải Ninh, tôi đã mạnh dạn đề xuất những biện pháp thực hiện như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Biện pháp1. Thành lập ban chỉ đạo:
	Đây là công việc rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của kế hoạch HĐGDNGLL. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra thì vấn đề đầu tiên là phải thành lập ban chỉ đạo và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong ban chỉ đạo.
	- Thành phần ban chỉ đạo gồm:
	+Trưởng ban: Hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng )
	+Phó ban: Giáo viên tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
	+ Các uỷ viên gồm: Bí thi Chi đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, khối trưởng.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
 Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; tổ chức, hướng dẫn các lớp tiến hành hoạt động có hiệu quả, kiểm tra, đánh gia, xếp loại các hoạt động.
 Biện pháp 2. Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức:
1.Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương:
Mục đích của tổ chức này là làm sao cho mọi tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương; lãnh đạo, nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng của HĐGDNGLL. Đặc biệt nâng cao nhận thức của các tổ chức có liên quan mật thiết đến giáo dục như: Hội đồng giáo dục, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, UBND, HĐND, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội khuyến học xã.
	- Nội dung tuyên truyền: Tập trung vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về giáo dục Tiểu học nói chung và giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng; vai trò, vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung của HĐGDNGLL đối với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
	- Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi toạ đàm, họp phụ huynh, Hội nghị CB công chức - viên chức, Hội thảo về giáo dục; tham quan học hỏi các đơn vị bạn có nhiều kinh nghiệm có nhiều thành tích trong công tác HĐGDNGLL; thông qua đài truyền thanh của xã, thôn,
 Làm tốt được công tác tuyên truyền, làm cho các cấp lãnh đạo địa phương,
CBGVNVtrong nhà trường, cha mẹ học sinh và toàn dân hiểu rõ ý nghĩa của
HĐGDNGLL thì họ sẽ quan tâm giúp đỡ, cùng chung tay góp sức vào công tác giáo dục. Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết cho việc tổ chức các HĐGDNGLL. Các tổ chức, đoàn thể sẽ có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Cha mẹ học sinh sẽ tạo điều kiện cho con em mình được tham gia dầy đủ các buổi HĐGDNGLL. Như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
	2. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh:
	Muốn nâng cao chất lượng HĐGDNGLL thì việc đầu tiên là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh phải nâng cao nhận thức của mình về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung của HĐGDNGLL. Phải nhận thức được rằng HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện. Đây là nhiệm vụ chung của nhà trường, giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và cũng là nhiệm vụ bắt buộc của nhà trường, của từng giáo viên học sinh. Hiệu trưởng phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp, năng lực của từng cá nhân bằng mọi biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và học sinh về HĐGDNGLL. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng để HĐGDNGLL trong nhà trường đạt hiệu quả cao.
	- Nội dung tuyên truyền:
	+ Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong toàn trường về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, hình thức HĐGDNGLL.
	+ Giáo dục, bồi dưỡng về tình yêu nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của người giáo viên đối với thế hệ trẻ; bồi dưỡng kiến thức, phương pháp hoạt động, kỹ năng tổ chức các HĐGDNGLL,làm cho mỗi giáo viên biết tổ chức, chủ động tổ chức các HĐGDNGLL và là người tuyên truyền viên tích cực cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.
	+ Mỗi thành viên trong ban chỉ đạo, tổng phụ trách Đội, giáo viên xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình trong công tác HĐGDNGLL và được thông báo rộng rãi trong nhà trường.
	- Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền thông qua các buổi học tập nhiệm vụ năm học, Hội nghị CB công chức - viên chức, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, tham quan các đơn vị bạn.
 Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động:
1. Xác định mục tiêu HĐGDNGLL:
 Điều 2 Luật giáo dục 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở. 
 Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương, căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học mà Hiệu trưởng đề ra mục tiêu, yêu cầu HĐGDNGLL.
2. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động:
	Kế hoạch hoạt động có vị trí rất quan trọng, là chức năng trong quy trình
của cán bộ quản lý. Muốn đạt được mục tiêu đã đề ra thì người cán bộ quản lý phải có biện pháp tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, trưởng ban phải chỉ
đạo cho Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL dựa vào các căn
cứ sau:
- Các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành giáo dục về tổ chức các HĐGDNGLL. Mục tiêu giáo dục.
- Nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của từng lớp học, môn học và cả cấp học; các chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, nhà trường; khả năng của cán bộ, giáo viên và các lực lượng xã hội địa phương có thể hỗ trợ hoạt động, . 
- Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định trọng
điểm từng giai đoạn, thời gian; phải có kế hoạch và lịch hoạt động cho từng thời kì, nề nếp, thường xuyên liên tục. Kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối trong cả năm học và nghỉ hè.
3. Nội dung kế hoạch hoạt động:
3.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chung:
3.1.1 Chỉ đạo lập kế hoạch và lịch hoạt động cả năm học, hàng kì, hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày như sau:
- Kế hoạch hàng ngày như duy trì nề nếp đi học đúng giờ, vệ sinh trường, lớp học, xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ, múa hát sân trường.
- Kế hoạch hàng tuần như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, lao động.
- Kế hoạch hàng tháng như sinh hoạt theo chủ điểm, kỉ niệm các ngày lịch sử, ngày truyền thống, sinh hoạt sao nhi đồng, làm công tác xã hội, tổ chức hội diễn văn nghệ, tham quan.
- Kế hoạch học kì như sơ kết thi đua khen thưởng.
- Kế hoạch HĐGDNGLL cho cả năm nên lập thành bảng, trong đó đầy đủ các cột như thời gian, tên hoạt động, mục đích yêu cầu, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức, người phụ trách và ghi chú.
 Bảng 1: Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Thời gian
Tên hoạt động
Mục đích, yêu cầu
Nội dung hoạt động
Hình thức tổ chức
Người phụ trách
Ghi chú
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
Tháng 04
Tháng 05
Tháng 6,7
 	Để HĐGDNGLL 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cua_hieu_truong_chi_dao_nang_cao_chat.doc