SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng công tác xã hội trong trường học tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên

SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng công tác xã hội trong trường học tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên
  • Công tác xã hội trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của công tác xã hội. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các nhân viên công tác xã hội trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên công tác xã hội trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Về khái niệm công tác xã hội trường học là gì? Có một số quan điểm sau:

  • Theo Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999 Công tác xã hội trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của công

tác xã hội. Nhân viên xã hội mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. công tác xã hộitrường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: Xây dựng một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. Các trường học cần nhân viên xã hội để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình - nhà trường - xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này”.

  • Quan điểm của School Social Work Association of America, 2005

Công tác xã hội và trường học được gắn kết một cách gần gũi. Đó là “Giáo dục tại các trường học và công tác xã hội cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề xã hội mà học sinh và gia đình đang gặp phải”. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong hoạt động phát triển và công tác xã trường học là một trong những lĩnh vực nhằm phát hiện ra những vấn đề khó khăn ấy để giúp đỡ những học sinh này vượt qua theo cách chuyên nghiệp,

- Introduction to social work-ten edition, O.William Farly, Larry Lorenzo Smith, Scott W.Boyle, University of Utah, 2006

Công tác xã hội trong môi trường học đường là một lĩnh vực trong cách tiếp cận chuyên nghiệp để từ đó thấu hiểu và cung cấp sự trợ giúp cho những học sinh chưa thể sử dụng khả năng học tập của mình một cách đầy đủ nhất, hoặc những vấn đề của học sinh - như những đòi hỏi dịch vụ đặc biệt - cho phép các em có được những cơ hội giáo dục cho mình. Một điều quan trọng của những dịch vụ này chính là nhấn mạnh đến việc đưa vào các biện pháp ngăn ngừa mang tính tự nhiên.

docx 75 trang Thu Kiều 21/09/2024 1851
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng công tác xã hội trong trường học tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC 
 XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI TRƯỜNG 
 THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - HƯNG NGUYÊN
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Năm học 2022 - 2023 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................2
 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................2
 4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC ..................................................................................2
 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................3
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................3
 5.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................3
 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu .....................................................................3
 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát.....................................................................3
 6.3. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................3
 6.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh ...................................................4
 6.5. Phương pháp quan sát...................................................................................4
 6.6. Phương pháp thựcônghiệm...........................................................................4
 6.7. Phương pháp xử lí thông tin, công cụ nghiên cứu ........................................4
 7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI .....................................5
 8. TÍNH MỚI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI....................................5
II. NỘI DUNG..........................................................................................................6
 1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................6
 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................6
 1.1.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................6
 1.1.1.1. Công tác xã hội ................................................................................6
 1.1.1.2. Công tác xã hội trường học ..............................................................6
 1.1.2. Vai trò và chức năng của giáo viên chủ nhiệm trong công tác xã
 hội trường học. .................................................................................................7
 1.1.3. Những đặc điểm của công tác xã hội trường học ...................................8
 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................14
 2.1. Thực trạng về công tác xã hội trường học hiện nay....................................14
 2.2. Khảo sát thực trạng về công tác xã hội trường học ....................................15
 2.2.1 Khảo sát thực trạng về công tác xã hội trường học của học sinh ..........15
 2.2.2. Thực trạng về công tác xã hội trường học của giáo viên chủ nhiệm........17
 2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo................................................................18
 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GÓP 
 PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG 
 HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - 
 HƯNG NGUYÊN ................................................................................................19
 3.1. Vận dụng kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác xã
 hội trường học để hỗ trợ học sinh trong học tập................................................19 DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt
1 Giáo viên GV
2 Giáo viên chủ nhiệm GVCN
3 Học sinh HS
4 Trung học phổ thông THPT I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1.1. Ngành công tác xã hội đóng vai trò kh ng thể thay thế trong việc hỗ trợ 
cung cấp các dịch vụ xã hội. Công tác xã hội nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển 
công tác xã hội tại cácôngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã 
hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội 
về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã 
hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người 
dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả. Đặc biệt, nhà 
nước quan tâm đến công tác xã hội trong giáo dục.
 1.2. Nắm bắt được xu thế và chủ trương của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào 
tạo đ ban hành một số văn bản liên quan đến Công tác xã hội, đặc biệt có Thông 
tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về hướng dẫn Công tác xã hội trong 
trường học nhằm hướng dẫn các nhà trường về nguyên tắc, nội dung và trách 
nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học với mục tiêu, nâng cao kiến thức 
và kỹ năng để người học tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm 
thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ người 
học trướcônguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế 
tình trạng người học bỏ học, vi phạm pháp luật.
 Ngày 30/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 
4969/QĐ-BGDĐT về ban hành Kế hoạch phát triển Công tác xã hội trong ngành 
Giáo dục giai đoạn 2021-2025 với mục đích “Tiếp tục phát triển công tác xã hội 
trong ngành Giáo dục phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng 
giai đoạn; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác xã hội; đẩy mạnh xã 
hội hoá, phát triển dịch vụ công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục trên toàn 
quốc; thiết lập mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong trường học; nghiên cứu 
sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo công 
tác xã hội trình độ đại học và sau đại học theo hướng hội nhập quốc tế, nâng cao 
chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội”.
 1.3. Công tác xã hội trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết 
vấn đề của nhà trường th ng qua quá trình tác động vào 04 đối tượng chính ở trường 
học đó là học sinh, phụ huynh, thầy c giáo và cán bộ quản lý giáo dục với những 
hoạt động từ phòng ngừa đến giải quyết vấn đề. Công tác xã hội trường học trở 
thành cầu nối giữa học sinh, gia đình và nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện 
và phát huy khả năng học tập tốt nhất, phòng ngừa và giải quyết các vấn đề sức khỏe 
tâm thần. Có thể thấy rằng công tác hội hiện nay là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp 
nhà trường giải quyết những vấn đề các em gặp phải một cách hiệu quả nhất.
 Trên thực tế, hoạt động công tác hội trường học đ có ở một số trường học 
triển khai song còn mang nặng tính hình thức, chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được 
nhu cầu của học sinh.
 1 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn.
 - Đề ra giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao chất lượng công tác xã hội 
trong trường học từ đó tạo ra hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục ý 
thức học tập và phẩm chất đạo đức học sinh.
 5.2. Phạm vi nghiên cứu
 - Thựcônghiệm tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ- Hưng Nguyên
 - Thời gian thực hiện: Từ năm học 2019 -2022
 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
 Tác giả đọc và phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề 
nghiên cứu bao gồm cácônguồn tài liệu được sử dụng có thể gồm các dạng: các 
văn bản Nghị định, Nghị quyết; các tài liệu tập huấn chuyên môn của Bộ giáo dục 
và đào tạo; các tài liệu, một số trang báo điện tử về công tác xã hội trong trường 
học, nhằm thu thập thông tin, số liệu liên quan phục vụ cho việcônghiên cứu đề tài.
 + Tham khảo một số tài liệu: Xem xét, lựa chọn thông tin cần thiết, có độ tin 
cậy cao nhất trong tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
 + Tham khảo nguồn tài liệu sách, báo công trình nghiên cứu có nội dung liên 
quan đến đề tài để có thể so sánh cácônghiên cứu trước đây với kết quả của đề tài.
 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
 Đề tài nghiên cứu các giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao 
công tác xã hội trong trường học tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ để từ đó 
nâng cao chất lượng người học, cụ thể hoá các giải pháp của đề tài này thành bảng 
hỏi để GV, HS đánh giá sự cần thiết và hiệu quả của công tác xã hội; tiến hành thử 
nghiệm và khảo sát đại trà trên khoảng 30 GV và khoảng 300 học sinh.
 Tôi đã điều tra khảo sát thực trạng và nhu cầu bằng phiếu điều tra trực tiếp, 
bảng hỏi GV, HS bằng phần mềm Google form tại Trường THPT Nguyễn Trường 
Tộ nhằm thu thập các th ng tin liên quan để giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Đây là 
cơ sở quan trọng để rút ra kết luận về tính hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
 6.3. Phương pháp phân tích số liệu
 Sau khi có các số liệu thu được từ kết quả thống kê, chúng tôi nghiên cứu 
phân tích để thấy được ý kiến của giáo viên, học sinh về thực trạng và nhu cầu 
công tác xã hội trong trường học, về hiệu quả của sử dụng một số phương pháp, kĩ 
thuật trong công tác xã hội trong trường học của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và 
giáo viên dạy học nói chung. Đây là cơ sở quan trọng để rút ra kết luận về tính hiệu 
quả của đề tài nghiên cứu. Sản phẩm của việc xử lý này được phân tích, tổng hợp
 3 - Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu được thiết kế theo dạng phiếu 
trắcônghiệm, phần mềm Google form chuyên dụng, đảm bảo chính xác và nhanh 
chóng.
 - Xử lí số liệu điều tra bằng các công thức toán thống kê và phần mềm excel.
 - Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu: Excel, SPSS.
 7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI
 Sử dụng một số biện pháp trong công tác xã hội trường học nhằm nâng cao 
công tác chủ nhiệm tạo tác động tích cực trong giáo dục đạo đức học sinh, tạo môi 
trường lành mạnh học đường từ đó nâng cao chất lượng học tập. Trong khuôn khổ 
của sáng kiến này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ và bảo vệ các luận điểm sau:
 - Luận điểm 1: Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác xã hội trường 
học trong công tác chủ nhiệm.
 - Luận điểm 2: Việc đề uất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xã 
hội trường học sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực trong giáo dục đạo đức và phát triển 
toàn diện học sinh.
 8. TÍNH MỚI VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
 - Đề tài này chính là những giải pháp mà chúng t i áp dụng lần đầu tiên tại 
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả 
dạy học của nhà trường và phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác 
xã hội trường học.
 -Đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính mới và sáng tạo về “Một số 
biện pháp của giáo viên chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng công tác xã 
hội trong trường học tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên”. Các 
giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong năm học vừa qua đã mang 
lại hiệu quả cho cả giáo viên và học sinh.
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_gop_phan_nang.docx
  • pdfNguyễn Thị Giang_Võ Thị Hương Lý_ Lê Thị Huệ - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên - Lĩnh vực.pdf