SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn

SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn

Lứa tuổi học sinh bậc THPT là lứa tuổi mà sự phát triển tâm sinh lý bộc phát mạnh. Là giai đoạn hình thành mạnh mẽ nhân cách con người, chuẩn bị cho bước trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn mà học sinh dễ tiếp thu cái tốt, cái hay, cái mới nhưng cũng dễ tiếp nhận thói hư tật xấu tùy theo môi trường giáo dục học sinh đang sống, đang sinh hoạt .

Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nghiên cứu thực tế học sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn thấy còn có nhiều em hư nghịch, thường hay bỏ học, trốn tiết, nói bậy, văng tục, hút thuốc, đầu tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ, quần áo nhiều mốt khó nhìn; ăn nói chưa tôn trọng giáo viên và bạn bè; ngoài ra còn cả biểu hiện uống rượu bia, chơi game,.

 Một bộ phận học sinh hiện nay đang có xu hướng “sống ảo”; nghiện game online, game sex, chat sex đang ngày càng phổ biến, gây nhiều hệ quả xấu cho bản thân, gia đình cũng như xã hội Đạo đức, lối sống của một bộ phận học trò sa sút đáng báo động.

 Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để quản lý, giáo dục học sinh chậm tiến có hiệu quả đang là một vấn đề khó khăn mà bất kì giáo viên chủ nhiệm nào cũng gặp phải. Có người lựa chọn không quan tâm đến các em, có người đang loay hoay tìm biện pháp.

Nhằm giải quyết thực trạng hiện tượng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy phải ổn định về mặt tư tưởng giáo dục nhân cách thì kết quả giáo dục mới đạt yêu cầu cao; Thực hiện tốt vấn đề giáo dục học sinh chậm tiến bộ trong lớp chủ nhiệm thì Nhà trường mới hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho quê hương, đất nước đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Đó là lý do khiến Tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn”.

 

doc 22 trang thuychi01 7644
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN BỘ LỚP 11A1 TRƯỜNG THPT BẮC SƠN
Người thực hiện	: Ngô Thị Lý
Chức vụ	: Giáo viên
Đơn vị công tác	: Trường THPT Bắc Sơn
SKKN thuộc môn	: Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
 Trang
I. Mở đầu...............................................................................................................1
1.1 Lí do chọ đề tài.... ...1
1.2 Mục đích nghiên cứu...... 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu..1
1.4 Phương pháp nghiên cứu.....1
II. Nội dung...................................................................................................2
2.1 Cơ sở lý luận ...............................................................................2
2.2 Thực Trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN...2
2.3 Các SKKN hoặc giải pháp để giải quyết vấn đề..........3
2.3.1 Giáo viên chủ nhiệm quan sát, thu thập thông tin học sinh có biểu
hiện chậm tiến bộ ..3
2.3.2 Tham khảo ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm khác về trách 
nhiệm, cách giáo dục những học sinh chậm tiến bộ .................................................5
2.3.3 Đề ra các biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến bộ............5
2.3.3.1. Xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh chậm tiến bộ..........5
2.3.3.2. Các biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ 7
2.4. Hiệu quả của SKKN với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.......15
2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục của bản thân ..15
2.4.2 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục 
của đồng nghiệp và Nhà trường .... 16
III. Kết luận và kiến nghị.............................................................................. ..........17
3.1 Kết luận..............................................................................................................17
3.2 Kiến nghị và đề xuất .........................................................................................17
Tài liệu tham khảo . 19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Lứa tuổi học sinh bậc THPT là lứa tuổi mà sự phát triển tâm sinh lý bộc phát mạnh. Là giai đoạn hình thành mạnh mẽ nhân cách con người, chuẩn bị cho bước trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn mà học sinh dễ tiếp thu cái tốt, cái hay, cái mới nhưng cũng dễ tiếp nhận thói hư tật xấu tùy theo môi trường giáo dục học sinh đang sống, đang sinh hoạt .
Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nghiên cứu thực tế học sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn thấy còn có nhiều em hư nghịch, thường hay bỏ học, trốn tiết, nói bậy, văng tục, hút thuốc, đầu tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ, quần áo nhiều mốt khó nhìn; ăn nói chưa tôn trọng giáo viên và bạn bè; ngoài ra còn cả biểu hiện uống rượu bia, chơi game,.... 
 	Một bộ phận học sinh hiện nay đang có xu hướng “sống ảo”; nghiện game online, game sex, chat sex đang ngày càng phổ biến, gây nhiều hệ quả xấu cho bản thân, gia đình cũng như xã hội Đạo đức, lối sống của một bộ phận học trò sa sút đáng báo động.
 Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để quản lý, giáo dục học sinh chậm tiến có hiệu quả đang là một vấn đề khó khăn mà bất kì giáo viên chủ nhiệm nào cũng gặp phải. Có người lựa chọn không quan tâm đến các em, có người đang loay hoay tìm biện pháp.
Nhằm giải quyết thực trạng hiện tượng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy phải ổn định về mặt tư tưởng giáo dục nhân cách thì kết quả giáo dục mới đạt yêu cầu cao; Thực hiện tốt vấn đề giáo dục học sinh chậm tiến bộ trong lớp chủ nhiệm thì Nhà trường mới hoàn thành nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho quê hương, đất nước đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Đó là lý do khiến Tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân học sinh chậm tiến bộ để ngăn ngừa và giải quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn.
 	- Đề ra các biện pháp sát thực tế, áp dụng trong quá trình làm giáo viên chủ nhiệm lớp 11A1 để kiểm nghiệm kết quả, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm giáo dục học sinh chậm tiến bộ cho học sinh bậc THPT.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	- Những biểu hiện, đặc điểm của học sinh chậm tiến bộ 
 	- Các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm giúp học sinh chậm tiến bộ đạt hiệu quả cao
 	1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra
- Phỏng vấn
- Quan sát
- Phân tích tổng hợp
- Thống kê
- Thử nghiệm 
2. NỘI DUNG
 	2.1. Cơ sở lý luận: 
 “Tiên học lễ, hậu học văn”
 	Câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiến thức văn hóa. 
Thông thường những học sinh có hạnh kiểm yếu, kém thì học lực cũng không tiến bộ. Điều này cho thấy việc giáo dục hạnh kiểm cho học sinh THPT nhất là học sinh chậm tiến thật sự là một công việc vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà giáo. Trong công tác chủ nhiệm, hiệu quả của công tác giáo dục đạt đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả giáo dục hạnh kiểm cho học sinh. Một bộ phận học sinh hiện nay đang say mê các sản phẩm nghệ thuật không lành mạnh, đánh giá quá cao cuộc sống hưởng thụ hoặc thụ động, nghịch ngợm, bỏ tiết trốn học, nghiện game, nghiện facebook... mà giáo viên không quan tâm thì việc học tập của các em ngày càng giảm sút, thậm chí dẫn đến bỏ học, sa vào những tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến cả những học sinh khác.
 	Là giáo viên chủ nhiệm đồng thời trực tiếp giảng dạy môn Toán ở lớp 11A1, ngoài truyền thụ những kiến thức môn học cho các em học sinh tôi còn có trách nhiệm hướng dẫn rèn luyện ý thức đạo đức, nhân cách, tác phong, thực hiện nề nếp, nội quy, ý thức tập thể cho học sinh lớp chủ nhiệm. Việc giáo dục các đối tượng học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt chúng ta phải tìm ra những giải pháp thích hợp. Định hướng đúng đắn cho các em trong các hoạt động giáo dục. Có như vậy thì chúng ta mới có thể giáo dục học sinh một cách đúng đắn nhất về nhân cách cũng như nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn phát triển. 
 	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Tôi là giáo viên chủ nhiệm tập thể lớp 11A1 từ khi các em mới bước chân vào lớp 10. Bản thân liên tục theo dõi, bám sát các em để từ đó nắm được đặc điểm phát triển từng em nhằm có được biện pháp giáo dục tốt nhất giúp cá nhân các em phát triển và đưa tập thể lớp 11A1 ngày càng vững mạnh. Với mong muốn như vậy, tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ nhiều về những học sinh còn chậm tiến bộ trong lớp chủ nhiệm của mình
Tôi quan sát và nhận thấy những học sinh chậm tiến bộ khi trưởng thành có nhiều hạn chế trong các mối quan hệ xã hội; thậm chí nếu không được giúp đỡ, giáo dục đúng cách các em rất dễ dàng tiếp thu những tư tưởng sai lệch, sống không có lí tưởng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội .
a. Thực trạng chung:
Trong thời buổi mạng xã hội quá phổ biến như hiện nay, hiện tượng thanh thiếu niên chậm tiến bộ, các băng nhóm phạm pháp gia tăng. Điều này do tác động của phim ảnh, Game-net kích động bạo lực. Các tụ điểm không lành mạnh tồn tại trong các địa bàn dân cư gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý học sinh. Hoặc do gia đình mải làm ăn thiếu sự quản lý giáo dục con em. Tệ hại hơn có những gia đình có cha hoặc mẹ cũng rơi vào cờ bạc, rượu chè, làm việc trái pháp luật, vi phạm đạo đức con người; Cũng có những gia đình, cha mẹ thiếu nhận thức về tác hại của việc để trẻ con rơi vào con đường hư hỏng, nhiều lúc còn bênh vực việc làm sai trái của con cái; thiếu sự hỗ trợ cùng Nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm trong công tác giáo dục hạnh kiểm học sinh.
b. Thực trạng lớp 11A1 trường THPT Bắc Sơn
Quan sát trong năm học 2015- 2016, tôi đã nắm được trong lớp chủ nhiệm có các biểu hiện sống ảo, học sinh nghiện game, nghiện fabook, hút thuốc,; bên cạnh đó cũng có học sinh khó giao lưu có biểu hiện tự kỷ. 
Trong tình hình đó, năm học 2016- 2017 lớp 11A1 được phân công tiếp nhận thêm 2 học sinh chuyển từ lớp khác đến, trong đó có học sinh Phạm Văn Quý là học sinh mới vào lớp đã có nhiều biểu hiện hư, nghịch và lôi kéo các bạn khác làm tình hình nề nếp trong lớp có thay đổi theo chiều hướng xấu.
Đứng trước thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm tôi đã có nhiều suy nghĩ, trăn trở đối với các em. Từ đó thôi thúc tôi tìm ra các biện pháp, giải pháp giúp đỡ và giáo dục những học sinh chậm tiến bộ trong lớp chủ nhiệm và trong nhà trường.
 2.3. các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp để giải quyết vấn đề :
 Giáo dục học sinh chậm tiến là một vấn đề khó không thể nóng vội mà phải qua một quá trình. Trước tiên tôi nghiên cứu lập ra một kế hoạch chi tiết rồi từng bước vừa thực hiện vừa theo dõi chuyển biến ở các em để có những biện pháp phù hợp.
2.3.1. giáo viên chủ nhiệm quan sát, thu thập thông tin học sinh có biểu hiện chậm tiến bộ
a. Điều tra những biểu hiện chậm tiến bộ của học sinh thông qua giáo viên bộ môn 
- Nhằm nắm được số học chậm tiến bộ và những biểu hiện của học sinh trong lớp chủ nhiệm qua từng môn học. 
- Nắm danh sách học sinh và các biểu hiện chậm tiến kèm theo.
- Lập sổ theo dõi chiều hướng chậm tiến bộ của học sinh lớp chủ nhiệm.
Năm học 2015 - 2016. 
Họ và tên học sinh chậm tiến bộ
Những biểu hiện chậm tiến bộ
Vắng học
Đi muộn
Bỏ tiết
Làm việc riêng
Không tương tác với GV
Phạm Vương Đôn
X
X
X
X
Phạm Văn Quý
X
X
X
X
Lê Đình Xuân
X
X
X
X
Phạm Văn Nha
X
X
X
X
Bùi Thị Hiền
X
X
X
Ngô Thị Thảo
X
X
X
X
b. Điều tra những biểu hiện chậm tiến bộ của học sinh thông qua các bạn trong lớp
 	Giáo viên chủ nhiệm phát phiếu điều tra vào buổi sinh hoạt cuối tuần, điều tra trên 30 học sinh lớp 11 A1
Một số mẫu phiếu điều tra
c. Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp những biểu hiện học sinh chậm tiến bộ trong lớp 11A1
Giáo viên chủ nhiệm phân tích, tổng hợp một cách khách quan dựa trên nhiều kênh thông tin và nhìn từ các góc độ khác nhau
* Học sinh Phạm Vương Đôn, thôn Quang Thuận xã Quang Trung
Biểu hiện: Trốn học bỏ tiết đi chơi điện tử, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, nghỉ học không lý do có hệ thống. Trong các tiết học không tương tác với giáo viên. Thường xuyên chậm các khoản đóng góp.
* Học sinh Phạm Văn Quý xã Quang Trung
Biểu hiện: Hay đi học muộn, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, làm việc riêng trong lớp học. Thường rủ rê các bạn Đôn, Xuân cùng trốn học bỏ tiết đi chơi điện tử. Vi phạm nội quy của lớp của Nhà trường có hệ thống.
* Học sinh Lê Đình Xuân thôn 12, Ngọc Liên
Biểu hiện: Trốn học bỏ tiết đi chơi điện tử, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, nghỉ học không lý do có hệ thống. Ít giao lưu với các bạn trong lớp, không tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể, ý thức xây dựng lớp kém.	
* Học sinh Phạm Văn Nha, làng Rềnh, Đồng Thịnh
	Biểu hiện: Thường xuyên đi học muộn, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, ham chơi điện tử, nghiên facebook, thường có hình ảnh lời nói không phù hợp trên trang cá nhân. Thích đua đòi, a dua theo các bạn xấu.
	* Học sinh Bùi Thị Hiền xã Ngọc Trung
Biểu hiện: Thường trang điểm đậm đến lớp, không ôn bài, làm bài tập ở nhà. Nghiện facebook, sử dụng điện thoại di động, làm việc riêng trong lớp học
* Học sinh Ngô Thị Thảo làng Đệch, Ngọc Trung
Biểu hiện: Nghiện facebook, thường có hình ảnh lời nói không phù hợp trên trang cá nhân, trang điểm đậm đến lớp, không ôn bài, làm bài tập ở nhà. Nghỉ học vô lý do có hệ thống.
2.3.2. Tham khảo ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm khác về trách nhiệm, cách giáo dục những học sinh chậm tiến bộ
Điều tra trên 16 giáo viên chủ nhiệm khác ở trường THPT Bắc Sơn
Đa số các giáo viên đều thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề này
Một số mẫu phiếu điều tra:
Giáo viên tổng hợp trên 16 phiếu điều tra:
Các phương án trả lời
Số lượng
- Trách nhiệm của BGH, GV phụ trách Đoàn và GV chủ nhiệm.
12/16
- Trách nhiệm chung của cả Hội đồng Giáo viên
8/16
- Trách nhiệm của gia đình học sinh
8/16
- Biện pháp: Giáo dục là chính, phối hợp với các tổ chức để giáo dục
14/16
- Biện pháp: Hiệu trưởng trực tiếp phạt HS, những trường hợp vi phạm nặng.
7/16
- Biện pháp: Cấm học sinh sử dụng mạng xã hội
9/16
- Biện pháp: Phạt nặng học sinh
8/16
- Biện pháp: Gặp phụ huynh để phối hợp giải quyết
12/16
2.3.3. Đề ra các biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến bộ:
2.3.3.1. Xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh chậm tiến bộ
Tôi thường xuyên tổ chức và theo dõi thu thập đánh giá sát thực với mọi hoạt động của các cá nhân và cả tập thể học sinh lớp chủ nhiệm đồng thời nghiên cứu thực tế giáo dục ở trường THPT Bắc Sơn, Tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh chậm tiến bộ, tôi chỉ thống kê những nguyên nhân cơ bản sau
a. Nguyên nhân cơ bản (có 7 nguyên nhân)
- Nhà trường chưa có biện pháp thực sự hiệu quả, Ban nề nếp và Đoàn thanh niên mới chỉ theo dõi được học sinh hư, nghịch mà chưa có hình thức xử lí phù hợp, đồng bộ. Vai trò của tổ chức Đoàn, Ban cán sự các lớp chưa được phát huy đúng mức.
- Đa số học sinh đều có xử dụng điện thoại và tham gia mạng xã hội nhưng lại thiếu hiểu biết về tính hai mặt trong sử dụng mạng xã hội, xử dụng mạng xã hội tràn lan không xác định đúng đắn mục đích dẫn tới hàng loạt những vấn đề về hành vi, trạng thái và áp lực; gây ra những hậu quả khôn lường.
- Gia đình thiếu quan tâm đến con em mình hoặc quá nuông chiều các em. Khi giáo viên chủ nhiệm phản ánh, xử phạt thì bênh vực, không phối hợp.
- Giáo viên bộ môn chưa đều tay trong việc giáo dục học sinh, chưa thấy hết trách nhiệm dạy chữ kết hợp dạy người; còn ngại học sinh trả thù khi giáo dục học sinh. Học sinh vi phạm trong giờ học của mình cũng đùn đẩy trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, chỉ phản ánh mà không phối hợp giải quyết.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa làm hết khả năng hoặc chưa đều tay trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến, chưa kết hợp tốt với các tổ chức khác. Vì vậy, hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật chưa được khắc phục kịp thời dễ dàng trở thành đối tượng lôi kéo các học sinh khác.
- Ý thức của một số người dân còn kém dẫn đến bao che, mang tệ nạn len lỏi vào trường học vì lợi ích cá nhân. 
- Chính quyền địa phương chưa quản lí, giáo dục tốt đối với các đối tượng thanh, thiếu niên hư hỏng kéo theo hệ lụy.
b. Xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến 6 học sinh lớp 11A1 chậm tiến bộ
* Học sinh Phạm Vương Đôn, thôn Quang Thuận xã Quang Trung
Biểu hiện: Trốn học bỏ tiết đi chơi điện tử, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, nghỉ học không lý do có hệ thống
Nguyên nhân:
	- Bố mẹ ham làm kinh tế, ít quan tâm đến con cái.
	- Lúc nhỏ bị ốm nặng đang còn di chứng nên được gia đình nuông chiều.
	- Ngại học, chán học do học không vào, không tiếp thu được bài trên lớp.
	- Thường xuyên chậm các khoản đóng góp cho nhà trường, lớp.
	- Thường xuyên bỏ tiết, bỏ học chơi điện tử, hút thuốc.
* Học sinh Phạm Văn Quý xã Quang Trung 
Biểu hiện: Đi học muộn, trốn học bỏ tiết đi chơi điện tử, không ôn bài, làm bài tập ở nhà.
Nguyên nhân:
	- Nhà cách xa trường học.
	- Học không vào, không tiếp thu được bài trên lớp.
	- Bố mẹ ham làm kinh tế ít quan tâm đến con cái.
	- Thường xuyên bỏ tiết, bỏ học chơi điện tử, hút thuốc và lôi kéo các bạn khác cùng vi phạm.
 - Bị bạn xấu bên ngoài lôi kéo
* Học sinh Lê Đình Xuân thôn 12, Ngọc Liên
Biểu hiện: Trốn học bỏ tiết đi chơi điện tử, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, nghỉ học không lý do có hệ thống
Nguyên nhân:
	- Gia đình có điều kiện kinh tế tốt, chỉ có một người con nên mẹ rất nuông chiều.
 - Có tính cách đặc biệt, không thích giao lưu với nhiều bạn, dễ nổi nóng.
 - Có ý thức vươn lên nhưng học lực kém nên tiếp thu kiến thức gặp nhiều khó khăn, dễ bị bạn xấu lôi kéo dụ dỗ.
* Học sinh Phạm Văn Nha, làng Rềnh, Đồng Thịnh
	Biểu hiện: Thường xuyên đi học muộn, không ôn bài, làm bài tập ở nhà, ham chơi điện tử, nghiên facebook, thường có hình ảnh lời nói không phù hợp trên trang cá nhân.
Nguyên nhân:
	- Bố mất sớm, mẹ rất chiều con và không có biện pháp giáo dục hiệu quả
	- Bản thân thích thể hiện, thích học đòi theo bạn bè.
 - Có bạn người yêu học cùng trường dẫn đến lơi là học tập
* Học sinh Bùi Thị Hiền xã Ngọc Trung
Biểu hiện: Nghiện facebook, trang điểm đậm đến lớp, không ôn bài, làm bài tập ở nhà
Nguyên nhân:
	- Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ lo làm kinh tế ít quan tâm đến con cái.
	- Bố là người nghiện rượu nặng.
	- Có người yêu ảnh hưởng đến thời gian học tập 
* Học sinh Ngô Thị Thảo làng Đệch, Ngọc Trung
Biểu hiện: Nghiện facebook, thường có hình ảnh lời nói không phù hợp trên trang cá nhân, trang điểm đậm đến lớp, không ôn bài, làm bài tập ở nhà
Nguyên nhân:
 - Bản thân thích thể hiện, thích học đòi theo bạn bè.
 - Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ lo làm kinh tế ít quan tâm đến con cái.
- Có người yêu ảnh hưởng đến thời gian học tập
2.3.3.2. Các biện pháp của giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến bộ:
Sáu năm ra trường cũng là sáu năm gắn bó với công tác chủ nhiệm tôi luôn trăn trở với vấn đề giáo dục những học sinh chậm tiến bộ. Từ đó liên tục tìm tòi, thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm. Áp dụng những kinh nghiệm này trong năm học 2016-2017 đã bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Tôi mạnh dạn tổng hợp một số biện pháp sau:
Thứ nhất: Đối với những biện pháp mà lâu nay các giáo viên chủ nhiệm vẫn áp dụng nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 1: Phổ biến đầy đủ nội quy lớp, nội quy trường và các tài liệu luật liên quan đến học sinh ngay từ đầu năm học.
Đa số các giáo viên chủ nhiệm không coi trọng việc phổ biến luật hay các nội quy, quy chế đầy đủ cho học sinh và phụ huynh mà chỉ qua loa, đại khái. Mặt khác học sinh và phụ huynh khi được phổ biến cũng cảm thấy nhàm chán, ngại nghe, ngại ghi nhớ. Vì vậy, bản thân phụ huynh cũng không có hiểu biết rõ ràng để nhắc nhở con em mình (đặc biệt phụ huynh trường THPT Bắc Sơn chủ yếu là người dân tộc miền núi hiểu biết còn hạn chế) hoặc khi cần sử phạt học sinh thì không có gì làm căn cứ hoặc nảy sinh ý kiến trái ngược nhau.
Một số tài liệu tôi quan tâm tham khảo như:
- Luật giáo dục
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
- Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông (module THPT 1)
 - Nội quy trường THPT Bắc Sơn
 Kinh nghiệm: 
- Đối với học sinh: Nghiêm túc học tập các tài liệu trên xen kẽ trong các buổi tập trung đầu năm học.
- Đối với phụ huynh: Ngay trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học tôi chú trọng phổ biến các tài liệu trên. Đồng thời đọc dự thảo “Nội quy lớp học 11A1” và chưng cầu ý kiến của phụ huynh để có những thay đổi phù hợp và nhận được sự đồng thuận từ phía phụ huynh về bản nội quy lớp hoàn chỉnh.
- Để tránh nhàm chán cho phụ huynh và học sinh tôi phô tô sẵn nhiều bản tài liệu và phối hợp linh hoạt nhiều hình thức triển khai mới mẻ như: Chia nhóm học sinh và giao tài liệu cho các em tìm hiểu sau đó thảo luận về một số vấn đề các em thường gặp hoặc quan tâm; soạn bộ câu hỏi dưới dạng tình huống để phụ huynh và học sinh tham gia trả lời vừa tạo không khí vui vẻ vừa khắc sâu.
Ví dụ: 
- Nội quy trường THPT Bắc Sơn yêu cầu học sinh đồng phục những ngày nào? 
- Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học những hành vi nào học sinh không được làm?
- Trong nội quy lớp 11A1, hình thức sử phạt học sinh mang điện thoại di động đến trường là gì?
Biện pháp 2: Xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu đồng thời phối hợp với các giáo viên bộ môn tìm mọi biện pháp ngăn ngừa, giáo dục học sinh chậm tiến bộ
 Thực tế một số giáo viên chủ nhiệm vẫn còn hời hợt, buông xuôi với đối tượng học sinh chậm tiến. Bên cạnh đó bản thân tôi gặp rất nhiều trường hợp giáo viên bộ môn luôn đùn đẩy trách nhiệm thậm chí phản ứng tiêu cực. Rõ ràng học sinh có biểu hiện vi phạm trong giờ học của mình quản lí nhưng không có biện pháp giáo dục phù hợp mà nổi nóng hoặc đổ tất cả trách nhiệm lên vai giáo viên chủ nhiệm. Một số giáo viên có trao đổi thông tin nhưng không thường xuyên hoặc không cùng bàn bạc giải pháp mà mỗi người làm một kiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_giao_duc_hoc_s.doc