SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên vào lớp 1

SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên vào lớp 1

Như Bác Hồ đã nói: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người.

Vì thế, việc quan tâm chăm sóc, cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Đặc biệt là những cô giáo mầm non - những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ tuổi mẫu giáo lớn, chúng ta cần dành sự quan tâm đặc biệt, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1 - một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang được chăm sóc giáo dục trong vòng tay yêu thương của các cô giáo Mầm non - Người mẹ thứ hai của mình. Vì thế, trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Chính vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1, để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học Phổ thông một cách hiệu quả nhất.

 Như chúng ta đã biết bản chất của quá trình dạy học ở hai bậc học Mầm non và Tiểu học khác hẳn nhau: Ở Mầm non (Mẫu giáo lớn) học theo phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”, hai hoạt động này bổ trợ qua lại cho nhau, còn ở Tiểu học (lớp 1) việc học là chủ đạo, học nhằm mục đích tiếp thu kiến thức một cách nghiêm túc. Trẻ mẫu giáo lớn lên lớp 1 là chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn mới lạ, khác với môi trường mẫu giáo nên rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao động về mặt tâm lý.

 Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là hết sức cần thiết và đó là một trong những mục tiêu của ngành học Mầm non.

 

doc 19 trang thuychi01 2745213
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên vào lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON TÀO XUYÊN VÀO LỚP 1” 
 Người thực hiện: Trương Thị Hương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Tào Xuyên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG 
TRANG
 1
Mở đầu . 
2
1.1
Lý do chọn đề tài. 
2
1.2
Mục đích nghiên cứu.
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
3
1.5
Những điểm mới của SKKN.
3
 2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
* Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực.
5
* Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ.
6
* Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tinh thần.
8
* Biện pháp 4: Chuẩn bị tốt về mặt ngôn ngữ.
9
* Biện pháp 5: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tình cảm xã hội
9
* Biện pháp 6: Chuẩn bị cho trẻ một số tính cách cần thiết trong học tập.
10
* Biện pháp 7: Dạy trẻ một số kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động học đọc - học viết
11
* Biện pháp 8: Dạy trẻ lao động.
12
* Biện pháp 9: Cho trẻ làm quen với trường tiểu học qua các hoạt động giáo dục và tổ chức cho trẻ được trực tiếp thăm quan trường tiểu học.
13
* Giải pháp 10: Tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau.
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
 3
Kết luận kiến nghị.
15
3.1
 Kết luận.
15
3.2
 Kiến nghị.
16
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như Bác Hồ đã nói: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người.
Vì thế, việc quan tâm chăm sóc, cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Đặc biệt là những cô giáo mầm non - những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ tuổi mẫu giáo lớn, chúng ta cần dành sự quan tâm đặc biệt, vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1 - một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt, bởi vì trẻ đang được chăm sóc giáo dục trong vòng tay yêu thương của các cô giáo Mầm non - Người mẹ thứ hai của mình. Vì thế, trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Chính vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1, để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học Phổ thông một cách hiệu quả nhất.
 Như chúng ta đã biết bản chất của quá trình dạy học ở hai bậc học Mầm non và Tiểu học khác hẳn nhau: Ở Mầm non (Mẫu giáo lớn) học theo phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”, hai hoạt động này bổ trợ qua lại cho nhau, còn ở Tiểu học (lớp 1) việc học là chủ đạo, học nhằm mục đích tiếp thu kiến thức một cách nghiêm túc. Trẻ mẫu giáo lớn lên lớp 1 là chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn mới lạ, khác với môi trường mẫu giáo nên rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao động về mặt tâm lý.
 Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là hết sức cần thiết và đó là một trong những mục tiêu của ngành học Mầm non. 
 Trẻ trong trường nói chung, ở lớp tôi phụ trách nói riêng, trước khi bước vào lớp 1 mặc dù các cô giáo rất quan tâm và chăm sóc giáo dục tận tình với mục đích trang bị đầy đủ cho các cháu về kỹ năng về kiến thức trong học tập, thế nhưng các cháu vẫn chưa thực sự tự tin và con rất bỡ ngỡ khi lên lớp 1. Mặt khác, những phương pháp biện pháp mà các cô áp dụng chưa cụ thể, tính khoa học chưa cao. Vì thế các cháu vẫn chưa được trang bị đầy đủ về thể chất, ngôn ngữ, tinh thần, trí tuệ, kỹ năng trong học tập trong giao tiếp.
 Chính xuất phát từ các lý do đã nêu trên, bản thân tôi là một giáo viên với 10 năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, tôi thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc học mới, lên lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ, bản thân luôn đặt câu hỏi cần chuẩn bị gì và chuẩn bị như thế nào để trẻ có một tâm thế tốt trước khi bước vào lớp 1. Chính vì thế năm học 2018 - 2019 tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu đó là “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên vào lớp 1”, với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân tới các bạn đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên về các mặt như: Thể chất, tâm lý, ngôn ngữ, tinh thần, từ đó tìm ra các biện pháp phù hợp giúp trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Tôi chọn đề tài này nhằm nghiên cứu “Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên vào lớp 1”. 
 - Đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu lên học lớp 1của trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên.
 - Nghiên cứu trên nhóm trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi B Trường Mầm non Tào Xuyên, với mong muốn trang bị cho trẻ những kiến thức, những kỹ năng cơ bản cần thiết trước khi bước vào lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để việc nghiên cứu đề tài trên đạt kết quả tốt nhất tôi đã sử dụng các phương pháp:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu sách, tài liệu, qua đó nắm được lý luận cơ bản về công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Thông qua các tiết học, qua chế độ sinh hoạt hằng ngày biết được mức độ kiến thức, những kỹ năng của trẻ.
 - Phương pháp thống kê xử lý số liệu, để so sánh sự tiến bộ của trẻ trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 - Phương pháp trao đổi, đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi:
+ Tôi đặt ra câu hỏi đối với phụ huynh trẻ để nắm được mức độ nhận thức của họ đối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
+ Tôi đặt câu hỏi đối với trẻ để tìm hiểu về kết quả của công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Giải pháp 6: Chuẩn bị cho trẻ một số tính cách cần thiết trong học tập.
- Giải pháp 8: Dạy trẻ lao động.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
       Tuổi Mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của Trường Mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học - hay còn gọi là “độ chín mùi”. Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình Tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ: Về mặt thể lực, trí tuệ, tinh thần, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, những kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập, lao động, một số hiểu biết về Trường Tiểu học.
 Để đáp ứng những yêu cầu trên đòi hỏi khi chuyển tiếp từ bậc học Mầm non sang Tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học. Những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi Mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn, giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non là chủ đạo sang hoạt động học tập ở Trường Tiểu học là chủ đạo.
 Trong môi trường giáo dục hiện đại ngày nay, mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh là chuẩn bị như thế nào để khi vào lớp 1 trẻ không phải gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình chuyển tiếp dẫn đến tình trạng sốc học đường. Đối với trẻ từ Mầm non sang lớp 1, việc đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới - Trường Tiểu học - nơi học tập được xem là chủ đạo thì đó quả là một bước chuyển lớn. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Trước những vấn đề ấy, nhiều phụ huynh đã chọn giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước khi nhập học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn cùng trang lứa. Thực ra, việc làm này tưởng chừng như có lợi nhưng ngược lại.
 Theo các công trình nghiên cứu khoa học, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Vì thế, trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, ngồi viết sai tư thế. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Và nguy cơ tiềm ẩn nhất là khi đã biết trước các kiến thức của lớp 1, vào năm học, bé dễ chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất cho bé chuẩn bị vào lớp 1 là định hướng khả năng tập trung, lắng nghe và sự tự tin, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú quan trọng cần phải làm. Chính vì thế việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi Mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học Phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi. 
 Tôi luôn nhận được sự quan tâm của các đồng nghiệp trong tổ, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường về mọi mặt.
 Bản thân với 10 năm liên tục được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố tổ chức và đã tích góp được nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cũng như có vốn hiểu biết tương đối đầy đủ về tâm lý trẻ Mầm non. Mặt khác tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
 Trẻ lớp tôi đa số khỏe mạnh, thông minh nhanh nhẹn, rất thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ trong mọi hoạt động. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần đạt từ 95% trở lên và thu hút được 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
 Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường cũng như của lớp. 
b. Khó khăn.
 Nhà trường đang thi công xây dựng khu trường mới 3 tầng với 8 phòng học và một số phòng chức năng liền kề khu trường cũ. Trong quá trình thi công có ảnh hưởng lớn đến các lớp học: Tiếng ồn, vệ sinh, một số lớp học bị ảnh hưởng rạn nứt... 
 Đa số phụ huynh chưa hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. 
 Một số trẻ còn nói ngọng, nói tiếng địa phương ảnh hưởng đến việc phát âm chữ cái và ảnh hưởng đến việc giao tiếp. 
c. Kết quả khảo sát ban đầu. 
Đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ, kết quả cụ thể như sau:
Tổng số trẻ trong lớp là: 32 cháu 
Tổng số trẻ khảo sát là: 32 cháu. Trong đó: 18 trẻ nam, 14 trẻ nữ. 
Bảng kết quả khảo sát thực trạng 
Các
 lĩnh vực
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ Lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Thể chất
31
96,9%
1
3,1%
Trí tuệ
29
90,6%
3
9,4%
Ngôn Ngữ 
28
87,5%
4
12,5%
Tinh thần
30
93,7%
2
6,3%
 Với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Tào Xuyên có một tâm thế vững vàng để bước và lớp 1.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực.
 “Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể cường tráng” là một điều quan trọng, cho thấy thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh. Trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, tăng cân đều, da dẻ hồng hào, tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Chính vì xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, nên ngay từ đầu năm học tôi đã bàn với cô giáo cùng lớp để thống nhất cách làm việc và vạch ra kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt yêu cầu này như sau:
 Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp mẫu giáo lớn, chúng tôi đã kết hợp với nhà trường và y tế cân đo khám sức khỏe định kỳ, chấm biểu đồ tăng trưởng theo từng giai đoạn cho trẻ, từ đó biết được mức độ phát triển thể lực, cũng như tình hình bệnh tật của từng trẻ, sau đó ghi kết quả lên bảng sức khỏe để phụ huynh dễ theo dõi. Mặt khác tôi trao đổi cụ thể với phụ huynh của những trẻ có tình trạng sức khỏe yếu, thể trạng nhỏ, bị bệnh về hô hấp, về răng, ăn chậm Từ đó phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khỏe cho các cháu.
Ví dụ: Về cải thiện tình trạng sức khỏe của cháu Như Ngọc, cháu mắc bệnh về mũi họng, cháu rất hay ốm, sốt, ăn hay nôn trớ, nên cháu không tăng cân, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn tham gia vào các hoạt động của lớp. Tôi đã kết hợp cùng phụ huynh quan tâm, để ý đến tình hình sức khỏe của cháu: Luôn giữ ấm cho cháu vào mùa đông, thường xuyên lau mồ hôi cho cháu vào mùa hè, vệ sinh răng miệng hàng ngày nhằm giảm bớt số lần mắc bệnh cho cháu. Hoặc những bữa ăn cháu hay nôn vì viêm họng tôi luôn cho cháu ăn lại hay pha sữa bột cho cháu uống để đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong ngày cho cơ thể. Qua một học kỳ cháu đã đỡ bị ốm hẳn, lên cân, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Điều này làm cho gia đình cháu cũng như hai cô ở lớp rất vui và phấn khởi.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều những cháu yếu, lười ăn, ăn chậm, tôi luôn chú ý quan tâm nhắc nhở trẻ thường xuyên trong bữa ăn, động viên để trẻ tự xúc ăn, khi cả lớp đã gần ăn xong cô xúc cơm giúp cháu ăn, động viên trẻ nhai nhanh để cơm không bị vữa.
Đối với những cháu ăn hay bị nôn, tôi và giáo viên cùng lớp luôn chú ý nhắc trẻ không xúc cơm đầy miệng, nếu trẻ bị nôn không bắt trẻ tiếp tục ăn ngay (vì trẻ vẫn còn có cảm giác khó chịu) mà sẽ cho trẻ nghỉ ăn một lúc, sau đó cho trẻ ăn bánh ngọt hoặc cơm cùng với cô để không bị đói bụng khi ngủ.
Tôi trao đổi tình hình cụ thể với gia đình một số cháu ăn quá khỏe, dễ có nguy cơ béo phì để cùng phụ huynh thống nhất chỉ cho trẻ đó ăn vừa đủ không ăn theo nhu cầu của cháu, tích cực cho trẻ được hoạt động, nhằm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ - một trong những căn bệnh của trẻ em thời nay
Cùng với việc quan tâm đến chế độ ăn uống, đến bữa ăn của trẻ, tôi còn chú ý đến giấc ngủ của trẻ, luôn đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc, ngủ sâu, ngủ say, chú ý cho trẻ cả lớp đều được ngủ hết. Với một số cháu khó ngủ như: Tuấn Anh, Quốc Đạt, Ngọc Minh, Hải Anh tôi trao đổi với gia đình để kết hợp nhắc nhở động viên trẻ kịp thời. Tôi luôn đảm bảo phòng ngủ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh để trẻ ngủ tốt. Ngoài làm tốt công việc cho trẻ ăn ngủ, ta còn phải cho trẻ được vận động hợp lý, bởi vì vận động hợp lý sẽ kích thích cho trẻ ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn. Trẻ phải được vận động vui chơi ngoài trời, tham gia vào các trò chơi vận động trong các buổi chơi dài Điều này đòi hỏi người giáo viên luôn luôn tuân thủ thực hiện giờ nào việc đấy, không được bắt trẻ ngồi yên một chỗ. Trẻ được vận động hợp lý, ăn ngủ tốt sẽ có một thể lực khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tăng cân đều, vận động lâu mỏi, ít ốm đau, hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. Làm tốt tất cả các vấn đề trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt thể lực. Như vậy để tạo cho trẻ có một tâm thế sẵn sàng lên lớp 1 trước hết cả giáo viên cũng như phụ huynh phải chuẩn bị cho trẻ một thể lực khỏe mạnh làm tiền đề giúp trẻ phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ở Trường Tiểu học.
* Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ.
Giáo dục mầm non có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp 1 một cách tốt nhất. Ngoài việc chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt thể lực, chúng ta cần phải chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức, bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động như: Hoạt động học có chủ định (Qua các tiết học: Làm quen chữ cái, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ cái, làm quen với toán). Ngoài ra trẻ còn được học, được củng cố ôn luyện kiến thức, được phát triển kỹ năng xã hội, thông qua các hoạt động khác, như hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, các buổi thăm quan dạo chơi
 Trẻ mẫu giáo lớn đến cuối năm phải đạt được những yêu cầu của các môn học, yêu cầu của hoạt động. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ tự tin bước vào lớp 1.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu nhận thức muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, khám phá bản chất của sự vật hiện tượng, các mối quan hệ qua lại của các sự vật hiện tượng đó là rất lớn. Chính vì vậy mà trẻ mẫu giáo lớn rất hay đặt ra các câu hỏi. Câu hỏi của trẻ không chỉ đơn giản ở các dạng như “ai”, “cái gì”, “ở đâu” mà còn hỏi các dạng như: “Tại sao”, “như thế nào”, “sao lại thế”.
Vì vậy mà giáo viên phải là người bạn luôn giúp trẻ thoả mãn những câu hỏi, những băn khoăn suy nghĩ của trẻ.
Cùng với các môn học mang tính tìm hiểu về môi trường xung quanh của trẻ, chúng ta còn cần đặc biệt quan tâm và rèn kỹ năng cho trẻ ở hai môn đó là: Làm quen với toán và làm quen với chữ viết. Bởi hai môn học này là hai môn cơ bản, chủ yếu nhất của trẻ lớp 1.
Tôi được biết ở lớp 1 trẻ học chương trình toán và chữ cái gần giống với mẫu giáo lớn. Hơn nữa dạy trẻ nhận biết, tô đẹp tô đúng cách 10 chữ số, 29 chữ cái là tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Vì thế việc chú trọng hai môn học này là vô cùng cần thiết, và tôi đã xác định đây là hai môn trọng tâm cần được dành nhiều thời gian cũng như đầu tư rèn kỹ năng cho trẻ.
Ví dụ: Với môn làm quen chữ cái, tôi luôn dạy trẻ phát âm chuẩn các chữ cái. Có một số cháu phát âm chưa đúng, còn nhầm lẫn giữa các chữ s - x; d - r chúng tôi sửa triệt để cho trẻ, dạy trẻ phát âm đúng, bằng cách: Phân tích rõ cấu tạo từng chữ để trẻ ghi nhớ mặt chữ, hướng dẫn cho trẻ cách phát âm, với chữ s, r khi phát âm lưỡi cong đồng thời đẩy nhẹ hơi ra ngoài, chữ d, x khi phát âm lưỡi thẳng đồng thời đẩy nhẹ hơi ra ngoài, sau đó cho trẻ phát âm nhiều lần. Một số chữ cái có điểm tương đồng như: Cặp chữ d, b; p, q, các cháu hay nhầm lẫn khó nhớ tôi thường xuyên dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, có lúc cho các trẻ đó ra ngồi cùng một số bạn đã thông thạo chữ cái để học cùng bạn. Ngoài ra tôi còn cho trẻ tìm chữ đã học trong sách báo, truyện tranh. Tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao, trẻ rất hứng thú tham gia và thuộc bài nhanh. Hay tôi luôn luôn quan tâm đến những cháu kỹ năng tô còn xấu, ngồi còn chưa đúng tư thế, cầm bút tô chưa đúng cách, tôi thường rèn thêm cho những cháu đó vào những buổi chiều để giúp cháu tiến bộ.
 Môn làm quen với toán cũng vậy, bắt buộc trẻ phải biết đếm, thêm bớt phân chia trong phạm vi 10, nhận biết và đọc được 10 chữ số, nhận biết các hình khối, độ lớn, chiều cao của vật, biết các thao tác đo, biết định hướng không gian xa - gần, xác định phía trên - dưới, trước - sau, phải – trái... Ở lớp tôi cũng có rất nhiều cháu kiến thức về toán còn yếu. Vì thế tôi cùng cô giáo ở lớp đã lên kế hoạch cụ thể cho việc rèn trẻ yếu giúp trẻ tiếp thu kiến thức về toán đồng đều với các bạn ở lớp và đáp ứng yêu cầu so với độ tuổi.
 Về phía phụ huynh, đa số phụ huynh chưa hiểu rõ vấn đề đối với việc dạy trẻ làm quen chữ cái, làm quen với các biểu tượng toán. Vì vậy luôn bắt ép con em học nhiều học sớm: Bắt trẻ học viết, tập đánh vần, tập đọc, bắt con làm toán bằng phép cộng - trừ các chữ số, trong khi trẻ Mầm non chỉ cộng - trừ, thêm - bớt bằng những đồ dùng trực quan cụ thể. Trước tình hình này, tôi đã gặp gỡ trao đổi để phụ huynh hiểu được việc làm đó là không phù hợp, là quá sức đối với trẻ, sai với quy định của bộ giáo dục, bắt trẻ học sớm sẽ tạo áp lực lớn đối với trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, trẻ sẽ sợ học, chán học, học không hứng thú. Trái lại chúng ta nên 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chuan_bi_tam_the_cho_tre_mau_giao_lon.doc