SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - Củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - Củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa

Như chúng ta đã biết, Ngày nay cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy, trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình và toàn xã hội, tuy vậy vẫn có những ông bố, bà mẹ phàn nàn: “ Tôi cho con ăn đủ mọi thứ của ngon vật lạ mà trẻ vẫn gầy yếu và biếng ăn”. Vậy vấn đề đặt ra là gì? Phải chăng chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, chưa khoa học? Thực phẩm dùng cho trẻ hàng ngày như thế nào là sạch và an toàn? Có lẽ đó chính là câu hỏi của nhiều phụ huynh và nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm. Trường mầm non là nơi khởi đầu cho sự nghiệp trồng người, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị đặc biệt là các đợt dịch: tay - chân - miệng, cúm AH5N1, H1N1, lở mồm long móng ở gia súc, dịch tả lợn châu phi, sốt xuất huyết. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học thường gặp: Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm .Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Và dinh dưỡng chính là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Sức khoẻ của trẻ em nói riêng và sức khoẻ của cộng đồng nói chung. Sinh thời Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành

 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.

Bác đã ví trẻ em như búp non ở trên cành, cần sự chăm sóc của người trồng cây. Trong khi đó trường Mầm non là: “Nơi ươm mầm cho tương lai”, mầm có khỏe thì cây mới khỏe. Thế hệ tương lai được chăm sóc, giáo dục tốt sẽ trở thành nguồn nhân lực có ích cho xã hội. Nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ về sức khỏe, năng lực và trí tuệ. Để đáp ứng được điều đó chúng ta phải làm tốt cả hai khâu đó là chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục. Giáo dục có tốt mấy đi nữa nhưng trẻ không có thể lực, sức khỏe tốt thì hiệu quả hoạt động của trẻ khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó hiệu quả sẽ không cao. Hơn nữa cơ thể trẻ mầm non đang phát triển và dần hoàn thiện, nếu chúng ta không chăm sóc tốt cơ thể trẻ sẽ gầy yếu, ốm đau, bệnh tật, trẻ sẽ không hứng thú tham gia hoạt động, trở nên thụ động, còn nếu chúng ta chăm sóc tốt trẻ sẽ khỏe mạnh, có thân hình cân đối, hài hòa. Chính vì lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa”.

 

docx 18 trang thuychi01 13702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - Củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Như chúng ta đã biết, Ngày nay cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy, trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình và toàn xã hội, tuy vậy vẫn có những ông bố, bà mẹ phàn nàn: “ Tôi cho con ăn đủ mọi thứ của ngon vật lạ mà trẻ vẫn gầy yếu và biếng ăn”. Vậy vấn đề đặt ra là gì? Phải chăng chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, chưa khoa học? Thực phẩm dùng cho trẻ hàng ngày như thế nào là sạch và an toàn? Có lẽ đó chính là câu hỏi của nhiều phụ huynh và nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm. Trường mầm non là nơi khởi đầu cho sự nghiệp trồng người, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 
Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dịđặc biệt là các đợt dịch: tay - chân - miệng, cúm AH5N1, H1N1, lở mồm long móng ở gia súc, dịch tả lợn châu phi, sốt xuất huyết... Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học thường gặp: Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm.Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Và dinh dưỡng chính là nhu cầu sống hàng ngày của con người. Sức khoẻ của trẻ em nói riêng và sức khoẻ của cộng đồng nói chung. Sinh thời Bác Hồ đã nói:	 	 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”.
Bác đã ví trẻ em như búp non ở trên cành, cần sự chăm sóc của người trồng cây. Trong khi đó trường Mầm non là: “Nơi ươm mầm cho tương lai”, mầm có khỏe thì cây mới khỏe. Thế hệ tương lai được chăm sóc, giáo dục tốt sẽ trở thành nguồn nhân lực có ích cho xã hội. Nguồn nhân lực phải đảm bảo đủ về sức khỏe, năng lực và trí tuệ. Để đáp ứng được điều đó chúng ta phải làm tốt cả hai khâu đó là chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục. Giáo dục có tốt mấy đi nữa nhưng trẻ không có thể lực, sức khỏe tốt thì hiệu quả hoạt động của trẻ khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó hiệu quả sẽ không cao. Hơn nữa cơ thể trẻ mầm non đang phát triển và dần hoàn thiện, nếu chúng ta không chăm sóc tốt cơ thể trẻ sẽ gầy yếu, ốm đau, bệnh tật, trẻ sẽ không hứng thú tham gia hoạt động, trở nên thụ động, còn nếu chúng ta chăm sóc tốt trẻ sẽ khỏe mạnh, có thân hình cân đối, hài hòa. Chính vì lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - Tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Xây dựng vườn rau - củ - quả sạch ở trường mầm non nhằm đảm bảo bữa 
ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
       	 Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau:
1/. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc và phân tích tất cả các văn bản, chỉ thị, các tài liệu có liên quan đến đề tài.
2/. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Quan sát giờ ăn của trẻ, quan sát trẻ chăm sóc vườn rau. Quan sát một số hoạt động của giáo viên
3/. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tài liệu, sách báo, mạng internet có nội dung về cách chăm sóc vườn rau sạch, về nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ...
2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh trong các trường học luôn là vấn đề nóng được dư luận quan tâm, và câu chuyện này đang trở nên cấp thiết khi tình hình an toàn thực phẩm có dấu hiệu diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. An toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và trong bối cảnh hiện nay, an toàn thực phẩm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và giống nòi của dân tộc; Liên quan đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội; Thúc đẩy phát triển và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Hiện nay, toàn xã hội đang lo lắng trước vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Mỗi công dân khỏe mạnh mới tạo nên một xã hội khỏe. Chính vì lẽ đó mà tại kỳ họp quốc hội năm 1991 luật bảo vệ trẻ em cũng đã được phê chuẩn: “ Sức khoẻ của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh cho xã hội mai sau” và tại kỳ họp quốc hội năm 2004 luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em đã qui định tại Điều 5 “ Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường; Nhà nước; xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”. 
Vì thế thể chất của trẻ là vấn đề quan trọng trong chiến lược con người của Đảng và nhà nước ta. Đây là nhiệm vụ quan trọng cần được nhận thức đúng cả ở trong nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chính vì thế mà trường học phải là gia đình thứ hai của trẻ.
Năm 1995 - 2000 chúng ta thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng do Thủ Tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt. Mục tiêu kế hoạch này là đảm bảo an ninh thực phẩm và giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cho toàn dân. 
Chính vì tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non mà Đảng, Nhà nước nói riêng và cả thế giới nói chung rất quan tâm đến vấn đề này. Ngày 22/2/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 đến 2010 mà trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, các chương trình trên cũng được mở rộng, được tuyên truyền và thực hiện rộng rãi ra toàn quốc. Vụ Giáo dục mầm non đã ban hành - điều lệ trường mầm non- Văn bản Hợp nhất số 05 mà mục tiêu đầu tiên đã đề cập đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong nhà trường. Thực hiện các văn bản, chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường MN như: Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 về việc Ban hành Quy chế xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong CSGDMN; Thông tư số 22/2013/TTLT-BGD-BYT ngày 18/6/2013 về Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN; Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 và công văn số 1528/SGDĐT-GDMN ngày 18/8/2015 về việc hướng dẫn đảm bảo ATVSTP trong các cơ sở GDMN; Công văn số 232/PGD ĐT- GDMN về việc xây dựng bếp ăn bảo đảm VSATTP; Nghị Định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nhằm giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong trường mầm non có những biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
2.2.1 Thuận lợi.
- Tổng số nhóm/lớp trong toàn trường năm học 2018-2019 là: 14
- Tổng số trẻ: 356 cháu
- 100% số trẻ khám sức khỏe định kỳ. 
- 100% số trẻ theo dõi biểu đồ.
 Trường tổ chức bán trú đều có hợp đồng mua bán thực phẩm sạch, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về VSATTP; Bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc một chiều, đảm bảo chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định, có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm chín, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế thực hiện việc tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ cho CBGVNV và trẻ em; nhà trường tổ chức đánh giá quá trình triển khai và hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
- Trong năm học trường không xảy ra ngộ độc thực phẩm và mất an toàn tính mạng trẻ.
+ Trường chủ động trong việc tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp
học cho trẻ đảm bảo an toàn, xanh, sach, đẹp.
	+ 100% cán bộ quản lý và giáo viên đã được tập huấn, nắm vững nội
dung đánh gí các tiêu chuẩn về trường học an toàn, phòng chống tai nạ thương
tích đã được quy định trong Thông tư. 
Hàng năm Phòng GD&ĐT đưa nội dung đánh giá thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích vào các đợt kiểm tra chuyên môn của nhà trường một cách nghiêm túc và đây cũng là một trong những tiêu chí để xếp loại các đơn vị hàng năm.
2.2.2 Khó khăn:
 Phần đông các cháu được gửi đến trường là con em dân lao động, buôn bán nhỏ có mức thu nhập thấp, và không ổn định không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc tốt cho trẻ, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ.
Đời sống của 1 số cô nuôi chưa được hưởng biên chế, nên còn nhiều khó khăn.
Vườn trường rộng, cây dại, cỏ mọc um tùm. Đất đồi là chủ yếu nên rất nóng ảnh hưởng đến việc cải tạo vườn rau - củ - quả của nhà trường.
	Nhà trường có cả điểm lẻ nên việc cải tạo cả hai khu để có cả hai vườn rau - củ - quả gặp rất nhiều khó khăn.
	Việc cung cấp nước để phục vụ cho việc chăm sóc vườn rau - củ - quả cũng không được thuận lợi.
Đa số giáo viên trẻ, không biết cách làm vườn, trồng rau
 Giá cả thực phẩm luôn biến động cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn.
	2.2.3. Thực trạng vấn đề:
	Từ thực trạng trên và xác định được sự ảnh hưởng của dinh dưỡng và an toàn của vệ sinh An toàn thực phẩm đến sức khỏe và trực tiếp là bữa ăn hàng ngày của trẻ, theo kinh nghiệm là “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ngay từ đầu tôi đã tiến hành khảo sát sức khỏe của trẻ ở đầu năm học để có kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và lập kế hoạch xây dựng vườn rau - củ - quả sạch cho bé. 
	 * Khảo sát đầu năm học 2018 - 2019:
Cân nặng
TT
Năm học
Tổng số trẻ được theo dõi
Kênh 
bình thường
Kênh 
suy DD nhẹ cân
Số Trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
2018 - 2019
356
100%
338
95%
18
5%
Chiều cao
TT
Năm học
Tổng số trẻ được theo dõi
Kênh 
bình thường
Kênh 
suy DD thấp còi
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
2019 - 2019
356
100%
336
94%
20
6%
Từ kết quả đó, bản thân tôi đã nhận thức rõ và thiết nghĩ rằng cần phải có những biện pháp tốt nhất trong việc quan tâm chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng bữa ăn hợp lí, bảo đảm an toàn cho trẻ giúp trẻ phát triển lành mạnh tạo niềm tin cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. 
Chính vì lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn rau - củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hóa”
2.3. Các biện pháp thực hiện chỉ đạo xây dựng vườn rau - củ - quả sạch nhằm đảm bảo bữa ăn an toàn cho trẻ trong trường Mầm non Vĩnh Phúc - huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh hóa:
2.3.1. Lập kế hoạch về xây dựng vườn rau - củ - quả trong trường. 
Trường Mầm non Vĩnh Phúc có tổng diện tích 5986m2 được chia làm 2
khu. Khu trung tâm và khu lẻ đều có diện tích vườn rộng. Vườn khu trung tâm có diện tích khoảng 700m2, đất khi chưa cải tạo không được bằng phẳng, gồ ghề, cằn cỗi, ngổn ngang rác thải, phế liệu.Vườn khu lẻ ( khu Quán hạt) có diện tích khoảng 1000m2 nhưng chủ yếu là đất đồi, nóng rát, chỉ phù hợp cho trồng cây ăn quả.
 Ngày đầu mới về trường. Nhìn thấy thực tế đất đai của trường, tôi đã trăn trở nhiều ngày và quyết định đưa ý định cải tạo đất vườn để trồng cây ăn quả và rau sạch cho bé. 
Ý định của tôi được đưa ra bàn trong chi bộ nhà trường. Sau khi được chi bộ đồng ý, thống nhất. Tôi đưa ra bàn bạc trong hội nghị Cán bộ - giáo viên - nhân viên đầu năm học. Vấn đề được đặt ra có nhiều tranh luận, đa số giáo viên trẻ không quen với công việc làm vườn nên ngại không thành công. Tôi đã thuyết phục chị em cán bộ - giáo viên - nhân viên bằng cách tự đứng ra làm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhà trường về công tác phân công, tổ chức và thực hiện.
Hình ảnh đất vườn trường khi chưa cải tạo
2.3.2. Thành lập ban chỉ đạo, phân công từng thành viên cụ thể phụ trách từng khu vực nhằm xây dựng vườn rau - củ - quả.
Trước hết, thành lập ban chỉ đạo xây dựng vườn rau - củ - quả, là những thành viên tiêu biểu, nhiệt tình, tâm huyết, đứng đầu các đoàn thể, tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, quán triệt kỹ mục tiêu thực hiện, kiểm tra đánh giá sau từng giai đoạn thực hiện, sau từng phần việc được giao. Sau khi đã được lãnh đạo các cấp phê duyệt kế hoạch, phụ huynh trẻ thống nhất đồng thuận với nhà trường, tiến hành triển khai có hiệu quả việc tổ chức xây dựng vườn rau - củ - quả cho bé.
Triển khai hiệu quả cho cả hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh học sinh nắm rõ về mục đích, ý nghĩa và vai trò của vườn rau - củ - quả..
Kết quả thực hiện phải được thể hiện rõ nét sản phẩm trong vườn trường, vào một thời gian nhất định 
Dựa vào các nội dung trên, phân công rõ trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên một cách phù hợp, hiệu quả, thì mọi công việc sẽ nhanh chóng hoàn thành. Nhà trường thành lập ban chỉ đạo trong trường do đ/c Hiệu trưởng làm trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn nhà trường làm phó ban và các ủy viên là những giáo viên có năng khiếu, am hiểu và nhiệt tình trong phong trào. 
Nhiệm vụ phân công cho từng các thành viên trong ban chỉ đạo như sau: 
         - Ban giám hiệu nhà trường:
Tham mưu cho địa phương về việc quy hoạch lâu dài theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đề xuất một số giải pháp thiết yếu như: Quy hoạch diện tích mặt bằng, quy hoạch vị trí để xây dựng các khu trồng cây ăn quả; khu vườn trồng rau.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm nghiên cứu địa hình, các loại cây, rau cần trồng và trồng theo thời điểm nào cho thích hợp. 
 Tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên và trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc xây dựng vườn rau- quả.
	Xây dựng kế hoạch phân công từng thành viên trong nhà trường chịu trách nhiệm từng phần việc và từng tiêu chí cụ thể và chịu hoàn toàn trách nhiệm về phần việc được phân công. 
VD: Cô Trương Thị Quyến (Trưởng ban nữ công): Chịu trách nhiệm về mua giống rau, giống cây ăn quả .
Cô Phạm Thị Phương (BCH Công đoàn): Chịu trách nhiệm về kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng, kỹ thuật cắt tán.
Cô Trịnh Thị Dung; Ngô Hà Châu (CT Công đoàn; Phó Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm chỉ đạo khâu phân bón, thu hoạch.
  Cô: Hoàng Thị Mến (Tổ phó tổ nuôi dưỡng): Chịu trách nhiệm khâu làm đất.
Ngay từ đầu năm học Ban chỉ đạo nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từn lớp phụ trách từng khu , giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Giao cho đoàn viên chi đoàn xây dựng công trình thanh niên, phối hợp
vận động đoàn thanh niên trong xã trồng cây ăn quả, rau trong các luống trong vườn trường. 
2.3.3 Cải tạo đất và phân lô để xây dựng vườn rau - củ - quả:
       Việc cải tạo đất vườn là công việc khó khăn và nặng nề nhất. Vườn trường là những ụ đất cao, nền cứng, bạc màu, thiếu độ tơi xốp. Nhà trường đã phải thuê máy múc ủi và cùng với tất cả CBGV-NV cùng tham gia san nền. Ngoài ra còn xin sự trợ giúp công sức của các đức ông chồng cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh, đóng góp công sức lao động vào các buổi chiều và ngày thứ bảy.
Bản thân xuất phát từ nhà nông nên tôi rất am hiểu về chất đất và các loại cây trồng. Tôi đã chỉ đạo và cùng các thành viên trong  nhà trường cuốc đất, làm luống, mua vỏ trấu, lân vi sinh, phân chuồng hoai mục, tro bếp trộn vào đất sau đó phân khu vực trồng rau củ, quả theo đặc điểm sao cho phù hợp với từng loại cây theo mùa.
Hình ảnh đất vườn trường đang cải tạo
Sau khi cải tạo đất vườn tôi tiến hành phân lô trồng cây theo từng loại cho từng nhóm- lớp mỗi lô được chia làm 3 luống đất. Lô gần vườn cổ tích chúng tôi trồng các loại hoa như thược dược đủ màu, hoa cúc, bong bóng các lô tiếp theo được trồng các loại rau ăn củ như cà rốt, khoai tây, xu hào. Rau ăn lá như bắp cải, rau cải các loại, mồng tơi, rau đay, rau muống, hành, tỏi, súp lơ, đậu cô ve, sen kẽ các lô là các loại rau xà lách, rau diếp, rau mùi, thì là. Dọc bên tường là cây ăn quả như đu đủ và một giàn gấc sai trĩu quả. Trường chúng tôi thường trồng các loại cây rau ngắn ngày theo mùa vụ. Để tận dụng các khoảng trống phía sau vườn trường.
	Hình ảnh hoa thược dược và rau ăn củ cà rốt
	2.3.4. Công tác tham mưu, tuyên truyền.
	Trong công tác tham mưu, tuyên truyền, tôi luôn coi trọng về vấn đề này để mọi người dân đều hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc sức khỏe và VSATTP cho trẻ Mầm non nói riêng và toàn cộng đồng nói chung.
	Ngay từ khi có kế hoạch cụ thể tôi đã khẳng định là: Muốn triển khai có hiệu quả tốt ở các trường mầm non thì phải có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, nhân dân ở địa phương đó. Trong đó đặc biệt là sự hỗ trợ của cán bộ Đảng, chính quyền đoàn thể và tập thể phụ huynh học sinh trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà tôi đã tập trung xây dựng chương trình cho đơn vị để có kế hoạch tham mưu và nội dung tuyên truyền đến các cấp, các ngành về xây dựng mô hình vườn rau - củ - quả sạch cho bé. 
	Xác định được sự nguy hại của ATTP, theo kinh nghiệm là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên khi học các chuyên đề tôi thường xuyên đi sâu vào công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác chăm sóc trẻ. Ngoài ra còn chỉ đạo giáo viên luôn có kế hoạch thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho trẻ và phòng chống suy dinh dưỡng theo lịch hàng tuần, hàng tháng. Tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân, phụ huynh học sinh để giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc nhà trường đang thực hiện trong năm học. 
	2.3.5. Nâng cao nhận thức và tay nghề cho đội ngũ cán bộ GV và nhân viên phục vụ
	2.3.5.1. Đối với nhân viên phục vụ
	Xuất phát từ tình hình thực tế không những chỉ có người phục vụ chăm lo học hỏi mà những người quản lý cũng phải có trách nhiệm hàng đầu về những vấn đề này. Là người quản lý phụ trách chính tôi phải xây dựng kế hoạch thường xuyên nhắc nhở và chỉ đạo sát sao để họ thực hiện tốt vấn đề này, động viên thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra một số tài liệu tham khảo tài liệu về huớng dẫn chế biến các món ăn, tài liệu nói về vệ sinh an toàn thực phẩm để giúp chị em nắm được cách lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật chế biến.
	Yêu cầu nhân viên phục vụ phải đảm bảo về khâu chế biến thực phẩm an toàn về vệ sinh, đảm bảo chất lượng thực phẩm, nơi chế biến thực phẩm sống, chín phải tách riêng, không được dùng lẫn lộn như: dao, thớt, rổ rá, xoong, nồi .. Thức ăn nấu, chia xong trẻ phải được ăn ngay. Nếu trẻ chưa ăn phải cho vào tủ kính hoặc đậy kín để tránh ruồi muỗi đậu vào thức ăn.
	2.3.5.2. Đối với đội ngũ giáo viên
	Vai trò của đội ngũ giáo viên trong trường rất quan trọng vì họ là người quyết định đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non.
Trước những khó khăn về đời sống của đội ngũ giáo viên, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều chính sách của địa phương nhằm giúp đội ngũ giáo viên mầm non đảm bảo đời sống và yên tâm công tác. Năm 2012 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký QĐ số 402/2012/QĐ-UBND ngày 09/02/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về chuyển đổi 524 trường MN bán công sang công lập và 8.026 CBGV mầm non đang hưởng mức lương hợp đồng của tỉnh được tuyển vào biên chế tạo điều kiện tốt nhất cho bậc học MN phát triển; tiếp theo trong năm 2014 và 2015 tỉnh đã hỗ trợ cho 2.881 giáo viên mầm non theo Quyết định số 3008/QĐ-UBND ngày 15/09/2014 của Ủy ban nhân tỉnh và Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 10/04/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đối tượng, dự toán kinh phí hỗ trợ GVMN hợp đồng từ nguồn kinh phí ngân sách tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện Thông tư số 06/2015/TTLT - BGDĐT - BNV để đảm bảo khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN; đảm bảo số lượng giáo viên trên nhóm lớp và chế độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
	 Xuất phát từ những khó khăn thực tế tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để xây dựng vườn rau - củ - quả s

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_vuon_rau_cu_qua_sach.docx