SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hoá nhà trường thông qua việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học Thiệu Vân
Văn hoá là một thứ tài sản vô giá của bất kì một tổ chức hoặc một quốc gia nào. Có không ít người đã khẳng định: Văn hóa nó có thể quyết định sự trường tồn của một tổ chức, hay một quốc gia. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi nhà trường, bởi lẽ tính văn hoá là tính chất đặc thù của nhà trường hơn bất kì một tổ chức nào. Do đó có thể nói văn hoá nhà trường luôn chi phối trực tiếp đến sự phát triển tiến bộ của nhà trường.
Giáo dục Tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bước vào trường Tiểu học, học sinh đến với văn hoá nhà trường. Chúng ta phải nuôi dưỡng vun trồng văn hoá nhà trường bởi: Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên; Văn hoá nhà trường lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh; Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi; Văn hoá nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học.
Sau nhiều năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hầu hết các nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ:
Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, an toàn, hiện đại hơn; Ý thức học tập của học sinh ngày càng nâng cao, các em có tinh thần tự học, sáng tạo, tự tin trong học tập, biết chia sẻ với mọi người; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong trường học ngày càng được quan tâm đầu tư thu hút nhiều học sinh tham gia. Tất cả các nhà trường đã tập trung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, quan tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cho học sinh, góp phần hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt, trong giao tiếp, trong ứng xử, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, công dân tốt
Mở đầu 1.1.Lí do chọn đề tài : Văn hoá là một thứ tài sản vô giá của bất kì một tổ chức hoặc một quốc gia nào. Có không ít người đã khẳng định: Văn hóa nó có thể quyết định sự trường tồn của một tổ chức, hay một quốc gia. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá. Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi nhà trường, bởi lẽ tính văn hoá là tính chất đặc thù của nhà trường hơn bất kì một tổ chức nào. Do đó có thể nói văn hoá nhà trường luôn chi phối trực tiếp đến sự phát triển tiến bộ của nhà trường. Giáo dục Tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bước vào trường Tiểu học, học sinh đến với văn hoá nhà trường. Chúng ta phải nuôi dưỡng vun trồng văn hoá nhà trường bởi: Sự phát triển của trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hoá xã hội nơi các em lớn lên; Văn hoá nhà trường lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của giáo viên và giúp giảm thiểu hành vi cử chỉ không lịch sự của học sinh; Tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học, khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi; Văn hoá nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học. Sau nhiều năm triển khai, thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hầu hết các nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây dựng, sửa chữa ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, an toàn, hiện đại hơn; Ý thức học tập của học sinh ngày càng nâng cao, các em có tinh thần tự học, sáng tạo, tự tin trong học tập, biết chia sẻ với mọi người; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong trường học ngày càng được quan tâm đầu tư thu hút nhiều học sinh tham gia. Tất cả các nhà trường đã tập trung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, quan tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cho học sinh, góp phần hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt, trong giao tiếp, trong ứng xử, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, công dân tốt Xong, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở đâu đó vẫn còn hiện tượng một số trường học chưa thực sự coi trọng vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để đào tạo những con người phát triển toàn diện. Nhiều trường học mới chỉ quan tâm tới việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức, phát triển nhân cách con người. Một số hiện tượng tiêu cực nảy sinh không được kịp thời uốn nắn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như: Học sinh đón đường đánh nhau, thầy giáo đánh học sinh ngay trên bục giảng, Mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội lỏng lẻo. Môi trường giáo dục ở một số trường học chưa an toàn: Cơ sở vật chất phục vụ học tập còn chưa được trang bị đầy đủ, sân chơi nhiều rác, vệ sinh môi trường chưa sạch sẽ, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đây có lẽ là hồi chuông cảnh báo văn hóa nhà trường ở một số trường học chưa được quan tâm đúng mức.. Chúng ta hiện nay đang thực hiện Nghị quyết Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu đối với Giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất năng lực công dân . Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức lối sống Như vậy nhà trường có nhiệm vụ quan trọng và là môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, nhân cách của học sinh. Việc xây dựng văn hoá nhà trường là một nhiệm vụ cấp thiết trong các nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Bản thân tôi là cán bộ quản lí trong nhà trường, đứng trước thực trạng văn hoá nhà trường hiện nay, tôi luôn trăn trở tìm biện pháp khắc phục để cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thật sự đem lại hiệu quả và có sức lan toả rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân nói chung và của cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường nói riêng. Vì vậy tôi chọn “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hoá nhà trường thông qua việc xây dựng môi trường học tập thân thiện ở trường Tiểu học Thiệu Vân” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa là thực sự cần thiết đối với mỗi nhà trường nên bản thân tôi muốn nghiên cứu sâu vấn đề này để cũng là một cơ hội có thể hiểu hơn về lĩnh vực văn hóa đặc biệt lại là văn hóa nhà trường. Qua đó để thấy rõ tầm quan trọng của văn hóa đối với nhà trường. Từ đó giúp cho công tác chỉ đạo nâng cao hơn nữa việc xây dựng văn hóa thông qua phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong nhà trường là cách làm hiệu quả giúp cho học sinh phát triển tốt cả về kiến thức cũng như nhân cách hoàn thiện hơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa thông qua phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này, tôi dự kiến sử dụng những phương pháp chính sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Phương pháp này được tôi sử dụng chủ yếu trong quá trình đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc chỉ đạo “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hoá nhà trường thông qua việc xây dựng môi trường học tập thân thiện”. – Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp điều tra. Phương pháp này được tôi sử dụng chủ yếu khi điều tra thực trạng Văn hóa và nhận thức thực tiễn chỉ đạo của Hiệu trưởng, hiệu phó về việc “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hoá nhà trường thông qua việc xây dựng môi trường học tập thân thiện”. + Phương pháp quan sát: Tôi sử dụng phương pháp quan sát chủ yếu trong quá trình quan sát thực tế chỉ đạo của Hiệu trưởng, hiệu phó về việc “Xây dựng văn hoá nhà trường thông qua việc chỉ đạo xây dựng môi trường học tập thân thiện”. Từ đó bổ sung cho số liệu đã điều tra. +Phương pháp trò chuyện. Để chính xác hoá các thông tin thu nhận được từ việc quan sát và điều tra tôi sử dụng phương pháp trò chuyện này. + Phương pháp thống kê toán học. Sau khi đã điều tra quan sát, trò chuyện, tôi sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu thu nhận được trong quá trình nghiên cứu phục vụ cho tiểu luận. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận: Văn hoá nhà trường là một hệ thống phức hợp các giá trị, các chuẩn mực xung quanh chức năng đào tạo con người của nhà trường, được chấp nhận tự nguyện, được cam kết tôn trọng để theo đó mà các thành viên trong nhà trường cùng nhau thực thi các hoạt động dạy học nhằm hoàn thành ngày càng tốt sứ mệnh cao cả của mình. Văn hoá nhà trường thường được xem xét ở hai cấp độ đó là vô hình và hữu hình. Cấp độ vô hình của văn hoá nhà trường là các yếu tố chủ yếu thường ở dạng tiềm ẩn trong nhận thức và tình cảm của con người, chúng ta khó nhận ra ngay. Chính hoạt động của thầy và trò trong hoạt động thực tiễn dạy và học đã biến các yếu tố vô hình nói trên thành các biểu tượng và tạo nên một cấp độ hữu hình của văn hoá nhà trường. Nhìn từ phía khách quan, người ta dễ nhận ra cấp độ hữu hình của văn hoá nhà trường. Chẳng hạn, biểu tượng về các chuẩn mực trong văn hoá nhà trường mà chúng ta thường thấy khi đến một nhà trường nào đó chính là cấp độ hữu hình của văn hoá nhà trường như là: Cảnh quan sư phạm, trang phục của thầy và trò, quan hệ giao tiếp trong trường và giao tiếp với khách, nghi thức chào cờ đầu tuần, nghi thức chào đón học trò đầu cấp và lễ ra trường cho học trò cuối cấp, nghi lễ ngày khai giảng, ngày bế giảng, ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm Như vậy để nhận diện đúng được trình độ của văn hoá nhà trường thì phải có cách đánh giá toàn diện, kết hợp cả hai cấp độ. Không thể chỉ căn cứ vào cấp độ hữu hình nhưng cũng không thể chỉ qua đánh giá trình độ của cấp độ vô hình bằng suy diễn cảm tính. 2.2. Thực trạng văn hoá nhà trường ở trường Tiểu học Thiệu Vân: 2.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường Tiểu học Thiệu Vân là đơn vị đóng trên địa bàn xã Thiệu Vân, xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nằm ở phía Tây, cách trung tâm thành phố 12 ki-lô-mét. Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Giao thông thuỷ lợi chưa thuận tiện, mỗi năm bà con chỉ có một vụ lúa. Vì thế đời sống vật chất của nhân dân còn nghèo. Trình độ dân trí chưa cao. Nhân dân địa phương đang còn một số thói quen chưa được phá bỏ. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hoá nhà trường của đơn vị. Bảng 1: Bảng số liệu về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên năm học 2016 - 2017. Tổng số CBGV,NV Nữ Dân tộc Đảng viên Ghi chú 15 13 11 Qua bảng 1 cho thấy: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường tương đối ít. Trong đó, cán bộ quản lí: 2 đồng chí; giáo viên văn hóa: 8 đồng chí, giáo viên đặc thù dạy các môn Mĩ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh: 3 đồng chí; Nhân viên - Kế toán: 2 đồng chí. Như vậy đơn vị có đủ về số lượng cán bộ giáo viên, tương đối đồng bộ về cơ cấu. Phần lớn cán bộ giáo viên nhân viên là đảng viên, một số người địa phương sống xung quanh trường. Đây chính là những thuận lợi cơ bản của đơn vị: Cán bộ giáo viên nhân viên luôn gương mẫu tiên phong trong mọi hoạt động của nhà trường. Có phẩm chất đạo đức, lối sông tốt. Tập thể ít người do vậy dễ bàn bạc thống nhất trong việc ra nghị quyết thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt đơn vị ít người nên cũng ít khi xảy ra va chạm trong đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên. Ngược lại đây cũng là một trong những khó khăn trong việc xây dựng văn hóa nhà trường. Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự mẫu mực trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, với học sinh. Bảng 2. Bảng số liệu cán bộ giáo viên, nhân viên năm học 2016 - 2017 Chia theo độ tuổi và trình độ đào tạo Tổng số Chia theo độ tuổi Chia theo trình độ đào tạo Ghi chú Từ 50 tuổi trở lên Từ 40 đến 49 tuổi Từ 30 đến 39 tuổi Dưới 30 tuỏi Đại học Cao đẳng THCN Dưới THCN 15 5 3 7 10 2 3 0 Nhìn vào số liệu bảng 2, ta thấy: Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị đều là những người có tuổi đời lẫn tuổi nghề tương đối cao. Đây là điều thuận lợi, bởi vì: Đội ngũ cán bộ giáo viên đã có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên, nhân viên cao tuổi chưa kịp thời thích ứng với yêu cầu mới, đôi khi bảo thủ, chậm tiến bộ. Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Đây cũng là một thuận lợi trong việc xây dựng văn hóa nhà trường: Nhận thức của đội ngũ cao, họ biết cách tự khẳng định mình xong đôi khi lại quá tự tin và ít lắng nghe sự góp ý. Bảng 3. Bảng số liệu học sinh năm học 2016 - 2017 Tổng số HS Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Ghi chú Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 178 1 33 2 35 2 37 1 33 2 40 Qua số liệu bảng 3 cho thấy: Toàn trường có 178 học sinh, được biên chế 8 lớp. Như vậy, sĩ số học sinh bình quân trên lớp tương đối ít. Trong những năm gần đây, nhà trường được hưởng lợi từ các nguồn ngân sách nên đã trang bị đủ phòng học kiên cố, chỗ ngồi cho học sinh học 2 buổi trên ngày; Học sinh đi học có đầy đủ sách giáo khoa; học sinh nghèo được hỗ trợ chi phí học tập. Điều này rất thuận lợi trong công tác giáo dục học sinh của nhà trường. 2.2.2. Thực trạng của viện xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thiệu Vân trong những năm học qua. Bảng 4. Bảng số liệu kết quả xếp loại chuyên môn của giáo viên hằng năm Năm học Tổng số GV được đánh giá XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN Ghi chú Giỏi Khá T.Bình Kém 2013 - 2014 12 6 6 0 0 2014 - 2015 12 7 5 0 0 2015 - 2016 12 7 5 0 0 Đọc số liệu bảng 4 cho thấy: Chất lượng giảng dạy của giáo viên nhà trường tương đối ổn định. Tỉ lệ giáo viên xếp loại giỏi cao. Phần lớn giáo viên được đánh giá xếp loại giỏi và khá, không có giáo viên xếp loại trung bình và kém. Có được kết quả như vậy là vì đa số giáo viên đã biết linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học, lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học một cách khoa học. Tuy nhiên, học sinh vẫn còn ít tham gia các hoạt động học tập; Giáo viên chưa tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; Vì vậy mà hiệu quả giáo dục chưa cao ( nhà trường chưa có nhiều học sinh nổi bật ở các môn văn hoá. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, họp cán bộ giáo viên, nhân viên hàng tháng, giáo viên, nhân viên rất ít có ý kiến trao đổi. Bảng 5. Bảng số liệu kết quả thi đua của các lớp qua các năm học Năm học Tổng số lớp XẾP LOẠI THI ĐUA Ghi chú Tốt Khá Đạt Chưa đạt 2013 - 2014 9 2 3 4 0 2014 - 2015 9 3 2 4 0 2015 - 2016 9 3 2 4 0 Qua số liệu bảng 5 cho thấy: Số lượng lớp xếp loại tốt còn ít, tỉ lệ lớp xếp loại khá và đạt yêu cầu là chủ yếu. Nguyên nhân các lớp xếp loại thi đua chưa cao là do: vệ sinh hàng ngày của lớp chưa sạch sẽ hoặc làm vệ sinh chậm; hằng ngày các em đi học chưa đều, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ; bàn ghế trong lớp kê chưa ngay ngắn; Hoạt động múa hát ngoài sân trường, thể dục giữa giờ chưa đều; giờ ra chơi hoặc trên đường đi học về vẫn còn học sinh trêu chọc lẫn nhau Giáo viên đôi khi còn chưa quan tâm nhắc nhở học sinh làm vệ sinh trước khi vào lớp. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến công tác văn hoá nhà trường chưa thực sự tốt đó là: Cán bộ giáo viên, nhân viên vẫn chưa nhận thức một cách rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của mình. Chưa tạo được bầu không khí cởi mở, hợp tác, đôi khi mâu thuẫn giữa cá nhân giáo viên với nhau chưa giải quyết kịp thời dứt điểm, chưa thực sự tạo được môi trường thân thiện trong việc dạy và học 2.3. Một số biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường năm học 2016 - 2017 ở trường Tiểu học Thiệu Vân: Biện pháp 1: Xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác Với cương vị làm quản lí phụ trách công tác chuyên môn trong nhà trường nhưng cũng đồng thời là chủ tịch công đoàn, tôi đã luôn phối hợp chặt chẽ với hiệu trưởng, xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng và có cơ hội phát triển các khả năng của mình bằng cách: - Mọi kế hoạch công tác của nhà trường đều được triển khai, quán triệt đến mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên để mọi người đều được biết và có ý kiến đóng góp xây dựng bản kế hoạch được đầy đủ hơn, khi tổ chức thực hiện được tốt hơn. Đặc biệt là công khai công tác tài chính, đây là vấn đề mà được nhiều người quan tâm. - Phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện hoàn cảnh gia đình của mọi cán bộ giáo viên, nhân viên tạo điều kiện để mỗi thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi thành viên trong nhà trường tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng mà các cấp quản lí tổ chức. - Duy trì các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao để cán bộ giáo viên nhân viên tham ra. Tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao trong đơn vị và giao lưu với đơn vị bạn nhằm xây dựng phong trào bề nổi, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Thông qua hoạt động này mọi người thêm gần gũi, biết chia sẻ với nhau nhiều hơn. - Cải tiến nội dung hội họp bằng cách yêu cầu giáo viên phải báo cáo kết quả thực hiên nhiệm vụ được giao đồng thời nêu những khó khăn vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ; trưởng các đoàn thể báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức mình Đặc biệt coi trọng việc lắng nghe, khuyến khích mọi thành viên tham gia góp ý chia sẻ, xây dựng. Biện pháp 2: Công tác tuyên truyền giáo dục tinh thần, ý thức trách nhiệm cho cán bộ giáo viên nhân viên Công tác tuyên truyền không chỉ triển khai đầy đủ các văn bản, nghị quyết mà còn thực hiện bằng nhiều cách khác nhau làm sao để mỗi cán bộ giáo viên đều có thể trực tiếp nắm rõ. Cách làm như sau: Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên nghiên cứu học tập Điều lệ trường Tiểu học, nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” ... thông qua các buổi giao ban cuối tuần, hội họp hàng tháng và sinh hoạt chuyên đề của công đoàn. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên làm bản báo cáo mô tả công việc, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình để mọi người hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Đặc biệt giúp giáo viên hiểu biết toàn diện hơn về văn hoá, vai trò của văn hoá trong phát triển giáo dục và đào tạo và vai trò của xây dựng văn hoá nhà trường. Từ đó biến hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường thành hoạt động mang tính chất tự giác, thường xuyên của mỗi giáo viên và học sinh nhằm xây dựng môi trường văn hoá trong sạch, lành mạnh. Tham mưu cho hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các buổi toạ đàm về công tác xây dựng môi trường văn hoá theo chủ điểm sinh hoạt của Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Biện pháp 3: Xây dựng nội quy quy định lề lối làm việc của nhà trường : Sau khi cán bộ giáo viên, nhân viên đã thấm nhuần tư tưởng, tôi tham mưu cho hiệu trưởng xây dựng nội quy, quy định lề lối làm việc, quy tắc ứng xử của giáo viên và học sinh. Yêu cầu giáo viên phải có mặt ở trường sớm hơn 10 phút trước khi trống vào lớp nhằm mục đính trước mỗi buổi học giáo viên phải quan sát, nhắc nhở học sinh làm vệ sinh sạch sẽ đầu mỗi buổi học. Quy định về trang phục của giáo viên, học sinh khi đến trường. Tôi tham mưu cho hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách phối hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua, chấm điểm xếp loại các lớp hàng tuần. Đánh giá thi đua của giáo viên còn dựa vào xếp loại thi đua của lớp phụ trách Văn bản dự thảo được gửi qua hộp thư điện tử cá nhân của mỗi thành viên, yêu cầu mọi thành viên phải tham gia đóng góp ý kiến xây dựng để cùng thống nhất thực hiện. Tham mưu cho hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy lớp học cho học sinh lớp mình. Sau mỗi tuần, giáo viên đánh giá, tuyên dương trước cờ những học sinh thực hiện tốt; nhắc nhở, giúp đỡ học sinh thực hiện chưa tốt đề các em thực hiện tốt hơn. Họp cán bộ giáo viên, nhân viên hàng tháng, hiệu trưởng đánh giá, tuyên dương cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện tốt, thúc đẩy mọi người nổ lực làm việc. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trang trí phòng học, xây dựng cảnh quan trường lớp Tôi tham mưu cho hiệu trưởng phát động thi đua trang trí lớp học chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam: Yêu cầu giáo viên các lớp tổ chức cho học sinh quét màng nhện trên tường và trần lớp học; Bảng, bàn ghế, tủ, ánh sáng được bố trí sắp xếp hợp lý tạo không gian học tập thoải mái nhẹ nhàng cho cả giáo viên và học sinh; trang trí góc học tập để trưng bày các sản phẩm mà học sinh đã làm ra: Viết chữ đẹp, khéo tay hay làm của môn Thủ công - Kĩ thuật, môn Mỹ thuật . Làm thay đổi cảnh quan lớp học, giúp học sinh hào hứng học tập hơn; cảnh quan lớp học gần gũi với thiên nhiên hơn. Chỉ đạo các lớp chăm sóc, sửa sang bồn hoa, trồng bổ sung một số loài hoa vào bồn hoa, bảo vệ cây xanh trong sân trường Năm học 2016 - 2017, nhà trường được sự quan tâm ủng hộ của hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương đã xây được tường rào xung quanh trường, tạo cảnh quan của nhà trường sạch đẹp hơn, an toàn hơn. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường học tập thân thiện, có lợi nhất cho học sinh Tôi đã chỉ đạo cho giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh; Chỉ đạo giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài phù hợp với các đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh có lực học yếu cũng tham gia xây dựng bài, thường xuyên động viên khích lệ đối tượng này để các em không mặc cảm tự ti. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thường xuyên thăm lớp dự giờ góp ý cho đồng nghiệp, tổ chức xây dựng các giờ d
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_van_hoa_nha_truong_th.doc