SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN

Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa vào thí điểm trên diện rộng từ năm học 2012 - 2013 tại 1.447 trường Tiểu học trên cả nước đối với khối lớp 2,3. Năm học 2014 - 2015 tiếp tục thực hiện đối với lớp 5 và mở rộng thêm nhiều trường Tiểu học khác. Có rất nhiều trường tham gia tự nguyện dạy học áp dụng theo mô hình trường học mới VNEN mà không cần tới sự hỗ trợ của dự án VNEN. Điều đó một phần là minh chứng cho một phương pháp dạy học mới có nhiều tính ưu việt. Đối với tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã, thành phố tham gia mô hình này. Trường Tiểu học Yên Phong là 1 trong 5 trường trên địa bàn Huyện tham gia dự án. Đây là kiểu mô hình trường học tiên tiến, dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới giáo dục quốc tế, vân dụng cách làm của Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.

Mô hình trường học mới Việt Nam nhằm thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy, đổi mới về phương pháp học, đổi mới về phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới về tổ chức lớp học,.Sau khi được tập huấn và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới, trường chúng tôi đã tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tuy vậy, đây là mô hình dạy học mới nên trong quá trình triển khai và thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn, vướng mắc về tài liệu, về phân phối chương trình, về phương pháp dạy học, công tác tổ chức lớp học, cách nhận xét đánh giá và về cả nhận thức của cha mẹ học sinh.v.v.

Mặc dù vậy, chúng tôi đã từng bước khắc phục, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn và đã đạt được những kết quả khả quan như: Học sinh mạnh dạn, tự tin, linh hoạt và tích cực hơn trong học tập và trong các hoạt động. Không khí lớp học thân thiện và tự nhiên hơn. Bản thân tôi hiện là Phó hiệu trưởng, là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện mô hình trường học mới tại trường Tiểu học Yên Phong. Ngay từ buổi đầu, bản thân tôi đã luôn đồng hành, gắn bó và theo sát chương trình. Tôi thật sự tâm huyết và nhận thấy mô hình có nhiều ưu điểm và có tính khả thi cao. Tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm tòi, trăn trở và mạnh dạn chia sẻ SKKN: “ Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN”. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo của mình vào sự thành công chung của mô hình dạy học VNEN.

 

doc 15 trang thuychi01 7070
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
Lí do chon đề tài
Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa vào thí điểm trên diện rộng từ năm học 2012 - 2013 tại 1.447 trường Tiểu học trên cả nước đối với khối lớp 2,3. Năm học 2014 - 2015 tiếp tục thực hiện đối với lớp 5 và mở rộng thêm nhiều trường Tiểu học khác. Có rất nhiều trường tham gia tự nguyện dạy học áp dụng theo mô hình trường học mới VNEN mà không cần tới sự hỗ trợ của dự án VNEN. Điều đó một phần là minh chứng cho một phương pháp dạy học mới có nhiều tính ưu việt. Đối với tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã, thành phố tham gia mô hình này. Trường Tiểu học Yên Phong là 1 trong 5 trường trên địa bàn Huyện tham gia dự án. Đây là kiểu mô hình trường học tiên tiến, dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới giáo dục quốc tế, vân dụng cách làm của Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam.
Mô hình trường học mới Việt Nam nhằm thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy, đổi mới về phương pháp học, đổi mới về phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới về tổ chức lớp học,...Sau khi được tập huấn và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới, trường chúng tôi đã tổ chức thực hiện nghiêm túc. Tuy vậy, đây là mô hình dạy học mới nên trong quá trình triển khai và thực hiện, chúng tôi gặp không ít khó khăn, vướng mắc về tài liệu, về phân phối chương trình, về phương pháp dạy học, công tác tổ chức lớp học, cách nhận xét đánh giá và về cả nhận thức của cha mẹ học sinh.v.v...
Mặc dù vậy, chúng tôi đã từng bước khắc phục, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn và đã đạt được những kết quả khả quan như: Học sinh mạnh dạn, tự tin, linh hoạt và tích cực hơn trong học tập và trong các hoạt động. Không khí lớp học thân thiện và tự nhiên hơn. Bản thân tôi hiện là Phó hiệu trưởng, là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện mô hình trường học mới tại trường Tiểu học Yên Phong. Ngay từ buổi đầu, bản thân tôi đã luôn đồng hành, gắn bó và theo sát chương trình. Tôi thật sự tâm huyết và nhận thấy mô hình có nhiều ưu điểm và có tính khả thi cao. Tôi đã đầu tư thời gian nghiên cứu, tìm tòi, trăn trở và mạnh dạn chia sẻ SKKN: “ Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN”. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo của mình vào sự thành công chung của mô hình dạy học VNEN. 
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
Đề tài SKKN thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học theo mô hình trường học mới VNEN tại trường Tiểu học Yên Phong, huyện Yên Định.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp chỉ đạo đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN Trường Tiểu học Yên Phong, huyện Yên Định.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm...
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
Phương pháp giảng dạy và giáo dục ở các trường Tiểu học của nước ta đã quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên còn mang tính bộ phận và hình thức, đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai cho học sinh còn có biểu hiện khắt khe, đôi khi thiếu dân chủ, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy, học sinh còn có những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng,...
1.2 Cơ sở thực tiễn
Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới VNEN khác phương pháp dạy học hiện hành: Đây là mô hình dạy học không những đổi mới về cách thức tổ chức lớp học, về trang trí lớp học mà quá trình dạy học cũng được chuyển từ hình thức dạy học cả lớp sang dạy học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên là người tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm tri thức, kỹ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em tự tin, hứng thú nhiều trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Thực trạng của việc dạy theo mô hình trường học mới VNEN tại Trường Tiểu học Yên Phong
2.1. Đặc điểm tình hình đơn vị
Trường Tiểu học Yên Phong nằm trên địa bàn dọc theo quốc lộ 45 theo dọc bờ sông Mã. Trường được thành lập . Hiện tại nhà trường có 13 lớp với 392 học sinh. Đội ngũ gồm 23 đ/c cán bộ giáo viên thuộc biên chế. Trường đã được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 1. Nhà trường liên tục đạt Tập thể tiến tiến cấp Huyện trở lên. Nhiều năm gần đây, nhà trường được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng bằng khen, giấy khen của Chủ tịch UBND Huyện, Giấy khen Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo. Từ năm học 2014 - 2015, trường được chọn thí điểm dạy học theo mô hình VNEN đối với lớp 2,3,4,5.
2.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học theo mô hình VNEN
 a, Thuận lợi.
 - Công văn chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và Phòng GD&ĐT Yên Định kịp thời, cụ thể, dễ thực hiện.
 	- Nhìn chung nhà trường được sư ủng hộ quan tâm của chính quyền địa phương và sự đồng tình của phụ huynh học sinh.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình VNEN được tham gia tập huấn trang bị đầy đủ kiến thức về cách thức và phương pháp dạy học theo mô hình mới, hào hứng, nhiệt tình say mê với mô hình mới này.
- Số lượng học sinh của nhà trường tương đối phù hợp với cách thức tổ chức theo nhóm ( từ 25 đến 30 em/lớp). Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đáp ứng được nhu cấu dạy và học.
- Phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động học tập, tích lũy kiến thức.
- Tài liệu hướng dẫn học tập dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, tiện cho việc sử dụng. Giáo viên đỡ mất thời gian soạn bài các môn Toán, Tiếng Việt, TN&XH dành thời gian nghiên cứu và làm đồ dùng tiểu học.
- Cách thức tổ chức dạy học theo nhóm và cách trang trí lớp học tạo môi trường học tập hưng phấn, gần gũi, thân thiện phát huy khả năng tự chủ lĩnh hội kiến thức cho học sinh.
 	- Xây dựng tốt mối quan hệ, tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.	 
b, Khó khăn.
- Ban đầu, một số phụ huynh chưa thực sự tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ cho con em tham gia học tập mô hình trường tiểu học mới.
- Việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học truyền thống giáo viên là người truyền thụ kiến thức sang phương pháp dạy học tích cực, chuyển hoạt động dạy của thầy sang hoạt động tự học của học sinh học theo nhóm, chủ động khám phá kiến thức dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Việc thay đổi thói quen đã thành nếp về phương pháp dạy học quả là khó khăn. Một số giáo viên không khỏi tâm lý hoang mang với tâm lý học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Một số giáo viên vẫn chưa thực sự sáng tạo trong cách dạy mà còn rập khuôn cứng nhắc. Đôi khi còn lạm dụng việc giảng dạy theo cách dạy hiện hành.
- Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu Hướng dẫn học vẫn còn một số chỗ chưa hợp lý nên đòi hỏi giáo viên cần phải chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp và có phương án điều chỉnh phù hợp, sáng tạo trong các tình huống gặp phải.
- Yêu cầu của Mô hình trường học mới là học sinh học lên lớp 2 phải có kỹ năng đọc hiểu Tiếng Việt tốt nhưng trong thực tế vẫn còn một số học sinh việc đọc thông viết thạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó mô hình này gặp trở ngại đối với đối tượng học sinh hòa nhập. Mặt khác, một số lớp sĩ số đông nên khó khăn trong việc tổ chức học nhóm.
- Là vùng nông thôn nên nhiều học sinh không mạnh dạn, còn rụt rè nhút nhát, tinh thần hợp tác nhóm còn kém, kỹ năng giao tiếp hạn chế nên việc lựa chọn học sinh trong hội đồng tự quản, nhóm trưởng hay việc luân phiên chuyển nhóm trưởng và sự tương tác trong nhóm hiệu quả chưa cao.
 - Mô hình học nhóm trong suốt buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng, ỷ lại vào người khác nếu như giáo viên không theo dõi sát sao và hỗ trợ kịp thời.
3. Một số biện pháp tổ chức thực hiện
3.1 Tuyên truyền về Mô hình trường học mới VNEN đến CBGV, nhân viên, phụ huynh và cộng đồng dân cư
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho phụ huynh học sinh và cộng đồng để họ có những hiểu biết, có nhận thức đúng về mô hình dạy học mới thông qua các buổi họp phụ huynh HS toàn trường, thông qua bảng tin của nhà trường, thông qua hệ thống truyền thanh của Thôn và thông qua các Hội nghị của UBND Xã. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo về mô hình VNEN có sự tham gia của phụ huynh để tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia vào mô hình này.
- Giúp cha mẹ học sinh thấy được sự đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học, đổi mới tổ chức lớp học, đổi mới đánh giá học sinh, đổi mới sự tham gia của cộng đồng đối với giáo dục, chia sẻ về cách phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục, cách thức phối hợp với giáo viên. Mời phụ huynh cùng tham gia dự giờ, cùng chia sẻ việc đánh giá quá trình học tập của con em mình.
- Giúp giáo viên có niềm tin, sẵn sàng đón nhận những ý kiến đóng góp của Phụ huynh và có nhiều thông tin hơn về học sinh qua sự chia sẻ của cha mẹ các em.
- Nhà trường tích cực tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành cùng quan tâm, ủng hộ điều kiện vật chất cho nhà trường để tăng cường việc trang trí, sắp xếp phòng học khang trang và đầy đủ hơn.
- Ban đầu, mô hình trường trường học mới VNEN còn lạ lẫm, bỡ ngỡ không riêng gì đối với phụ huynh, cộng đồng mà còn cả đối với giáo viên. Đến đầu năm học 2014-2015, các hoạt động dạy học phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh, cộng đồng đã trở thành những hoạt động thường xuyên, gần gũi quen thuộc mang tính tự giác. Như việc xây dựng Bản đồ cộng đồng, trang trí lớp học, việc tổ chức thành lập hội đồng tự quản, tổ chức sinh nhật,...đều có sự tham gia của phụ huynh. Đặc biệt, sổ phụ huynh là sợi dây kết nối, chia sẻ kinh nghiệm của phụ huynh trong lớp, góp phần tạo nên môi trường lớp học gần gũi, thân thiện. 
3.2 Tăng cường công tác trang trí lớp học
- Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với mái trường là mỗi khi các em đến trường các em tìm thấy niềm vui của mình. Việc trang trí một lớp học với không gian thân thiện, gần gũi, vừa tạo tính thẩm mỹ đồng thời mục đích chính là phục vụ nhu cầu học tập và các hoạt động giáo dục của học sinh, góp phần vô cùng to lớn vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng, giáo dục. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng hiểu được điều đó và tận dụng khai thác tối đa, hiệu quả các công cụ cũng như các góc học tập, thư viện lớp học vào các tiết dạy. Chính vì vậy, BGH nhà trường cần giúp cho giáo viên hiểu rõ mục đích và thường xuyên sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học.
- Ngay từ trước thềm năm học mới, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với phụ huynh và học sinh tổ chức trang trí lớp học. Cụ thể:
+ Mười bước học tập: Nên gắn ngay phía trên tường gần bàn giáo viên để học sinh dễ quan sát và trong quá trình học tập nếu học sinh không nhớ quy trình 10 bước thì các em có thể nhìn vào đó để vận dụng các bước trong quá trình học tập.
+ Nội quy lớp học: Do GV và HS cùng xây dựng để cùng nhau dám sát và thực hiện tốt những quy định đề ra. Nội quy lớp học nên trình bày cách điệu, dễ đọc, đơn giản, không gò bó áp đặt hay dùng mệnh lệnh, đề ra những việc làm cụ thể để thực hiện tốt nội quy trong nhà trường. Nội quy nên treo gần bảng lớp để các em dễ quan sát
+ Nhịp cầu bè bạn: Là nơi hội tụ những cảm xúc của các thành viên trong lớp. Từ góc nhỏ đáng yêu ấy sẽ tạo ra hiệu ứng sôi nổi tới các bạn học sinh. Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòng chữ chất chứa tình cảm sâu lắng, buồn vui, ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ là cây cầu gắn kết các thành viên và làm nên một lớp học đoàn kết và giàu lòng nhân ái. 
+ Nhịp cầu bè bạn cần trình bày sáng tạo, mỗi lớp sẽ có tên riêng, cách trang trí khác nhau. Cần treo ở vị trí vừa tầm với của học sinh, tránh treo cao quá, HS sẽ khó bỏ thư cho nhau. 
+ Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sử của địa phương, các sản phẩm của chính gia đình, địa phương các em làm ra, mùa nào thức ấy, có thể chỉ đơn giản vài quả su su, vài bó cải cúc vừa thu hoạch, vài bắp ngô luộc, củ khoai nướng,...giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về địa phương mình, đồng thời bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 
+ Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp giáo viên, phụ huynh và học sinh; có sự giúp đỡ của nhà trường, địa phương tạo điều kiện cho các em tham gia đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi. Rèn kỹ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn kiến thức, học sinh còn tham gia giới thiệu sách, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là những kỹ năng cần thiết cho các em sau này.
+ Các góc học tập như: Góc toán, góc Tiếng Việt, góc TN&XH; góc HĐGD, BGH cũng cần chỉ đạo giáo viên tổ chức cho học sinh cùng xây dựng, sử dụng, quản lý và phát triển, phục vụ thiết thực cho từng bài dạy, từng môn học, từng hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng từng giờ học cũng như chất lượng giáo dục.
3.3 Tổ chức lớp học
- Từ năm học 2012 - 2013, trường TH Yên Phong là 1 trong 5 trường trên 28 trường tiểu học thuộc huyện Yên Định được tham gia dạy thí điểm chương trình Tiểu học mới VNEN. Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Việc dạy - học theo nhóm có thành công hay không điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó chính là hoạt động của HĐTQ và các nhóm trưởng. 
- Xác định rõ vai trò của HĐTQ, BGH và GVCN các lớp VNEN trong nhà trường, ngay từ đầu năm học đã đặt ra nhiệm vụ: Làm thế nào để đào tạo, bồi dưỡng được những em trong ban HĐTQ nhanh nhẹn, mạnh dạn có thể bao quát lớp, điều khiển lớp, điều khiển các nhóm hoạt động được tốt?
- Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đúc rút kinh nghiệm, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao, bồi dưỡng kĩ năng cho HĐTQ, nhóm trưởng các lớp như sau:
 	a, Thành lập Hội đồng tự quản học sinh.
- Trước tiên, ngay từ đầu năm học, sau khi nhận danh sách lớp, GVCN trao đổi ngay với GVCN năm học trước để tìm hiểu kỹ tình hình lực học cũng như năng lực, phẩm chất của từng học sinh. Sau đó, giáo viên đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong HĐTQ phải có những năng lực như: mạnh dạn tự tin, nhanh nhẹn hoạt bát, có năng lực học tập tốt, có năng khiếu văn nghệ hoặc TDTT...
 - Bước tiếp theo, GVCN thông báo cho học sinh, phụ huynh, BGH thời gian và kế hoạch bầu cử, lấy ý kiến tư vấn của giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh; đăng ký danh sách ứng cử, đề cử; 
 	- Tổ chức bầu cử chủ tịch và phó chủ tịch thành lập các ban của HĐTQ. Đây là bước vô cùng quan trọng để thành lập HĐTQ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này hoặc cũng tổ chức bầu cử nhưng qua loa, đại khái mang tính hình thức.
 	- Điều quan trọng trong công việc bầu HĐTQ là giáo viên phải tạo ra một bầu không khí sôi nổi, kịch tính nhưng lại mang tính đoàn kết, dân chủ. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh được tranh cử vào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch. Qua việc tranh cử đó, giáo viên sẽ phát hiện được những học sinh mạnh dạn, có khả năng diễn thuyết trước đám đông.
- Đây là một trong những năng lực quan trọng trong vai trò là HĐTQ. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên sẽ trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm.
- Việc lựa chọn HĐTQ học sinh là vô cùng quan trọng. Một HĐTQ năng động, tự tin sẽ là một trong những yếu tốt quyết định thành công của việc dạy - học theo nhóm.
 b, Phân công và bồi dưỡng vai trò của nhóm trưởng
- Vai trò của nhóm trưởng cũng không kém phần quan trọng. Nhóm trưởng thay giáo viên điều hành các hoạt động nhóm. Nhóm trưởng phải tự mình làm thế nào để huy động sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ của mình. Nhóm trưởng phải biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm, của giáo viên khi gặp khó khăn. Nhóm trưởng phải biết sử dụng tài liệu học tập và quản lý quỹ thời gian...Chúng tôi đưa ra một số cách bồi dưỡng nhóm trưởng như sau:
Cách 1: Chọn 1 nhóm làm tốt thảo luận một hoạt động nào đó cho các nhóm còn lại chú ý học tập .
Cách 2: Đầu buổi học hoặc cuối buổi học, giáo viên mời các nhóm trưởng ngồi lại tạo thành 1 nhóm, giáo viên hướng dẫn từng bước một.
Cách 3: Giáo viên đóng vai là nhóm trưởng một nhóm nào đó để các nhóm khác quan sát.
Cách 4: Giáo viên chọn một số học sinh nhanh nhẹn, tự tin để huấn luyện. Sau đó, phân công những học sinh này về các nhóm để làm nhóm trưởng.
Cách 5: Cho nhóm trưởng của lớp mình sang lớp khác để " dự giờ" quan sát và học tập.
- Tùy vào đối tượng HS của lớp, GVCN lựa chọn linh hoạt các cách để vận dụng.
3.4 Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện và giàu lòng nhân ái. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa
a, Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện và giàu lòng nhân ái
- Muốn xây dựng được mối đoàn kết trong lớp, HĐTQ có vai trò cực kỳ quan trọng. Các em chính là những sợi dây nối các thành viên trong lớp. Ngoài vai trò hướng dẫn các bạn học tập, các em còn là những người chủ động trong các hoạt động của lớp như tổ chức sinh nhật; tương tác với các góc thư viện, góc học tập hay góc cộng đồng. Chính các em là người tạo ra những tiếng cười rộn rã trong lớp, là người thắp lên những ngọn nến lung linh của lòng nhân ái.
 b, Tăng cường các hoạt động ngoại khóa.
- Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa và là sân chơi tự nguyện tham gia của học sinh. Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có thể phát triển nhiều kỹ năng sống. 
- Ý thức được điều đó, trường Tiểu học Yên Phong đã tổ chức một số sân chơi đa dạng, phong phú đáp ứng mọi nguyện vọng của học sinh. Cụ thể:
 	+ Hoạt động sự kiện: Sinh nhật trong các lớp , trường Tiểu học Yên Phong đã tổ chức. Trong ngày hội, học sinh được giáo dục các kỹ năng dựng lều trại, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng bán hàng, kỹ năng sinh hoạt lửa trại...
 + Bên cạnh các trò chơi hiện đại, học sinh tham gia tìm hiểu về các phong tục cổ truyền của Việt Nam với những trò chơi dân gian (kéo co, nhảy bao bố), cách gói các loại bánh: bánh chưng, bánh tét, tổ chức chợ phiên với các món ăn ba miền.... 
+ Các kĩ năng và kinh nghiệm sống đó sẽ giúp các em trở thành một con người toàn diện và thú vị hơn.
+ Hoạt động công tác xã hội: Giúp các em học sinh nhận thức được bài học quý giá trong thực tiễn: biết cảm thông và cùng chia sẻ khó khăn với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Chương trình KẾT NỐI YÊU THƯƠNG của trường Tiểu học Yên Phong với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 120 chiếc áo mới; 10 suất học bổng, 500 quyển vở mới; nhiều mũ mới, tất mới và nhiều quà tặng có giá trị,...đã giúp cho học sinh thêm yêu hơn con người Việt Nam, biết sống có trách nhiệm với chính bản thân mình.
+ Hoạt động nghệ thuật: Chúng tôi cũng chú trọng cung cấp cho các em học sinh nhiều môn học mang tính nghệ thuật, giúp các em có thể thư giãn sau những giờ học chính khóa. Ngoài ra rèn luyện cho các em tính tập trung, rèn luyện trí nhớ, kích thích trí não, phát triển tư duy, óc sáng tạo. Các em 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_to_chuc_day_hoc_theo_mo_hinh_t.doc