SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế Long, huyện Đông Sơn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế Long, huyện Đông Sơn

Trong sứ mệnh cao cả của ngành giáo dục, giáo dục truyền thống cho học

sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đó là một phần không thể thiếu để

hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh

đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống

dân tộc cho học sinh càng phải được coi trọng. Nghị quyết của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng đã xác định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn

diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia

đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”[1]; “Giáo dục lý

tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến

lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng”[2].

Để thực hiện được mục tiêu này, giáo dục truyền thống trong nhà trường

phổ thông là một yêu cầu cần thiết. Giáo dục truyền thống trong nhà trường sẽ

góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của các

em phong phú, lành mạnh; trên cơ sở đó hình thành nhân cách sống cho mỗi học

sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh văn hóa truyền thống nói chung có nguy cơ bị văn

hóa hiện đại lấn át, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị quên lãng hoặc bị

thương mại hóa. thì việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các nhà

trường càng trở nên cấp thiết.

pdf 21 trang thuychi01 22885
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế Long, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
I. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
2. Mục đích nghiên cứu 
3. Đối tượng nghiên cứu 
4. Phương pháp nghiên cứu 
2 
2 
3 
3 
3 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Cơ sở lý luận 
2. Thực trạng 
3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 
 Biện pháp 1. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua tiết Sinh hoạt dưới cờ. 
 Biện pháp 2. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua các ngày kỉ niệm, các chủ đề chủ điểm. 
 Biện pháp 3. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua sinh hoạt Đội, Sao, chương trình phát thanh măng non. 
 Biện pháp 4. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua mô hình “Lịch sử quanh em” 
 Biện pháp 5. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua việc tổ chức tham quan các di tích lịch sử. 
 Biện pháp 6. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. 
 4. Hiệu quả của sáng kiến 
3 
3 
4 
5 
6 
10 
12 
15 
17 
18 
19 
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 2. Kiến nghị 
20 
20 
21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 
PHỤ LỤC 24 
2 
I. MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Trong sứ mệnh cao cả của ngành giáo dục, giáo dục truyền thống cho học 
sinh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đó là một phần không thể thiếu để 
hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh 
đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống 
dân tộc cho học sinh càng phải được coi trọng. Nghị quyết của Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng đã xác định: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn 
diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia 
đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”[1]; “Giáo dục lý 
tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến 
lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng”[2]. 
Để thực hiện được mục tiêu này, giáo dục truyền thống trong nhà trường 
phổ thông là một yêu cầu cần thiết. Giáo dục truyền thống trong nhà trường sẽ 
góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của các 
em phong phú, lành mạnh; trên cơ sở đó hình thành nhân cách sống cho mỗi học 
sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh văn hóa truyền thống nói chung có nguy cơ bị văn 
hóa hiện đại lấn át, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị quên lãng hoặc bị 
thương mại hóa... thì việc giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh ở các nhà 
trường càng trở nên cấp thiết. 
Hiện nay, giáo dục truyền thống trong nhà trường đang được thực hiện 
thông qua việc tích hợp vào một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên 
lớp như sinh hoạt ngoại khóa, tham quan các di tích lịch sử, sinh hoạt chung 
trong những ngày lễ lớn... Ngoài ra, các giá trị truyền thống còn được giáo dục 
thông qua các kênh truyền thông và lễ hội của địa phương. Việc giáo dục truyền 
thống trong nhà trường đã được quan tâm nhưng việc tổ chức các hoạt động 
nhằm khơi gợi và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống chưa thường xuyên 
và chưa được kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, nội dung hoạt động giáo dục 
truyền thống chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế, chương trình còn đơn điệu, 
cứng nhắc. Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan 
tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động ngoài giờ lên lớp, gần như 
cho rằng đó là nhiệm vụ, là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và 
Tổng phụ trách Đội. Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài 
giờ lên lớp để giáo dục truyền thống cho học sinh ở một số trường chưa có sự 
sáng tạo, lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, chưa có năng lực để 
tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, còn khá nhiều giáo viên thường dành thời 
gian của hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các 
phần việc về lĩnh vực dạy học. Có quan điểm còn cho đây là hoạt động vui chơi 
nên không quan trọng, không cần thiết. Thế nên cơ hội để đưa việc giáo dục 
truyền thống cho học sinh vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất ít. 
Là cán bộ quản lý của trường tiểu học, qua nhiều năm thực hiện phong 
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và vận dụng sự 
hướng dẫn chỉ đạo của Ngành, thực tế của địa phương, tôi đã tổ chức thực hiện 
3 
nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục truyền thống cho học sinh và 
bước đầu có những hiệu quả nhất định. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện 
pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế Long, huyện Đông Sơn” 
để nghiên cứu và cùng chia sẻ. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, giúp các em hiểu, biết 
được nội dung ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách 
mạng, truyền thống Đội, truyền thống nhà trường. Từ đó, bồi đắp cho các em 
tình cảm, lòng biết ơn thế hệ cha anh, ra sức học tập và phấn đấu rèn luyện bản 
thân mình để trở thành những con ngoan, trò giỏi. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường Tiểu học Lê Thế 
Long, huyện Đông Sơn. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp quan sát. 
 - Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
 - Phương pháp thống kê. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Cơ sở lý luận 
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có 
nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất 
của trẻ. Là bậc học phổ cập và phát triển, tạo tiền đề để thực hiện “Nâng cao dân 
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Giai đoạn hiện nay với những thời 
cơ, vận hội lớn luôn song hành cùng thách thức, chúng ta càng phải quan tâm 
đến nguồn lực con người. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: 
“Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam bồi dưỡng các 
giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, 
lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”. 
Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng xấu 
tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục không thể 
đứng ngoài cuộc. Có rất nhiều ý kiến mang nặng sự lo lắng, trăn trở về những 
thách thức hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt: Đâu đó vẫn còn tình 
trạng học sinh ham chơi, thờ ơ vô cảm với những truyền thống lịch sử văn hóa 
dân tộc. 
Việc giáo dục giáo dục truyền thống cùng những đạo lý về đền ơn đáp 
nghĩa, uống nước nhớ nguồn là vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục 
4 
của các nhà trường để hình thành nên phẩm chất cho những chủ nhân tương lai 
của đất nước. Làm sao để sau này mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có tình 
yêu Tổ quốc và lòng tự hào tự tôn dân tộc, phát triển về trí tuệ và thể chất, kỹ 
năng sống tốt, năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp 
tích cực vào sự phát triển quê hương, đất nước, hướng tới công dân toàn cầu. 
Việc lồng ghép giáo dục truyền thống vào những tiết học trải nghiệm thực 
tế như giáo dục lịch sử qua thực tế; đưa học sinh đến thăm các khu di tích lịch 
sử; nhiều hoạt động cụ thể hướng tới đền ơn đáp nghĩa bà mẹ Việt Nam anh 
hùng, gia đình có công với cách mạng...Việc làm này cần thiết và là một hướng 
đi đúng, phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay bởi cách giáo dục này không 
biến nội dung giáo dục truyền thống thành một môn học nặng về lý thuyết, giáo 
điều, khô cứng. Hoạt động trải nghiệm phải đến tận nơi “sờ, ngửi, nhìn, cảm 
nhận” không khí “nóng hổi” mang hơi thở của đời sống thực tiễn. Nội dung giáo 
dục truyền thống thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng thì sẽ hấp dẫn 
được học trò. Và đặc biệt là phù hợp với tâm lí lứa tuổi, xua tan áp lực học tập, 
phát huy tiềm năng học sinh. 
Điều đó đòi hỏi nhà quản lý, nhà giáo phải không ngừng tìm tòi sáng tạo, 
dành nhiều tâm huyết tạo cơ hội cho học sinh được giáo dục truyền thống một 
cách tự nhiên, thấm thía thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
2. Thực trạng 
 Hiện nay, ngành giáo dục, ngoài việc chỉ đạo giảng dạy theo nội dung 
chuẩn kiến thức kỹ năng, bậc tiểu học còn phát động nhiều phong trào thi đua 
“Dạy tốt, học tốt”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực” với nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất bổ ích nhằm giáo dục 
truyền thống cho học sinh. Tuy nhiên, để thực hiện một cách đồng bộ và mang 
lại hiệu quả cao thì không phải trường tiểu học nào cũng làm được. Do điều kiện 
cơ sở vật chất của các trường xây dựng chưa đồng bộ, trang thiết bị phục vụ cho 
các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn thiếu nhiều. Một số ít trường ban giám hiệu 
chưa thật sự quan tâm đến hoạt động ngoại khóa. Giáo viên làm công tác Đội 
chưa được đào tạo chuyên môn bài bản, khả năng tổ chức các hoạt động phong 
trào còn hạn chế. Các nội dung hình thức hoạt động của các trường còn nghèo 
nàn, đơn điệu, đôi khi mang tính hình thức chiếu lệ. Bên cạnh đó, nhiều nhà 
trường, nhiều thầy cô cho rằng cứ dạy hết các bài dạy trong sách giáo khoa, 
trong chương trình học là đủ. Còn “bỏ quên” việc giáo dục truyền thống cho học 
sinh. Điều đó vô cùng nguy hại cho tương lai của một dân tộc giàu truyền thống 
yêu nước. 
 Thực tế tại trường tiểu học Lê Thế Long có những thuận lợi, khó khăn khi 
thực hiện việc giáo dục truyền thống cho học sinh như sau: 
- Thuận lợi: 
Trường tiểu học Lê Thế Long đóng trên địa thị trấn Rừng Thông, huyện 
Đông Sơn. Học sinh của nhà trường hầu hết là con em cán bộ công chức, có điều 
kiện kinh tế ổn định, sống tại khu vực trung tâm huyện. Nhân dân có truyền 
5 
thống hiếu học, quan tâm đến việc học hành của con em. Là địa phương có bề 
dày lịch sử, là nơi vinh dự được đón Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa tại 
khu di tích Rừng Thông. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác giáo 
dục truyền thống lịch sử của địa phương, của quê hương Đông Sơn trung dũng 
kiên cường. 
- Khó khăn: 
+ Đối với giáo viên: Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền 
thống truyền thống chưa thật sự có chất lượng, chưa đi vào chiều sâu. Những di 
tích lịch sử rất có giá trị ở địa phương nhưng chưa phát huy tác dụng giáo dục. 
Giáo dục các em chủ yếu qua sách vở, tài liệu lịch sử địa phương. Việc giáo 
dục truyền thống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa được 
coi trọng mà chủ yếu là giáo dục bằng lý thuyết, tuyên truyền miệng. Có những 
giáo viên còn thờ ơ trong việc giáo dục truyền thống cho học sinh. 
Giáo viên còn lúng túng trong cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp, còn “bí” trong việc xác định nội dung giáo dục truyền thống cho học sinh và 
cũng như hình thức tổ chức thực hiện. 
+ Học sinh: Hầu như học sinh còn mơ hồ khi được hỏi về truyền thống 
lịch sử của địa phương. Học sinh chưa thực sự hứng thú trong việc tìm hiểu 
truyền thống lịch sử và rất ít học sinh hiểu được: Vì sao cần phải biết, hiểu 
những giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống quê hương? Bên cạnh đó, một số học 
sinh được gia đình nuông chiều nên sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm với bản thân, 
với cộng đồng, chưa chăm chỉ trong học tập và rèn luyện. 
Từ thực trạng trên, tôi cảm thấy vô cùng lo lắng, trăn trở. Bởi hiện nay, 
chúng ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính báo động, đó là sự 
tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ dân cư 
trong đó có cả những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, những tệ nạn xã 
hội đang len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn 
đời của dân tộc. Chỉ có nhà trường với đặc trưng riêng của mình mới là nơi 
thuận lợi nhất cho việc truyền dạy cho thế hệ trẻ hiểu, yêu, tự hào với các truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc và biết cách phát huy nó. Và trong đó bậc Tiểu học là 
bậc học nền tảng, quan trọng nhất. Có rất nhiều cách để các nhà trường giáo dục 
truyền thống cho học sinh như lồng ghép giáo dục trong các hoạt động ngoại 
khóa, hoạt động tập thể; lồng ghép giáo dục trong các tiết dạy, các môn học. 
Trong đề tài này, tôi đề cập đến việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông 
qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Và đây cũng là mô hình điểm mà 
Huyện ủy Đông Sơn giao cho trường TH Lê Thế Long thực hiện trong năm học 
2016-2017 (Phụ lục 1). Sau một năm rút kinh nghiệm, tôi đã tiến hành thực 
nghiệm (năm học 2017-2018) và rút ra kinh nghiệm bản thân trong công tác 
quản lý chỉ đạo. 
3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 
Qua một năm thực hiện mô hình điểm về giáo dục truyền thống cho học 
sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bước đầu đánh giá đã 
6 
có những chuyển biến đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc giáo dục truyền thống cho 
học sinh tiểu học phải là cả một quá trình, phải được thực hiện một cách thường 
xuyên, liên tục hàng năm. Có như vậy mới có thể ngấm dần trong tư tưởng, nhận 
thức của giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh. Do đó, năm học 2017-2018, 
tôi đã tiếp tục thực hiện và đã có những kết quả đáng mừng. Những biện pháp 
mà tôi đã thực hiện trong quá trình chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh được thực hiện như 
sau: 
Biện pháp 1. Chỉ đạo thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh 
thông qua tiết Sinh hoạt dưới cờ. 
 Trong chương trình dạy học 2 buổi/ngày, theo quy định của Bộ GD&ĐT, 
mỗi tuần các nhà trường đều có 3 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong đó có 
01 tiết sinh hoạt dưới cờ. Tôi đã chỉ đạo chuyên môn quan tâm đến tiết sinh hoạt 
dưới cờ để thực hiện giáo dục truyền thống cho học sinh. Nội dung và hình thức 
tổ chức do chuyên môn phối hợp Đội TNTP thống nhất thực hiện. 
Việc tổ chức Chào cờ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho học 
sinh trân trọng với Quốc kỳ, bồi đắp lòng yêu nước, tự hào dân tộc; củng cố, 
nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống; tạo cho học sinh thêm 
gắn bó với trường lớp, thầy cô giáo, bạn bè; tạo tâm thế, động lực giúp các em 
hào hứng bước vào tuần học mới. 
Trong năm vừa qua, tôi đã chỉ đạo đổi mới tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ 
và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. 
Ðể thực hiện có hiệu quả, tôi đã chỉ đạo giáo viên Tổng phụ trách xác 
định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của tiết sinh hoạt dưới cờ, phải đảm bảo tính 
trang nghiêm, sinh động, hấp dẫn, gần gũi với học sinh; đồng thời phải đổi mới 
hình thức sinh hoạt dưới cờ như một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang 
tính giáo dục cao. Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các 
hoạt động để tăng tính hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ nhằm gây hứng thú cho học 
sinh. 
Tổ chức Lễ chào cờ theo nghi thức quy định; toàn thể cán bộ, giáo viên, 
nhân viên, học sinh hát Quốc ca hào sảng (không dùng băng, đĩa có ghi sẵn lời 
hát), thể hiện lòng tự hào dân tộc. 
Sau nghi lễ chào cờ trang nghiêm, nhận xét hoạt động trong tuần, tùy 
thuộc chủ đề chủ điểm của các tháng, tôi đã tiến hành lồng ghép các hoạt động 
tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị 
sống, kiến thức về văn hóa, xã hội , mời các nhân chứng lịch sử tham gia nói 
chuyện theo chủ đề, chủ điểm hay giới thiệu sách hay, sách mới cho các em học 
sinh. 
Thay vì những lời giáo huấn cứng nhắc, báo cáo nhận xét, thì những câu 
hỏi kiến thức mọi lĩnh vực, nhiều bài học nhân văn, ý nghĩa, nhẹ nhàng được 
tryền tải đến các em. Giờ đây, học sinh không chỉ thụ động ngồi nghe mà trực 
7 
tiếp tham gia, đóng góp hay bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thể hiện hiểu biết của 
mình. 
Chính nhờ sự đổi mới đó, chất lượng tiết sinh hoạt dưới cờ đã được nâng 
lên, những hoạt động sinh động, phong phú đã tạo được không khí vui tươi, ấn 
tượng, thu hút học sinh tham gia, mang tính giáo dục cao, tạo tâm lý phấn khởi 
cho học sinh bước vào tuần học mới. Đây cũng là dịp để học sinh học hỏi thêm 
được nhiều kiến thức bổ ích đồng thời giáo dục học sinh về cách nhìn nhận, 
nhận diện những cái xấu, cái tốt trong cuộc sống. 
Có nhiều mô hình tiết chào cờ khác nhau. Mỗi mô hình mang dáng vẻ 
riêng của nó tùy thuộc vào nội dung và hình thức hoạt động. Từ thực tế năm học 
vừa qua, tôi đã triển khai thực hiện như sau: 
Tháng 9: Chào cờ - nhận xét thi đua tuần, tìm hiểu về truyền thống nhà 
trường thông qua hái hoa dân chủ. 
Tháng 10 + 11: Chào cờ - nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui tìm hiểu 
về truyền thống nhà trường, về ngày nhà giáo Việt Nam; 
Tháng 12: Chào cờ - nhận xét thi đua, nghe nói chuyện truyền thống nhân 
dịp 22-12; 
Tháng 01: Chào cờ - nhận xét thi đua, phát động tinh thần tương thân 
tương ái, giới thiệu sách mới với nội dung giúp đỡ bạn nghèo. 
Tháng 3: Chào cờ - nhận xét thi đua - tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam 
xưa và nay; 
Tháng 4: Chào cờ - nhận xét thi đua - nghe nói chuyện truyền thống nhân 
dịp 30-4, 01/5; 
Tháng 5: Chào cờ - nhận xét thi đua, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh. 
Đặc biệt, mỗi tháng, cán bộ phụ trách thư viện phải giới thiệu ít nhất được 
hai quyển sách mới cho học sinh. Từ việc đọc những cuốn sách do nhà trường 
giới thiệu giúp các em hứng thú hơn, từ đó mới phát triển văn hóa đọc cho học 
sinh trong nhà trường. 
Ví dụ 1: Giới thiệu mô hình tiết Sinh hoạt dưới cờ tháng 9 
a. Chuẩn bị: 
Ban giám hiệu trường và tổng phụ trách Đội cùng nhau lập kế hoạch, xây 
dựng chương trình chi tiết cho tiết sinh hoạt dưới cờ. Trong kế hoạch ghi rõ mục 
tiêu nội dung, hình thức hoạt động, thời gian dự kiến cho từng nội dung, lực 
lượng tham gia tổ chức điều khiển, xây dựng chương trình tiết chào cờ, xây 
dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời. 
Dự kiến các câu hỏi hái hoa dân chủ: 
CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 
8 
Câu 1: Em hãy kể tên và nõi rõ chức vụ của các thầy cô giáo trong 
trường em mà em biết? 
TL: HS tự kể. 
Câu 2: Ngôi trường em đang học mang tên là gì, em hãy nõi rõ địa chỉ 
nơi trường em đóng? 
TL: Trường TH Lê Thế Long. Địa chỉ: Khu phố 3, thị trấn Rừng Thông, huyện 
Đông Sơn. 
Câu 3: Tên trường em có ý nghĩa gì? 
TL: Là tên Bí thư đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, ông là người xã Đông Tiến 
(nay là thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn). Tên trường giúp các em luôn tự 
hào về quê hương mình. Từ đó không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện để 
xứng đáng là học sinh của trường mang tên người chiến sĩ cách mạng kiên 
trung. 
Câu 4: Trường em thành lập năm nào? 
Câu 5: Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp? 
Câu 6: Em hãy đọc lời ghi nhớ và kể tên bài hát chính thức của nhi 
đồng(nếu là nhi đồng), lời hứa bài hát chính thức của đội của đội viên (nếu là 
đội viên)? 
 Lời ghi nhớ của nhi đồng: Vâng lời Bác Hồ dạy, chúng em hứa sẵn sàng, 
là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Bài hát chính thức của nhi đồng là 
bài: Nhanh bước nhanh nhi đồng- nhạc và lời Phong Nhã. 
 Lời hứa của đội: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, Tuân theo điều lệ Đội, 
Giữ gìn danh dự đội. Bài hát chính thức của đội là bài: Cùng nhau ta đi lên – 
nhạc và lời Phong Nhã. 
 Trò chơi: Gió thổi 
 Cách chơi: Người quản trò hô: “Gió thổi, gió thổi” - Học sinh hỏi: Thổi 
ai, thổi ai? Người quản trò hô: “Thổi những ai không đọc đúng họ và tên cô 
Hiệu trưởng nhà trường” - Học sinh đọc to họ và tên cô Hiệu trưởng nhà trường. 
Nếu học sinh đọc sai hoặc không đọc thì bị phạt. Tương tự: Thổi những ai 
không nói đúng tên trường của mình, thổi những ai không đặt tay lên vai bạn 
phía trước,... 
Phổ biến kế hoạch: Phổ biến nội dung kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm 
lớp. Giáo viên thông báo cho học sinh biết và phân công học sinh cùng nhau 
chuẩn bị các nội dung hoạt 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_giao_duc_truyen_thon.pdf