SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Quảng Đông

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Quảng Đông

Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và cuộc sống, sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, hình thành cho các em các hành vi theo hướng tích cực nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những việc ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách.

 

doc 20 trang thuychi01 5620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Quảng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục lục: ...Trang 1
1. Mở đầu .............................................Trang 2
1.1. Lý do chọn đề tài............................Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................ Trang 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....Trang 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu	....Trang 5
2. Nội dung............................Trang 5
2.1. Cơ sở lý luận...........................Trang 5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ....... Trang 6
2.3. Nội dung giải pháp .............................Trang 7
2.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học.................................Trang 7
2.3.2 Bồi dưỡng kỹ năng sống đối với giáo viên ......................Trang 8
2.3.3 Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ...........................................Trang 9
2.3.4 Giáo dục kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học và 
hoạt động giáo dục..................................................Trang 9
2.3.5 Rèn kĩ năng sống thông qua các hoạt động tập thể ....................Trang 12
2.3.6 Phối hợp cùng gia đình ...................................Trang 14
2.3.7 Làm tốt công tác động viên, khuyến khích..............Trang 16
2.4 Hiệu quả của SKKN....................................................Trang 16
2.4.1 Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử giải pháp................Trang 16
2.4.2 Hiệu quả đạt được ...................................................... .Trang 16
3. Kết luận và kiến nghị ........................................Trang 18
3.1 Kết luận ..........................................................Trang 18
3.2 Kiến nghị ........................................................Trang 18
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người. Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và cuộc sống, sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, hình thành cho các em các hành vi theo hướng tích cực nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Trong sự phát triển nhân cách của học sinh, việc rèn luyện kĩ năng sống là đảm bảo cho học sinh có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Nếu không rèn kĩ năng sống thì không những việc ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp, gặp khó khăn, thậm chí mắc phải sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ bị hạn chế, phiến diện, việc xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình cảm không thống nhất với nhau đó là lời nói không đi đôi với việc làm dẫn đến hiện tượng lệch lạc về nhân cách.
Ở bậc tiểu học, các môn học vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Toán học, Khoa học, vừa cung cấp cho học sinh những tri thức sơ đẳng về các chuẩn mực hành vi đạo đức, để từ đó giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức chính vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá “Trường học thân thiện - học sinh tích cực.” Trên tinh thần đó, tôi nhận thấy rằng: chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai cuộc sống sau này.
Thực trạng hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Một bộ phận giáo viên, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ tập trung vào việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức; chưa chịu đầu tư nghiên cứu các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh nên chưa tạo hứng thú cho các em trong học tập. Trong khi đó công nghệ thông tin, truy cập internet phát triển, học sinh có vốn hiểu biết khá phong phú nhưng kĩ năng sống của các em còn hạn chế do các em dành nhiều thời gian vào các trò chơi điện tử, ít được hòa nhập, trải nghiệm thực tế nên các em thiếu đi kĩ năng sống, khả năng phân tích và khả năng nhận thức đúng sai.
Một số học sinh thụ động, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động, khả năng ứng phó các tình huống thiếu tự tin; kĩ năng giao tiếp hạn chế.
Một số em do gia đình nuông chiều, chăm lo chu đáo khiến các em thiếu kĩ năng tự phục vụ bản thân. Cũng có những gia đình hay bất hòa, ứng xử thiếu văn hóa, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô chưa đúng mực với bạn bè cũng như mọi người xung quanh. Các em hay “nói trước quên sau” và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế. Với học sinh tiểu học, tâm lý độ tuổi cho thấy các em rất hiếu động các em có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị áp đặt. Mặt khác, các em một mực rất tin vào lời nói của thầy cô giáo, thầy cô bảo đọc, bảo chép thì cứ đọc cứ chép và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống là không đúng, nhưng việc rèn kĩ năng sống ở đây là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa giáo viên còn mơ hồ về việc rèn kĩ năng sống cho học sinh
Từ những thực trạng trên cho thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường là rất quan trọng giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, hình thành kĩ năng sống tốt hơn và có khả năng thể hiện bản thân mọi lúc ,mọi nơi. Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người quản lí, bản thân sau nhiều trăn trở làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Vì vậy tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học Quảng Đông”. Với ý thức là được đóng góp phần nhỏ vào việc xây dựng các biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới, thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Giúp các em có kĩ năng sống tốt, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
So với giáo dục của các nước trên thế giới, giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự tập trung giáo dục toàn diện cho học sinh mà vẫn còn quan tâm nhiều vào việc dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh. Các em không biết cách ứng xử với những người xung quanh, không có kĩ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Chính vì vậy quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống nhằm mục đích giúp cho đội ngũ nhà giáo quan tâm chặt chẽ đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp các em tự tin, tự lập, có ý chí phấn đấu, biết sáng tạo, nỗ lực hết mình vì công việc chung chứ không ỷ lại, trông chờ vào người khác. 
Kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Thực tế hiện nay, giáo dục còn nặng nề về kiến thức, trong khi những kĩ năng, tri thức vận dụng cho đời sống hằng ngày hình như đang bị xuống cấp bởi công nghệ thông tin phát triển. Hơn nữa, giáo dục còn nhiều áp lực về học tập khiến cho học sinh không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
Thực tế hiện nay, một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng việc dạy kiến thức; chưa đầu tư vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên chưa tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Mặt khác số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt đạt tỉ lệ chưa cao, phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Một số em thụ động, tính tự giác chưa cao, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế.
Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường hiện nay. Vì thế, tôi đã đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh để đạt hiệu quả.
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật
Học sinh có khả năng tự thích ứng với môi trường xã hội. Các em luôn tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
Khảo sát thực tế việc giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng sống của học sinh tại trường tiểu học Quảng Đông.
Quan sát, phỏng vấn các biểu hiện về kĩ năng sống của học sinh thông qua dự giờ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. (kĩ năng các em tham gia các hoạt động có tích cực hay không? kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ, kĩ năng giải quyết vấn đề...)
Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi; cách nói chuyện, giao tiếp với bạn bè; hành vi với mọi người).
Phương pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống.
Tổng hợp các kinh nghiệm và biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng nhà trường, gia đình và xã hội.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận 
Thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực"; Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 về tăng cường nề nêp, kỉ cương, nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục. Chú trọng việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Bản thân tôi nhận thấy:
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ. Học sinh học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục. Mục đích của quá trình giáo dục kỹ năng sống là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống của xã hội thời hiện đại, luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội đang trên đà phát triển và hội nhập, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực. Trên cơ sở đó, giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của các em cho đến tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi các em còn nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách. Việc làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, kĩ năng tự quản- tự phục vụ; kĩ năng hợp tác trong học tập, lao động- vui chơi, kĩ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội., giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Học sinh Tiểu học là những học sinh đang ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý rất nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống bên ngoài tác động.
Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng hiện nay, kĩ năng sống của học sinh rất hạn chế. Đối với những gia đình có điều kiện thì các em thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ. Nhiều em không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Đối với những gia đình kinh tế khó khăn, phụ huynh mải mê bận rộn với công việc mưu sinh hàng ngày nên ít dành thời gian quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết hoặc các em dành nhiều thời gian tham gia nhiều các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp, nhiều em thiếu kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi do các em không được giáo dục thường xuyên. Chính vì thế, các em ít hòa nhập mà xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, dẫn đến kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng, thậm chí không ít em có lối sống biệt lập, không thích ồn ào và gần như là căn bệnh trầm cảm. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về Toán, Khoa học và Nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay.
Mặc dù ở một số môn học và các hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động ngoại khóa, việc giáo dục kĩ năng sống luôn được nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh nên hiệu quả của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống chưa cao.
Qua thực tế tìm hiểu giáo viên và học sinh của trường tiểu học Quảng Đông tôi thấy: Kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt, phần lớn các em biết nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng các em còn thiếu tự tin. Thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô thể hiện trong quá trình giao tiếp với thầy cô giáo còn rụt rè, với bạn bè trong lớp chưa tình cảm tự tin. Bên cạnh đó, vẫn có một số học sinh do học được cách nói năng của người lớn trong gia đình chưa đúng mực nên nói năng chưa lễ phép trong cách xưng hô với thầy cô và bạn bè. Học sinh thể hiện kĩ năng sống còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn nhiều hạn chế, nhút nhát. 
Một số giáo viên, việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh chưa thực sự đạt hiệu quả cao.     
Muốn làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường mỗi chúng ta cần phải làm gì? Nhất là những người làm công tác giáo dục vì nhà trường là nơi tốt nhất để hình thành nhân cách cho học sinh. 
Để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường đạt kết quả cao đòi hỏi cán bộ quản lí và mỗi giáo viên phải thực sự tâm huyết trong giáo dục. Để giáo dục một con người toàn diện, chúng ta phải kiên trì thực hiện trong suốt một quá trình lâu dài chứ không phải ngày một, ngày hai. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
2.3. Nội dung giải pháp
2.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học
Để thực tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, nhà trường cần phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực, tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực, sáng tạo của học sinh nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của học sinh trong học tập, là động lực luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở, thân thiện của lớp, của trường. Giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để làm sao phát huy tối đa năng lực của học sinh như: khả năng hợp tác, khả năng giao tiếp, ứng phó với tình huống học tập xảy ra Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em.
Hình ảnh dạy học theo hướng phát huy năng lực
2.3.2 Bồi dưỡng kỹ năng sống đối với giáo viên.
Thực tế, năng lực và kĩ năng sư phạm của mỗi giáo viên trong nhà trường không đồng đều nên vẫn có một vài giáo viên việc giảng dạy kỹ năng sống để thay đổi nhận thức, hành vi của học sinh theo hướng tích cực đạt hiệu quả chưa cao. Do đó, được trang bị kiến thức về kỹ năng sống là điều rất cần thiết đối với các giáo viên để giáo dục học sinh có những hành động tích cực, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
Bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên phân tích được một số nội dung kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; nắm vững được các nguyên tắc dạy học tích cực trong giảng dạy; bước đầu hình thành được các kỹ năng cơ bản để tiến hành rèn k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_ren_k.doc