SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học Đông Hưng

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học Đông Hưng

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng, có thái độ đúng đắn với các hành vi đúng hay chưa đúng của bản thân và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông. Nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác.

Hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông đang trở thành mối quan tâm lo ngại của mọi người, đó là sự lo lắng hằng ngày đối với các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo mỗi khi học sinh đi ra đường. Phần lớn các vụ tai nạn là do nhận thức, ý thức của chính người tham gia giao thông vi phạm luật như: lạng lách, đi lấn đường, trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi ở lòng lề đường, đi bộ không đúng phần đường quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Vì vậy việc giáo dục học sinh có ý thức và biết đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu trong trường học nói chung và ở trường Tiểu học Đông Hưng nói riêng nhằm xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ Luật giao thông, có cách ứng xử “Văn hóa giao thông” khi tham gia giao thông.

 

doc 17 trang thuychi01 7981
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học Đông Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	
TT
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
PHẦN NỘI DUNG 
4
2.1
Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục An toàn giao thông ở trường Tiểu học Đông Hưng
4
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1
Biện pháp 1: Tập trung công tác quản lí, chỉ đạo, đề ra các giải pháp cũng như biện pháp tổ chức thực hiện và làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về giáo dục An toàn giao thông.
7
2.3.2
2. Biện pháp 2: Triển khai thực hiện dạy An toàn giao thông, lồng ghép việc giáo dục An toàn giao thông thông qua các môn học và các hoạt động phong trào.
8
2.3.3
3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc dạy học An toàn giao thông ở nhà trường.
9
2.3.4
4. Biện pháp 4: Phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng như phụ huynh học sinh trong giáo dục An toàn giao thông.
10
2.3.5
5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện An toàn giao thông cũng như ý thức và hiểu biết của trẻ khi tham gia giao thông để có biện pháp uốn nắn, bổ sung, sửa chữa kịp thời.
11
2.4
IV. Hiệu quả đạt được của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
3.1
Kết luận.
15
3.2
Kiến nghị.
16
1. PHẦN MỞ ĐẦU
	 “An toàn là bạn - Tai nạn là thù!”. Mọi người ai cũng biết và hiểu rõ điều đó. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là góp phần đem lại sự an toàn cho các em. Thực tế hiện nay chúng ta có làm được điều đó hay không mới là điều đáng quan tâm và cũng là điều băn khoăn suy nghĩ, nhức nhối trong toàn xã hội. Bản thân tôi xin được trình bày các biện pháp kinh nghiệm nhỏ của mình khi chỉ đạo giáo viên dạy lồng ghép về an toàn giao thông cho các em học sinh Tiểu học Đông Hưng. 
1.1. Lí do chọn đề tài:
 	Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng, có thái độ đúng đắn với các hành vi đúng hay chưa đúng của bản thân và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông. Nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. 
Hiện nay, vấn đề tai nạn giao thông đang trở thành mối quan tâm lo ngại của mọi người, đó là sự lo lắng hằng ngày đối với các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo mỗi khi học sinh đi ra đường. Phần lớn các vụ tai nạn là do nhận thức, ý thức của chính người tham gia giao thông vi phạm luật như: lạng lách, đi lấn đường, trẻ chạy qua đường đột ngột, chơi ở lòng lề đường, đi bộ không đúng phần đường quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông  Vì vậy việc giáo dục học sinh có ý thức và biết đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu trong trường học nói chung và ở trường Tiểu học Đông Hưng nói riêng nhằm xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ Luật giao thông, có cách ứng xử “Văn hóa giao thông” khi tham gia giao thông.
An toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong năm 2017 toàn quốc xảy ra 20.080 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.279 người, bị thương 17.040 người. Ba tháng đầu năm 2018, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 4.674 vụ tai nạn giao thông (Bao gồm 2.396 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.278 vụ va chạm giao thông), làm chết 2.149 người, bị thương 3.627 người. Mặc dù tình hình tai nạn giao thông trong thời gian gần đây đã có sự cải thiện nhất định nhưng số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra còn nhiều, chủ yếu trên đường bộ. Con số thống kê có thể còn thấp hơn nhiều so với thực tế, đây là vấn đề thật nhức nhối và đáng được đặc biệt quan tâm. Vậy chúng ta, những người làm công tác giáo dục cần có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Để công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải tâm huyết, trách nhiệm hơn. Bên cạnh đó, người cán bộ quản lý cần có giải pháp cụ thể rõ ràng với những biện pháp chỉ đạo sát sao, phù hợp thực tế của đơn vị nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất đó là: Học sinh được an toàn khi tham gia giao thông. Xuất phát từ thực tế, từ yêu cầu và tầm quan trọng của giáo dục An toàn giao thông ở trường Tiểu học là một việc làm hết sức cần thiết và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc luật giao thông trong tương lai thì ngay từ lúc con người mới tiếp nhận kiến thức ban đầu. Dựa trên sự chỉ đạo chung của cả nước.
Bản thân tôi là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trong nhà trường, tôi thấy cần phải chuyên tâm tích cực nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể để chỉ đạo giáo viên trường Tiểu học Đông Hưng thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong công tác giảng dạy. Nhằm góp phần hữu hiệu hóa trong việc giảng dạy lồng ghép cung cấp kiến thức an toàn giao thông, đồng thời hướng dẫn giáo dục các em có thái độ đúng đắn về việc chấp hành luật giao thông và hành vi thói quen tốt khi tham gia giao thông. Để chung tay góp sức cùng xã hội nói chung, trường Tiểu học Đông Hưng nói riêng, nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, đem lại bình an, hạnh phúc đến mọi nhà.
Từ các lí do trên, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông cho học sinh trường Tiểu học Đông Hưng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tập trung nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là các em học sinh và phụ huynh học sinh khi tham gia giao thông, giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn góp phần vào việc thắng lợi “Đi đến trường an toàn - Về đến nhà an toàn” và “Năm an toàn giao thông của năm học 2017-2018”.
Xây dựng cho người tham gia giao thông thói quen cư sử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông, tạo môi trường giao thông trật tự an toàn, văn minh thân thiện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Đông Hưng năm học 2017-2018.
- Nội dung chương trình các bài dạy, tiết dạy an toàn giao thông trong trường Tiểu học. 
- Tập trung nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của học sinh trong trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nghiên cứu lí luận:
Các vấn đề liên quan đến giáo dục an toàn giao thông của học sinh Tiểu học.
1.4.2. Điều tra:
Kết hợp phương pháp tìm hiểu nghiên cứu, trò chuyện, điều tra, phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ quan liên quan.
2. PHẦN NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia trong việc phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục trật tự An toàn giao thông vào dạy ở các trường Tiểu học, thực hiện các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018, trường Tiểu học Đông Hưng đã triển khai một cách đồng bộ, triệt để và có hiệu quả việc giáo dục học sinh thực hiện an toàn giao thông. 
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục về trật tự An toàn giao thông nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách, được nhà trường đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Giáo dục An toàn giao thông là mục tiêu rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp hằng ngày, hình thành ý thức, thái độ, hành vi tự giác chấp hành pháp luật, trật tự, an toàn khi tham gia giao thông và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình và cho mọi người ở mọi lúc mọi nơi. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về công tác giáo dục An toàn giao thông ở trường Tiểu học Đông Hưng.
2.2.1. Thực trạng:
Công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Đông Hưng được coi là mục tiêu cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học và được đội ngũ cán bộ giáo viên đặc biệt coi trọng. Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh trong trường được tổ chức dưới nhiều hình thức: thông qua các tiết học, hoạt động ngoại khoá, tuyên truyền vận động, dạy học tích hợp các môn học khác như: Đạo đức, Khoa học, Địa lí, Mĩ thuật ... và bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống nhằm tác động trực tiếp tới nhận thức cũng như ý thức của các em khi tham gia giao thông. Chính vì điều đó mà nhà trường luôn quan tâm tới công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. 
Công tác quản lý của ban giám hiệu được tăng cường, duy trì và thực hiện có hiệu quả kế hoạch biện pháp đề ra, chế độ khen thưởng, kỷ luật được tiến hành kịp thời đảm bảo tính công bằng, khách quan góp phần khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong công tác giáo dục và thực hiện an toàn giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên luôn chấp hành nghiêm túc luật An toàn giao thông, có lời nói, hành động chuẩn mực trước học sinh, luôn gần gũi, quan tâm và định hướng cho các em, làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Mỗi giáo viên là một thành viên của ban an toàn giao thông trong nhà trường đã không ngừng phấn đấu, khắc phục khó khăn, tìm hiểu thực tế đưa ra biện pháp hữu hiệu phù hợp với học sinh mình phụ trách, mang lại bài học nhẹ nhàng, sinh động, dễ tiếp thu đối với học sinh. 
Tuy nhiên công tác giáo dục An toàn giao thông ở trường Tiểu học Đông Hưng cũng còn rất nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân đưa lại:
Đông Hưng là một xã vùng ven thành phố, địa bàn của xã có tuyến đường giao thông quốc lộ 47 chạy qua, nhân dân xã Đông Hưng có nghế sản xuất, thương mại về đá nên hàng ngày lượng xe cộ đi lại rất nhiều, ý thức của người tham gia giao thông còn kém nên trình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, chở hàng quá khổ, quá tải vẫn còn phổ biến trên mọi tuyến đường. Trong tình hình thực tế như vậy mà phần lớn học sinh của trường lại tự tham gia giao thông mỗi khi đến trường.
Công tác quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu vẫn còn hạn chế do địa bàn rộng, có em nhà cách trường tới gần 5 km lại qua nhiều ngã ba, ngã tư,  nên việc hướng dẫn học sinh đi lại gặp nhiều khó khăn. 
Công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh chưa thật nhịp nhàng, đôi khi còn mang tính hình thức. Hành vi vi phạm An toàn giao thông chủ yếu diễn ra ngoài nhà trường nên công tác kiểm tra giám sát từ phía nhà trường chưa được triệt để.
Một số giáo viên chưa thực sự chú trọng tới việc giáo dục về An toàn giao thông cho học sinh nên còn xem nhẹ các tiết dạy lồng ghép về An toàn giao thông. 
Không ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đi lại, tham gia giao thông của con em hằng ngày. Do không ý thức được sự ảnh hưởng của mình đối với các em nên nhiều bậc phụ huynh đã có hành động, lời nói không phù hợp, gieo vào tiềm thức các em những hành vi sai trái, phản tác dụng những bài học về an toàn giao thông. 
Học sinh vùng nông thôn, việc tiếp xúc với hệ thống biển báo, mới chỉ dừng lại ở bài học, va chạm thực tế không nhiều nên sự ghi nhớ của các em về lĩnh vực này chưa bền vững. Một số em sau thời gian học ở trường các em thường giúp gia đình chăn, thả trâu bò hai bên trục đường giao thông, dọc hai bên đường sắt chạy qua  là nơi dễ dàng để các em thực hiện các trò chơi nhất là trên tuyến đường quốc lộ 47, dọc đường tầu. 
2.2.2. Kết quả khảo sát:
	Tất cả yếu tố nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục An toàn giao thông trong nhà trường. Để có kết quả đánh giá chất lượng giáo dục an toàn giao thông trong năm học đồng thời lấy cơ sở cho việc nghiên cứu, đề ra các giải pháp cho năm học 2017-2018, cuối năm học 2016-2017, tôi đã tiến hành khảo sát trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức về An toàn giao thông của học sinh ở cả 5 khối lớp kết hợp với đánh giá của giáo viên đã thu được kết quả:
Khối
Tổng số học sinh 
Chưa hoàn thành
Hoàn thành
Hoàn thành 
tốt
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
125
44
35,2%
58
46,4%
23
18.4%
2
117
33
28,2%
60
51,3%
24
20,5%
3
122
29
23,8%
62
50,8%
31
25,4%
4
124
24
19,4%
61
49,2%
39
31.5%
5
110
22
20%
56
50,9%
32
29,1%
Cộng
598
152
25,4%
297
49,7%
149
24,9%
Qua bảng thống kê ta thấy học sinh đã có hiểu biết nhất định và cần thiết về luật giao thông, có kĩ năng cơ bản và thái độ đúng đắn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, tuân thủ những nội qui, qui định của trường đề ra. Tuy nhiên năm học 2016-2017 vẫn sảy ra 3 vụ tai nạn xây sát nhẹ, việc nắm kiến thức về An toàn giao thông của các em chưa triệt để, tính bền vững cũng như chất lượng chưa cao.
Khảo sát thực tế về ý thức, hành vi tham gia giao thông của học sinh trong suốt năm học cho thấy:
Tổng số học sinh 
Học sinh được người lớn đưa đón bằng xe máy.
Học sinh đi học bằng xe đạp.
Số vụ tai nạn xảy ra trong năm học.
Thường xuyên đội mũ bảo hiểm.
Chưa Thường xuyên đội mũ bảo hiểm.
Không đội mũ bảo hiểm.
Đi xe đạp phù hợp lứa tuổi.
Đi xe đạp người lớn.
391
114
236
41
3
207
69
138
 Ý thức chấp hành quy định về An toàn giao thông có chuyển biến nhưng tính tự giác chưa cao, chưa bền vững. Học sinh đi xe đạp dành cho người lớn còn nhiều, vẫn còn hiện tượng học sinh sang đường không đúng qui định, không đi đúng phần đường gây cản trở cho người khác khi tham gia giao thông nhất là vào giờ tan trường. 
Tuy mức độ vi phạm không nhiều, không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nó phản ánh được phần nào hạn chế thiếu sót trong công tác giáo dục ở nhà trường. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành luật giao thông, giảm thiểu tối đa hành vi vi phạm do thiếu hiểu biết hoặc lơ là khi tham gia giao thông cho học sinh, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Việc giáo dục An toàn giao thông là quá trình lâu dài và liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ. Vì thế trong giáo dục An toàn giao thông cho học sinh cần linh hoạt, sáng tạo, có biện pháp rõ ràng, biết phối kết hợp các mối quan hệ, các tổ chức đoàn thể trong giáo dục và có thể tiến hành đồng bộ một số biện pháp sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Tập trung công tác quản lí, chỉ đạo, đề ra các giải pháp cũng như biện pháp tổ chức thực hiện và làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về giáo dục An toàn giao thông.
Để công tác giáo dục An toàn giao thông thật sự hiệu quả thì công tác quản lí, chỉ đạo là thật sự cần thiết và đặc biệt với vai trò một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác pháp chế trong nhà trường công tác này có sự ảnh hưởng trực tiếp. 
Ngay từ đầu mỗi năm học, sau khi tiếp cận kế hoạch từ Phòng Giáo dục và Đào tạo, bản thân đã tổ chức triển khai kế hoạch giáo dục An toàn giao thông một cách sâu rộng tới tất cả cán bộ giáo viên, học sinh với phương châm tích cực, sinh động và hấp dẫn ... nhằm giúp giáo viên và học sinh nắm rõ mục tiêu công tác giáo dục An toàn giao thông và hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân.
Công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh sẽ có hiệu quả hơn khi chính người làm công tác giáo dục là tấm gương sáng về ý thức chấp hành luật giao thông. Vì vậy mà trường Tiểu học Đông Hưng đặc biệt chú trọng việc đôn đốc đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường chấp hành luật cũng như những qui định chung về An toàn giao thông và xem đó cũng là một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm. 
Dưới hình thức tuyên truyền, vận động, tổ chức một cách khoa học, rõ ràng và thật sự có ý nghĩa các cuộc vận động, cam kết đảm bảo An toàn giao thông, tổ chức tốt các buổi lễ mít tinh hành động như:
- Phân công tổng phụ trách Đội là tuyên truyền viên để tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể, nghe nói chuyện, giảng giải về An toàn giao thông đặc biệt là an toàn trên đường đến trường và trên đường về nhà.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về An toàn giao thông như nội dung chính trong các tiết chào cờ đầu tuần.
- Phát động phong trào hành động đảm bảo An toàn giao thông.
- Tổ chức cho giáo viên, học sinh kí cam kết không vi phạm Luật giao thông.
- Cam kết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạp điện.
- Triển khai hành động “Tháng An toàn giao thông” vào tháng 9.
- Tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông vào tháng 11.
- Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, nhà trường còn tổ chức cho học sinh xem hình ảnh ghi chiếu các lỗi vi phạm hay hậu quả của các vụ tai nạn giao thông để lại, điều này sẽ có tác động mạnh hơn nhiều các buổi tuyên truyền, kêu gọi khô khan, đơn điệu. Bên cạnh đó, các câu khẩu hiệu, áp phích, băng rôn được nhà trường treo dán ở cổng trường, sân trường, lớp học  đã giống như lời nhắc nhở học sinh ghi nhớ đảm bảo An toàn giao thông mọi lúc, mọi nơi.
Đối với các buổi lễ mít tinh, hay mỗi cuộc vận động, mỗi phong trào cần tổ chức để các em bộc lộ được cảm xúc cũng như nhận biết của bản thân bằng lời nói, hành động cụ thể để các em ý thức rõ được vai trò, trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông cũng như biến các em thành cộng tác viên trong công tác tuyên truyền vận động và đặc biệt chú ý khâu đánh giá, động viên những việc làm, những hành động đúng đắn và có biện pháp răn đe đối với trường hợp vi phạm.
2.3.2. Biện pháp 2: Triển khai thực hiện dạy An toàn giao thông, lồng ghép việc giáo dục An toàn giao thông thông qua các môn học và các hoạt động phong trào.
2.3.2.1. Dạy - Học An toàn giao thông trong chương trình chính khoá.
Việc giáo dục, giảng dạy trên lớp có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp học sinh có nhận thức đầy đủ, bền vững để hình thành những hành vi đúng và có ý thức tôn trọng Luật giao thông. Thông qua các tiết học về An toàn giao thông nhằm giúp học sinh:
- Có những hiểu biết cần thiết mang tính phổ biến về Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ  phù hợp với nhận thức của các em để các em có thể vận dụng vào sinh hoạt, đời sống, biết tự đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Học sinh định hình được những kĩ năng cơ bản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông như đi bộ trên đường, đi qua đường, ngồi trên xe đạp, xe máy, ngồi trên các phương tiện giao thông hoặc tự điều khiển xe đạp đi trên đường. Có khả năng lựa chọn con đường đi an toàn, phòng tránh những tai nạn giao thông ở nơi có tình huống nguy hiểm. Có thói quen đi đường theo những qui định của Luật Giao thông.
- Luôn có ý thức chấp hành Luật Giao thông, không đồng tình với những hành vi không thực hiện theo Luật Giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; biết tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
Nội dung dạy học về An toàn giao thông được nhà trường đưa vào dạy ngay từ đầu năm học đã giúp cho học sinh có được những hiểu biết cơ bản nhất về An toàn giao thông.
2.3.2.2. Dạy - Học An toàn giao thông thông qua các môn học khác.
Ngoài dạy học An toàn giao thông trong chương trình chính khoá thì tất cả các môn học khác ở Tiểu học đều có khả năng tiềm tàng nếu được khai thác đúng hướng nhằm vào việc giáo dục An toàn giao thông cho học sinh như:
- Học sinh nắm được chuẩn mực, hành vi đảm bảo An toàn giao thông trong môn Đạo đức.
- Nhận biết thông tin về giao thông qua môn Tự nhiên và Xã hội đối với các lớp 1,2&3 hay phân môn Địa lí đối với các lớp 4&5.
- Tìm hiểu và nắm Luật giao thông để thể hiện qua bài vẽ về An toàn giao thông của môn Mĩ thuật, ...
Chọn lọc nội dung về An toàn giao thông để tích hợp vào bài dạy là cách dạy tôi cho là tốt nhất, hiệu quả nhất bởi điều đó vừa làm phong phú thêm cho nội dung bài học vừa chuyển tải kiến thức An toàn giao thông một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực nặng nề đối với học sinh.
2.3.2.3. Dạy - Học An toàn giao thông thông qua các hoạt động phong trào.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ học, các hoạt động ngoại khoá th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_giao.doc