SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

Từ lâu, việc tích hợp các kiến thức khoa học tự nhiên (như Toán học, Vật lí, Hóa học) và khoa học xã hội (như Lịch sử, Địa lí, ) vào dạy học Tiếng Việt đã được các nhà soạn sách giáo khoa rất chú trọng nhằm nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh cho học sinh lại tiết kiệm thời gian và gây được hứng thú học tập cho các em bởi học sinh – nhất là học sinh tiểu học vốn rất tò mò và ham hiểu biết. Bởi vậy, việc dạy tích hợp kiến thức các môn học vào môn Tiếng Việt là rất phù hợp không chỉ bởi thời lượng dành cho môn Tiếng Việt chiếm hơn 30% thời lượng chương trình dạy học mà còn bởi việc dạy tích hợp kiến thức khoa học vào với việc dạy học Tiếng Việt sẽ giúp việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhẹ nhàng hơn, không căng thẳng hay khô cứng như khi học bài riêng rẽ theo môn học.

 Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không phải dễ, nhất là các kiến thức tự nhiên, lịch sử, địa lí vốn cần sự hiểu biết sâu, rộng của giáo viên thì mới có thể dạy kiến thức cho học sinh một cách chính xác; không nên dạy theo quan niệm truyền miệng hay suy đoán theo cảm nhận chủ quan của giáo viên. Chỉ cần giáo viên hiểu sai vấn đề thì lập tức sự truyền thụ kiến thức sẽ làm “hỏng” cả một thế hệ học sinh vì niềm tin khi tiếp nhận thông tin lần đầu tiên thường là niềm tin vững chắc nhất rất khó xóa mờ hay thay đổi bởi những thông tin trái chiều sau đó mặc dù có thể những thông tin tiếp nhận lần sau mới là thông tin chính xác.

 

docx 14 trang thuychi01 11902
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC 
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Triệu Thành
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
Lời mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4 
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
- Giải pháp 1: Nâng cao kiến thức địa lí về mùa và các tháng trong từng mùa của năm cho GV để sửa sai kiến thức gợi ý ở BT1 –Trang 2 Vở bài tập TV2 tập 2
- Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả việc dạy tích hợp các kiến thức khoa học, lịch sử, địa lí trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh trong một số bài học khác
- Giải pháp 3: Nâng cao kiến thức liên môn cho GV về các lĩnh vực khoa học, lịch sử, địa lí, kĩ thuật,  để GV có thể tự tin giảng dạy các kiến thức này khi dạy học Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp.
- Giải pháp 4: Tạo môi trường dân chủ, đối thoại giữa thầy với trò, trò với trò. 
4
4
6
7
8
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
8
3
Kết luận, kiến nghị
9
3.1
Kết luận
9
3.2
Kiến nghị
9
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
	Từ lâu, việc tích hợp các kiến thức khoa học tự nhiên (như Toán học, Vật lí, Hóa học) và khoa học xã hội (như Lịch sử, Địa lí, ) vào dạy học Tiếng Việt đã được các nhà soạn sách giáo khoa rất chú trọng nhằm nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh cho học sinh lại tiết kiệm thời gian và gây được hứng thú học tập cho các em bởi học sinh – nhất là học sinh tiểu học vốn rất tò mò và ham hiểu biết. Bởi vậy, việc dạy tích hợp kiến thức các môn học vào môn Tiếng Việt là rất phù hợp không chỉ bởi thời lượng dành cho môn Tiếng Việt chiếm hơn 30% thời lượng chương trình dạy học mà còn bởi việc dạy tích hợp kiến thức khoa học vào với việc dạy học Tiếng Việt sẽ giúp việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhẹ nhàng hơn, không căng thẳng hay khô cứng như khi học bài riêng rẽ theo môn học. 
	Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó không phải dễ, nhất là các kiến thức tự nhiên, lịch sử, địa lí vốn cần sự hiểu biết sâu, rộng của giáo viên thì mới có thể dạy kiến thức cho học sinh một cách chính xác; không nên dạy theo quan niệm truyền miệng hay suy đoán theo cảm nhận chủ quan của giáo viên. Chỉ cần giáo viên hiểu sai vấn đề thì lập tức sự truyền thụ kiến thức sẽ làm “hỏng” cả một thế hệ học sinh vì niềm tin khi tiếp nhận thông tin lần đầu tiên thường là niềm tin vững chắc nhất rất khó xóa mờ hay thay đổi bởi những thông tin trái chiều sau đó mặc dù có thể những thông tin tiếp nhận lần sau mới là thông tin chính xác.
	Trong chương trình SGK TH hiện hành, ở môn Tiếng Việt ta có thể thấy tất cả các chủ điểm đều được thể hiện rõ quan điểm tích hợp kiến thức liên môn (Khoa học, Lịch sử, Địa lí) khi dạy học Tiếng Việt, đặc biệt là các chủ điểm như: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối (Lớp 2); Bầu trời và Mặt đất, Bắc – Trung - Nam (Lớp 3); Khám phá thế giới (Lớp 4); Nhớ nguồn (Lớp 5), ... Ngay tên gọi chủ điểm cũng đã giúp chúng ta phần nào thấy được sự tích hợp kiến thức liên môn đó. Đi sâu vào từng bài học, chúng ta càng thấy rõ sự tích hợp kiến thức thể hiện nhẹ nhàng, sâu lắng qua nội dung bài đọc; qua sự phân tích, giảng giải của giáo viên. Tôi rất tâm đắc cách xây dựng chương trình và nội dung môn Tiếng Việt theo quan điểm như vậy. 
	Tuy nhiên, trong quá trình dự giờ thao giảng của giáo viên và sau đó phát phiếu hỏi trắc nghiệm với nội dung: “Theo đồng chí, mùa xuân gồm những tháng nào trong năm? Tương tự với các mùa khác?” thì tất cả GV đều trả lời: “Mùa xuân gồm các tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba; ba tháng tiếp theo là mùa hạ, và cứ như vậy 3 tháng cuối năm gồm tháng Mười, tháng Một và tháng Chạp là mùa đông”, tôi phát hiện ra một điều đặc biệt nghiêm trọng là: Hầu như GV còn nhầm lẫn giữa kiến thức khoa học với quan niệm truyền miệng trong dân gian nên trong quá trình dạy học còn truyền thụ cho học sinh hoặc là qua loa, máy móc theo chú giải trong SGK, hoặc là theo sự suy đoán cảm nhận của bản thân thông qua sự “nghe nói” từ người khác. Nguyên nhân là do GV tiểu học được đào tạo theo mô hình “Ông thầy tổng thể” (cái gì cũng biết một tí nhưng không sâu, nhiều khi nắm không vững, không chắc); nguyên nhân thứ hai do tài liệu hướng dẫn giảng dạy ở các nhà trường còn thiếu nhiều, việc tìm kiếm kiến thức để nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực trên chủ yếu GV phải tìm trên Internet nhưng không phải nguồn nào cũng đáng tin cậy; nguyên nhân thứ ba là do GV quá tin tưởng vào người biên soạn sách cộng với kiến thức của mình lơ mơ nên không phát hiện ra cái sai của sách. Chính vì vậy, tôi rất băn khoăn, trăn trở khi phát hiện ra một số kiến thức về khoa học, lịch sử, địa lí được tích hợp trong môn Tiếng Việt không chỉ bị GV hiểu sai, dạy sai về kiến thức mà ngay cả người biên soạn sách cũng gợi ý sai cho giáo viên. Đặc biệt là nội dung bài dạy Luyện từ và câu (Tiết 1 – Tuần 19 – SGV TV2 Tập 2 trang 8) (Tôi sẽ nói kĩ hơn ở phần thực trạng). Sau thời gian nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp và chỉ đạo chuyên môn, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học” để đồng nghiệp và các nhà giáo dục xem xét, nghiên cứu, khắc phục hiện trạng và rút kinh nghiệm cho việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa mới ở giai đoạn tiếp theo.
 Mục đích nghiên cứu
	Từ việc tìm ra những sai sót về kiến thức và những hạn chế trong quá trình dạy tích hợp liên môn của chương trình SGK TV tiểu học để tìm ra cách điều chỉnh dạy học cho đúng kiến thức và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
 Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu sự thể hiện quan điểm tích hợp kiến thức địa lí tự nhiên trong chương trình TV tiểu học, ở từng bài học cụ thể và các phương pháp nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp ấy trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
 Phương pháp nghiên cứu
	PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu; PP thực hành; Tổng kết kinh nghiệm
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
	Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chương trình SGK hiện hành đưa ra là:
Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
	Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa Việt Nam và nước ngoài.
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sang, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.
	Các mục tiêu trên dược cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với học sinh được quy định ở Chuẩn kiến thức kĩ năng từng khối lớp. 
	[1] ([1] SGV TV 5 – Tập 1)
	Từ cơ sở lí luận trên, ta thấy quan điểm tích hợp khi dạy học Tiếng Việt tiểu học được thể hiện rõ trong mục tiêu dạy học kéo theo nội dung chương trình và phương pháp dạy học TV.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Những lỗi sai khi dạy mở rộng vốn từ về năm tháng và các mùa trong năm: 
	GV và cả tài liệu tham khảo (Vở bài tập TV2) còn nhầm lẫn kiến thức về mùa và thời gian trong từng mùa khi dạy cho HS. 
 Ví dụ: Bài tập về các tháng và các mùa trong năm được thể hiện qua tiết dạy LTVC lớp 2:
	Ở Bài tập 1 (Tiết 1 – Tuần 19 – Luyện từ và câu Lớp 2 – trang 8/SGK TV2 Tập 2) chúng ta thấy có : 
	Em hãy kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào.
	Ở vở bài tập TV2 tập 2 còn ghi rõ yêu cầu: nối tên tháng với tên từng mùa 
M: Tháng giêng
 Tháng hai Mùa xuân
 Tháng ba
.
. Mùa hạ
.
.
. Mùa thu
 .
.
. Mùa đông
.
	Tôi thấy đề bài này ở cả SGK và VBT TV2 tập 2 đều không ổn, cụ thể: 
	Phần lệnh thứ nhất: “Kể tên các tháng trong năm” chưa yêu cầu rõ học sinh kể tên các tháng theo năm Dương lịch hay Âm lịch vì thực tế đang tồn tại cả lịch dương và lịch âm. 
	Phần lệnh thứ 2: “Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào”/ “nối tên tháng với tên từng mùa”. M (Mẫu) cung cấp cho học sinh: Tháng giêng, tháng hai, tháng ba được nối với Mùa xuân nghĩa là Mùa xuân gồm các tháng trên. Nếu xét về mặt kiến thức Địa lí thì Mẫu trên hoàn toàn không ổn. Bởi vì, cách hiểu trên chỉ áp dụng theo quan niệm truyền thống theo năm âm lịch của ông cha ta thì tháng Giêng là tháng mở đầu của mùa xuân và ngày Mùng 1 Tết là ngày mở đầu của mùa xuân, mà mỗi mùa có 3 tháng nên các tháng Giêng, Hai, Ba là thuộc mùa xuân. Nhưng “âm lịch không phản ánh thực đúng sự biến thiên của thời tiết. Do đó, người ta tính ngày “lập xuân” là ngày bắt đầu của mùa xuân. Lập xuân là ngày đầu của 24 tiết khí. Nó cố định vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch. Như vậy, M trên chưa chính xác về kiến thức địa lí nhưng vì tin vào người viết sách, tài liệu lại được in bởi Nhà xuất bản Giáo dục nên các khi dạy bài này GV mặc nhiên tin rằng M đó đúng và cứ theo lô gic đó ta dễ dàng lắp các tháng còn lại trong năm, cứ 3 tháng 1 mùa, tháng 12 (tháng chạp là tháng cuối cùng của mùa đông)
	Mặt khác, hầu như tất cả GV tiểu học khi giảng dạy bài này thì đều quan niệm: Mẫu trên là đúng vì cả truyền hình, báo chí xưa nay đều nói rằng: Ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán là ngày mở đầu của mùa xuân nên hiển nhiên 3 tháng Giêng, Hai, Ba là thuộc mùa xuân, tiếp theo các tháng Tư, Năm, Sáu là mùa hạ; các tháng Bảy, Tám, Chín thuộc mùa thu và các tháng Mười, Một, Chạp là thuộc mùa đông. Quan niệm trên được các nhà biên soạn sách công nhận và được áp dụng giảng dạy từ trước đến nay nên hết thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh khác đều xem là đúng. Khi học lên các lớp trên, các em sẽ ngỡ ngàng đặt câu hỏi: Vậy có phải các thầy cô tiểu học dạy sai cho mình không? 
b) Xảy ra tình trạng trên còn bởi thực trạng GV tiểu học tuy là “ông thầy tổng thể” (môn học nào cũng được đào tạo) nhưng không được đào tạo kiến thức chuyên sâu từng môn nên dẫn đến tình trạng có nhiều GV nắm hời hợt kiến thức, nhất là kiến thức những môn khó như: Khoa học, Lịch sử, Địa lí, TN-XH,  Bởi vậy, khi dạy học các kiến thức này, thường GV không tìm hiểu kĩ càng kiến thức nên khi dạy không xử lí thấu đáo vấn đề, xảy ra tình trạng dạy lướt, dạy qua loa, nhiều khi dạy theo quan niệm dân gian dẫn đến sai kiến thức hàn lâm mà không biết mình sai.
c) Kiến thức tích hợp trong các tiết dạy TV chiếm thời lượng ít nên GV thường ít chú trọng nên hiệu quả việc dạy tích hợp không cao.
d) Theo tâm lí nhút nhát của HS Việt Nam, nhất là HS nông thôn, miền núi thì việc đối thoại giữa trò và thầy hầu như mới chỉ có một phía theo hướng “thầy hỏi – trò trả lời” chứ hầu như ít có trường hợp học sinh tự đặt vấn đề thắc mắc yêu cầu GV giải đáp, dẫn đến chưa kích thích GV tự tìm hiểu sâu kiến thức để xử lí các tình huống có vấn đề trên lớp vì GV thường nghĩ rằng kiến thức trong từng bài học thì SGV đã hướng dẫn hết, không cần phải tìm hiểu thêm. Bởi vậy, kiến thức GV chưa được nâng lên vì chưa có quá trình tự học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Giải pháp 1: Nâng cao kiến thức địa lí về mùa và các tháng trong từng mùa của năm cho GV để sửa sai kiến thức gợi ý ở BT1 –Trang 2 Vở bài tập TV2 tập 2
	Ở bài tập trên, với phần lệnh thứ nhất: “Kể tên các tháng trong năm” thì GV vẫn để nguyên câu lệnh cho HS phát huy vốn hiểu biết của mình và kể tên từng tháng trong năm. Sau đó, tùy theo câu trả lời của HS mà GV xử lí tình huống và tung thêm kiến thức cho HS. 
	Ví dụ: nếu HS kể tên các tháng trong năm như: 1 năm có 12 tháng: tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười Một, tháng Mười Hai thì GV công nhận HS đã kể đúng và nói thêm: “Đây là các tháng tính theo năm Dương lịch hiện nhà nước đang áp dụng lịch Dương lịch để lên lịch khai giảng năm học, nghỉ hè, nghỉ lễ và lên lịch thời gian làm việc hành chính nhà nước cho cán bộ, công nhân viên đi làm hàng ngày” và hỏi thêm: “Còn bạn nào biết các tên gọi khác của một số tháng trong năm âm lịch nữa không?” để HS kể tên các tháng theo âm lịch như VBT đã gợi ý. GV có thể bổ sung thêm: “Theo năm âm lịch thì người ta còn gọi tháng 1 là tháng Giêng, tháng 11 âm lịch là tháng Một và tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp, các tháng còn lại gọi tên như tháng dương lịch” để mở rộng vốn từ cho HS. 
	Ở phần lệnh thứ 2, để có thể dạy tích hợp kiến thức địa lí tự nhiên về mùa và các tháng trong từng mùa cho học sinh một cách chính xác thông qua việc dạy mở rộng vốn từ Tiếng Việt ở bài tập này, tôi đã đưa ra cách giải quyết như sau:
Thứ nhất: Sau khi khảo sát, tôi nắm được đa số GV đã hiểu sai kiến thức về tháng và mùa như trên, tôi đã tổ chức họp chuyên môn thảo luận về vấn đề này theo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học”. Tôi đã phân tích cho GV hiểu được lỗi sai trong M của Vở Bài tập TV 2 khi dạy tích hợp giữa kiến thức về năm, tháng và các mùa trong năm với việc dạy mở rộng vốn từ Tiếng Việt. Cụ thể: 
	Nhiều người cho rằng, dựa vào âm lịch để tính tiết khí, nhưng trên thực tế lại dựa vào dương lịch để tính tiết khí, đó là sáng tạo mà tổ tiên ta đã áp dụng để bù đắp vào chỗ khiếm khuyết của âm lịch đã không phản ánh được biến thiên về mùa vụ của thiên nhiên. 
	Đông chí và xuân phân cách nhau 91 ngày, lập xuân ở vào giữa 2 tiết khí này tức là sau đông chí 45 ngày nếu chỉ căn cứ vào vấn đề của quả đất về thiên văn học thì lập xuân coi là bắt đầu của mùa xuân đại để là chính xác, vì rằng, lúc này ánh sáng mặt trời đang từ vị trí cực nam quá độ chuyển vào vị trí ở chính giữa, tức là giai đoạn quá độ từ mùa đông sang mùa xuân. Nhưng nếu tính toán như vậy thực tế vẫn chưa phù hợp với biến đổi của thời tiết. Vấn đề là ở chỗ nào? Khi chúng ta cảm thấy thời tiết nóng hay lạnh không phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi góc độ ánh sáng mặt trời biến đổi mà biến đổi theo, mà là sau khi ánh sáng mặt trời chiếu xạ xuống mặt đất, nhiệt lượng phóng ra nhiều hay ít mà làm thay đổi độ nóng lạnh. Bản thân quả đất là một dung khí giữ nhiệt từ sau xuân phân (22 tháng 3 dương lịch, mặt trời ngày càng cao lên, mặt đất ngày càng tiếp nhận nhiệt năng đến hạ chí (22 tháng 6) là đỉnh điểm. Nhưng mặt đất phải mất từ 1-2 tháng mới tích luỹ đủ nhiệt lượng, khiến nhiệt độ ở bắc bán cầu đạt tới điểm cao nhất, vì vậy ở bắc bán cầu, những ngày nóng nhất không phải là tháng 6 mà là tháng 7, tháng 8. Đến mùa đông, mặt trời từ phía nam chiếu chếch xuống mặt đất, mặt đất bắt đầu mất đi nhiệt lượng, thu không đủ chi, đến đông chí (ngày 22 tháng 12 dương lịch) mặt trời ở vị trí cực nam, nhưng phải chờ 1-2 tháng sau bắc bán cầu mới hết nhiệt lượng, nhiệt độ xuống tới mức thấp nhất, lúc này đúng vào tiết lập xuân, vì vậy mùa đông thường đến lập xuân mới là lạnh nhất. Nếu lấy nhiệt độ biến đổi để quyết định mùa tiết, thì bắt đầu mùa xuân phải là sau trung tuần tháng 3, lúc này đúng là xuân phân (22 tháng 3 dương lịch) vì vậy ngành thiên văn học lấy ngày này là ngày bắt đầu của mùa xuân, rồi lấy hạ chí là bắt đầu của mùa hạ, thu phân là bắt đầu của mùa thu, đông chí là bắt đầu của mùa đông”. [2]
([2]Theo Lê Thị Lan (Đài TNVN Xuân 2006)Báo Vietnam Net cập nhật lúc 12:26’ ngày 18.01.2006)
	Theo sự phân tích trên thì: 
+ Nếu dựa vào tiết khí trong năm thì ngày Lập xuân (mùng 4 hoặc mùng 5 tháng hai) là ngày bắt đầu mùa xuân nên tháng đầu tiên của mùa xuân là tháng hai (dương lịch). Vậy mùa xuân gồm các tháng 2, 3, 4; mùa hạ gồm các tháng 5, 6, 7; mùa thu gồm các tháng , 8, 9, 10 và mùa đông gồm các tháng 11, 12, 1 hàng năm (Tính theo Dương lịch).
+ Còn nếu dựa vào nhiệt độ để quy định đặc điểm của từng mùa thì mùa xuân bắt đầu từ ngày Xuân phân (ngày 22 tháng 3 dương lịch) nên mùa xuân gồm các tháng 3, 4, 5; mùa hạ gồm các tháng 6, 7, 8; mùa thu gồm các tháng 9, 10, 11 và mùa đông gồm các tháng 12, 1, 2 hàng năm (Tính theo Dương lịch).
	Thứ hai: Hướng dẫn GV cách sửa đề bài sao cho phù hợp với trình độ học sinh:
	Với trình độ học sinh lớp 2, để các em dễ hiểu, tôi thay lệnh trên bằng lệnh: “Theo em, những tháng nào có đặc điểm thời tiết ấm áp của mùa xuân, những tháng nào có thời tiết nóng nực của mùa hè, những tháng nào thời tiết mát mẻ như mùa thu và những tháng nào thời tiết lạnh giá của mùa đông?”. Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm rồi nêu kết quả. GV nhận xét, kết luận: thường các tháng Hai, Ba, Tư có đặc điểm thời tiết ấm áp của mùa xuân; các tháng Năm, Sáu, Bảy có đặc điểm thời tiết nóng nực của mùa hè; các tháng Tám, Chín, Mười có đặc điểm thời tiết mát mẻ của mùa thu và các tháng Mười một, tháng Mười hai và tháng Một có đặc điểm thời tiết lạnh giá của mùa đông (tính theo tháng Dương lịch). 
	Hoặc nếu dựa theo nhiệt độ của từng tháng thì học sinh có thể xếp mùa xuân gồm các tháng 3, 4, 5; mùa hạ gồm các tháng 6, 7, 8; mùa thu gồm các tháng 9, 10, 11 và mùa đông gồm các tháng 12, 1, 2 hàng năm (Tính theo Dương lịch) đều chấp nhận được.
	Như vậy HS lớp 2 cũng có thể hiểu: Những tháng nào là bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa trong năm theo đúng đặc điểm thời tiết đặc trưng của mỗi mùa ở Việt Nam. 
	Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả việc dạy tích hợp các kiến thức địa lí tự nhiên trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh trong một số bài học khác
	Ví dụ 1: Bài Nắng phương Nam (Trang 94 – TV3 tập 1)
	Khi cho HS tìm hiểu nội dung bài này, GV nên cho HS tìm hiểu thêm về sự khác nhau của khí hậu và thời tiết giữa hai miền Nam – Bắc: Miền Bắc thường có thể cảm nhận được sự phân chia thời tiết rõ rệt giữa bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông (như đã học ở lớp 2) nhưng khí hậu miền Nam hầu như nắng quanh năm, chỉ chia thành hai mùa cơ bản là mùa mưa và mùa khô. Bởi vậy, cùng đón Tết Nguyên đán nhưng miền Bắc thì rét mướt và có mưa bụi ẩm ướt còn miền Nam vẫn có nắng vàng rực rỡ, ban ngày nắng nóng như mùa hè, ban đêm hơi se lạnh một chút. Khi học sinh hiểu được điều đó thì mới thấy được ý nghĩa tốt đẹp của món quà tặng mà các bạn miền Nam muốn gửi cho các bạn miền Bắc: “Một cành mai chở nắng phương Nam”. Cuối bài, GV có thể hát hoặc mở Youtobe cho HS nghe bài hát: “Gửi nắng cho em” (Nhạc và lời của Phạm Tuyên) để các em hiểu hơn về bài học và thêm yêu quê hương mình. 
	Ví dụ 2: Bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất (Trang 114 – TV4 tập 2)
	Khi dạy bài này, muốn học sinh hình dung được tính xác thực trong câu kết của bài: “Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.” thì GV cần chuẩn bị Bản đồ thế giới, quả Địa cầu hoặc hình ảnh trình chiếu Power Point để minh họa cho HS thấy được vị trí của các đại dương, các đảo và chỉ con đường đi của Ma-gien-lăng trong hành trình hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất của ông khi cho HS trả lời câu hỏi 3 và 4 (SGK). Từ đó, giúp các em có niềm tin vững chắc hơn vào các kiến thức trên được học mở rộng sau này.
	Ví dụ 3: Bài Cửa sông (Trang 74 – SGK TV 5 tập 2)
	Khi dạy bài này, học sinh cần nắm rõ khái niệm: “cửa sông” thì mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của cửa sông được mô tả trong bài thơ. Muốn học sinh hiểu rõ được khái niệm này, GV không chỉ cho HS tìm hiểu phần giải nghĩa từ ở chú giải mà còn nên cho HS quan sát các con sông trên Lược đồ địa lí tự nhiên sau đó minh họa hình ảnh cửa sông bằng tranh ở SGK. Nhờ sự nhất quán trong giảng dạy mà tạo được niềm tin vững ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_viec_day_hoc.docx