SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng

Cơ sở lý luận:

Như chúng ta đã biết, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu được Đảng, nhà nước và toàn dân coi trọng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục Mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân chiếm vị trí quan trọng. Để đáp ứng với thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì trong đó giáo dục mầm non đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính học vẹt, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một vững vàng, để hỗ trợ cho các môn học khác. Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú.

 Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ cái, chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Các cháu cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu của các kiến thức, kỹ năng để tạo cho trẻ tâm lý sẵn sàng lên lớp một;

 

doc 19 trang hoathepmc36 28/02/2022 11243
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5- 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG
I. PHẦN MỞ ĐẦU: 
1. Lý do chọn đề tài: 
Hiện nay giáo dục mầm non đang được toàn xã hội quan tâm, có thể nói giáo dục mầm non là cấp học tiền đề trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước, bởi giáo dục mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 
Nâng cao chất lượng giáo dục theo nguyên tắc cơ bản là trẻ được học trong một môi trường học tập thân thiện, phương pháp giảng dạy tích cực, gần gũi gữa cô với trẻ; trẻ với trẻ. Sự phát triển cân đối, hài hòa giữa thế chất và tinh thần. Trong các hoạt động giáo dục trẻ giáo viên phải thường xuyên được tổ chức một cách linh hoạt và sáng tạo đặc biệt là môn làm quen chữ cái rất quan trọng và thiết thực với trẻ mầm non. Làm quen chữ cái giúp trẻ 5- 6 tuổi phát triển các thao tác trí nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp...làm quen chữ cái góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, làm cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển mở rộng nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào trường Tiểu học; 
Trên thực tế phương pháp giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn cứng nhắc, rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động, để giúp giáo viên linh hoạt, chủ động đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái. Từ những suy nghĩ trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
* Mục tiêu của đề tài:
- Nhằm đưa ra một số biện pháp để giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng, 
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen chữ cái và phát huy khả năng linh hoạt, chủ động của trẻ trong việc tham gia vào hoạt làm quen chữ cái, thông qua đó giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
* Nhiệm vụ của đề tài: 
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc đưa môn làm quen chữ cái đến với trẻ ngay từ lửa tuổi mầm non. Tạo điều kiện cho trẻ được tìm tòi, được trải nghiệm và đồng thời thể hiện hết khả năng ngôn ngữ mạch lạc của mình.
 - Đưa ra một số biện pháp nhằm bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức, kỹ năng để tổ chức tốt các hoạt động hàng ngày, chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và lựa chọn các phương pháp, biện pháp phù hợp để tổ chức tốt môn Làm quen chữ cái cũng như các hoạt động trên lớp. Nhằm tổ chức cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách hứng thú, nhẹ nhàng, hiệu quả tích cực nhất.
 Trẻ phải được nghe, được bắt chước lời nói, được chủ động nói những lời nói diễn cảm, mạch lạc, rõ ràng, nghệ thuật. Kiến thức cung cấp cho trẻ phải có tính logic và trình tự từ dễ đến khó; từ đơn giản đến phức tạp và nâng dần yêu cầu. Hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe đọc, nói Tiếng Việt cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái tại trường Mầm non Hoa Phượng. 
4. Giới hạn của đề tài: 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môn làm quen chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng
5. Phương pháp nghiên cứu: 
 + Phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Phương pháp trải nghiệm thực tiễn.
 + Phương pháp thống kê toán học. 
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận: 
Như chúng ta đã biết, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu được Đảng, nhà nước và toàn dân coi trọng. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục Mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân chiếm vị trí quan trọng. Để đáp ứng với thời kỳ đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì trong đó giáo dục mầm non đóng vai trò quyết định trong việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính học vẹt, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một vững vàng, để hỗ trợ cho các môn học khác. Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú. 
 Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ cái, chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Trẻ em 5-6 tuổi là lứa tuổi tiền học đường để vào lớp một. Các cháu cần được giáo dục phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu của các kiến thức, kỹ năng để tạo cho trẻ tâm lý sẵn sàng lên lớp một; 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn, điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 
Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo phòng Giáo dục đã tổ chức chuyên đề lý thuyết và thực hành theo thông tư 28/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường cử Tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên cốt cán tham gia dự các đợt chuyên đề và sau đó về tổ chức triển khai chuyên đề cấp trường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên toàn trường, ngoài ra còn tổ chức hội giảng, thao giảng, hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm.
 Các lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học, có 02 giáo viên/ lớp.
 Được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh.
Tuy nhiên trường có nhiều điểm lẻ nằm rải rác ở các thôn, buôn. Đa số giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm còn ít, khả năng tổ chức hoạt động còn lúng túng. Khi tổ chức hoạt động nhiều lúc giáo viên chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ
 Trường có 50% trẻ là con em dân tộc thiếu số (Ê đê) đa số trẻ chưa học chương trình 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; năm đầu tiên đến trường nên trẻ chưa có các kỹ năng cơ bản như; nề nếp, lễ giáo
Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa rõ Tiếng Việt. Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, không đồng đều;
Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát, thiếu tự tin, kinh nghiệm sống còn nghèo nàn .
 Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của bộ môn làm quen chữ cái ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo và phối hợp với chuyên môn phân công chuyên môn cho giáo viên trực tiếp phụ trách lớp 5-6 tuổi có năng lực, kinh nghiệm dạy lớp 5 tuổi, sau đó tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên, học sinh đầu năm học. 
 - Kết quả khảo sát thực trạng trên trẻ:
NỘI DUNG
Số trẻ
Kết quả 
Đạt
Tỉ lệ%
Chưa đạt
Tỉ lệ%
- Phát âm rõ chữ cái
32
17
52%
15
47%
- Nhận biết đúng mặt chữ cái
32
16
50%
16
50%
- Trẻ biết cách ngồi, cách cầm bút
32
19
59%
13
41%
- Trẻ tô viết trùng khít lên chấm mờ, hoàn thành vở tập tô
32
10
31%
22
69%
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động làm quen chữ viết.
32
18
56%
14
44%
- Trẻ nhận biết được các chữ (in hoa, in thường, viết hoa, viết thường)
32
13
41%
19
59%
- Nguyên nhân 
+ Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi chưa thật sự đầy đủ, chưa hấp dẫn trẻ. 
+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện thông tư 28/ 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy , chưa linh hoạt, trong việc áp dụng phương pháp mở tạo cơ hội cho trẻ được tham gia hoạt động. 
+ Đa số trẻ là con em dân tộc thiếu số khá năng nhận biết của cháu còn hạn chế, một số cháu chưa thật sự mạnh dạn, chú ý trong giờ học...
+ Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp : 
a. Mục tiêu của giải pháp: 
Mục tiêu của giải pháp mà tôi sử dụng sau đây với mục đích như:
+ Giúp cho giáo viên chủ động, linh hoạt trong khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái,
+ Tạo sự thoái mái, thân thiện trong giờ học để thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động.
+ Hình thành cho trẻ biểu tượng sơ đẳng ban đầu về hình ảnh các chữ cái + Rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết, phát âm đúng, đọc, tô, viết thành thạo các chữ cái.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 
* Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên tạo môi trường"Làm quen chữ cái" 
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lại đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý, tò mò của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật chủ đề và môn học. Sau khi khảo sát chất lượng có kết quả, tôi chỉ đạo giáo viên tập trung sưu tầm tranh ảnh, nguyên vật lệu để trang trí lớp, trang trí các góc chơi và trong khuôn viên nhà trường tận dụng triệt để các khoảng trống để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo môi trường trẻ thường xuyên được hoạt động, được trải nghiệm. Nhằm tạo môi trường mới lạ, sinh động để thu hút sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, qua đó giáo viên cùng yêu cầu trẻ nêu lên được những nhận xét, đánh giá của mình khi được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm đó. Trang trí trong và ngoài lớp bằng các hình ảnh động có chứa chữ cái và thường xuyên thay thể một cách dễ dàng, ngoài ra giáo viên cần trang trí các bài thơ, câu chuyện, câu đó, hò vè, ca dao, đồng daonhững nơi thuận tiện nhất để lúc nào trẻ cũng được tiếp xúc với chữ cái. 
Ví dụ: Bức tranh vẽ “Nhà sàn” thì phía dưới bức tranh phải có chữ “Nhà sàn” 
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng ngày cho trẻ làm quen với việc đọc tô, đọc câu thơ, câu chuyện, tập tô tên các đồ vật, tên câu chuyện, câu thơ
- Tổ chức môi trường chữ viết phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về chữ viết, về sự liên quan giữa những gì được tô và những chữ gì trẻ đọc được, luôn thay đổi nội dung hình thức cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe các loại sách khác nhau như các bài thơ câu chuyện viết chữ và chèn các hình ảnh
Ví dụ: Chuẩn bị cho tiết dạy làm quen chữ cái “g y” chủ điểm (Phương tiện và luật lệ giao thông) giáo viên vẽ tranh về phương tiện giao thông ( Xe ô tô, tàu hóa, máy bay...) sau đó yêu cầu học sinh; một nhóm tô màu tranh, một nhóm cắt ra từng loại phương tiện hoặc một nhóm dán tranh và trang trí các góc cùng với cô...tạo cho trẻ sự háo hức chờ đợi mong muốn được khám phá;
Hoặc chuẩn bị cho tiết học ngày mai làm quen chữ cái e,ê thì ngày hôm trước cô cùng làm đồ dùng, hoặc những chiếc lá, bông hoa có các chữ cái e ê..để ngày mai dạy môn là quen chữ cái cô sử dụng sản phẩm mà cô cùng trẻ làm hôm trước sẽ tạo được sự chú ý và tham gia hoạt động tích cực của trẻ. Tóm lại tạo môi trường xung quanh trẻ phải thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm, tạo sự kế thừa liên tục và luôn mới lạ được trang trí vừa tầm nhìn với trẻ sẽ phát huy hết khả năng hoạt động của trẻ vào giờ học. 
* Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên tổ chức tiết dạy môn làm quen chữ cái
Để tổ chức thành công tiết dạy làm quen chữ cái đạt hiệu quá cao và thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ một cách sinh động, giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với khá năng nhận thức của trẻ trong lớp nhẹ nhàng, sinh động. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Để làm được điều này phải nghiên cứu kỹ thông tư 28/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung sửa đổi, bố sung và đổi mới hình thức tổ chức, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Tạo môi trường cho trẻ được trải nghiệm
- Phát huy tính tích cực của trẻ.
- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
Trẻ phải được quan sát chữ cái, được nghe cô phát âm mẫu sau đó phát âm lại và được xem cô viết mẫu các chữ cái đó và cuối cùng được tô viết và được chơi trò chơi với các chữ cái mà mình vừa học...
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế, trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy và chọn kiến thức yêu cầu phù hợp với khả năng của trẻ ở lớp mình, đồng thời chọn trò chơi phù hợp để củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng mà đạt được yêu cầu. 
Ví dụ: Chủ đề nhánh“Sắc hoa mùa xuân”đề tài: Làm quen chữ cái “ b d đ” giáo viên phải giới thiệu dẫn dắt trẻ vào bài dạy nhẹ nhàng và tạo sự hứng thú cho trẻ như: Hôm nay chúng mình cùng đi Lễ hội hoa xuân, trong lễ hội có rất nhiều các loài hoa. Các con chú ý cùng xem có những loài hoa gì nhé! (Trẻ đi và đọc bài thơ "Hoa Đào, Hoa Mai" sau đó kể tên các loại hoa của mùa xuân mà trẻ biết (hoa Mai, hoa Đào, hoa Cúc, hoa Ly... ) lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh đến tranh hoa Đào và cô giới thiệu chữ cái “đ” và trẻ làm quen 
* Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
Trong chương trình giáo dục Mầm non hiện nay mang tính chất mở vì vậy, giáo viên là người chủ động hoàn toàn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn đề tài, hình thức tổ chức để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của lớp mình để tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ giáo viên phải biết khéo léo, linh hoạt, sáng tạo ứng xử nhanh sẽ lôi cuốn được sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động và giúp trẻ ghi nhớ sâu. Vì vây, khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái giáo viên phải tích hợp lồng ghép nhuần nhuyễn các môn học khác phù hợp với chủ điểm, tạo cho trẻ sự thoái mái nhẹ nhàng, tránh sự cứng nhắc, rập khuôn, tạo cho trẻ cảm giác thoái mái “học mà chơi- chơi mà học”. Vì trẻ mầm non khả năng chú ý chưa hoàn thiện nên trẻ không thể tập trung vào một việc ( một vấn đề) được lâu mà cần phải có sự thay đổi linh hoạt để tránh sự nhàm chán. Do đó trong một giờ học giáo viên nên thay đổi các hình thức tổ chức và vận dụng tích hợp nhịp nhàng các môn học khác để tăng sự mới lạ và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. 
* Tích hợp môn văn học:
 Văn học là một phương tiện tác động mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ và điều quan trọng là nó có ảnh hưởng to lớn tới sự phát phát triển tình cảm xã hội, thẩm mỹ của trẻ và làm phong phú lời nói của trẻ. Giáo viên là người đem văn học đến cho trẻ như một tác phẩm nghệ thuật, mở ra ý nghĩa của nó, truyền cho trẻ những thái độ, cảm xúc tích cực. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô chuẩn bị cho trẻ làm quen.
Ví dụ: tiết học làm quen chữ cái V, R thì vào giờ học giáo viên kể cho trẻ nghe một đoạn trong câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” đến đoạn rùa vàng nhô lên mặt nước... cho trẻ xem tranh “Rùa vàng” cho trẻ lên rút chữ cái đã học. Hôm nay cô sẽ dạy các con cữ cái V , R.
Ví du: Câu đố chữ â Chữ gì một nét còng tròn 
	 Bên phải nét thẳng trên đầu có ô
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng ràng” “vè con cua” hay một số bài thơ khác.
* Tích hợp môn âm nhạc:
Âm nhạc là một môn nghệ thuật có tính chất vui nhộn mang đến cho con người nhiều cảm xúc, vì vậy giáo viên nên kết hợp âm nhạc vào trong các môn học để tạo sự hứng thú cho trẻ vì khi nghe tiết tấu âm nhạc nổi lên tất cả các trẻ đều chú ý và thế hiện sự cảm nhận qua cử chỉ, điệu bộ như: lắc lư người, nhịp chân, vỗ tay... Do đó trong môn làm quen chữ cái nên chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp từng chủ điểm tạo sự tập trung chú ý cho trẻ:
 Ví dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ cho trẻ hát và vận động bài “Chữ O tròn”.
“Chữ O là chữ O tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng, chữ Ô là Ô cô dạy chúng em biết đọc. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
* Tích hợp môn khám phá khoa học.
Lưa tuổi mầm non đang phát triển và trẻ rất hiếu động, tò mò ham hiểu biết, nên trong các tiết dạy giáo viên cần chú ý tạo sự mới lạ và tạo sự bất ngờ để cho trẻ tập trung chú ý, để thỏa mãm nhu cầu khám phá của trẻ . Vì vậy, môn khám phá khoa học luôn được lựa chọn lồng ghép trong các môn học khác. 
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái “h, k.” cho trẻ tìm hiểu chữ “h, k.” qua từ “Hoa loa kèn” trẻ được quan sát bông hoa và nói cấu tạo đặc điểm hương thơm màu sắc của loại hoa .. để tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú, ghi nhớ. 
Ví dụ trò chơi “gắn quả cho cây ” yêu cầu trẻ tìm những quả có chữa chữ cái K gắn vào cây số 1 và tìm những quả có chữ cái H gắn vào cây số 2 nhằm tăng khá năng nhận biết và ghi nhớ cho trẻ, tăng thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi. 
* Tích hợp môn làm quen với toán:
 Môn toán hàng ngày không thể thiếu trong các môn học của trẻ mầm non vì môn toán kích thích tính tư duy và dựa vào những suy nghĩ và khả năng nhận xét đánh giá để có kết luận chính xác. Vì thế khi lồng ghép tích hợp môn toán vào trong các môn học khác sẽ làm tăng thêm sự thi đua sôi nổi giữ các trẻ hay giữ các tổ, hoặc giữa các đội khi cô giáo đưa ra một yêu cầu thì ngay lập tức tất cả các trẻ đều phải suy nghĩ vận dụng sự tư duy của bản thân để có đáp án đúng nhất. Do đó, nó thường xuyên được tích hợp lồng ghép vào các môn học khác một cách nhẹ nhàng và mang lại hiệu quả cho giờ học như: trong môn học làm quen với chữ cái không thể thiếu trò chơi để cũng cố kiến thức cho trẻ.
Ví dụ Trò chơi “Gắn quả cho cây” giáo viên chuẩn bị nhiều quả và gắn các chữ cái trong đó có chữ cái vừa học “h, k.”. Chia trẻ thành 2 đội chơi: một đội tìm quả có chữ cái “h”; một đội tìm quả có chữ cái “k” gắn vào 2 cây trong thời gian nhất định. Hai đội thi đua nhau đội nào gắn được nhiều quả và đúng chữ cái cô yêu cầu là thắng cuộc... 
* Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thông qua việc cho trẻ làm quen chữ cái.
Trong Modul MN 3 có viết :“Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm. Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội loài người. 
Mục đích cho trẻ làm quen chữ cái không chỉ là giúp trẻ nhận biết được mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú khi học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1 phổ thông.
Giáo viên cho trẻ làm quen chữ cái, vốn từ của trẻ được nâng cao, bởi vì khi làm quen với chữ, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ thể, các từ đó có các âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ. 
Qua việc làm quen với chữ viết còn giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “đọc” và “viết” sau này.
Việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ, giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
Cho trẻ làm quen với chữ còn góp phần kích thích, phát triển tư duy, thể hiện ở chỗ trẻ đã xác định được tính chất đặc điểm của chữ đó bằng cách tìm kiếm các từ, tiếng thông qua các đồ vật. Trẻ tìm đúng các âm theo các chữ cái mà trẻ đã nhận ra. Như vậy trẻ nhận ra chữ cái đó thông qua biện pháp phát âm chứ không phải thông qua các mặt chữ. 
Trong khi cho trẻ làm quen với chữ cái, giáo viên cần giúp trẻ một số kỹ năng cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của trẻ. Việc cho trẻ làm quen chữ cái không chỉ thông qua các tiết học mà còn thông qua các hoạt động khác nhau như

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_mon_lam_qu.doc