SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

Trong trường Tiểu học, tổ chuyên môn là một tổ chức trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Tổ chuyên môn có vị trí, vai trò rất quan trọng, nó quyết định rất lớn vào việc phát triển đi lên của nhà trường.

Để nâng cao các hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhà trường trong quá trình quản lí, chỉ đạo công tác chuyên môn, người quản lí cần chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chuyên môn - nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động dạy và học của tường Tiểu học. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp phát huy hết năng lực, quyền làm chủ tập thể của mỗi thành viên trong tổ. Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ của giáo viên. Mặt khác tổ chuyên môn là cầu nối để tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình, cải tiến phương pháp dạy học ở cấp học sát thực nhất.

Thực tế cho thấy những nhà trường có phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến sinh hoạt chuyên môn ở các tổ nhưng ở một số trường hoạt động của tổ chuyên môn mặc dù đã được quan tâm hơn song hiệu quả vẫn chưa cao. Những năm qua trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn định kỳ đều đặn, thực hiện đầy đủ theo quy chế chuyên môn nên đã gặt hái được một số kết quả thắng lợi trong công tác giáo dục, nhưng so với yêu cầu vẫn còn có nhiều hạn chế về nội dung và hình thức hoạt động.Vì vậy bản thân tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học.” để nghiên cứu và áp dụng tại trường.

 

doc 20 trang thuychi01 5951
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. lí do chọn đề tài. 
 	Trong trường Tiểu học, tổ chuyên môn là một tổ chức trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Tổ chuyên môn có vị trí, vai trò rất quan trọng, nó quyết định rất lớn vào việc phát triển đi lên của nhà trường.
Để nâng cao các hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhà trường trong quá trình quản lí, chỉ đạo công tác chuyên môn, người quản lí cần chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chuyên môn - nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động dạy và học của tường Tiểu học. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp phát huy hết năng lực, quyền làm chủ tập thể của mỗi thành viên trong tổ. Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn có ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ của giáo viên. Mặt khác tổ chuyên môn là cầu nối để tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình, cải tiến phương pháp dạy học ở cấp học sát thực nhất. 
Thực tế cho thấy những nhà trường có phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến sinh hoạt chuyên môn ở các tổ nhưng ở một số trường hoạt động của tổ chuyên môn mặc dù đã được quan tâm hơn song hiệu quả vẫn chưa cao. Những năm qua trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn định kỳ đều đặn, thực hiện đầy đủ theo quy chế chuyên môn nên đã gặt hái được một số kết quả thắng lợi trong công tác giáo dục, nhưng so với yêu cầu vẫn còn có nhiều hạn chế về nội dung và hình thức hoạt động.Vì vậy bản thân tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Tiểu học.” để nghiên cứu và áp dụng tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu. 
Mục đích của đề tài là: 
- Góp phần làm phong phú thêm lý luận quản lý hoạt động tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng giáo dục của nhà trường, nâng cao năng lực bản thân. 	
  - Nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn .         
 - Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy và học của nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu. 
	- Hai tổ chuyên môn của nhà trường. 
 - Đội ngũ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
 	 - Căn cứ chương II điều 18 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường Tiểu học về tổ chuyên môn. 
 “ Điều 18. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.”
 - Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới sách giáo khoa thì giáo dục không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, khuyến khích điều chỉnh chương trình, nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các cấp quản lý hằng năm đều có chương trình tập huấn cho giáo viên cốt cán, tổ trưởng tổ chuyên môn của mỗi nhà trường. 
Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, có nề nếp, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như điều lệ trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình giáo dục.
2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 
 2.1. Đặc điểm nhà trường.
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là một trong hai trường Tiểu học nằm trên địa bàn phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hoá. Đây là ngôi trường có bề dày truyền thống. Trường luôn là lá cờ đầu trong tất cả các phong trào giáo dục của thành phố Thanh Hóa. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền chất lượng giáo dục của trường Nguyễn Bá Ngọc ngày một phát triển.
Tình hình học sinh.
 Tổng số học sinh của trường năm học 2016 – 2017 là 438 em , nữ 242 em chia thành 14 lớp. 
b.Tình hình giáo viên , nhân viên nhà trường.
Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 23 người. Trong đó: 
 + Cán bộ quản lí: 2
 	 + Giáo viên văn hóa: 14 
 	 + Giáo viên Tiếng Anh: 3
 	 + Giáo viên Âm nhạc : 1
 	 + Giáo viên Mĩ thuật: 1
 + Nhân viên khác: 2
 Trình độ đào tạo của Giáo viên: 
 	+ Đại học : 14 
+ Cao đẳng : 3 
+ Trung cấp : 2 
Hiện tại trường có 1 giáo viên đang theo học lớp đại học hệ tại chức. Tất cả giáo viên được đào tạo qua các trường lớp sư phạm, luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao kiến thức cho bản thân, biết trau dồi để nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm thông qua các đợt tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên các đợt học tập chính trị 
Giáo viên nắm được đường lối chủ trương chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước, nắm được quy chế, quy định của ngành, có kiến thức cần thiết về chuyên môn, có kiến thức về tâm lí giáo dục học. Biết kết hợp với các lực lượng xã hội, gia đình trong việc giáo dục học sinh, có tác phong mẫu mực, có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo .
Nhìn chung đội ngũ giáo viên của trường đều có năng lực, có trình độ chuyên môn khá trở lên, nhiệt tình khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt có nề nếp, đạt chất lượng và đi vào chiều sâu. 
 2.2. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Đội ngũ quản lí:
 Đội ngũ quản lí gồm có 2 người : Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.
- Hiệu trưởng đã có hơn 20 năm công tác trong đó có 10 năm làm công tác quản lí. Có trình độ đào tạo ĐHSP và đã qua đào tạo về nghiệp vụ quản lí trường học.
- Phó hiệu trưởng có 12 năm công tác trong đó có 11 năm giảng dạy và 1 năm làm công tác quản lí. Có trình độ đào tạo ĐHSP đang được đào tạo nghiệp vụ quản lí trường học.
Phân công quản lí trong nhà trường
- Hiệu trưởng : Phụ trách chung.
- Phó hiệu trưởng : Phụ trách chuyên môn.
Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn:
Các khối lớp do số lượng ít nên biên chế tổ chuyên môn theo liên khối lớp và biên chế thành 2 tổ : Tổ 1,2,3 và tổ 4,5. Mỗi tổ có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó. Các tổ trưởng có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, chịu khó, năng nổ trong công tác, trình độ tay nghề cao, có uy tín với đội ngũ giáo viên, biết khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi công việc được giao, biết tích luỹ vận dụng trong quá trình giảng dạy. Song trong quá trình chỉ đạo tôi vẫn thấy các tổ trưởng tổ chuyên môn còn một số hạn chế:
- Chưa phát huy hết thế mạnh của giáo viên trong tổ.
- Giải quyết mọi công việc trong tổ còn mang nặng cảm tính, thiếu cương quyết, còn nhân nhượng. Quá trình nhận xét đánh giá giáo viên còn chung chung, thụ động trong việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ.
 - Chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ quản lí dành cho tổ trưởng .
c. Thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn. 
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn các tổ đã xây dựng được nề nếp sinh hoạt và đã phát huy vai trò của mình trong các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên qua thực tế nghiên cứu tôi thấy: 
 - Tổ chuyên môn vẫn chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình, có họp nhưng không bàn về chuyên môn mà bàn đến hành chính sự vụ. 
- Các buổi sinh hoạt tổ thường diễn ra như sau: Giáo viên báo cáo tình hình học sinh lớp mình; tổ trưởng đánh giá tình hình tuần qua, triển khai kế hoạch tuần đến, nề nếp học sinh; việc thực hiện ngày giờ công của giáo viên ; kiểm tra hồ sơ chuyên môn hoặc thực hiện chuyên đề thao giảng: dự giờ, góp ý tiết dạy, xếp loại
- Nội dung sinh hoạt chưa phong phú, còn rập khuôn .
- Góp ý xây dựng chưa thẳng thắn chỉ nêu ưu điểm còn khuyết điểm thì nể nang, nói chung chung, chưa thảo luận để rút ra hạn chế để có hướng khắc phục.
- Chưa đầu tư xây dựng các tiết dạy, bài dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và chưa giải quyết được vướng mắc trong dạy học .
- Chưa chủ động trong công tác sinh hoạt tổ , tổ chưa mạnh dạn xây dựng, góp ý vào kế hoạch của nhà trường. Công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng còn nhiều khó khăn.
Từ thực trạng trên tôi đã dưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 
3. Một số giải pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. 
 3.1. Xây dựng cơ cấu tổ chuyên môn và chọn tổ trưởng:
- Theo qui định Điều lệ trường Tiểu học, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường về đội ngũ giáo viên tôi đã tham mưu với hiệu trưởng tổ chức tổ chuyên môn theo liên khối và biên chế thành 2 tổ : tổ 1, 2, 3 và tổ 4, 5, phân công hợp lí các thành viên trong tổ, giáo viên có tay nghề vững được rải đều ở các tổ, giáo viên mới ra trường được phân cùng khối với giáo viên có năng lực và tay nghề vững để có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Năm học 2016 – 2017 nhà trường phân công các thành viên trong tổ như sau: 
	- Tổ 1 , 2, 3 :
STT
Họ và tên
Năm sinh
Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp
Trình độ đào tạo
Công việc được phân công
Chức danh
1
Nguyễn Thị Nhung
1965
Xuất sắc
Đại học
GV K3
Khối trưởng
2
Lê Thị Nụ
1981
Xuất sắc
Đại học
GV K3
3
Nguyễn Thảo Hương
1976
Xuất sắc
Đại học
GV K3
4
Lê Thị Phương
1977
Xuất sắc
Đại học
GVK2
Tổ trưởng
5
Trần Thị Bích Phượng
1973
Xuất sắc
Đại học
GVK2
6
Lê Thị Lan
1973
Xuất sắc
Đại học
GVK2
7
Nguyễn Thị Ngọc
1966
Xuất sắc
Đại học
GV K1
8
Lê Thị Thược
1967
Xuất sắc
Đại học
GVK1
Khối trưởng
9
Trần Thị Huyền
1973
Xuất sắc
Đại học
GVK1
- Tổ 4,5: 
STT
Họ và tên
Năm sinh
Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp
Trình độ Đào tạo
 Công việc được 
phân công
Chức danh
	Sau khi phân tổ thì việc lựa chọn tổ trưởng tổ chuyên môn là hết sức cần thiết. Trong BGH nhà trường cùng xây dựng những tiêu chuẩn để lựa chọn tổ trưởng . Các tiêu chuẩn đó là: 
	+ Là giáo viên có phẩm chất, đạo đức tốt.
 + Có trình độ đạt chuẩn trở lên.
	+ Có chuyên môn vững vàng đạt loại giỏi, khá.
	+ Có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao.
	+ Có phong cách làm việc tốt , tạo uy tín với đồng nghiệp
	+ Có tinh thần say mê với nghề nghiệp, nhiệt tình trong công việc và có kỷ cương nề nếp.
	+ Có năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đề ra.
	+ Có năng lực tập hợp đội ngũ giáo viên. Biết xây dựng được mối đoàn kết trong tổ.
	Việc lựa chọn được một tổ trưởng tốt có năng lực sẽ giúp tôi rất nhiều trong công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường. Trước khi lựa chọn tổ trưởng tổ chuyên môn, tôi chỉ đạo cho các giáo viên làm theo hướng dẫn trong tổ bình bầu để phát huy tinh thần dân chủ trong trường học. Sau đó các tổ gửi văn bản lên trường, hiệu trưởng trao đổi với các tổ chức trong nhà trường thăm dò lần cuối để đi đến quyết định chính thức. 
	Vì biên chế tổ chuyên môn theo khối lớp để tiện cho việc tổ chức các hoạt động trong tổ chuyên môn nên trường đã phân công trách nhiệm của tổ trưởng và các tổ phó một cách cụ thể như sau.
- Cô Lê Thị Phương : Tổ trưởng tổ 1 + 2+3 là giáo viên giảng dạy ở khối 2 nên vừa đảm nhận phụ trách tổ chuyên môn vừa phụ trách khối trưởng khối 2 + 3.
- Cô Lê Thị Thược : Tổ phó tổ 1+2+3 là giáo viên giảng dạy lớp 1 nên phụ trách khối trưởng khối 1 + 2.
- Cô Lê Thị Hà : Tổ trưởng tổ 4,5 là giáo viên giảng dạy ở khối 5 nên vừa đảm nhận phụ trách tổ chuyên môn vừa phụ trách khối trưởng khối 5.
- Cô Lê Thị Hoa : Tổ phó tổ 4 + 5 là giáo viên giảng dạy ở khối 4 nên vừa đảm nhận phụ trách tổ chuyên môn vừa phụ trách khối trưởng khối 5.
Bằng việc phân công cụ thể như vậy mà trách nhiệm của tổ trưởng và tổ phó trong nhà trường được nâng lên rõ rệt.
 3.2. Quán triệt các văn bản của ngành. 
Từ đầu năm học, tổ chức quán triệt tới toàn thể thành viên trong trường các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Ngành và các cấp có thẩm quyền để mọi thành viên trong trường đều nắm được trách nhiệm của mình và nhận thức đầy đủ trong việc xác định được trách nhiệm của từng cá nhân để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
Tổ chức cho giáo viên học tập Điều lệ trường Tiểu học, trong đó đi sau vào nội dung nhiệm vụ của tổ chuyên môn , nhiệm vụ của giáo viên. Học tập các quy chế chuyên môn : quy định thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, việc soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, hồ sơ chuyên môn, các quy định khác.... tất cả các quy định này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường trong suốt năm học. 
 3.3. Bồi dưỡng năng lực điều hành, quản lí cho tổ trưởng chuyên môn:
 Ttrường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc hai tổ trưởng chuyên môn đều là những giáo viên có năng lực về chuyên môn, nhiệt tình công tác, có kinh nghiệm làm tổ trưởng nhiều năm, song về nội dung sinh hoạt chuyên môn vẫn còn mang tính hình thức. Để nâng cao nhận thức, hiểu được tầm quan trọng của tổ chuyên môn; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ, người quản lí cần chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho người tổ trưởng: 
- Tổ trưởng cần phải học tập để nắm vững mục tiêu, những chiến lược giáo dục - đào tạo của Đảng và nhà nước; biết cách quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, có khả năng làm nòng cốt cho đội ngũ kế cận sau này.
- Giúp cho tổ trưởng thấy được tính chất chuyên môn được thể hiện ở nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục. Nắm và hiểu được khái niệm chuyên môn, người tổ trưởng sẽ có định hướng tốt trong công tác quản lí, điều hành hoạt động của tổ.
* Cánh thực hiện:
	Tham mưu với hiệu trưởng để: 
- Cung cấp các tài liệu quản lí, chỉ đạo cho các tổ trưởng nghiên cứu sau đó thảo luận, trao đổi để cùng nhau nắm chắc những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ quản lí. Qua việc nghiên cứu và thảo luận giúp cho các tổ trưởng nắm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình về những yêu cầu của ngành và nhà trường đề ra, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đổi mới phương pháp giảng dạy để xứng đáng là ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ tổ trưởng về phương pháp, nghiệp vụ quản lí tổ, tạo điều kiện cho đội ngũ tổ trưởng được học tập các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí, các chuyên đề do ngành tổ chức.
- Tổ chức tham quan học tập tiếp cận với các trường học có quy mô phát triển giáo dục tiên tiến, điển hình trên địa bàn thành phố, tỉnh. Qua việc trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn giúp đội ngũ tổ trưởng chuyên môn mở rộng tầm nhìn, học tập được cách quản lí tốt hơn.
 - Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng cho tổ chuyên môn thông qua việc quản lí trong tổ chuyên môn trong nhà trường.
 - Uỷ quyền cho tổ trưởng quản lí một số công việc để có thể điều hành giáo viên trong tổ như kiểm tra kế hoạch giảng dạy, tiến độ thực hiện chương trình, quy chế chuyên môn...
- Bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn khuyến khích động viên giáo viên học thêm Ngoại ngữ, Tin học.
- Xét đánh giá xếp loại giáo viên, đề nghị khen thưởng những giáo viên có thành tích xuất sắc, kỉ luật những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, không chấp hành quy chế.
Tổ trưởng chịu hoàn toàn trách nhiệm trước BGH nhà trường về những công việc mình giải quyết và mọi quyết định của mình trong tổ chuyên môn.
Mặc dù chưa có một văn bản dưới luật nào quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường thì giải pháp này đảm bảo sẽ tạo ra một vai trò, vị trí, chức năng quản lí chỉ đạo của tổ trưởng. Từ đó sẽ phát hiy những tiềm năng, những năng lực sẵn có trong việc điều hành tổ chuyên môn
 3.4. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho đội ngũ tổ chuyên môn.
 Muốn nâng cao chất lượng dạy và học phải chú trọng đến xây dựng kế hoạch và cải tiến nội dung hoạt động của tổ chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có tay nghề vững chắc. Đây là vấn đề cấp thiết để phục vụ cho việc dạy - học theo kịp quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay mà trọng tâm là tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học thông qua công tác lập kế hoạch bài học - giảng - chấm - chữa, đánh giá, xếp loại học sinh. 
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2016– 2017 của ngành, kế hoạch của nhà trường, trước khi xây dựng kế hoạch tôi chỉ đạo cho tổ chuyên môn thảo luận các vấn đề sau:
- Đặc điểm tình hình của tổ, tình hình học tập của học sinh. Trước đó phải điều tra, khảo sát cụ thể nắm bắt kiến thức, kỹ năng của học sinh.
- Thảo luận về các điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học: Nêu ra mặt mạnh, yếu, các biện pháp khắc phục, các biện pháp nâng cao tính giáo dục trong giảng dạy, các biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành áp dụng vào thực tiễn.
- Thảo luận các biện pháp nhằm xoá bỏ tình trạng bỏ học. lưu ban, thái độ học tập chưa đúng của học sinh,.để vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đồng thời thực hiện công tác phổ cập giáo dục Tiểu học.
- Thảo luận kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, trao đổi về kế hoạch dạy học các bài khó, chương khó, phân môn khó; trao đổi kinh nghiệm trong soạn giảng, giáo dục học sinh, xây dựng kế hoach dự giờ, thăm lớp trong tổ.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong tổ.
 Trên các vấn đề đã được thảo luận, tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ mình và đảm bảo được các yêu cầu sau: 
 - Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải bám sát kế hoạch nhiệm vụ của ngành, của nhà trường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng tổ, các hoạt động phải đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chất lượng dạy và học. 
 - Trong kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung công việc, nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của tổ, mục tiêu phấn đấu, thời gian tiến hành, biện pháp thực hiện, lực lượng tham gia, người phụ trách... Tất cả các nội dung này phải có sự bàn bạc, nhất trí cao của tập thể các thành viên trong tổ và có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. 
 3. 5. Chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động của tổ chuyên môn:
a. Bàn bạc về điều kiện dạy và học: Chỉ đạo cho tổ chuyên môn bàn bạc về: phòng học, bàn ghế, ánh sáng, đồ dùng dạy học, quy đinh sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. Các giáo viên phản ánh tình hình học sinh trong lớp, tổ trao đổi thống nhất thực hiện. Gặp những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng kịp thời kiến nghị với hiệu trưởng hoặc hiệu phó để có hướng giải quyết.
b. Nội dung sinh hoạt định kì: Nhận xét, đánh giá công tác chuyên môn tuần trước, thống nhất công tác chuyên môn tuần tiếp theo, thực hiện chương trình kế hoạch dạy học....
b. Nâng cao chất lượng giờ lên lớp.
- Tổ chức nghiên cứu bàn bạc thực hiện các văn bản về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu tham khảo. 
- Hướng dẫn thực hiện các môn học, chú trọng tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, bài soạn .
- Chế độ chấm chữa bài và cách đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 30 ngày 28/8/2014 và thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học đã ban hành tại thông tư 30. 
- Hướng dẫn thực hiện các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. 
- Trao đổi về các bài dạy, các môn học trong chương trình như: thống nhất về chương trình bài dạy, bàn bạc thống nhất về phương pháp và trình tự các bước; về cách sử dụng đồ dùng dạy học, cách dạy một số chương, một số kiểu bài, cách xử lý các tình huống sư phạm khó.Yêu cầu các thành viên trong tổ nghiên cứu các nội dung chương trình cần trao đổi để đưa ra ý kiến trước tổ. 
- Xây dựng các giờ dạy mẫu: Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên cốt cán, thông thường là tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh cùng xâ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_hoat_dong.doc