SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS khi thực hiện phong trào

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS khi thực hiện phong trào

Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ, tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo; phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế, huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ.

doc 14 trang thuychi01 22324
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS khi thực hiện phong trào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và  “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ, tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo; phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế, huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở.  Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. 
Một trong những nội dung của phong trào là học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương bằng các việc làm cụ thể:
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ di sản, di tích góp một phần không nhỏ vào việc tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Bởi di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng, là cơ cở để sáng tạo ra những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hóa quốc tế. Di sản văn hóa là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm phát huy giá trị kho tàng văn hóa di sản, di tích của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
 Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đã ban hành các văn bản về quản lý di sản. Nhiều đề tài khoa học, nhiều dự án quy hoạch được thực hiện; nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian được khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát huy.
Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa tốt hơn, hiệu quả hơn  chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy. Di sản văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết, các di sản văn hóa ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được "sống", được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, cảm nhận được nét tinh túy các di sản văn hóa.
 Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS khi thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làm đề tài nghiên cứu.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích ở địa phương và giúp phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi vào thực tế cuộc sống, đem lại hiệu quả cao, thiết thực. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, hiệu quả học tập của học sinh, nhất là những môn khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, GDCD, Mĩ thuật, để góp phần thực hiện chủ trương mà Đảng và nhà nước đề ra là “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” (Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 04/11/2013) ; nâng cao hiệu quả khai thác giá trị của các di tích lịch sử, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS khi thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan như: 
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013; Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo; tài liệu về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; phân phối chương trình; tài liệu về dạy học tích hợp; các bài giảng của giáo viên có tích hợp liên môn; các bài tuyên truyền về việc bảo vệ, phát huy giá trị của di tích, di sản của Ban quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh;
Phương pháp điều tra: Điều tra trực tiếp bằng cách hỏi học sinh về sự hiểu biết về các di tích ở địa phương và cách bảo vệ, phát huy giá trị của di tích ấy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai gắn với kế hoạch năm học của ngành và của từng trường; kết thúc mỗi năm học đều có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hình. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở các cấp học phổ thông.
 Thực hiện Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013.
Như vậy, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi đua được Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện, hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng những con người tích cực, chủ động, sáng tạo, có ích sau khi học sinh rời ghế nhà trường. Nội dung thứ năm trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, đã nêu: học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, ở địa phương với bạn bè. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. Đây chính là các hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc hiểu biết và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thông qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương làm cho việc dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, trở nên sống động và hiệu quả hơn, học gắn với thực tiễn chứ không chỉ qua sách vở. 
 	Như vậy, giáo dục ý thức và trách nhiệm đối với di sản, di tích cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực” do ngành GD&ĐT phát động. Bởi di sản văn hóa là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc; là chứng tích cho sự phát triển của cộng đồng. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn dân và của cả xã hội, trong đó có nhà trường. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các di sản văn hóa. Giáo dục di sản văn hóa và giáo dục thông qua các di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để thực hiện tốt những yêu cầu này, việc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS là một việc làm cần thiết. Vì ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di tích là tổng hòa tri thức, tình cảm và ý chí bảo tồn di tích thông qua các hoạt động của con người, trong đó có học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi cơ bản
Trường THCS  đóng trên địa bàn có Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Toàn trường có 158 học sinh, mỗi khối có từ 1 đến 2 lớp. Hầu hết học sinh đều ở địa phương. Hằng ngày, các em trực tiếp tiếp xúc với những hoạt động liên quan đến di tích nên thuận tiện cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Trường THCS . có 02 tổ chuyên môn là tổ Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, mỗi tổ có 6 giáo viên, có 03 giáo viên dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD.
2.2.2. Những khó khăn khi chưa thực hiện việc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương
Khi tiến hành thực hiện nội dung thứ 5 của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc bảo vệ, phát huy vai trò, giá trị của di tích tại địa phương chưa thực sự được cộng đồng quan tâm. Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh;  vẫn còn diễn ra.
Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay, trong đó có không ít học sinh không hoặc chưa hiểu hết giá trị của các di sản, di tích mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Không những thế, một bộ phận học sinh còn có hành vi chưa đúng mực, gây phản cảm đối với di tích. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của di tích đã có lúc trở thành nguy cơ tiềm ẩn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của học sinh, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra tất cả học sinh trong trường và thu được kết quả cụ thể: (Thực hiện tháng 9 năm 2017)
Tổng số học sinh tham gia khảo sát
Chưa hiểu hết giá trị của di tích và chưa biết cách bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
Đã hiểu giá trị của di tích và biết cách bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
SL
%
SL
%
160
115
71.87
45
28.13
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh THCS là việc làm cần thiết để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và giúp các em góp phần xây dựng quê hương, đất nước. 
2.3. Các giải pháp đã áp dụng
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về dạy học tích hợp để giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
Thực tế cho thấy, việc giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích qua các bài dạy ít được giáo viên quan tâm. Bởi khi thực hiện mục tiêu này , giáo viên phải vận dụng kiến thức liên môn vào bài giảng, đòi hỏi nhiều phương pháp, kĩ năng và thời gian hơn. Vì vậy, để giúp giáo viên vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích, di sản, việc đầu tiên chúng tôi làm là nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp để giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích:
 - Quán triệt tổ chuyên môn nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có dạy học tích hợp và sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Cụ thể là thông qua giảng dạy các môn học, nhất là các môn Khoa học xã hội để giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích. Định hướng cụ thể, rõ ràng từng công việc thực hiện trong từng tuần, từng tháng, từng học kì.
-Từ tháng 10 của năm học 2014-2015, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường nhằm quán triệt quan điểm tích hợp với các nội dung :
+ Một số cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về dạy học tích hợp .
+ Mục tiêu, tầm quan trọng của dạy học tích hợp trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
+ Một số nguyên tắc xây dựng bài dạy theo hướng tích hợp .
+ Quy trình, phương pháp xây dựng bài dạy theo hướng tích hợp.
+ Những kĩ năng cơ bản khi xác định nội dung tích hợp để đem lại hiệu quả cao cho người dạy và người học.
Đồng chí PHT triển khai chuyên đề “ Dạy học tích hợp”
Kết quả là hầu hết giáo viên của trường đều nhận thấy hiệu quả của phương pháp dạy học tích hợp. Nhất là các đồng chí giảng dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, đã hiểu được hiệu quả, tác dụng của việc vận dụng kiến thức liên môn để giúp học sinh hiểu giá trị của di tích, di sản và bồi dưỡng cho các em ý thức bảo vệ, phát huy giá trị của di tích ở địa phương. Bởi đây là hoạt động cần thiết để thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành”, “lí luận gắn với thực tiễn” như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói “Giáo dục phổ thông phải gắn liền với lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người địa phương, làm cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thắm đượm hơn cuộc đời thực. Học sinh lúc đi học đã sống thực với xã hội xung quanh” ( Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên chủ biên, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội - 2002)
2.3.2. Chỉ đạo công tác giảng dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật,
 Chỉ đạo tổ chuyên môn Khoa học xã hội khi sinh hoạt tổ, các thành viên cần trao đổi, xác định bài dạy có thể tích hợp các nội dung liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di sản cho học sinh, tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế cho bài dạy. Qua đó, giáo viên có điều kiện chia sẻ, góp ý rút kinh nghiệm cho nhau về các nội dung, phương pháp dạy học.
 	 Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn vận dụng kiến thức liên môn để xây dựng các bài dạy, các chủ đề dạy học.
 	 Biên soạn câu hỏi, bài tập để đánh giá khả năng hiểu biết và áp dụng kiến thức vào thực tế bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di sản ở địa phương của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. 
Tổ KHXH nhà trường thảo luận, góp ý, rút kinh nghiệm sau giờ dạy môn GDCD
Thông qua các hoạt động giáo dục tại nhà trường, giáo viên có điều kiện tuyên truyền, hướng dẫn cho học sinh những cách thức, biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di tích cho chính bản thân học sinh và cho gia đình, người thân của học sinh (sẽ được các em tuyên truyền sau khi đã được tiếp thu từ thầy, cô). Đây là hình thức tập huấn thiết thực nhất, dễ tiếp thu nhất.
Giáo viên giảng dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, đã liệt kê các bài dạy cần tích hợp nội dung giáo dục, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, bồi dưỡng ý thức bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, di sản. Các đồng chí giáo viên đã bàn bạc, thống nhất nội dung giáo án, phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu từng bài, dự giờ, rút kinh nghiệm cho các bài dạy khác.
2.3.3. Tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
 	Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã, Ban quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường vào các dịp như: Kỉ niệm ngày thành lập Đảng (03/02), kỉ niệm ngày thành lập Đoàn (26/3), kỉ niệm ngày thành lập Đội (15/5), lễ hội Lam Kinh,
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục di sản rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em học sinh là ham tìm tòi, khám phá, trải nghiệm; giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức trong dạy học. Chính việc giáo dục di sản sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của học sinh về văn hóa, xã hội, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc. Cũng thông qua giáo dục di sản, sẽ huy động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia vào bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan đóng trên địa bàn để thống nhất về nội dung tuyên truyền và theo dõi, tổng kết sau mỗi đợt tuyên truyền để có khen thưởng kịp thời cho những học sinh thực hiện tốt nội dung tuyên truyền.
Sau khi tiếp thu các nội dung tuyên truyền, các em đã được khơi dậy lòng kính yêu, sự khâm phục thế hệ cha ông đã tạo ra di tích, di sản. Và các em đã tự nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ, phát huy giá trị của di tích của địa phương, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
Cô Lê Thị Loan, cán bộ Ban quản lí khu DTQGĐB Lam Kinh tuyên truyền về việc bảo vệ, phát huy giá trị của di tích Lam Kinh cho học sinh nhà trường
2.3.4. Tổ chức cho học sinh học ngoại khóa bằng việc tham quan Bảo tàng tỉnh, khu trưng bày của Ban quản lí khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh và viết thu hoạch.
Hàng năm, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên, học sinh đi tham quan Bảo tàng của tỉnh và khu trưng bày của Ban quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, viết thu hoạch sau khi tham quan. Hiện nay, đa phần học sinh thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, hoạt động này là một cơ hội để giáo dục học sinh, tạo cho các em mối quan tâm, sự kết nối bền chặt giữa hiện tại và quá khứ, đưa các em về với cội nguồn, với tâm cảm tri ân “Uống nước nhớ nguồn”, học sinh sẽ hiểu hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, niềm tự hào, ý thức rõ hơn trách nhiệm phải bảo vệ, phát huy giá trị của di tích, di sản. Cụ thể:
- Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD, xây dựng kế hoạch ngoại khóa ở từng môn học, trình nhà trường phê duyệt.
- Nhà trường liên hệ với Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lí khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Đồng thời cử giáo viên gặp gỡ, trao đổi với cán bộ phụ trách - hướng dẫn trình bày rõ mục đích, yêu cầu của buổi ngoại khóa để cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_y_thuc_bao_ve_phat_hu.doc