SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng năng sống cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hợp Thắng

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng năng sống cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hợp Thắng

 Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống.

Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.

 Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.

 

doc 15 trang thuychi01 14453
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng năng sống cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hợp Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn đề tài:
 Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống.
Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
 Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học 2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
 Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm non còn chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
 Là người cán bộ quản lý, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường Mầm non có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo : “Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ.
 Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. “”Kỹ năng sống  cho trẻ mầm non” chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ . Với những tình huống gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; Nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; Ứng phó với những tình huống bất ngờ; Ứng xử văn minh, lịch sự Qua những tình huống này, trẻ  sẽ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận biết điều gì nên làm và không nên làm .Nhưng thực tế chương trình giáo dục mầm non không có những hoạt động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động  trong ngày ở mức đơn giản , giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn  nội dung phù hợp với trẻ để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ  nên hiệu quả chưa cao. "Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Maria Montessori)'' Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng năng sống cho trẻ Mẫu giáo 5– 6 tuổi ở trường mầm non Hợp Thắng”: để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
  Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  cho trẻ ở trường mầm non ,chuẩn  bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và sự phát triển sau này của trẻ. 
 Đề xuất một số biện pháp  pháp chỉ đạo giáo dục kỹnăng sống  cho trẻ ở trường mầm non Hợp Thắng – Triệu Sơn – Thanh Hóa.
  Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh Mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Hợp Thắng – Triệu Sơn 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
  Nghiên cứu các tài liệu, Mạng intenet , sách, báo, tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến đề tài. 
- Phương pháp quan sát: 
 Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để đánh giá nhận xét về việc giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 
- Phương pháp đàm thoại:
  Đàm thoại với phụ huynh, giáo viên và trẻ để tìm hiểu các phương pháp và nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non ở trường và gia đình.
- Phương pháp tuyên truyền.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: 
 Nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non  để tìm ra các biệnpháp hoàn hảo nhất bổ ích cho thực tiễn.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận:
 * Quan niệm về kĩ năng sống 
  Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), kĩ năng sống  là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. 
 * Bản chất của kĩ năng sống 
Bản chất của kĩ năng sống  là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
 * Sự cần thiết  giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
 - Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
 - Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ.
 - Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
 - Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn.
 - Và điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ.Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ , cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm , hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ 
Các hoạt động giáo duc kĩ năng sống  trong trường mầm non 
 - Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày như: Vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan...Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những kĩ năng sống cần thiết với cuộc sống của trẻ. Để có được kĩ năng sống trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè.
2.2 Thực trạng của vấn đề: 
 * Thuận lợi :
 Trường mầm non Hợp Thắng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, phòng giáo dục & đào tạo Triệu Sơn và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh.
 Năm học :2015-2016 nhà trường có 11 nhóm lớp với 298 cháu, các nhóm lớp được phân theo độ tuổi; 100% CBGV đạt trình độ chuẩn và 81,4% trên chuẩn. Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ có ý thức tự học, tự rèn nâng cao trình độ về mọi mặt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tương đối đầy đủ.  Đa số phụ huynh và nhân dân trên địa bàn có mức sống ổn định cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc và giáo dục trẻ. 
 * Khó khăn:
  Kinh  phí hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn còn hạn hẹp, kinh phí chi cho công tác tuyên truyền kiến thức giáo dục các bậc cha mẹ còn hạn chế .
Tranh ảnh, panô, áp phích về công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ không có 
  Nhận thức của một số phụ huynh và giáo viên về công tác giáo dục kĩ năng sống  cho trẻ  còn hạn chế cho nên nội dung và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ còn hạn chế . Một số ít người lớn xung quanh trẻ chưa thực sự gương mẫu cho trẻ noi theo
 Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà giáo dục K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó, để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi:
Kỹ năng sống
Tiêu chí đánh giá
Sự tự tin
– Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác
Kỹ năng hợp tác
– Trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi với nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn, biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biết cảm thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc.
Kỹ năng giao tiếp
– Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chăm chú lắng nghe người khác nói và chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện.
Kỹ năng xử lý tình huống
– Trẻ có những hành động ứng phó đúng với các tình huống xảy ra trong cuộc sống
Sự tò mò và khả năng sáng tạo
– Trẻ hứng thú học hỏi, khám phá, tìm tòi cái mới, hay đặt câu hỏi: Vì sao? Như thế nào? 
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
– Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghi sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, biết tránh xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểm
 Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã hướng dẫn giáo viên tiến hành khảo sát kỹ năng sống của trẻ đầu năm và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng:
STT
Kỹ năng sống
Tổng số
trẻ
 Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Tính tự tin
81
42
51.8
39
48.2
2
Kỹ năng hợp tác
81
33
40,7
48
59,3
3
Kỹ năng giao tiếp
81
35
43,2
46
56,8
4
Kỹ năng xử lý tình huống
81
37
45,6
44
54,4
5
Sự tò mò và khả năng sáng tạo
81
31
38,2
50
61,8
6
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
81
32
39,5
49
60,5
 Nhìn vào bảng kết quả thực trạng ta thấy: Việc dạy trẻ kĩ năng sống ở trường mầm non Hợp Thắng trong những năm qua chưa được sự chỉ đạo cụ thể của ngành . Nhà trường tập trung chỉ đạo việc dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới chưa coi trọng việc dạy trẻ kĩ năng sống cho học sinh nên việc chỉ đạo giáo viên còn chung chung  về nội dung cũng như các hình thức và phương pháp dạy trẻ,da số giáo  viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chủ yếu dạy trẻ theo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể . Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống tích hợp theo chủ đề trong năm học chưa linh hoạt vào điều kiện thực tế  nhà trường. Kỹ năng sống của  học sinh còn nghèo nàn  đa số trẻ còn chưa biết cách ứng xử với các tình huống bất thường sảy ra cũng như sự tò mò ,khả năng sáng tạo và kỹ năng giữ an toàn cá nhân còn thấp . Phụ huynh  nhận  thức được tầm quan trọng của  việc dạy kĩ năng sống cho con nhưng  chưa  thường xuyên phối hợp với nhà trường ,với giáo viên chủ nhiệm để cùng thống nhất giáo dục kĩ năng sống cho con về nội dung cũng như phương pháp . Một số phụ huynh chưa biết nội dung sẽ dạy gì và dạy như thế nào . Trẻ các kĩ năng sống còn hạn chế qua việc ứng sử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kỹ năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân chưa biết  cách.
 Trong những năm qua việc chỉ đạo chuyên môn ở trường chỉ tập trung chỉ đạo giáo viên các khối lớp thực hiện dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới của bộ giáo dục ban hành và thực hiện lồng ghép các chuyên đề như: Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục luật an toàn giao thông, giáo dục tiết kiệm năng lượng, giáo dục phát triển vận động hiệu quả ....thông qua các chuyên đề này cũng có các kỹ năng sống dạy cho trẻ nhưng còn chưa cụ thế, lồng ghép chung chung vì vậy  hiệu quả còn thấp. Ban giám hiệu kiểm tra đánh giá dựa trên mục đích yêu cầu mà chuyên đề phòng GD & ĐT triển khai chứ chưa thực sự quan tâm chỉ đạo cụ thể  việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tới giáo viên .Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể để chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hợp Thắng như sau :
3. Các biện pháp thực hiện:
 Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao nhân thức cho giáo viên về yêu cầu ,mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 
 Các hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về giáo dục kỹ năng sống : Thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng các tiết học mẫu lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên  dự và rút kinh nghiệm. Xây dựng giáo viên điểm và lớp điểm cho toàn trường học tập; Bồi dưỡng giáo dục kỹ năng sống cho giáo  viên qua thao giảng và hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Phối kết hợp với công đoàn tổ chức Hội thảo chuyên đề về : Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non cấp trường ,cấp cụm đạt kết quả cao.
Thông qua các hình thức bồi dưỡng này để giúp cho giáo viên nhận thức đúng đắng về : Yêu cầu- Nội dung – Hình thức cũng như phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng sống để áp dụng vào dạy trẻ kỹ năng sống hàng ngày đạt hiệu quả cao.
 Biện pháp 2: Chỉ đạo giao việc lồng ghép  giáo  dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày cụ thể như : 
 Thông qua giờ đón và trả  trẻ : Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên trò chuyện hoặc kể cho trẻ nghe các câu chuyện thông quá đó giáo dục và khắc sâu các kĩ năng sống cho trẻ : 
 Ví dụ : Cô hỏi trẻ : Kĩ năng ứng sử : Hôm qua nghỉ ở nhà con làm gì ? Ở nhà chơi như thế nào  là an toàn nhất ? Khi đi thăm ông bà ốm cùng bố mẹ con phải như thế nào?.... Kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục kỹ năng sống như : Tích Chu, ba cô gái , bác gấu đen và 2 chú Thỏ , củ cải trắng .
 Thông qua hoạt động ngoài trời : Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo viên bằng các đối tượng trẻ được quan sát, cô tận dụng các cơ hội để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ . 
 Ví dụ : Khi cho trẻ thăm quan khu nhà bia của xã giáo viên phải dạy cho trẻ biết tri ân các anh hùng liệt sĩ, không vứt rác thải các nơi công cộng, không ngắt lá bẻ cành cây các khu vui chơi, nhà bia, khu di tích 
 Thông qua hoạt động vui chơi :Trẻ mầm non chơi mà học – Học bằng chơi .  Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua nội dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi phân vai . 
 Vi dụ : Trò chơi bác sĩ : Qua trò chơi này cô giáo dạy tre biết cảm thông chia sẻ với người  ốm, với người thiệt thòi 
 Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh : Giáo dục trẻ đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ và khi đi xong biết dội nước, các đồ dùng vệ sinh được dùng để ngăn nắp  Điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình, góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp . . . 
 Lao động chăm sóc vât nuôi, cây trồng: đây chính là những việc làm tốt cho môi trường, ngoài ra còn hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh - Sạch - đẹp thông qua các hoạt động này Giáo viên giáo dục trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản  thân. . . , kỹ năng biết bảo  vệ bản thân khi có nguy hiểm ..
 Ví dụ : Khi trẻ trong phòng vệ sinh sàn nhà thường rất trơn thì phải làm như thế nào.
 Hoạt động vệ sinh  : Dọn đồ chơi, dọn dẹp chỗ chơi, lau bụi bẩn, rửa đồ chơi, dội nước sau khi đi vệ sinh khi đi vệ sinh, vứt rác vào đúng nơi quy định, không hò hét, nói to, không nhổ nước bọt ở những nơi đông người , biết chăm sóc bảo vệ cây cối, các con vật quanh nơi mình ở. . . Thực hiện đúng lịch vệ sinh. Trẻ biết phân loại rác, sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt ở lớp và ở nhà : Tắt điện, hoặc nhắc người lớn tắt điện , tắt quạt khi không sử dụng, dùng chậu, cốc lấy nước không đẻ vòi nước chảy liên tục khi đánh răng, rửa mặt. . . Biết cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, biết giữ gìn quần áo,tay chân sạch sẽ,trẻ tham gia quyết dọn sân trường. 
* Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và  tích hợp các nội dung hoạt giáo dục trẻ kĩ năng sống vào các chủ đề giáo dục trong năm học :
 Căn cứ vào mục đích yêu cầu cầu và nội dung của chủ đề để lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống  tích hợp một cách hợp lý và lập kế hoạc cụ thể chi tiết các kĩ năng sống lồng ghép phù hợp vào chủ đề 
Các nội dung giáo dục kĩ năng sống  được cụ thể hoá vào các chủ đề như sau:
a. Chủ đề : Trường mầm non, bản thân, gia đình, Trường tiểu học
- Hiểu môi trường trường mầm non bao gồm: 
+ Các phòng nhóm , sân vườn , cống rãnh
+ Các đồ dùng của lớp  và của các nhân 
+ Các đồ dùng của lớp và của cá nhân cô và trẻ, đồ chơi
- Phân biệt môi trường sạch và bẩn ở trường mầm non và gia đình
+ Môi trường sạch: Ngăn nắp, đủ ánh sáng, không có bụi, khói, mùi hôi, nấm mốc, tiếng ồn, nhiều cây xanh. . . 
+ Môi trường bị ô nhiễm: các đồ dùng sắp xếp không ngăn nắp, bụi bẩn, môi trường bị ô nhiễm bởi ; rác, nước thải sinh hoạt của người lớn và trẻ, tiếng ồn, các hoá chất, phân người và vật nuôi . . . 
- Xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp 
 + Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, lau mạng nhện, lau bụi các đồ dùng, lau bụi cửa sổ
 + Sắp xếp các đồ dùng ngăn nắp 
 + Yêu quý, giữ gìn, bảo vệ chăm sóc đồ dùng các nhân và đồ dùng gia đình và trường mầm non
 + Chăm sóc các con vật nuôi và các cây trồng ở gia đình và trường mầm non: lau lá, tưới nước, xới đất. . . 
 + Lao động hàng ngày : Trực nhật phòng học, góc thiên nhiên, chuẩn bị giờ học. . 
- Biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và áo quần sạch sẽ và dùng lâu bền
- Các hoạt động giải trí bằng những phương tiện khác nhau và mỗi người cần chú ý bảo vệ chúng khi sử dụng .
- Có ý thức tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày
- Trẻ biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến bảo vệ môi trường: điều gì sẽ sảy ra không bỏ rác vào thùng rác, ra khỏi phòng phải tắt 
- Rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống chín, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, khi ngửi thấy mùi lạ không ăn, không uống, không uống nước pha nhiều phẩm màu. . . 
- Không cho trẻ chơi các thứ độc hại ( hoá chất, các đồ dẽ vỡ, sách , truyện tranh và đồ chơi phản tác dụng giáo dục. . . )
Giáo dục trẻ biết cách ứng xử với người lớn , biết cách xưng hô phù hợp với từng đối tượng : Ông bà, bố , mẹ cô giáo , bạn bè. Dạy trẻ nghe và trả lời điện thoại
b. Chủ đề : Nghề nghiệp 
 Giáo dục trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề , nghề nào cũng cao quý giúp ích cho xã hội thông qua giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp và kĩ năng chia sẻ 
 Liên hệ một số nghề gần gũi xung quanh trẻ có thể làm gì để và giúp đỡ ông bảo vệ ,các cô giáo đỡ vất vả.
 Ví dụ : Trẻ và mọi người không vứt rác, giấy kẹo xung quanh trường lớp gây mất vệ sinh môi trường.
c. Chủ đề: Tết và mùa xuân
Giáo dục trẻ kĩ  năng giao tiếp và ứng sử có văn hóa qua việc thăm hỏi chúc tết, giáo lục trẻ các lễ nghi, truyền thống văn hóa , đi chùa , đi chơi công viên không ngắt hoa,  lá, bẻ cành . Dạy trẻ biết tự bảo vệ bản thân khi đi chơi : Đường trơn, mưa , gió , an toàn giao thông
d. Chủ đề : Các hiện tượng tự nhiên:
Giáo dục trẻ kĩ năng tự bảo vệ để giữ an toàn bản thân : Không nên đi dưới trời mưa một mình, không ra ngoài khi có sấm sét có bão , biết chia sẻ, cảm thông với người khác khi bị tai nạn , thiên tai 
Gió: Tác dụng c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_ky_nang_nang_song_cho.doc