SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy Giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả
Như chúng ta đã biết giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Trong các môn dạy ở cấp Tiểu học thì môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học mà các em học sinh được học. Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và các lớp trên. Làm thế nào để các em học sinh giải được các bài toán ở nhiều dạng khác nhau là cả một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Bản thân giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để sau mỗi bài học học sinh của mình đều làm được bài tập là một điều hết sức cần thiết.
Nội dung cơ bản môn toán ở Tiểu học bao gồm 5 tuyến kiến thức chính: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Hình học, Thống kê mô tả, Giải toán có lời văn. Trong đó tuyến kiến thức giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở trường phổ thông được thể hiện rõ ở 4 chức năng: Giáo dục toàn diện - Phát triển tư duy trí tuệ - Kiểm tra đánh giá - Dạy học. Dạy học giải giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp HS củng cố lý thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào đời sống; Rèn các kĩ năng; Phát triển tư duy như tư duy độc lập, sáng tạo, lôgic, suy luận, phán đoán; Rèn cho HS thái độ học tập như tính đam mê, cẩn thận, chính xác, tự giác, tích cực, sáng tạo, tự tin, trong học tập.
Trong những năm làm công tác quản lí tôi thấy chất lượng học tập môn Toán của các em học sinh chưa đạt cao so với các môn học khác. Với mong muốn làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy môn toán nói riêng? Làm thế nào để các em học sinh giải được các bài toán ở nhiều dạng khác nhau là cả một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Bản thân giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để sau mỗi bài học học sinh của mình đều làm được bài tập là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn ngôn ngữ giao tiếp, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Việc giải các bài toán có lời văn còn là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các tri thức và kỹ năng về toán Tiểu học với kiến thức cuộc sống. Xuất phát từ vị trí quan trọng của việc dạy học giải toán ở Tiểu học cũng như qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp chỉ đạo dạy Giải toán có lời văn cho
học sinh Tiểu học đạt hiệu quả".
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ Người thực hiện: Mai Thị Oanh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Bái –Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Toán THANH HÓA NĂM 2016 PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Trong các môn dạy ở cấp Tiểu học thì môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học mà các em học sinh được học. Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và các lớp trên. Làm thế nào để các em học sinh giải được các bài toán ở nhiều dạng khác nhau là cả một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Bản thân giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để sau mỗi bài học học sinh của mình đều làm được bài tập là một điều hết sức cần thiết. Nội dung cơ bản môn toán ở Tiểu học bao gồm 5 tuyến kiến thức chính: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Hình học, Thống kê mô tả, Giải toán có lời văn. Trong đó tuyến kiến thức giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở trường phổ thông được thể hiện rõ ở 4 chức năng: Giáo dục toàn diện - Phát triển tư duy trí tuệ - Kiểm tra đánh giá - Dạy học. Dạy học giải giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp HS củng cố lý thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào đời sống; Rèn các kĩ năng; Phát triển tư duy như tư duy độc lập, sáng tạo, lôgic, suy luận, phán đoán; Rèn cho HS thái độ học tập như tính đam mê, cẩn thận, chính xác, tự giác, tích cực, sáng tạo, tự tin, trong học tập. Trong những năm làm công tác quản lí tôi thấy chất lượng học tập môn Toán của các em học sinh chưa đạt cao so với các môn học khác. Với mong muốn làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy môn toán nói riêng? Làm thế nào để các em học sinh giải được các bài toán ở nhiều dạng khác nhau là cả một vấn đề mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Bản thân giáo viên phải tìm tòi, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để sau mỗi bài học học sinh của mình đều làm được bài tập là một điều hết sức cần thiết. Bởi vì việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn ngôn ngữ giao tiếp, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới. Việc giải các bài toán có lời văn còn là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp ngày càng cao các tri thức và kỹ năng về toán Tiểu học với kiến thức cuộc sống. Xuất phát từ vị trí quan trọng của việc dạy học giải toán ở Tiểu học cũng như qua thực tế dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp chỉ đạo dạy Giải toán có lời văn cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chương trình trên cơ sở lí luận thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giải toán có lời văn. - Từ đó tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi giải toán có lời văn. - Đưa ra một số biện pháp khắc phục những sai lầm, yếu kém cho học sinh khi giải toán có lời văn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: - Đối tượng: Học sinh lớp 2B và 4A trường Tiểu học Xuân Bái huyện Thọ Xuân Tỉnh Thanh Hóa - Thời gian: Thực hiện từ tuần 6 đến tuần 17. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp chính. - Nghiên cứu lý luận - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp thực nghiệm. - Tổng kết và trao đổi kinh nghiệm 2. Phương pháp bổ trợ: - Phương pháp kiểm tra, đánh giá - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp trò truyện PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN CƠ SỞ LÝ LUẬN: Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn toán ở bậc Tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội dung của số học, số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong chương trình.Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau: a) Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải toán.Việc giải toán giúp học sinh củng cố,vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em khắc phục và phát huy. b) Việc kết hợp học với hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. c) Việc giải toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, thế giới quan duy vật biện chứng: Việc giải toán với những đề tài thích hợp, có thể giới thiệu cho các em những thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước, góp phần giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, phát triển dân số có kế hoạch v.v... Việc giải toán còn có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học. Ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng v.v... đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong hoạt động của con người, thấy được các mối quan hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm v.v.. d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, để các em thiết lập mối liên hệ giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Để từ đó các em suy luận, nêu ra những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm sau khi đã hoàn tất, sự độc lập suy nghĩ và sự sáng tạo v.v... Các bài toán số học ở Tiểu học được phân chia thành các bài toán đơn và khối các bài toán hợp. Để giải quyết được những bài toán này, giáo viên đã biết kết hợp các phương pháp dạy học: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp giảng giải - minh hoạ, phương pháp thực hành - luyện tập Trong chương trình toán hiện hành, học sinh được làm quen toán có lời văn ngay từ lớp 1 và các lớp khác của bậc Tiểu học. Hầu hết ở các bài học dạng bài hình thành kiến thức mới hay luyện tập thực hành bao giờ cũng có ít nhất là một bài toán giải. Các bài toán giải có lời văn được rải đều tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Từ giải toán đơn (1 phép tính) ở lớp 1 đến giải toán hợp (2 phép tính trở lên) và các bài toán điển hình ở lớp 2, 3, 4, 5. Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được ghi bằng lời văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học, nhà trường đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.1.Thuận lợi: - Địa phương: Địa phương Xuân Bái là một trong những địa phương quan tâm nhiều đến công tác giáo dục. Trong những năm gần đây đời sống kinh tế văn hoá giáo dục của nhân dân được phát triển, nhận thức có nhiều chuyển biến tốt, con em đi học đã được phụ huynh quan tâm hơn. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của nhà trường. - Nhà trường: Đội ngũ giáo viên nói chung và của khối lớp 4, 2 nói riêng đại đa số là trẻ khỏe nhiệt tình, tâm huyết với nghề và có năng lực chuyên môn tốt. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn cao đạt trên chuẩn 100%. Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân. 2.2. Khó khăn: - Xuân Bái Là một xã nắm phía tây huyện Thọ Xuân, địa bàn dân cư rộng, một bộ phận học sinh đi lại khó khăn( Khu Xuân Tân giáp Thường Xuân cách trường 4-5 km). Những hôm trời mưa đường lầy lội nên các em thường đi học chậm giờ thậm chí các em phải nghỉ học. - Trình độ dân trí không đều, điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn. Địa phương là một điểm nóng của tệ nạn ma tuý nên ảnh hưởng nhiều đến công tác giáo dục. Một bố phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. - Trong những năm gần đây chất lượng đại trà có phần được cải thiện song tỉ lệ học sinh tiếp thu chậm về môn toán của nhà trường nói chung của khối 2, 4 nói riêng vẫn còn cao. 2.3. Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn: Hiện nay khi giảng dạy môn Toán trong chương trình ở Tiểu học nhìn chung học sinh thường áp dụng khá thành thạo trong việc vận dụng các kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia, đổi đơn vị đo đại lượng, nhận biết các loại hình học, nhưng kĩ năng giải toán có lời văn còn hạn chế. Cụ thể là: - Học sinh chỉ biết áp dụng giải đối với những bài tập đã cho biết hết điều kiện bài toán. - Học sinh yếu còn lúng túng chưa xác định được dạng toán để áp dụng cách giải cho phù hợp - Thậm chí có những học sinh còn chưa biết đặt lời giải, chưa trình bày một bài giải sao chính xác, đầy đủ, gọn. - Lời giải không trùng với yêu cầu của phép tính đặt ra. Các bài tập tôi đã sử dụng để khảo sát kết quả của học sinh trước thời gian hướng dẫn giải toán cho các em là: Lớp 2B: Bài kiểm tra lần 1 (Trước tác động): Bài 1. Trang 28 -Toán 2: Một đội trồng rừng có 27 nữ và 18 nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu người? Bài 2. Trang 30 -Toán 2: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Hoa có ít hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? Kết quả giải toán của học sinh lớp 2B: Năm học TS Học sinh Kết quả đạt được Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 2014-2015 31 5 16 7 22,5 14 54,5 5 16 2015-2016 34 6 17,6 8 24,4 14 41 6 17,6 Lớp 4A Bài kiểm tra lần 1 (Trước tác động): Bài 1: Có 4 gói bánh, mỗi gói cân nặng 150g. Có 2 gói kẹo, mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam bánh và kẹo? Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 120m vải, ngày thứ hai bán được bằng ½ số vái bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán gấp đôi ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải? Kết quả giải toán của học sinh lớp 4A: Năm học TS Học sinh Kết quả đạt được Điểm 9 - 10 Điểm 7- 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 2014-2015 29 6 21 7 24 10 34 6 21 2015-2016 26 5 19 7 27 9 35 5 19 3. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG TRÊN: Từ thực trạng trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân. Cụ thể là: * Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn tổ chức học sinh biết cách tìm hiểu phân tích tổng hợp bài toán, bỏ qua bước phân tích bài toán khi hướng dẫn học sinh thực hành giải toán, thường là cho học sinh đọc đề toán, cho học sinh xác định điều kiện cho biết và yêu cầu cần tìm sau đó cho học sinh giải. Giáo viên đã bỏ qua bước quan trọng nhất để hướng dẫn học sinh cách giải bài toán chính xác đúng với yêu cầu đặt ra là phân tích bài toán để tìm ra mối liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm, xác định được dạng toán. *Về phía học sinh: Do chưa có khả năng phân tích, tổng hợp hay khả năng phân tích tổng hợp còn rất kém, sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế, khả năng tư duy lôgíc, tư duy ngôn ngữ còn hạn hẹp. Để giải toán có lời văn học sinh phải kết hợp nhiều kĩ năng như: kĩ năng tính toán, kĩ năng tư duy ngôn ngữ để đặt lời giải, kĩ năng trình bày bài khoa học nhưng các em còn hạn chế ở kĩ năng này. Một số học sinh còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập, chây lười, ỷ lại, ngại hỏi giáo viên khi không hiểu bài. Không thích tìm hiểu, khám phá. *Về phía phụ huynh học sinh: Một số phụ huynh chỉ quan tâm dấu hiệu bên ngoài của việc học tập đó là chỉ cần biết tính toán là được. Bên cạnh đó, phần đa hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, do đó phụ huynh hầu như chỉ chăm lo làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và giúp đỡ các em tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, khó khăn trong học tập khiến các em bỡ ngỡ khi làm bài, đặc biệt là Giải toán có lời văn,... dẫn đến sự chán nản, thiếu tự tin,... từ đó tạo nên những lỗ hổng kiến thức trong học tập của các em. 4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐẠT HIỆU QUẢ: Việc học sinh thành thạo trong giải toán có lời văn sẽ giúp các em được rèn luyện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá,; rèn luyện tư duy lôgíc và ngôn ngữ chính xác, rèn luyện và phát triển các phẩm chất trí tuệ đó là tính linh hoạt và tính độc lập cho học sinh (trong cách đặt lời giải, lựa chọn cách giải ngắn gọn,). Ngoài ra còn giáo dục cho các em tính thẩm mĩ: như biết lựa chọn một lời giải gọn, chính xác, độc đáo, sự lập luận chặt chẽ và hợp lôgíc; trình bày bài giải hợp lí, sạch sẽ, đẹp mắt và còn bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Để đảm bảo được các chức năng và nhiệm vụ khi giảng dạy học sinh giải toán có lời văn người giáo viên cần coi trọng các bước khi hướng dẫn học sinh tham gia vào giải toán có lời văn trong mỗi bài tập từ đó tạo thói quen cho học sinh trước khi giải một bài toán có lời văn cần phải thực hiện qua các bước đó. Thông qua việc hướng dẫn học sinh các bước giải toán có lời văn sẽ giúp học sinh nắm vững cách giải toán có lời văn. Mỗi lần tổ chức cho HS lập sơ đồ cách giải cho mỗi bài toán là đã giúp học sinh củng cố và khắc sâu được vốn kiến kiến thức mà các em đã lĩnh hội. Sau khi khảo sát chất lượng giải toán đầu năm học, Giáo viên phải nắm bắt được tình hình học sinh qua kĩ năng giải toán có lời văn đồng thời tìm hiểu những sai lầm mà các em thường mắc phải khi giải toán có lời văn. Cụ thể, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng các biện pháp như sau: 4.1 Biện pháp thứ nhất: Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh Nhà tâm lí học Pôlya nói: “ Con người chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu. Hoạt động nhận thức chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích, tự giác và tích cực”. (Pôlya, Tâm lý học, Tập II, Tr 128) Do đó trong dạy học giải toán cần khéo léo sử dụng các phương pháp thích hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa thực tiễn của giờ đang học. Đồng thời xây dựng niềm tin vào khả năng cho học sinh, làm cho học sinh cảm thấy rằng nếu mình tập trung, chịu khó học tập thì sẽ thu lượm được những kết quả tốt đẹp có ích cho bản thân, vừa lòng thầy cô, cha mẹ. Đặc thù của việc giải toán đòi hỏi có các đức tính cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nhẫn nại, thẩm mĩ, nhưng học sinh tiểu học do tâm lý lứa tuổi thường hay phân tán sự tập trung, chóng chán. Hoạt động gợi nhu cầu nhận thức, gây hứng thú môn học có thể được sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Không nhất thiết, đơn thuần chỉ sử dụng ngay đầu tiết dạy. 4.2. Biện pháp thứ 2: Cá biệt hoá từng cá nhân Nhận thức là hoạt động trí tuệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà hình thức thể hiện của nó là khả năng tiếp thu. Khả năng tiếp thu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Xây dựng môi trường riêng cho mỗi cá nhân trong giờ học có vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức bài học. Ta đã biết học là hoạt động đơn phức của hoạt động trí óc. Do đó giáo viên cần nắm thật vững, thật cụ thể lực học của từng cá nhân trong tập thể lớp để từ đó xây dựng môi trường riêng, cách hướng dẫn riêng cho cá nhân trong hoạt động nhận thức tiếp thu bài. Ví dụ: Học sinh A có tầm vóc thấp bé, cần bố trí chỗ ngồi hợp lý tránh tình trạng đứng viết hoặc viết trên ghế. Ví dụ: Học sinh B có thị lực yếu, cần bố trí vị trí ngồi hợp lý trong lớp để em nhìn rõ thuận tiện cho quá trình học tập. Ví dụ: Học sinh C ham chơi, khả năng tiếp thu chậm thì cần bố trí chỗ ngồi gần bảng gần bàn giáo viên ở dãy ngoài để thuận tiện cho việc học của học sinh cũng như giáo viên sẽ thuận tiện hơn trong việc kèm cặp, giúp đỡ. Đối với những học sinh yếu thì giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phụ nhiều hơn, chi tiết hơn để gợi ý hướng dẫn các em từng bước tìm ra cách giải bài toán. 4.3. Biện pháp thứ 3: Xác định vai trò của dạy học giải bài toán Giáo viên cần phải xác định rõ: Việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán được rèn luyện ở kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Giải toán là một hoạt động bao gồm những những thao tác như xác lập được mối liên hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán để từ đó chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng cho câu hỏi bài toán đặt ra. 4.4. Biện pháp thứ 4: Xác định cách thức tổ chức dạy học giải toán ở Tiểu học Điều quan trọng và chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp cho học sinh tự mình tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán và thiết lập được các phép tính số học tương ứng. Để tiến hành được điều đó người ta đã xác định được ba mức độ sau đây: - Mức độ thứ nhất: Bao gồm các hoạt động chuẩn bị cho việc giải bài toán. - Mức độ thứ hai: Các hoạt động giúp học sinh làm quen với việc giải bài toán. - Mức độ thứ ba: Bao gồm các hoạt động để hình thành các kĩ năng để giải bài toán. a. Hoạt động chuẩn bị cho việc giải bài toán: - Trong nhiều trường hợp, nhất là ở các lớp đầu bậc Tiểu học, học sinh cần được rèn luyện các thao tác ở trên lớp từ tập hợp các nhóm đồ vật, các mẫu hình Ví dụ: Một bên có 3 mẫu vật, một bên có 5 mẫu vật → ta gộp hai nhóm lại với nhau - Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan đến các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán đó. Vì thế, việc rèn luyện các kĩ năng thao tác thông qua việc học về phép đo đại lượng là rất cần thiết để chuẩn bị cho việc giải bài toán. Ngoài ra cần yêu cầu học sinh vận dụng chắc các công thức, quy tắc toán học. - Việc giải bài toán hợp thực chất là là giải một hệ thống các bài toán đơn. Do đó việc học kĩ các bài toán đơn cũng chính là một công việc chuẩn bị có ý nghĩa cho việc học giải các bài toán hợp. b. Hoạt động giúp học sinh làm quen với việc giải bài toán (Xác định rõ các bước giải một bài toán) Hoạt động này được hình thành theo bốn bước sau đây: Bước 1: Tìm hiểu nội dung của bài toán: Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán dù bài toán cho ở dạng có lời văn hoàn chỉnh hoặc bằng dạng tóm tắt sơ đồ. Học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ đề toán cho biết cái gì? Bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tính huống toán học được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn như “bay đi”, “làm vỡ”, “ăn hết”. Nếu trong bài toán nào có có thuật ngữ học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn để cho học
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_day_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc