SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học Đông Vinh - Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học Đông Vinh - Thành phố Thanh Hóa

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, quá trình phát triển giáo dục luôn gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội đều khẳng định: Giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi đời sống xã hội. Giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển có chất lượng và hiệu quả.

 Với quan điểm "Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân", trong nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp công sức xây dựng sự nghiệp giáo dục. Các chỉ thị nghị quyết của Đảng thời gian qua đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục trong thời kỳ đổi mới.

 Trước tình hình kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, đòi hỏi giáo dục không thể " đơn phương độc mã " trong phạm vi ngành mà phải là của mọi người, của toàn xã hôị. Thực tiễn cho thấy, xã hội hóa giáo dục hiện nay ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước. Đa số các xã, huyện, thành phố. đã thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội và ngày càng chứng tỏ chủ trương đúng đắn này. Song công tác xã hội hóa giáo dục nhiều nơi chưa thực sự trở thành phong trào quần chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn dân cư chưa nhận thức đầy đủ và có ý thức trách nhiệm tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Vì thế, việc xác định các biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục của lãnh đạo nhà trường Tiểu học là rất cần thiết.

 

doc 18 trang thuychi01 11931
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục trong trường tiểu học Đông Vinh - Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐÔNG VINH - THÀNH PHỐ THANH HÓA
Người thực hiện : Nguyễn Thu Hằng 
Chức vụ	 : Phó Hiệu trưởng
Đơn vị	 : Trường Tiểu học Đông Vinh
SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý giáo dục
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC.
A.
PHẦNMỞ ĐẦU.................................................................................
3
I.
Lí do chọn đề tài. ................................................................. .............. 
3
II.
Mục đích nghiên cứu....................................................................... . .. 
4
III.
Đối tượng nghiên cứu............................................................................
4
IV.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 
4
B.
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................
4
I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................... 
4
1. 
Xã hội hóa trong giáo dục......................................................................
4
2.
Tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục...............................................
4
3.
Nội dung cơ bản của xã hội hóa công tác giáo dục...............................
5
4.
Vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác XHH giáo dục...................
5
II.
 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VINH...................................................
5
1.
Tình hình địa phương............................................................................
5
2.
Tình hình nhà trường.......................................................................
6
III.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONGTRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VINH.....................................
7
1.
Tăng cường công tác tham mưu............................................................
7
2.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động..............................................
8
3.
Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch.....................................................
9
4.
Tạo uy tín và khẳng định uy tín chất lượng giáo dục trong nhà trường........
9
5.
Xây dựng và duy trì hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh..............
10
6.
Làm tốt công tác tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm............................
11
IV.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................................
12
1.
Kết quả của việc thực hiện công tác xã hội hóa....................................
12
2.
Bài học kinh nghiệm..............................................................................
14
C.
PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................
15
I.
Kết luận chung.......................................................................................
15
II.
 Ý kiến đề xuất.......................................................................................
16
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, quá trình phát triển giáo dục luôn gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội đều khẳng định: Giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi đời sống xã hội. Giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục - đào tạo phát triển có chất lượng và hiệu quả.
	Với quan điểm "Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân", trong nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp công sức xây dựng sự nghiệp giáo dục. Các chỉ thị nghị quyết của Đảng thời gian qua đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục trong thời kỳ đổi mới.
 Trước tình hình kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, đòi hỏi giáo dục không thể " đơn phương độc mã " trong phạm vi ngành mà phải là của mọi người, của toàn xã hôị. Thực tiễn cho thấy, xã hội hóa giáo dục hiện nay ngày càng phát triển rộng khắp trong cả nước. Đa số các xã, huyện, thành phố... đã thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội và ngày càng chứng tỏ chủ trương đúng đắn này. Song công tác xã hội hóa giáo dục nhiều nơi chưa thực sự trở thành phong trào quần chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn dân cư chưa nhận thức đầy đủ và có ý thức trách nhiệm tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Vì thế, việc xác định các biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục của lãnh đạo nhà trường Tiểu học là rất cần thiết.
	Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết đối với vùng nông thôn còn nhiều khó khăn như Đông Vinh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục còn là một tiêu chuẩn để công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
	Lãnh đạo nhà trường là người quản lý và trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục. Vì thế lãnh đạo nhà trường cần nhận thức một cách đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình trong việc đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn dân cư có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội.
	Xuất phát từ những trăn trở ấy, chúng tôi đã có những cách làm để thu hút được các bậc cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội cùng nhà trường để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhờ đó trong ba năm gần đây cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường, chất lượng giáo dục đã có nhiều thay. Qua hơn ba năm, tích cực huy động xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển nhà trường chúng tôi đã rút ra được: "Một số biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục trong trường Tiểu học Đông Vinh - Thành phố Thanh Hóa" 
 Thực hiện xã hội hoá giáo dục sẽ đi vào nề nếp, góp phần thực hiện đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường. Đồng thời, xã hội hoá giáo dục cũng góp phần thực hiện tốt cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ GD&ĐT phát động. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Công tác giáo dục ngày nay được nhân dân ta nhận thức rõ vị trí quan trọng của nó vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích gia đình và từng cá nhân. Vì vậy, các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, trở thành nhân tố mới góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề cụ thể trong công tác giáo dục, khắc phục một số khó khăn lớn, tạo điều kịên cơ bản, cần thiết để làm giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Xã hội hoá công tác giáo dục là một giải pháp giáo dục phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, góp phần giải quyết những khó khăn của từng địa phương, ở từng ngành học làm cho giáo dục phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế- xã hội địa phương, góp phần vào tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Kinh nghiệm của nhiều địa phương đã làm tốt xã hội hoá công tác giáo dục đã chứng minh điều đó.
III. ĐỐI TƯỢNG:
- Các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- Lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Đông Vinh.
- Nhân dân xã Đông Vinh
- Tập thể giáo viên và học sinh nhà trường Tiểu học Đông Vinh
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp Tổng hợp.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC.
1. Xã hội hóa trong giáo dục.
	Xã hội hóa công tác giáo dục là làm cho công tác giáo dục trở thành công việc của toàn xã hội.
	Xã hội hóa công tác giáo dục lá quá trình tạo ra một xã hội học tập và khi được hưởng thụ giáo dục thì mọi người, mọi nhà, toàn xã hội phải có trách nhiệm về tinh thần vật chất đối với giáo dục.
2. Tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục.
	Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm mở rộng cơ hội cho mọi người trong xã hội được học tập nâng cao trình độ, từ đó giúp cho công việc hàng ngày đạt hiệu quả hơn tăng thu nhập cho người lao động.
	Khi nền kinh tế phát triển, thì nhà nước cần huy động mọi tổ chức, thành viên trong xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Chủ trương xã hội hóa giáo dục không chỉ thực hiện ở một thời điểm mà diễn ra lâu dài bởi vì giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân là nhiệm vụ trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
	Thực hiện xã hội hóa giáo dục cũng là biện pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện ở mặt hưởng thụ về giáo dục mà còn là biểu hiện của sự đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng gia đình.
	Bên cạnh đó, điều 11 - Luật giáo dục đã xác định rõ về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: "Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào giáo dục và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục".
3. Nội dung cơ bản của xã hội hóa công tác giáo dục.
	Công tác xã hội hóa giáo dục gồm 6 nội dung cơ bản sau:
3.1. Phải tạo nên phong trào sâu rộng trong toàn xã hội, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập.
3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục.
3.3. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường, đa dạng hóa phương thức đào tạo.
3.4. Đa dạng hóa các nguồn lực: huy động và tổ chức toàn xã hội đóng góp nhân lực - tài lực - vật lực cho sự phát triển giáo dục.
3.5. Cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
3.6. Làm cho mọi hoạt động của nhà trường gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
 4. Vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác xã hội hóa giáo dục.
	Người cán bộ quản lý trong nhà trường có vai trò rất quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục trong đơn vị chỉ được làm tốt khi người hiệu trưởng nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục. Khi đó người cán bộ quản lý mới có chiến lược, kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục được tốt và khoa học. Hơn nữa hiệu trưởng trong nhà trường cũng là người chịu trách nhiệm toàn bộ nhiệm vụ nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục.
II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VINH.
1. Tình hình địa phương.
	Với địa hình dân cư tại một xã ven thành phố thuộc huyện Đông Sơn. Từ ngày 01/ 7/ 2012 Xã Đông Vinh được sáp nhập về Thành Phố Thanh Hóa. Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 10km về phía Nam, Đông Vinh là một xã nằm dọc Quốc lộ 10. Tổng dân số của xã 3632 người được chia 5 thôn, trong đó 4 thôn đạt đơn vị văn hóa. Dân cư ở không tập trung nằm trải dài theo Quốc lộ 10 giáp với Quảng Trạch, Quảng Thịnh, Đông Quang, Quảng Thắng. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Diện tích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi hạn hẹp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tời tiết. Còn một bộ phận nhỏ buôn bán làm ngành nghề dịch vụ khác như: Đi bốc đá trong núi Nhồi, núi Đông Vinh, làm công nhân nhà máy gạch hay đi làm thuê nơi khác. Vì thế, đời sống người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập bấp bênh. Tuy đời sống kinh tế xã hội của người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhân dân và con em Đông Vinh có truyền thống hiếu học, tinh thần tự cường, cần cù, sáng tạo. Trong những năm gần đây tình hình chính trị ổn định, Đảng bộ xã Đông Vinh được đánh giá trong sạch vững mạnh. Phong trào xã hội hóa giáo dục được Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân quan tâm, trường tiểu học Đông Vinh được phòng giáo dục, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa kiểm tra công nhận là đơn vị đạt các tiêu chuẩn Phổ cập giai đoạn 3. Hội cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, luôn sát cánh cùng các nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trên địa bàn xã trong những năm qua được nâng lên rõ rệt. Đó là những yếu tố thuận lợi cho công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây.
2. Tình hình nhà trường.
 Trường tiểu học Đông Vinh là một trường có bề dày truyền thống dạy và học. Năm học 1994-1995: Trường Tiểu học Đông Vinh được tách ra từ trường PTCS Đông Vinh. Đứng trước những khó khăn và thử thách của một trường vừa được tái lập, tỉ lệ GV đạt chuẩn cũng thấp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Trong nhiều năm trước đây sân trường còn là sân đất ẩm thấp, bồn hoa cây cảnh chưa được quy hoạch, sân chơi bãi tập chưa có, chất lượng giáo dục còn chưa có sự chuyển biến. Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương xã hội hóa chưa được thực hiện đúng mức. Ba nhà trường đóng trên địa bàn xã đều chưa đạt trường Chuẩn Quốc Gia.
 Với địa bàn lại chạy dài tiếp giáp với một số xã lân cận như Đông Quang, Quảng Trạch, Quảng Thịnh, Đông Vệ nên có nhiều học sinh theo học ở các trường bạn cho gần nhà. Em nào xa trường nhất tới 4-5 km. Trường học lại nằm giữa cánh đồng, xa dân cư... Bởi thế học sinh đến trường ít vì phải đi lại xa trường, không có người đưa đón. Hơn nữa nhà trường lại không có bán trú nên các em đi học rất vất vả, nhất là những hôm trời mưa. Mặt khác, nhiều học sinh không vào học lớp Mầm non. Bố mẹ các em thì mải đi làm ăn xa, nếu ở gần thì cũng vào núi bốc đá - ( Núi đá Nhồi, núi Đông Vinh) từ sáng đến tối mới về, đâu còn thời gian mà quan tâm đến việc học hành của con cái. Ở đây cô giáo có muốn gặp gỡ trao đổi thì khó mà gặp được và có gặp được cũng chỉ có một câu "Trăm sự nhờ cô giáo". 
	 Song những năm gần đây nhà trường được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, Hội cha mẹ học sinh và sự quan tâm từ phòng giáo dục, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường có chuyển biến rõ rệt, sân trường đã được cải tạo và nâng cấp, phòng học được tu sửa khang trang sạch sẽ, bồn hoa cây cảnh được trồng và quy hoạch lại gọn gàng đẹp đẽ....Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như địa phương gắn bó mật thiết, chặt chẽ, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Vì thế chất lượng dạy và học cũng được nâng lên. Hàng năm chất lượng HS khá giỏi đạt 60 đến 65%, tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 98,8%, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100%, tỉ lệ học sinh lưu ban trong 5 năm qua nhà trường còn khoảng 1,2%. Đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường hàng năm có khoảng từ 5-8 em đạt giải cấp thành phố, cấp tỉnh. Song từ năm học 2014-2015 việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Năm hoc 2014- 2015 học sinh Hoàn thành chương trình lớp học 102/102= 100%. Hoàn thành chương trình Tiểu học 24/24 = 100%. Học sinh được Hiệu trưởng Khen thưởng 65 - 70%
Việc huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100%, không có học sinh bỏ học giữa chừng, phổ cập đúng độ tuổi đạt 96% trở lên. Chất lượng đại trà ngày một nâng lên, phấn đấu không còn học sinh ngồi nhầm lớp. Nhà trường tổ chức 100% học sinh được học 2 buổi/ ngày. Hàng kỳ, hàng năm nhà trường đều có sổ theo dõi chất lượng giáo dục của từng lớp và cả trường.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG VINH.
 1. Tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.
	Lãnh đạo nhà trường, chi ủy chi bộ là người đóng vai trò nòng cốt, có tầm nhìn chiến lược để tham mưu với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng giáo dục xã nắm được những nội dung cụ thể của công tác xã hội hóa giáo dục, những công việc cần làm trước mắt, lâu dài... để thông qua các tổ chức đó truyền tải thông tin đến các cơ quan đầu ngành, các đoàn thể như: Phụ nữ,Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Trưởng thôn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học... Đồng thời thông qua đó gắn các biện pháp có khả năng thực thi cao nhất đóng góp cho hoạt động của nhà trường.
	 Để làm tốt công tác này, lãnh đạo nhà trường phải xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp với cán bộ phụ trách chính quyền địa phương, khi bàn bạc, khi tham mưu kế hoạch, biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi cao, phải căn cứ vào tình hình kinh tế địa phương, của nhân dân và đặc biệt phải biến những đề xuất đó trở thành chủ trương, nghị quyết của địa phương. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo ngay. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp uỷ, chính quyền địa phương hiểu rõ nhà trường hơn. 
 Lãnh đạo nhà trường phải tự khẳng định, tạo niềm tin với địa phương bằng kết quả việc làm cụ thể. Không những thế, lãnh đạo nhà trường phải là người có khả năng giúp địa phương tìm các nguồn đối tác, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong huyện, các tổ chức doanh nghiệp.... nhằm mục đích xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.
 2. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ giáo viên và mọi người trong xã hội hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục.
	Đối tượng đầu tiên nhà trường tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp xây dựng nề nếp học tập của học sinh trong lớp và giúp các em chiếm lĩnh tri thức, là nhân vật trung tâm liên kết các lực lượng giáo dục và là người trực tiếp triển khai các chủ trương công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường tới các bậc phụ huynh. Vì vậy, hiệu trưởng phải không ngừng quan tâm đến tuyên truyền, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, năng lực hoạt động xã hội tốt nhằm nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục.Tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thông tin liên lạc với phụ huynh dưới nhiều hình thức (thông tin trên sổ liên lạc hàng ngày, sổ liên lạc định kỳ, bằng điện thoại...) đảm bảo thôn tin giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đặc biệt trong các hình thức phối hợp cần chú ý nhất đến hình thức tiếp xúc trực tiếp với cha mẹ học sinh. Trước các hội nghị phụ huynh, giáo viên cần chuẩn bị nội dung chu đáo, kỹ lưỡng, sắp xếp chương trình hợp lý, diễn đạt vấn đề mạch lạc, có sức thuyết phục do đó yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng huy động cộng đồng...
	Bên cạnh đó lãnh đạo nhà trường phải có trách nhiệm tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tập thể để giáo viên chủ nhiệm lớp phấn đấu rèn luyện trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi (thông qua các buổi hội thảo báo cáo kinh nghiệm theo chủ đề, chủ điểm) có những phần thưởng để khuyến khích động viên những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
	Tuyên truyền ở đây không phải sử dụng panô, áp phích treo đầy tường, phát thanh rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà đối tượng tuyên truyền đầu tiên đó là đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường sau đó mới đến các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, vận động bằng các hình thức như: cá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_t.doc