SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Đông Quang

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Đông Quang

 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông nói chung, ở trường tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một khoa học, vừa là công cụ, phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy. Việc dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói. Như vậy phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung có vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh hình thành văn bản nói và viết.

 Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn trong đó văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn (ở lớp 4 dạy 30 tiết, lớp 5 dạy 26 tiết). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau, căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4,5 bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người. Tất cả các chủ đề đều rất gần gũi nhưng khó so với các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với các em là rất khó khăn, lúng túng. Các em e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó mà thầy cô và bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ khi nhắc đến học Tập làm văn. Bản thân các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học.

 Thực tế ở một số trường tiểu học vùng nông thôn nói chung và ở trường tiểu học Đông Quang nói riêng vẫn còn không ít giáo viên và học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, nhất là văn miêu tả. Chính vì vậy chất lượng các giờ Tập làm văn và các bài viết văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý sách giáo khoa và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm và phát huy hết năng lực của học sinh, cũng như giúp đỡ các em rèn giũa câu văn, ý văn. Còn học sinh các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê chi tiết các bộ phận của sự vật hoặc các hình ảnh theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác đa số học sinh lớp 4,5 vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn. Việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Khi làm các bài văn miêu tả vì đa phần các em viết theo lối liệt kê nên câu văn hết sức khô khan. Thậm chí có những em khi làm văn miêu tả không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả gì, tả như thế nào. Vì vậy chất lượng bài làm của các em học sinh thấp, nhiều bài viết hình ảnh miêu tả hết sức ngô nghê.

 

doc 20 trang thuychi01 5612
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Đông Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I .MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông nói chung, ở trường tiểu học nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một khoa học, vừa là công cụ, phương tiện giúp HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy. Việc dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học với tư cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Mỗi phân môn, mỗi tiết học, mỗi nội dung dạy học đều hướng tới mục đích phát triển của lời nói. Như vậy phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung có vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh hình thành văn bản nói và viết. 
 Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn trong đó văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn (ở lớp 4 dạy 30 tiết, lớp 5 dạy 26 tiết). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau, căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4,5 bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả cảnh, tả người. Tất cả các chủ đề đều rất gần gũi nhưng khó so với các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với các em là rất khó khăn, lúng túng. Các em e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó mà thầy cô và bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ khi nhắc đến học Tập làm văn. Bản thân các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học. 
 Thực tế ở một số trường tiểu học vùng nông thôn nói chung và ở trường tiểu học Đông Quang nói riêng vẫn còn không ít giáo viên và học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, nhất là văn miêu tả. Chính vì vậy chất lượng các giờ Tập làm văn và các bài viết văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý sách giáo khoa và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm và phát huy hết năng lực của học sinh, cũng như giúp đỡ các em rèn giũa câu văn, ý văn. Còn học sinh các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê chi tiết các bộ phận của sự vật hoặc các hình ảnh theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác đa số học sinh lớp 4,5 vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn. Việc diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Khi làm các bài văn miêu tả vì đa phần các em viết theo lối liệt kê nên câu văn hết sức khô khan. Thậm chí có những em khi làm văn miêu tả không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả gì, tả như thế nào. Vì vậy chất lượng bài làm của các em học sinh thấp, nhiều bài viết hình ảnh miêu tả hết sức ngô nghê.
 Là một Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn trăn trở với câu hỏi : Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả ở lớp 4,5. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4,5 ở trường Tiểu học Đông Quang”
2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4,5 ở trường Tiểu học Đông Quang.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài hướng vào nghiên cứu các vấn đề có nội dung nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4,5 ở trường Tiểu học Đông Quang, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp..
 	- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp xử lí số liệu.
 	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện hình ảnh của sự vật giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mĩ của người viết.
 Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 4,5 việc hình thành và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thể hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác. Chính những văn bản viết các em có được từ môn Tập làm văn đã thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác.
 	Mục tiêu của việc dạy Tập làm văn ở lớp 4,5 là cung cấp cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ ba phần. Lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc, biết nói, biết viết câu có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, trình bày.
 	 Các hoạt động dạy học phân môn Tập làm văn rất gần gũi với cuộc sống thực, do đó các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được vận dụng, rèn luyện và nâng cao các tri thức Tiếng Việt được kiểm nghiệm trong thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn, góp phần khơi dậy, nuôi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho các em. 
 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 4,5.
Thực trạng chỉ đạo dạy học văn miêu tả lớp 4,5 ở trường Tiểu học Đông Quang
 Đa số giáo viên điều tận tâm trong công tác giảng dạy, chăm lo đến việc học tập của học sinh nhưng vẫn còn một số hạn chế: Đó là còn một bộ phận giáo viên coi nhẹ tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn. Qua thực tế chỉ đạo chuyên môn ở trường, tôi nhận thấy phần lớn các đồng chí giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả lớp 4,5 nói riêng. Giáo viên đã có những hình thức tổ chức dạy học gây hứng thú và cuốn hút học sinh. Tất cả các tiết tập làm văn đều được dạy đúng qui trình, đúng mục tiêu bài dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn. Các tiết dạy chưa được đào sâu suy nghĩ để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Đặc biệt tiết trả bài không được chú trọng mà chỉ làm qua loa. Vì vậy các em không biết được mình viết được chỗ nào, lỗi chỗ nào, mắc lỗi gì để rút kinh nghiệm. Chính cách dạy này đã làm hạn chế khả năng viết văn miêu tả của học sinh.
Việc đầu tư nghiên cứu phương pháp dạy học phân môn này chưa được chú trọng. Một bộ phận nhỏ giáo viên trong trường chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với phân môn làm cho một số HS nhàm chán không tích cực trong giờ học. Giáo viên chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học, chưa chú ý đến việc thể hiện sự kết nối tương tác mang tính cá nhân cao giữa thày và trò, chưa tạo điều kiện cho HS có thể hợp tác học tập với nhau
 Giáo viên khi dạy văn miêu tả vẫn còn nặng về hướng dẫn chung chung rồi học sinh tự làm bài. Cho học sinh sử dụng văn mẫu nhưng không định hướng, hướng dẫn học sinh cách sử dụng sao cho hiệu quả. Một số giáo viên chưa chú trọng tới tiết trả bài cho học sinh
 Năm học 2016- 2017, tôi đã dự 12 tiết tập làm văn có kèm theo một số tiết khảo sát chất lượng. Tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn Tập làm văn còn có những vấn đề sau: Các tiết học thường kéo dài quá thời gian qui định. Nhiều học sinh còn mơ hồ về văn miêu tả. Bên cạnh đó kĩ năng làm văn của các em còn hạn chế như: chưa biết quan sát, miêu tả còn chung chung chưa thể hiện được đặc điểm nổi bật của từng chủ đề mình định tả. Chưa biết sử dụng những từ ngữ gợi tả và các thủ pháp nghệ thuật trong bài văn, chưa biết thể hiện cảm xúc của mình khi miêu tả. Vốn từ ngữ để diễn đạt của các em còn nghèo. 
Kiến thức thực tế của các em còn thiếu, không chịu quan sát thế giới xung quanh như ruộng đồng, cây cỏ, đồ vật, con vật và các hoạt động diễn ra hàng ngày.
 Các em thiếu tập trung trong giờ học, ngại học hoặc không coi trọng, không thích học văn. Nhiều em phụ thuộc vào văn mẫu do thường xuyên sao chép văn mẫu. Các em không quan tâm tới đọc sách truyện hoặc chỉ đọc truyện tranh Đô - rê - mon, Cô - nan. Một số HS lười học, chán học không tập trung trong giờ học .Sự tương tác trong học tập giữa trò với thầy, giữa trò với trò còn chưa tốt
Tôi đã tiến hành cho khảo sát vào giữa kì 1:
Khối lớp
Số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
Ghi chú
Lớp 4
55
0
11
26
18
Lớp 5
56
0
12
32
12
3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
	Đứng trước thực trạng trên bản thân tôi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học miêu tả ở lớp 4,5 sau: 
3.1. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:
Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau :
 a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4,5: Cả năm mỗi lớp có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả lớp 4 là 30 tiết, lớp 5 là 26 tiết tả cảnh và tả người, 17 tiết ôn tập văn miêu tả (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
 b. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
 - Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
 c. Trình tự dạy Tập làm văn:
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh HTT, HT và CHT.
3.2 Giáo viên rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy (Tiếng Việt 4 tập 1, trang 140), tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, qua dự giờ, Hội giảng tôi luôn chú trọng chỉ đạo cho giáo viên khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,...
 Ví dụ 1: 
Tả từ xa đến gần “ Nhìn từ xa, khung cảnh trường hiện ra như một khu vườn cổ tích đầy màu sắc, chứa bao điều lí thú kì diệu. Cánh cổng trường như một người lính canh gác khoác trên mình chiếc áo màu đen, trên ngực đeo tấm bảng: “ Trường Tiểu học Đông Quang” như muốn khoe với mọi người tớ là ai. Qua cổng trường bước vào khoảng sân rộng bằng bê tông. Những thảm cỏ xen lẫn những con đường bê tông thẳng tắp trông thật mát mắt. Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao vời vợi, lá cờ đỏ sao vàng tung bay như muốn nhắc nhở các em bao điều” ( Bài viết tả ngôi trường của em Nguyễn Thị Vân - Lớp 4B)
 Ví dụ 2: 
Tả từ ngoài vào trong “ Bản đồ có dạng hình chữ nhật, khung của nó được làm bằng nhựa. Bốn rìa ngoài được các nhà thiết kế làm thành những thanh nhựa màu đen chắc chắn. Giữa các thanh nhựa đó có kẻ những đường nền thẳng băng màu trắng và xanh trông rất đẹp. Bản đồ được đặt chễm chệ trên tường nhờ mấy chiếc đinh được bẻ cong lại để giữ bản đồ đứng trên tường mà không bị ngã. Ở giữa khing người ta lồng vào đó tấm giấy có vẽ bản đồ thu nhỏ rồi dán keo để nó dính chặt. Dưới bản đồ có phần chú thích giúp các em hiểu về đất nước Việt Nam”. ( Bài viết tả một đồ dùng học tập trong lớp của em Phạm Mai Anh- Lớp 4B)
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ: 
“Mưa tạnh dần, tạnh dần, tạnh dần rồi tạnh hẳn. Những đám mây đen biến mất thay vào đó là những đám mây trắng dần hiện ra. Ông mặt trời xuất hiện chiếu xuống mặt đất những tia sáng ấm áp, sưởi ấm muôn loài” ( Bài viết tả cơn mưa của em Lê Ngọc Như Quỳnh- Lớp 5B)
c. Tả theo trình tự tâm lí:
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
 Ví dụ: “ Mái tóc mẹ dài, lúc nào cũng được búi cao. Mái tóc ấy xơ xác vì phải làm việc vất vả. Gương mặt mẹ bầu bầu phúc hậu. Trên khuôn mặt ấy, dấu ấn thời gian bắt đầu hằn lên những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng có lẽ thời gian không thể xóa nhòa những nét dịu dàng, phúc hậu nơi người mẹ của tôi. Đôi mắt mẹ đẹp lắm! Đôi mắt ấy còn biết nói đấy các bạn ạ. Những khi mẹ buồn, đôi mắt chùng xuống. Tôi thương mẹ lắm.” ( Bài viết tả người mẹ của em Lê Minh Hằng- Lớp 5A)
Học sinh đã quan sát và tập trung tả mái tóc, khuôn mặt rồi đến đôi mắt.
 Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,...) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
 Ví dụ 3: Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau:
 Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
 Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
 Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa.
 Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.
 Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý trước khi làm bài tập làm văn là một việc làm cần thiết và quan trọng. Điều kiện cơ bản và cũng là phương pháp cơ bản để làm tốt bài văn miêu tả là phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết quan sát được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài miêu tả. Nếu quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, phiến diện bài viết sẽ khô khan, nông cạn. Do vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn miêu tả. Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết học đó, học sinh phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Tuy vậy, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em quan sát, phát huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại. Muốn vậy, giáo viên phải nghiên cứu trước chương trình để có kế hoạch như hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng cần miêu tả. Việc quan sát cũng có khi tiến hành trên lớp, cũng có khi tiến hành ngoài lớp (trước khi đến lớp). Để quan sát có chất lượng, giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát theo trình tự nhất định (từ chung tới riêng, từ trong ra ngoài, từ xa tới gần hay ngược lại) và quan sát bằng nhiều giác quan rồi ghi chép lại những chi tiết đặc sắc, nổi bật theo phần gợi ý của sách giáo khoa, nhờ đó mà bài văn của các em tả đúng trọng tâm, sinh động, mới mẻ hơn. 
Ví dụ : Khi dạy đến bài: Luyện tập quan sát cây cối. (Bài tập 2- SGK)
Đề bài : Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại những gì em quan sát được.
Trước khi dạy bài này, giáo viên cần dặn học sinh chuẩn bị quan sát trước một cây cụ thể em thích trong khu vực trường hoặc nơi các em ở. (Ví dụ: cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh). Nếu có điều kiện, trước giờ học, giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng quan sát một số cây cụ thể ở khu vực trường học. 
Muốn vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát kĩ cây chọn tả bằng nhiều giác quan theo một trình tự hợp lí. Mỗi học sinh chọn cây mình sẽ tả là cây gì ? Cây đang trong thời kì nào? Xung quanh cây là cây gì hay có những cảnh vật nào làm tôn lên vẻ đẹp của cây? Học sinh ghi chép lại những gì quan sát được vào vở nháp và sắp xếp những điều quan sát được theo một trình tự hợp lí để được một dàn ý chi tiết và trình bày trước lớp. Sau đó, học sinh dựa vào dàn ý chi tiết để viết 
bài văn miêu tả gồm 3 phần.
 * Dưới đây là ví dụ về dàn ý chi tiết yêu cầu mỗi học sinh cần đạt được.
Mở bài: 
- Cây bàng ở sân trường em rất to, là món quà hội phụ huynh trồng tặng nhân ngày thành lập trường.
Thân bài:
- Hình dáng: Cây cao đến tầng hai, như một chiếc dù khổng lồ.
+ Rễ cây: nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn đang bò.
+ Thân cây: tròn, màu nâu xỉn, sù xì như da cóc.
+ Tán lá: xanh um, mát rượi, che kín một khoảng sân trường. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, chúng rung rinh như chào đón.
+ Những chùm hoa li ti màu trắng xen lẫn giữa đám lá xanh.
+ Những chú chim sâu lích rích trong vòm lá...
+ Những quả bàng chín vàng lấp ló trong kẽ lá
Giờ ra chơi chúng em rất thích ngồi dưới gốc cây đọc báo, tán chuyện và chơi những trò chơi thú vị..
Kết bài: 
- Em rất thích ngồi dưới gốc bàng ngắm nhìn trời xanh qua kẽ lá hay lắng nghe lũ chim trêu ghẹo nhau. Cây bàng gắn liền với tuổi học trò của chúng em nên..
Như vậy, sau khi hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng cần miêu tả, giáo viên cần yêu cầu học sinh ghi chép lại những đặc điểm nổi bật, trọng tâm. Từ đó, hướng dẫn học sinh lựa chọn tìm ý, sắp xếp, bố cục xây dựng thành một dàn bài chi tiết. Từ dàn bài chi tiết, học sinh sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để xây dựng thành từng đoạn văn và cả bài văn hoàn chỉnh. 
Tóm lại: Quan sát, tìm ý, xây dựng đoạn là việc làm hết sức cần thiết cho việc dạy thể loại văn miêu tả. Nếu thực hiện tốt khâu này thì học sinh viết bài văn sẽ tốt hơn. Do vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách quan sát đối tượng theo trình tự hợp lí với những đặc điểm nổi bật trọng tâm cũng như khuyến khích học sinh linh hoạt, sáng tạo để có cách diễn đạt phù hợp với đối tượng.
 3.3. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
 Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học 
sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Như vậy: Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung, đại khái, sơ sài
3.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt có nghệ thuật
3.4.1 Hướng dẫn học sinh tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh
Đối với phần này, diễn đạt câu văn có hình ảnh rất phù hợp với thể loại văn miêu tả. Trước hết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu một số đoạn văn mẫu hoặc những đoạn viết hay của học sinh để nhận xét về cách miêu tả, cách sử dụng các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_day_v.doc
  • docBia.doc
  • docxPHẦN MỤC LỤC.docx