SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học

Môi trường là tài sản quý báu của loài người, là nền tảng không thể thiếu được cho sự phát triển của mỗi Quốc gia về kinh tế - văn hóa - xã hội. Nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của nhân loại ở tất cả các giai đoạn lịch sử. Chính vì thế môi trường và bảo vệ môi trường là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm.

Trong những năm gần đây tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển, lao động thủ công thay thế bằng những máy móc, năng suất lao động tăng, nâng mức sống con người ngày càng cao, bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ra ảnh hưởng môi trường và đã trở thành nạn ô nhiễm. Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng cao dẫn đến việc biến đổi khí hậu gây nên những trận động đất, những cơn sóng thần, những trận bão, lũ lụt kinh hoàng làm mất mát, thiệt hại về tiền của và tài sản của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn.

Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

 

doc 21 trang thuychi01 8262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 Người thực hiện: Lý Thị Bình
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Hòa-Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. PHẦN NỘI DUNG
4
2.1. Cơ sở lý luận
4
2.2. Thực trạng vấn đề 
4
2.2.3. Giải pháp, biện pháp
6
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
7
Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học 
9
Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể.
11
Biện pháp 4: Tăng cường hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ xanh 
14
Biện pháp 5: Tổ chức các Hội giao lưu với chủ đề : Môi trường và mơ ước của em
15
Biện pháp 6: Đẩy mạnh phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác “
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
2.5. Bài học kinh nghiệm
19
 3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
20
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môi trường là tài sản quý báu của loài người, là nền tảng không thể thiếu được cho sự phát triển của mỗi Quốc gia về kinh tế - văn hóa - xã hội. Nó cung cấp vật chất và năng lượng để đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của nhân loại ở tất cả các giai đoạn lịch sử. Chính vì thế môi trường và bảo vệ môi trường là một vấn đề được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. 
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển, lao động thủ công thay thế bằng những máy móc, năng suất lao động tăng, nâng mức sống con người ngày càng cao, bên cạnh kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công nghiệp đã gây ra ảnh hưởng môi trường và đã trở thành nạn ô nhiễm. Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng cao dẫn đến việc biến đổi khí hậu gây nên những trận động đất, những cơn sóng thần, những trận bão, lũ lụt kinh hoàng làm mất mát, thiệt hại về tiền của và tài sản của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
Để bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực chúng ta cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học được xem là hiệu quả tốt nhất. Bởi vì bậc Tiểu học là bậc học nền móng của hệ thống giáo dục Quốc dân. Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển nhân cách. Giáo dục bảo vệ môi trường cho các em là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc giúp đứa trẻ trở thành những công dân tốt có ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp quê hương, đất nước.
Hơn bao giờ hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành cho các em ý thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần thiết.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở trường tiểu học chúng tôi đạt hiệu quả cao? làm thế nào để hình thành cho học sinh thói quen, kĩ năng hành động bảo vệ môi trường? tôi đã trăn trở và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học.” để làm đề tài nghiên cứu và áp dụng vào công tác chỉ đạo giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra một số biện pháp tốt nhất để giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, giúp học sinh nhận thức được những việc làm tốt để bảo vệ môi trường và hình thành thói quen, kĩ năng hành động bảo vệ môi trường tại trường tiểu học Xuân Hòa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học Xuân Hòa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:	
- Nghiên cứu chỉ thị các cấp, nghiên cứu tài liệu, các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và các tạp chí giáo dục .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thống kê.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển bền vững đối với cuộc sống con người. Giáo dục môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng được “Đảng và Nhà nước ta dành cho mối quan tâm đặc biệt”. Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
 Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 02/2005/CT - BGD&ĐT về “tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường sạch - xanh - đẹp.
Năm học 2017–2018, toàn ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động ngoài giờ lên lớp; Đẩy mạnh hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, rèn kỹ năng sống cho học sinh. 
	Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 cũng như thực hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”  Trường tiểu học Xuân Hòa đã có những giải pháp chỉ đạo hiệu quả trong đó phải kể đến công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.         
2.2. Thực trạng vấn đề:
Trường tiểu học Xuân Hòa nằm vị trí trung tâm xã, sát nhà dân và đường giao thông. Cây xanh ngày càng được quan tâm, đầu tư, tăng về số lượng đảm bảo môi trường trong lành.
+ Số lượng học sinh của nhà trường: 343 em. Số lớp: 12 lớp.
+ Khu vực xung quanh nhà trường công tác vệ sinh của nhân dân địa phương nhìn chung là tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên sạch sẽ. 
+ Xuân Hòa là địa phương đã từng phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ các đợt lũ lụt nặng nề trong các năm mà gần đây nhất là trận lũ tháng 10/2017 nên đa số người dân cũng rất quan tâm đến tác hại của thiên tai, việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong những năm học gần đây, trường chúng tôi đã có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và đồng bộ. Nhà trường có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, cảnh quan nhà trường tương đối đẹp. Tuy nhiên sau mỗi buổi học đôi khi vẫn còn rác thải và sau mỗi trận mưa vẫn còn những nơi cống rãnh nước bị ứ đọng. Khu vực vệ sinh của học sinh đôi lúc còn bẩn và gây mùi khó chịu. Vào mùa hanh khô đôi lúc chưa kịp thời tưới nước cho bồn hoa cây cảnh....
2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân, các cấp chính quyền và của nhân dân địa phương về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học.
- Đứng dưới góc độ công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trường học có nhiều thuận lợi về tuyên truyền hiểu biết môi trường.  
- Hiện nay ở trường chúng tôi, công tác giáo dục môi trường cho học sinh đã được chú trọng, trong năm học nhà trường đã phát động nhiều phong trào làm sạch môi trường như phong trào quét vệ sinh làm sạch đường làng, ngõ xóm, dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, hưởng ứng phong trào Tết trồng cây hàng năm,...
Nhà trường đã phát động và thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và phong trào trường lớp "xanh - sạch - đẹp”
2.2.2. Khó khăn
- Địa điểm trường nằm trong vùng lũ, 80 % số học sinh nằm trong vùng lũ nên gặp nhiều khó khăn.
- Địa phương chưa có công trình xử lý rác thải hợp vệ sinh.  
- Một số giáo viên trong tiết dạy còn hạn chế trong việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường.
- Một số học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường một cách thường xuyên: Như còn ăn quà vặt, vứt rác không đúng nơi quy định, đi vệ sinh chưa đúng chỗ,.. Hay nhiều lúc các em còn chạy, nhảy giẫm hết cả lên vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường, hay rửa tay chưa biết khoá vòi nước cẩn thận,...
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Sự hiểu biết của người dân về môi trường còn hạn chế.
Vẫn còn một số người dân chưa thực sự có ý thức bảo vệ môi trường, chưa thật sự tự giác trong những việc làm bảo vệ môi trường.
Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được với tất cả nhân dân.
	Chưa huy động được các nguồn lực các tổ chức đoàn thể địa phương cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
	Ban giám hiệu chưa làm tốt công tác tham mưu với địa phương trong công tác xử lý rác thải và vệ sinh môi trường, công tác chỉ đạo và quản lý đôi lúc chưa sát sao.
- Một số giáo viên còn lúng túng trong công tác giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- Học sinh tiểu học chủ yếu là độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi nên khả năng lao động của các em còn hạn chế, ý thức giữ gìn vệ sinh chung chưa cao.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao, chưa nhiệt tình trong các buổi lao động tổng vệ sinh, lãng tránh công việc, nhất là những chỗ khó khăn như khu vực bên ngoài cổng trường, khu vực nhà vệ sinh hay xung quanh tường rào, cống rãnh,...
	Từ thực trạng trên, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh trường tiểu học góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Do đó tôi đã áp dụng đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học” và thấy được hiệu quả rõ rệt.
2.3. Các giải pháp, biện pháp
 Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục, bảo vệ môi trường trong trường học. Tôi đã đề xuất với chi ủy, chi bộ nhà trường, cùng ban giám hiệu nhà trường bàn bạc thống nhất đưa vào áp dụng các giải pháp sau:
Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Ngay từ đầu năm học cấp ủy Đảng đã có kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học nói chung và công tác giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng. Hiệu trưởng ra quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể gắn với chức trách và nhiệm vụ được giao cho từng thành viên trong ban giám hiệu và các thành viên cốt cán nhà trường, tổ trưởng các đoàn thể, các tổ trưởng, khối trưởng và cụ thể đến từng giáo viên trong công tác chỉ đạo, tổ chức và thực hiện công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Các thành viên trong ban chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi, giám sát, đánh giá kịp thời, công bằng, khách quan.
Thứ hai: Phổ biến, tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
 Thông qua các nội dung, hình ảnh truyền thông tăng cường nhận thức và góp phần rèn luyện các kỹ năng cũng như các hành vi ứng xử phù hợp đối với việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh.
Các em học sinh sẽ được cung cấp các hình ảnh và nội dung cụ thể về tình trạng ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng như ở Việt Nam cũng như các biện pháp khắc phục hiện nay.
Đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các buổi hoạt động tập thể, các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và lồng ghép trong các tiết học có hiệu quả. 
Thứ ba: Tổ chức, thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
Nhà trường tổ chức, thực hiện kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường. Chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện nhiệm vụ. Ban chỉ đạo kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm của mỗi hoạt động theo kế hoạch đề ra.
Từ các giải pháp trên để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học Xuân Hòa, tôi đã ứng dụng và triển khai thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau: 
Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động về tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường.
Việc bảo vệ môi trường có thực hiện tốt hay không phụ thuộc nhiều vào công tác tuyên truyền có hiệu quả, do đó chúng tôi đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền để triển khai đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Cụ thể: Nghị quyết 41 - NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành, Nghị quyết 24 - NQ/TW năm 2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành, Nghị quyết số 05 - NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Công văn hướng dẫn số 208/PGD&ĐT về việc Thực hiện Kế hoạch hành động của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết số 05 - NQ/TU của BCH tỉnh Đảng bộ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường. 
	Thực hiện nghiêm túc công văn của phòng giáo dục và đào tạo Thọ Xuân về bảo vệ môi trường: Công văn Số 241/PGD&ĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ y tế trường học năm học 2017 - 2018. Công văn Số 44/CV - LĐLĐ Thọ Xuân, ngày 27 tháng 11 năm 2017 về việc hướng dẫn kiểm tra, chấm điểm thi đua và khen thưởng chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm An toàn vệ sinh lao động”.
Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường. 
Phân công trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân trong ban chỉ đạo: Người phụ trách: Đ/c Lý Thị Bình - Phó hiệu trưởng - Trưởng ban; Đ/c Đỗ Thúy Hà - Tổng phụ trách đội- Phó ban; các đồng chí Đỗ Thị Thủy, Đỗ Thị Huệ, Lê Thị Phương Thảo - ban viên.
Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường nhằm cung cấp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường, biện pháp vảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, thái độ đối với môi trường, có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước. Có thái độ thân thiện đối với môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và có hành động thiết thực bảo vệ môi trường; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. Tuyên truyền giáo dục, giải quyết tình trạng xả rác thải bừa bãi trong và ngoài trường, triển khai việc giảng dạy giáo dục bảo vệ môi trường theo kế hoạch của Phòng giáo dục và đào tạo và kế hoạch hoạt động của nhà trường.
Tổ chức kiểm tra về việc thực hiện kế hoạch Giáo dục Bảo vệ môi trường đề ra để đánh giá, sơ kết rút kinh nghiệm.
Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ huy liên đội, đội Sao đỏ để kiểm tra, phát hiện, chấm điểm thi đua, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt luật Bảo vệ môi trường.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho giáo viên và học sinh ngay từ đầu năm học. Thông qua buổi hội thảo, giáo viên và học sinh nắm bắt được thực trạng môi trường hiện nay ở trong nước, trên thế giới và địa phương. Từ đó thảo luận để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường nơi công tác và nơi cư trú.
Tổ chức các buổi truyền thông về chủ đề: Bảo vệ môi trường dưới hình thức chiếu phim và tranh ảnh truyền cho cán bộ, giáo viên và học sinh xem. Thông qua việc xem phim, các hình ảnh truyền thông nhằm tăng cường nhận thức và góp phần rèn luyện các kỹ năng cũng như các hành vi ứng xử phù hợp đối với biến đổi khí hậu và các việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường. 
	Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Đây là hình thức giúp các em nắm kiến thức về môi trường một cách nhẹ nhàng, không khô khan mà lại có hiệu quả cao. Các em dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuyên truyền rộng rãi các tài liệu phục vụ giáo dục biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường đến tận từng giáo viên và học sinh trong các trường học như: Các văn bản, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên về công tác bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi hành - Nhà xuất bản Lao động; Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Giáo dục bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (Tài liệu hướng dẫn giáo viên Tiểu học) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Tài liệu Tập huấn giáo dục môi trường cơ bản; Bảo vệ môi trường biển, đảo cho giáo viên và học sinh cấp tiểu học các tỉnh, thành phố ven biển; Con người và môi trường (Human and the Environment) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
Treo pano, áp phich, khẩu hiệu, tranh ảnh,..tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong và ngoài cổng trường.
Yêu cầu cán bộ, giáo viên viết đăng kí cam kết thực hiện bảo vệ môi trường ở trường học, địa phương công tác và nơi cư trú.
 Yêu cầu 100% cán bộ, giáo viên làm bài thi Tìm hiểu vệ môi trường. Năm học 2016 – 2017 có 01 đồng chí đạt giải cấp huyện bài thi tìm hiểu về môi trường. 
Qua các hoạt động tuyên truyền giáo viên tích cực tham gia bồi dưỡng chuyên đề bảo vệ môi trường và tuyên truyền, giáo dục học sinh nhằm nâng cao nhận thức tình trạng môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam, về hậu quả do biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung và việc cấp bách trong bảo vệ môi trường cũng như nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường do Nhà nước đề ra. 
 Tổ chức giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường mang lại hiệu quả. Tập trung rèn luyện các kỹ năng - hành vi phát hiện vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và ứng xử tích cực với các vấn đề biến đổi khí hậu nẩy sinh cho học sinh.
Về phía học sinh: Các em có thái độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ đúng đắn trước những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc dù đó có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa. Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong việc bảo vệ môi trường và thực hiện các hành động cụ thể phù hợp với độ tuổi.
Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung vào các môn học.
Giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh bước đầu hiểu và biết: Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật và quan hệ giữa chúng. Biết được mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường; sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, ). Từ đó học sinh bước đầu có khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây; làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp); sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên. Các em biết sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh. Biết chia sẻ, hợp tác, biết yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
Chươ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_giao_duc_bao_ve_moi_t.doc