SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân

Bậc giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong các bậc học, là nơi hình thành nhân cách cho học sinh, nơi rèn đức luyện tài cho các mầm xanh tương lai của đất nước, chính vì thế mà bậc tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò này, đòi hỏi các trường tiểu học phải tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động cho các em học tập, lao động, vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể Hoạt động giáo dục một cách đa dạng, phong phú thì quá trình giáo dục học sinh tiểu học càng có hiệu quả. Trong trường tiểu học hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng đều góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho người học sinh.

Nhưng thực tế hiện nay trong trường tiểu học, nhiều đơn vị nhiều giáo viên tiểu học đã rất ít chú trọng đến vấn đề này, đa phần chỉ chú trọng thực hiện dạy chữ cho học sinh, mà ít quan tâm tổ chức hiệu quả đa dạng và hoạt động giáo dục trong trường tiểu học. Việc giáo dục thường khép kín trong môi trường lớp học, trong khuôn viên nhà trường, dù các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức thực hiện trong chương trình 4 tiết/1 tuần, nhưng hình thức và nội dung đa phần đơn điệu, không thu hút được sự tích cực tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh. Giáo viên hầu như đã quên đi rằng: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau những giờ học mà còn giúp các em biết vận dụng tri thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra; đồng thời giúp học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình thông qua hoạt động văn nghệ, Thể dục thể thao, vui chơi dã ngoại, hoạt động xã hội,

 

doc 23 trang thuychi01 7142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
TT
TÊN ĐỀ MỤC
TRANG
1
MỤC LỤC
1
2
1. MỞ ĐẦU
2
3
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2
4
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3
5
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3
6
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
7
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
8
2.1. CƠ SỞ LÍ LUÂN
4
9
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
4
10
2.3. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường.
Biện pháp 2: Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của Câu lạc bộ.
Biện pháp 3: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường.
Biện pháp 4. Phối kết hợp các lực lượng cùng tham gia hoạt dộng giáo dục thông qua mô hình Câu lạc bộ.
4 - 18
 11
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
18
12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
13
KẾT LUẬN
19
 14
KIẾN NGHỊ
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong các bậc học, là nơi hình thành nhân cách cho học sinh, nơi rèn đức luyện tài cho các mầm xanh tương lai của đất nước, chính vì thế mà bậc tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò này, đòi hỏi các trường tiểu học phải tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động cho các em học tập, lao động, vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thểHoạt động giáo dục một cách đa dạng, phong phú thì quá trình giáo dục học sinh tiểu học càng có hiệu quả. Trong trường tiểu học hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng đều góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho người học sinh.
Nhưng thực tế hiện nay trong trường tiểu học, nhiều đơn vị nhiều giáo viên tiểu học đã rất ít chú trọng đến vấn đề này, đa phần chỉ chú trọng thực hiện dạy chữ cho học sinh, mà ít quan tâm tổ chức hiệu quả đa dạng và hoạt động giáo dục trong trường tiểu học. Việc giáo dục thường khép kín trong môi trường lớp học, trong khuôn viên nhà trường, dù các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức thực hiện trong chương trình 4 tiết/1 tuần, nhưng hình thức và nội dung đa phần đơn điệu, không thu hút được sự tích cực tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh. Giáo viên hầu như đã quên đi rằng: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau những giờ học mà còn giúp các em biết vận dụng tri thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra; đồng thời giúp học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình thông qua hoạt động văn nghệ, Thể dục thể thao, vui chơi dã ngoại, hoạt động xã hội,
Nhưng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không đơn thuần là chỉ cho các em học tập, vui chơi trong một lớp, một khối, hoặc toàn trường, mà phải phát hiện và bồi dưỡng các em theo khả năng, sở thích và những thế mạnh của từng học sinh. Chính vì vậy trong thời gian vừa qua, nhà trường Tiểu học Lương Sơn 1 đã tổ chức cho các em học sinh được hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua mô hình các câu lạc bộ.
Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện.
Thông qua các Câu lạc bộ, nhà trường sẽ chọn các em có thành tích nổi bật để tham gia các cuộc giao lưu, các cuộc thi do Phòng GD tổ chức.
Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.             Từ thực tiễn nhiều năm trong công tác quản lí ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, để từng bước nâng cao hơn chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Đề tài nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhằm mục đích giúp học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình thông qua hoạt động văn nghệ, Thể dục thể thao, vui chơi dã ngoại, hoạt động xã hội. Đặc biệt là dạy học ở khu vực miền núi, vùng khó khăn. Thông qua mô hình hoạt động của câu lạc bộ, phát hiện ra những tài năng, nhằm phát triển các em theo đúng hướng và tiếp tục lên các bậc học cao hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả ở trường Tiểu học Lương Sơn 1, huyện Thường Xuân.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện được đề tài này, tôi sử dụng hai nhóm phương pháp sau: 
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục & Đào tạo. 
- Nghiên cứu các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, tra cứu Tạp chí giáo dục, SGK, SGV,... có liên quan đến đề tài. 
- Nghiên cứu các khái niệm lý thuyết liên quan đến đề tài.
 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Khảo sát thực tiễn. 
- Quan sát, phỏng vấn, thống kê. 
- Tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ở trường tiểu học, hoạt động giáo dục được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng; ở một hình thức nào đó có thể tổ chức nhiều nội dung của các hoạt động khác nhau, hoặc chỉ có nội dung của một hoạt động cụ thể. Khi tiến hành các hình thức hoạt động thì đồng thời giáo dục cho học sinh các mặt khác nhau của nhân cách đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mỹ,
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản của trường tiểu học, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình giáo dục, nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Các hình thức hoạt động giáo dục, được tổ chức ngoài giờ lên lớp gắn bó chặt chẽ với các hình thức giáo dục qua dạy - học. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không những giúp học sinh củng cố tri thức gặt hái qua dạy - học mà còn giúp các em hình thành được thái độ, tình cảm, rèn luyện được hành vi, kĩ năng. Định hướng, cổ vũ, cố vấn thuộc về người giáo viên tiểu học. Bên cạnh đó, học sinh đóng vai trò chủ đề tích cực, sáng tạo, tự thực hiện công việc được giao và đảm bảo theo các nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 - Các hoạt động phải mang tính giáo dục, đa dạng và phong phú. Học sinh có năng khiếu, yêu thích môn học, lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó để phát triển năng khiếu, sở trường của bản thân. Đảm bảo tính tự giác, tự nguyện, không bắt buộc học sinh tham gia mà do sự tự nguyện của mỗi học sinh nhưng có sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm, theo các mô hình hoạt động của nhà trường. 
 - Nội dung các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, hình thức tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1. Thuận lợi 
- Được sự quan tâm chỉ đạo chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương.
- Ngành giáo dục tỉnh luôn kịp thời quán triệt tinh thần Nghị quyết, Chỉ thị và nhiệm vụ năm học của các cấp đến từng đơn vị trường học, trên cơ sở xây dựng, định hướng phương hướng, nhiệm vụ chung của ngành, tạo cơ sở để các nhà trường căn cứ vào cơ sở thực tế để xây dựng kế hoạch cụ thể.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường tương đối ổn định, an tâm công tác, luôn năng động, sáng tạo, tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường; nhiệt huyết trong công tác, hết lòng yêu nghề, mến trẻ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học thường xuyên được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Đa phần phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn có sự phối hợp tốt cùng với nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục học sinh.
- Phần lớn các em học sinh đều nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng sinh hoạt tập thể tốt, ham thích và có năng khiếu trong các hoạt động học tập, văn hóa, văn nghệ, Thể dục thể thao
2.2.2. Khó khăn
- Do phần lớn các em là người dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nên vẫn còn không ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm thực sự đến việc học tập của con em mình, một số khác còn xem nhẹ các hoạt động của Câu lạc bộ mà chỉ chú trọng đến việc học hai môn Toán và Tiếng Việt.
- Việc huy động các nguồn lực trong nhân dân còn hạn chế: công tácxã hội hóa giáo dục tuy có phát triển hơn các năm trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho việc hoạt động của các Câu lạc bộ.
- Một số ít giáo viên vẫn chưa nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường, nên chưa tích cực tham gia. Chính vì thế nên đôi lúc các Câu lạc bộ hoạt động còn đơn điệu, chưa tạo hứng thú cho học sinh tham gia.
- Nhiều phụ huynh học sinh chưa ủng hộ hoặc không quan tâm đến việc con em của mình tham gia các Câu lạc bộ. 
Nhà trường đã lập kế hoạch tổ chức các Câu lạc bộ, nhưng hầu như chỉ có Câu lạc bộ Toán - Tiếng Việt là hoạt động có hiệu quả và thường xuyên, các Câu lạc bộ khác chỉ hoạt động mang tính chất thời vụ, khi nhà trường tổ chức các cuộc thi, các buổi liên hoan văn hóa văn nghệ, Thể dục thể thaothì mới tham gia.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRONG NHÀ TRƯỜNG 
	Từ thực tế trên, ngay từ đầu năm học, bản thân được nhà trường giao nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ trường học. Tôi đã cùng với các đồng chí trong Ban Giám hiệu, đề ra các biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những tồn tại hạn chế, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường. Tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường.
Để các Câu lạc bộ có định hướng thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng hoạt động của các Câu lạc bộ, thì việc xây dựng kế hoạc chỉ đạo các Câu lạc bộ hoạt động là vô cung quan trọng. Chính vì thế, tôi đã kịp thời tham mưu cho Ban Giám hiệu xây kế hoạch hoạt động ngay từ đầu năm học thật cụ thể, rõ ràng và khả thi, đảm bảo đầy đủ mục đích, yêu cầu và các nội dung công tác trọng tâm theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục & Đào tạo, trong đó cụ thể và sâu sát các nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường.
Dưới đây là Kế hoạch thành lập các Câu lạc bộ trường học của nhà trường năm học 2016 - 2017: 
KẾ HOẠCH
 Thành lập các Câu lạc bộ trong trường học
	Căn cứ vào Kế hoạch và lịch trọng tâm nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của trường TH Lương Sơn 1.
Căn cứ vào kế hoạch công tác Đoàn - Đội năm học 2015 – 2016.
Nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2015 - 2016.
Thực hiện theo các hoạt động chủ chủ đề, chủ điểm trong năm học.
Trường TH Lương Sơn 1 đề ra kế hoạch “Thành lập các Câu lạc bộ trong trường học” với những nội dung như sau:
I. Mục đích, ý nghĩa.
Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, thực hành.
Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Giúp các em bắt đầu định hướng nghề nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện.
Thông qua các Câu lạc bộ, nhà trường sẽ chọn các em có thành tích nổi bật để tham gia các cuộc giao lưu, các cuộc thi do Phòng GD tổ chức.
Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học tập.
	II. Các bước thực hiện
	1. Lựa chọn tên các Câu lạc bộ.
	2. Định hướng cho GVCN lựa chọn các em học sinh đăng kí tham gia Câu lạc bộ mà mình yêu thích.
	3. Hiệu trưởng ra QĐ thành lập các Câu lạc bộ, phân công trách nhiệm cho các đồng chí GV, HS trong từng Câu lạc bộ.
	III. Kế hoạch tổ chức
	Sau khi bàn bạc, Ban chỉ đạo các Câu lạc bộ trong nhà trường thống nhất thành lập các Câu lạc bộ sau:
- Câu lạc bộ Toán - Tiếng Việt.
- Câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Câu lạc bộ Viết chữ đẹp.
- Câu lạc bộ Nghệ thuật (múa, hát, kể chuyện).
- Câu lạc bộ Thể dục thể thao.
1. Phân công trách nhiệm phụ trách và nhiệm vụ của các Câu lạc bộ:
- Câu lạc bộ Toán - Tiếng Việt: Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Đ/C Hoàng Thị Yến. Đ/C Vũ Thị Hiền (môn Toán), Đ/C Hoàng Thị Yến (môn Tiếng Việt). 
- Câu lạc bộ Tiếng Anh: Chủ nhiệm: Đ/C Nguyễn Thị Phương.
- Câu lạc bộ Viết chữ đẹp: Chủ nhiệm: 
 Đ/C Lò Thị Chiên – Phụ trách khu Chính
 Đ/C Hoàng Thị Ngọc – Phụ trách các khu lẻ.
- Câu lạc bộ Nghệ thuật: Chủ nhiệm: Đ/C Hồ Sỹ Thiện.
 Các thành viên phụ trách:
 Đ/C Tạ Duy Thế
 Đ/C Trần Hợp Hoàng
 Đ/C Bùi Thị Hương
 Đ/C Nguyễn Thị Hà
 Đ/C Trần Thị Hồng
	- Câu lạc bộ Thể dục thể thao: Chủ nhiệm: Đ/C Nguyễn Hồng Quân
	 Các thành viên phụ trách:
 Đ/C Lê Văn Dũng
- Câu lạc bộ đọc sách: Chủ nhiệm: Đ/C Hoàng Thị Hồng Yến.
 Các thành viên phụ trách:
 Đ/C Lê Thị Thắm
 Đ/C Vũ Thị Hiền
    2. Thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia:
2.1. Thời gian: Hoạt động trong năm học 2015 -2016.
2.2. Địa điểm: Hoạt động trong và ngoài nhà trường.
3. Đối tượng tham gia: Các em học sinh đang học tập và rèn luyện tại trường TH Lương Sơn 1 có năng khiếu các môn.
Riêng đối với những em học sinh có lực học yếu, kém có thể không tham gia để tập trung cho việc học và phụ đạo thêm kiến thức.
 4. Nội dung hoạt động của các Câu lạc bộ:
4.1. Câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt:
 - Xây dựng nhóm các em học sinh có năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt; tìm hiểu các chuyên đề, các tài liệu nâng cao để các em có điều kiện được tiếp cận, hướng dẫn các dạng bài tập.
- Tổ chức các cuộc giao lưu dưới mọi hình thức. 
4.2. Câu lạc bộ Tiếng Anh:
- Xây dựng các đôi bạn, nhóm học tập, rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh.
- Sinh hoạt văn nghệ bằng các bài hát Tiếng Anh.
- Tìm hiểu văn hóa các dân tộc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trên thế giới.
- Tham gia hội thi: “ Chúng em nói tiếng Anh”
- Tham gia các trò chơi trực tuyến Tiếng Anh, các trò chơi học Tiếng Anh
4.3. Câu lạc bộ Thể dục thể thao:
- Tham gia giao hữu các môn earobic, bóng đá, đá cầu, cầu lông, bóng bàn
- Học tập và trau dồi kĩ năng các môn Thể dục thể thao nhằm phát huy năng khiếu sở trường.
- Huấn luyện đội tuyển nòng cốt tham dự giải đấu các cấp.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề nghiệp.
4.4. Câu lạc bộ Nghệ thuật:
- Tham gia giao lưu hát, múa, nhảy, kể chuyện, vẽ tranh
- Xây dựng đội văn nghệ nòng cốt tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường và hội diễn các cấp.
- Tổ chức trưng bày tranh vẽ của Câu lạc bộ.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và định hướng nghề nghiệp.
4.5. Câu lạc bộ Viết chữ đẹp:
- Cho các em thực hiện các bài viết theo QĐ số 30. 
- Sưu tầm các mẫu chữ viết sáng tạo để các em tham khảo và thể hiện ý tưởng của mình.
- Tổ chức trưng bày các bài viết của Câu lạc bộ.
- Phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu và phát huy tính tư duy, sáng tạo của các em.
4.6. Câu lạc bộ đọc sách:
 - Tổ chức cho các em các buổi tập huấn cách đọc và văn hóa đọc sách.
 - Tổ chức các hoạt động thi đọc hiểu, đọc diễn cảm, thi kể chuyện theo sách
Thông qua các hoạt động của Câu lạc bộ, sẽ giúp trẻ có kỹ năng đọc tốt; phát triển lòng yêu sách và ham đọc sách ở trẻ. Qua đó, rèn luyện cho các em có thêm một số kỹ năng và giá trị sống cơ bản; tạo điều kiện để trẻ có thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó mở rộng các mối quan hệ của trẻ, giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và làm được nhiều việc có ích cho xã hội. Ngoài ra, mô hình này cũng giúp người lớn hiểu về nhu cầu, sở thích của trẻ qua việc tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia có hiệu quả các hoạt động của Câu lạc bộ; tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ tại cộng đồng.
 5. Nguyên tắc hoạt động của các Câu lạc bộ:
- Các Câu lạc bộ hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện tham gia của các thành viên, dân chủ trong hoạt động.
- Các Câu lạc bộ hoạt động theo sự tổ chức và điều hành của giáo viên hướng dẫn, nhưng chịu sự quản lý, giám sát của BGH nhà trường. Giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Câu lạc bộ.
- Các hoạt động của Câu lạc bộ phải được xây dựng theo kế hoạch. Mọi hoạt động diễn ra trong Câu lạc bộ đều phải báo cáo với BGH nhà trường.
- Hoạt động của Câu lạc bộ được xây dựng dựa trên sự đóng góp nội dung hoạt động của các thành viên. Các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ được chọn lựa dựa trên một số tiêu chí:
+ Chất lượng của các hoạt động được đặt lên hàng đầu.
+ Thu hút được đông đảo các thành viên tham gia.
+ Thúc đẩy được phong trào học tập và làm việc nhóm của các thành viên Câu lạc bộ.
+ Nội dung hoạt động đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức và những vấn đề thực tế.
+ Không có ảnh hưởng xấu tới thuần phong mỹ tục, đạo đức, tư tưởng và lối sống của học sinh, không vi phạm pháp luật.
+ Khuyến khích các ý tưởng mới lạ của các thành viên về hình thức hoạt động.
+ Các thành viên của Câu lạc bộ phải nộp phí thành viên để duy trì hoạt động cho Câu lạc bộ. Các thành viên phải chịu kinh phí mua đồ dùng, dụng cụ thực hành (Nếu có)
6. Hình thức hoạt động của Câu lạc bộ.
- Câu lạc bộ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm học tập cũng như các trải nghiệm thực tếvà được sự quản lý chặt chẽ của giáo viên hướng dẫn, chủ nhiệm Câu lạc bộ.
- Giáo viên hướng dẫn, ban chủ nhiệm Câu lạc bộ phối hợp với BGH nhà trường hoặc các cá nhân, đơn vị phối hợp, hợp tác tổ chức các hoạt động thường xuyên và các hoạt động học tập, giáo dục cho các thành viên.
Tổ chức các hoạt động học tập, ngoại khoá nhằm rèn luyện, củng cố và bồi dưỡng kiến thức đã được học trên lớp và kiến thức thực tế.
Câu lạc bộ xây dựng kế hoạch tổ chức và duy trì các hoạt động thường kỳ. Các hoạt động thường kỳ theo tháng và quý.
 	7. Tổ chức và điều hành Câu lạc bộ.
Câu lạc bộ được tổ chức và điều hành bởi Giáo viên, chủ nhiệm Câu lạc bộ gồm có 3 người được bầu ra từ các thành viên. Các thành viên phải luôn gắn kết với nhau nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn và ban chủ nhiệm Câu lạc bộ hoạt động.
7.1. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về việc tiếp nhận đăng ký thành viên của Câu lạc bộ và quản lý các thành viên của Câu lạc bộ.
- Nhóm có nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động và liên lạc với các thành viên khi cần.
- Tiếp nhận thông tin, chỉ thị của Chủ nhiệm để kịp thời thông báo cho các nhóm trưởng của các nhóm thành viên về tình hình và kế hoạch hoạt động cũng như các chương trình của Câu lạc bộ.
- Quản lý thành viên thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ, xử lý các thành viên vi phạm nội quy và đề xuất khen thưởng các thành viên tích cực, xuất sắc.
- Các chủ nhiệm Câu lạc bộ có quyền đề xuất với Ban chỉ đạo đề nghị những yêu cầu cần thiết (tăng cường nhân lực, công tác tài chính, hỗ trợ thời gian).
7.2.  Quản lí tài chính Câu lạc bộ: Được xây dựng để quản lý tài chính của Câu lạc bộ, bao gồm: việc quản lý phí thành viên, các khoản được tài trợ, nguồn tài chính được hỗ trợ từ ngân sách chuyên môn của nhà trường và báo cáo các khoản thu, chi của Câu lạc bộ trong việc duy trì và tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ. Lập kế hoạch phân bổ và sử dụng nguồn tài chính cho Câu lạc bộ.
c. Các quy định của thành viên Câu lạc bộ
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế và mọi quy định sinh hoạt của Câu lạc bộ.
- Tích cực tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ.
- Tích cực đóng góp ý kiến và nội dung để xây dựng Câu lạc bộ.
- Tham gia các chương trình sinh hoạt của Câu lạc bộ đúng giờ, đúng q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cac_cau_lac_bo_hoat_dong_co_hi.doc