SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở Trường Tiểu học Định Hưng năm học 2018 - 2019

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở Trường Tiểu học Định Hưng năm học 2018 - 2019

 Chỉ thị 40 của Ban bí thư Trương ương Đảng đã nêu “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với các tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Muốn có phong trào toàn diện vững mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và giỏi các phong trào khác.

 Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và xác định rõ tầm quan trọng đưa vào nhiệm vụ năm học. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học là: “Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý”; “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là khâu then chốt cho công tác quản lý chất lượng dạy học”. Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác đánh giá chất lượng học sinh, chỉ đạo ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời phải tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, của Ngành.

 

doc 23 trang thuychi01 7883
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở Trường Tiểu học Định Hưng năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Chỉ thị 40 của Ban bí thư Trương ương Đảng đã nêu “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông với các tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Muốn có phong trào toàn diện vững mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và giỏi các phong trào khác.
	Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và xác định rõ tầm quan trọng đưa vào nhiệm vụ năm học. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học là: “Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý”; “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là khâu then chốt cho công tác quản lý chất lượng dạy học”. Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác đánh giá chất lượng học sinh, chỉ đạo ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời phải tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, của Ngành. 
	Trước tình hình đó, bản thân tôi xác định công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là vấn đề then chốt. Vì vậy: yêu cầu mỗi nhà quản lý phải tập trung chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông để đáp ứng với tình hình hiện nay. Là phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường, tôi thấy trách nhiệm của bản thân cần phải làm tốt việc chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để nguồn nhân lực nhà trường vững mạnh về mọi mặt nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tôi luôn trăn trở để tìm những biện pháp tích cực nhất phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Từ đó, có kế hoạch chiến lược bồi dưỡng đội ngũ không phải trước mắt mà còn lâu dài, với những giải pháp thật cụ thể, thiết thực, khoa học. Chính vì vậy, trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở Trường Tiểu học Định Hưng năm học 2018 - 2019” để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục học sinh và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân tôi, đồng thời đáp ứng chất lượng của trường chuẩn Quốc Gia mức độ II, xứng đáng là “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” trong ngành giáo dục Huyện Yên Định. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Xác định thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở trường Tiểu học Định Hưng. 
 - Đề ra các giải pháp, biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng với các yêu cầu của các tiêu chuẩn theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở trường Tiểu học Định Hưng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên góp phần nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở trường Tiểu học Định Hưng đáp ứng với đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
	 Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết, các văn bản, hướng dẫn của ngành giáo dục về bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và Thông tư số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 về Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
	1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	- Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện, đánh giá, xếp loại để nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở trường Tiểu học Định Hưng.
	- Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhằm nâng cao kết quả của hoạt động dạy và học trong nhà trường.
	- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (Hồ sơ giáo viên, hồ sơ học sinh)
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
	Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo uy tín, chất lượng hiệu quả cho nhà trường. 
	Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên là một công tác quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng là nhiệm vụ được nhà trường chỉ đạo thực hiện tiến thường xuyên, bổ sung cập nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên. Trên cơ sở đó, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho người giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cấp học.
	Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông.	
 	 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên bản chất là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp“Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và phát triển kế hoạch bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương, ngành giáo dục. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông”. Nói cách khác, Chuẩn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng Chuẩn là một yêu cầu khách quan mà ngành giáo dục phải làm và phù hợp với xu thế hội nhập. 	Năng lực nghề nghiệp của giáo viên gắn liền với con đường tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ là “gương soi” để giáo viên thấy mình đã đạt được nội dung tiêu chí đến mức độ nào của Chuẩn hoặc thấy mình còn thiếu gì so với Chuẩn để tự xác định nhu cầu và kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của nhà trường sư phạm.
	 Nghị quyết lần thứ 2 - Khoá VIII của BCH Trung ương Đảng đã định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo. "Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài". Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bởi đội ngũ nhà giáo là lực lượng chủ yếu trong nhà trường đào tạo con người phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, đồng thời là chủ thể quản lý và là những người trực tiếp tổ chức quá trình giáo dục. Do vậy, việc chăm lo đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo từng bước vững mạnh đã trở thành một chiến lược của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục. 
	Từ những yêu cầu của các văn bản Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 về Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 2200/SGD&ĐT-GDCN ngày 10 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. Công văn số 282/GDYĐ ngày 14 tháng 9 năm 2018 về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2018 - 2019 và các văn bản mới của ngành... Tôi xác định: Chất lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào công tác rèn luyện, bồi dưỡng trong suốt quá trình công tác của người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên bổ sung, cập nhật để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở mang kiến thức mới để tồn tại và đáp ứng với công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục hiện nay đồng thời đưa ra “Những cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành giáo dục” để từ đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý chuyên môn cũng như các cấp quản lý là tạo cho giáo viên công cụ tốt để thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng cao trình độ tay nghề và năng lực của giáo viên. Đây là công việc không dễ, đòi hỏi người cán bộ quản lý chuyên môn phải có năng lực, bản lĩnh, đồng thời phải nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Từ đó, mới có biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tốt, phù hợp với sự đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay.
 2.2.Thực trạng của vấn đề.
Một số nét về tình hình Trường Tiểu học Định Hưng
	Năm học 2018-2019 nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 25. Trong đó: cán bộ quản lý 3, giáo viên trực tiếp đứng lớp 20 (Giáo viên văn hóa 15; giáo viên đặc thù 4; giáo viên tự chọn 1), nhân viên hành chính 2. Cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%, trên chuẩn chiếm 96%. Tỷ lệ giáo viên trên lớp tương đương với 1,5. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, có giáo viên dạy giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Kết quả giáo dục của nhà trường luôn đứng tốp đầu các trường cùng bậc học trong huyện. Năm học 2016 - 2017, nhà trường được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng “ Cờ thi đua” - Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua Hai tốt. Năm học 2017 - 2018 nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng “Bằng khen”.
 Trường Tiểu học Định Hưng đạt trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng 5 năm 2018. Hiện tại, nhà trường đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng học bộ môn và các trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
	2.2.2.Thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ở trường Tiểu học Định Hưng
 Thực tế hoạt động của công tác quản lý và chỉ đạo bồi đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Định Hưng cho thấy: Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Ban giám hiệu nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp và các hình thức khác nhau để bồi dưỡng trình độ và năng lực về mọi mặt cho giáo viên. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn xã hội cũng như yêu cầu của các tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên thì đội ngũ giáo viên vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về các yêu cầu thuộc lĩnh vực về phẩm chất nhà giáo; phát triển chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học một cách thường xuyên và bồi dưỡng dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trên các văn bản của ngành. Qua quá trình quan sát, theo dõi, kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, rà soát với các tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tôi thấy đội ngũ giáo viên có những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
	*Nhận thức của giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 
 	 Mặc dù, theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm các nhà trường thực hiện đánh giá giáo viên Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, nhưng trong quá trình thực hiện nhận thức của cán bộ giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học còn rất hạn chế, thậm chí có giáo viên nếu không nhìn văn bản thì không nắm được có bao nhiêu tiêu chí, bao nhiêu tiêu chuẩn và nội dung của các tiêu chí, tiêu chuẩn đó là gì?(Theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007) của các năm học trước. Từ đó, để đối chiếu vào các yêu cầu thực hiện tốt công tác đánh giá cho bản thân để có phương pháp tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chất lượng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hướng tới người giáo viên toàn diện. Mặt khác, kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tự nhận chủ yếu là định tính không đồng nhất với công tác thi đua của nhà trường hàng năm. Việc rà soát năng lực của đội ngũ đầu các năn học chưa chặt chẽ.
*Về lĩnh vực phẩm chất nhà giáo 
Về đa số giáo viên có phẩm chất, chính trị, đạo đức lối sống tốt. Song, nhận thức của một số giáo viên về công tác xã hội còn hạn chế. Trong quá trình dạy học ít quan tâm đến việc xây dựng nếp sống lành mạnh, thiếu sự liên hệ thực tiễn cũng như cập nhật kiến thức thực tiễn giáo dục học sinh.Tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; trình độ chuyên môn; kỹ năng sư phạm chưa thường xuyên. Ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu ngâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo chưa rõ nét. Phong cách nhà giáo của một số giáo viên chưa mẫu mực toàn diện. Chưa là tấm gương mẫu mực về phong các nhà giáo để có ảnh hưởng tốt đến đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.
*Về lĩnh vực phát triển chuyên môn nghiệp vụ
	Ban giám hiệu nhà trường chưa phát huy được khả năng, năng lực của giáo viên cốt cán, chưa phân công cụ thể giáo viên có năng lực kèm cặp giúp đỡ nhau để phát triển chuyên môn, dẫn đến năng lực của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên chưa có kiến thức chuyên sâu nêu không có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để có khả năng bồi dưỡng học sinh phát triển toàn diện theo năng lực của từng học sinh.
Chưa phát huy được năng lực của tổ chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường đơn giản và lập lại như sơ kết hoạt động chuyên môn tháng trước, kế hoạch hoạt động chuyên môn tháng tới mà không đi sâu vào các chuyên đề khó trong các hoạt động giáo dục. Trong quá trình giảng dạy một số đồng chí chưa chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời theo yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn nên chưa lựa chọn được các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung tiết học cũng như hạn chế trong việc liên hệ thực tế ở các tiết học và chưa chú trọng đến việc giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Giáo viên thiếu chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá, theo hướng phát triển, phẩm chất, năng lực học sinh cũng như tư vấn, hỗ trợ học sinh phù hợp với từng đối tượng trong hoạt động dạy học và giáo dục. Trong đánh giá giờ dạy còn nế nang chưa chỉ ra những hạn chế. Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trường ít tổ chức các hội thi dẫn đến giáo viên không phát triển toàn diện.
*Việc sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin
Số giáo viên trong trường có chứng chỉ ngoại ngữ (Tiếng Anh) ít chỉ 20%. Đối chiếu với tiêu chí 14 của tiêu chuẩn 5 của chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT thì đa số giáo viên chỉ đạt mức đạt - có thể giao tiếp đơn giản bằng Tiếng Anh. Ban giám hiệu nhà trường chưa có biện pháp bồi dưỡng để nâng cao trình độ Tiếng Anh cho giáo viên, giáo viên cũng chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng. 
Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ, giáo viên còn hạn chế và không đồng đều. Thực tế cho thấy, các đồng chí giáo viên lớn tuổi chỉ mới tiếp cận sử dụng công nghệ thông tin, tự nghiên cứu học tập sử dụng máy vi tính chứ chưa được đào tạo khi còn học ở trường sư phạm. Giáo viên trẻ sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ thông tin nhưng do thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên chưa tạo được sự đổi mới phương pháp dạy-học. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phù hợp, nhiều tiết dạy chỉ là hình thức.Thao tác đồ dùng dạy học của giáo viên trên lớp chưa hài hòa, nhiều khi giáo viên chú ý đến trình chiếu mà quên đi phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao. Nhiều giáo viên hạn chế trong soạn bài bằng giáo án điện tử; tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử;... vào quá trình dạy học. 
	2.2.3. Kết quả của thực trạng trên
	 Vào đầu năm học 2018 - 2019, để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn rà soát chất lượng đội ngũ giáo viên gắn với các tiêu chuẩn của Thông tư số 20/ 2018/TT- BGDĐT. Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng 20 giáo viên trực tiếp đứng lớp Trường Tiểu học Định Hưng cụ thể như sau:
Bảng 1: Xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đầu năm học 2018-2019
TT
Họ tên
Tiêu chuẩn1: Phẩm chất nhà giáo
Tiêu chuẩn2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ
Tiêu chuẩn3: Xây dựng môi trường giáo dục
Tiêu chuẩn4: Mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng công nghệ thông tin và sử sụng thiết bị công nghệ
Xếp loại chung
Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo
Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạ học và giáo dục
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục
Tiêu chí 6: Kiểm tra đánh giá
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường
Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ
Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn
Tiêu chí 11: Tạo mối quan hệ hơp tác
Tiêu chí 12: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học
Tiêu chí 13: Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để thực hiện đạo đức lối sống
Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ
Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ công tin
1
Nguyễn Thị Hương
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Đạt
Đạt
Khá
2
Nguyễn Thị Hương
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Đạt
Đạt
Đạt
3
Lê Thị Hoa
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Đạt
Đạt
Đạt
4
Trịnh Thị Thu
Khá
Khá
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Khá
Khá
Tốt
5
Trần Thị Hiến
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Đạt
Đạt
Đạt
6
Trịnh Thị Phích
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
	Tốt
Đạt
Đạt
Khá
7
Lê Thị Thành
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Đạt
Đạt
Đạt
8
Ngô Thế Anh
Khá
Khá
Khá
Khá
Khá
Đạt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_boi_duong_doi_ngu_giao_vien_go.doc