SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Định Hưng

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Định Hưng

Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân, do vậy giáo viên Tiểu học có một vị trí, vai trò quan trọng. Giáo viên Tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng. Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên là cần thiết và cấp bách. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tức là nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và xác định rõ tầm quan trọng đưa vào nhiệm vụ năm học. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học là: “Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý”; “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là khâu then chốt cho công tác quản lý chất lượng dạy học”. Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác đánh giá chất lượng học sinh, chỉ đạo ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời phải tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, của ngành. Trước tình hình đó, bản thân tôi xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề then chốt. Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Muốn có phong trào toàn diện vững mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và giỏi các phong trào khác.Vì vậy: Yêu cầu mỗi nhà quản lý phải tập trung chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với tình hình hiện nay. Đứng trước nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2015-2016 của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Yên Định là: Thực hiện tốt chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí. Là phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường, tôi thấy trách nhiệm của bản thân cần phải làm tốt việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nguồn nhân lực nhà trường vững mạnh về mọi mặt nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tôi luôn trăn trở để tìm những biện pháp tích cực nhất phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Từ đó, có kế hoạch chiến lược bồi dưỡng đội ngũ không phải trước mắt mà còn lâu dài, với những giải pháp thật cụ thể, thiết thực, khoa học. Chính vì vậy, trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Định Hưng” để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân tôi, đồng thời đáp ứng chất lượng của trường chuẩn Quốc Gia cũng như chỉ tiêu, kế hoạch phấn đấu danh hiệu của nhà trường là “ Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua” được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa tặng “ Cờ thi đua” trong năm học 2015-2016.

doc 24 trang thuychi01 10034
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Định Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO YÊN ĐỊNH 
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HƯNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
 BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HƯNG
Người thực hiện: Bùi Thị Tâm
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định Hưng 
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Quản lý
YÊN ĐỊNH, NĂM 2016
ĐỊNH HƯNG, NĂM 2015
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân, do vậy giáo viên Tiểu học có một vị trí, vai trò quan trọng. Giáo viên Tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng. Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên là cần thiết và cấp bách. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tức là nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và xác định rõ tầm quan trọng đưa vào nhiệm vụ năm học. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học là: “Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý”; “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là khâu then chốt cho công tác quản lý chất lượng dạy học”. Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác đánh giá chất lượng học sinh, chỉ đạo ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đồng thời phải tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, của ngành. Trước tình hình đó, bản thân tôi xác định công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề then chốt. Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Muốn có phong trào toàn diện vững mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ và giỏi các phong trào khác.Vì vậy: Yêu cầu mỗi nhà quản lý phải tập trung chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với tình hình hiện nay. Đứng trước nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2015-2016 của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Yên Định là: Thực hiện tốt chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí. Là phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chuyên môn trong nhà trường, tôi thấy trách nhiệm của bản thân cần phải làm tốt việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nguồn nhân lực nhà trường vững mạnh về mọi mặt nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tôi luôn trăn trở để tìm những biện pháp tích cực nhất phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương. Từ đó, có kế hoạch chiến lược bồi dưỡng đội ngũ không phải trước mắt mà còn lâu dài, với những giải pháp thật cụ thể, thiết thực, khoa học. Chính vì vậy, trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Định Hưng” để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân tôi, đồng thời đáp ứng chất lượng của trường chuẩn Quốc Gia cũng như chỉ tiêu, kế hoạch phấn đấu danh hiệu của nhà trường là “ Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua” được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa tặng “ Cờ thi đua” trong năm học 2015-2016. 
	II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	- Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng. 
 - Đề ra các giải pháp, biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học.
	III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học.
	- Năng lực thực tế về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng.
	- Tổng kết các biện pháp phù hợp để tăng cường chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng đáp ứng với đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết, các văn bản, hướng dẫn của ngành giáo dục về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
	2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
	- Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng.
	- Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kết quả của hoạt động dạy và học trong nhà trường.
	- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (Hồ sơ giáo viên, hồ sơ học sinh)
B. PHẦN NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.
 Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo uy tín, chất lượng hiệu quả cho nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách”. Nghị quyết lần thứ 2 - Khoá VIII của BCH Trung ương Đảng đã định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo. "Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài". Ngày 15 tháng 6 năm 2004 BCH TW Đảng đã có chỉ thị số 40/CT - TW về việc “Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là lực lượng chủ yếu trong nhà trường đào tạo con người phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, đồng thời là chủ thể quản lý (Quản lý chất lượng GD&ĐT) và là những người trực tiếp tổ chức quá trình giáo dục. Do vậy, việc chăm lo đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo từng bước vững mạnh đã trở thành một chiến lược của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục. 
	Từ những yêu cầu của các văn bản Bộ giáo dục và Đào tạo như: Điều 15,16 Luật giáo dục 2005, nêu rõ vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục; Điều lệ trường Tiểu học; Chương trình giáo dục phổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Quyết định số 14/2007/QĐ – BGD - ĐT Ban hành quyết định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học; Công văn số 2200/SGD&ĐT-GDCN ngày 10 tháng 12 năm 2012 về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và các văn bản mới của ngành.... Tôi xác định: Chất lượng đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào công tác rèn luyện, bồi dưỡng trong suốt quá trình công tác của người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên bổ sung, cập nhật để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mở mang kiến thức mới để tồn tại và đáp ứng với công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý chuyên môn cũng như các cấp quản lý là tạo cho giáo viên công cụ tốt để thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng cao trình độ tay nghề và năng lực của giáo viên. Đây là công việc không dễ, đòi hỏi người cán bộ quản lý chuyên môn phải có năng lực, bản lĩnh, đồng thời phải nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Từ đó, mới có biện pháp chỉ đạo chuyên môn tốt, phù hợp với sự đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay.
	Với vai trò, trách nhiệm là người quản lý chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường, tôi luôn suy nghĩ và chọn cho mình những nội dung, hình thức, giải pháp, biện pháp tích cực nhất để chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng để công tác giáo dục đạt kết quả tốt nhất.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Một số nét về tình hình trường Tiểu học Định Hưng.
	Năm học 2015-2016 nhà trường có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 30. Trong đó: cán bộ quản lý 3, giáo viên trực tiếp đứng lớp 24 (Giáo viên văn hóa 18; giáo viên đặc thù 4; giáo viên tự chọn 2), nhân viên hành chính 2; Tổng Phụ trách Đội 1. Cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%, trên chuẩn chiếm 93%. Tỷ lệ giáo viên trên lớp tương đương với 1,7. Nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, có giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Kết quả giáo dục của nhà trường luôn đứng tốp đầu các trường cùng bậc học trong huyện. Ba năm học gần đây, nhà trường luôn được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen và công nhận “ Tập thể lao động xuất sắc”.
 Trường Tiểu học Định Hưng có 16 phòng học trên 14 lớp với 361 học sinh, 14/14 lớp học 2 buổi trên ngày. Có thư viện đạt chuẩn, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ, hệ thống sân chơi bãi tập đáp ứng tốt cho nhu cầu dạy và học, đảm bảo cho yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
	2.Thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng.
 Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Định Hưng cho thấy: Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Ban giám hiệu nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp và các hình thức khác nhau để bồi dưỡng trình độ và năng lực về mọi mặt cho giáo viên, đặc biệt là công tác chuyên môn và nghiệp vụ dạy học. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên và bồi dưỡng dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu trên các văn bản của ngành.
 Qua quá trình quan sát, theo dõi, kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, tôi thấy đội ngũ giáo viên có những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
	* Tư tưởng, nhận thức: 
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây việc thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Tiểu học trên cả 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức chuyên môn; kỹ năng sư phạm và thực hiện cuộc vận động học và làm theo tấm gương tư tưởng Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều kết quả đáng mừng. Tư tưởng chính trị của đại đa số cán bộ giáo viên trong ngành nói chung, trường tôi nói riêng có nhiều tiến bộ vượt bậc. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên hạn chế về nhận thức cụ thể:
- Nhận thức của đội ngũ giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế nhất định, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường; việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch, biện pháp chỉ đạo chưa khoa học.
- Nắm bắt, nhận thức các văn bản chỉ đạo của ngành chậm, trong quá trình thực hiện chưa có sự đổi mới, cập nhật.
Ví dụ: Thông tư 30/2004/ TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục về đánh giá học sinh Tiểu học đã thực hiện từ tháng 10 năm 2014 mà đến nay vẫn còn có giáo viên nhầm lẫn với việc đánh giá học sinh theoThông tư 32 thể hiện nhiều trong quá trình nhận xét học sinh, sử dụng câu từ xếp loại học sinh cũng như việc lúng túng trong các danh hiệu thi đua khen thưởng.
- Một số giáo viên chưa tin tưởng vào sự đổi mới của ngành giáo dục, chưa yên tâm thực hiện và cho rằng sẽ thay đổi trong một thời gian nào đó vì tính hiệu quả, tính thực tế chưa cao. Một số giáo viên nghe những thông tin xấu trên mạng xã hội và chưa nghiêm túc thực hiện, chưa có ý thức tuyên truyền các văn bản mới của ngành đến học sinh và phụ huynh.
- Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu thời đại, song chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: chất lượng chuyên môn, năng lực sư phạmcòn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều giáo viên năng lực chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy còn hạn chế, ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tự học tự bồi dưỡng còn thấp.
 	 * Về kiến thức của giáo viên:
	 Nhiều năm về trước, do yêu cầu và tính chất của giáo dục Tiểu học, các trường đào tạo đã đa dạng hoá các hệ đào tạo sư phạm để đáp ứng nhu cầu giáo dục ở các thời điểm đó. Đến nay, do việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục ở Tiểu học nên đã bộc lộ ra nhiều hạn chế của giáo viên:
	- Trình độ chuyên môn không đồng đều, mất cân đối, không đồng bộ. Có giáo viên chỉ đào tạo cấp tốc mà chưa tích cực trong công tác tự học, tự bồi dưỡng nên chưa đảm bảo theo yêu cầu Giáo dục - Đào tạo, kiến thức nghề nghiệp của giáo viên còn nhiều hạn chế.
	- Nhiều giáo viên chưa có kiến thức chuyên sâu nêu không có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để có khả năng bồi dưỡng học sinh phát triển toàn diện theo năng lực của từng học sinh. Chính vì lý do này mà có những giáo viên nhà trường chỉ có thể phân công dạy được ở khối 1,2,3; không có khả năng dạy tốt ở khối 4,5 và bồi dưỡng năng khiếu cũng như việc ôn luyện các câu lạc bộ cho học sinh.
	- Trong quá trình giảng dạy đôi lúc giáo viên vẫn còn nhầm lẫn kiến thức tiết học, truyền thụ kiến thức chưa đáp ứng được với mục tiêu bài học. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý lứa tuổi của giáo viên hạn chế đặc biệt là đối với học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến việc ứng sử sư phạm chưa phù hợp với học sinh tiểu học.
	- Nhiều giáo viên chưa có khả năng soạn các đề kiểm tra theo sự chỉ đạo của chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học đảm bảo mức độ nhận thức của học sinh theo Điều10 mục 2 Thông tư 30/2014/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
	- Đội ngũ giáo viên hạn chế kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ.
 - Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường ở các năm học trước thiếu linh hoạt: bồi dưỡng cuốn chiếu ở từng nội dung. Các nội dung bồi dưỡng không cập nhật được liên tục, không vận dụng được trong quá trình giảng dạy. 
	 * Kỹ năng sư phạm: 
	Thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn không ít những điểm yếu như: 
	- Kỹ năng xây dựng kế hoạch bài học theo hướng đổi mới thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hóa chương trình, công tác cập nhật các nội dung tích hợp phù hợp với sự đổi mới của ngành còn hạn chế.
	- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa phù hợp, nhiều tiết dạy chỉ là hình thức.Thao tác đồ dùng dạy học của giáo viên trên lớp chưa hài hòa, nhiều khi giáo viên chú ý đến trình chiếu mà quên đi phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao. Nhiều giáo viên chưa có khả năng vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức lớp học để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
	- Nhiều giáo viên chưa biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng tích phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; chưa xây dựng được môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh.
	- Việc cập nhật những yêu cầu theo Thông tư 30/2014/TT – BGDĐT vào bài dạy chưa thường xuyên, liên tục và triệt để.
	3. Kết quả của thực trạng trên.
	3.1.Kết quả khảo sát chất lượng 24 giáo viên trực tiếp đứng lớp đầu năm học năm 2015 - 2016 Trường Tiểu học Định Hưng.
 Xếp loại
Lĩnh vực
Xuất sắc
Khá
Trung bình
Kém
SL
TL
(%)
SL
TL
 (%)
SL
TL
 (%)
SL
TL (%)
Tư tưởng, nhận thức
7
29
14
58,5
3
12,5
0
0
Kiến thức
8
33
11
46,5
5
20,5
0
0
Kỹ năng sư phạm
9
37,5
10
42
5
20,5
0
0
Đánh giá chung 
7
29
12
50,5
5
20,5
0
0
Từ kết quả trên, đối chiếu với Quyết định số 14/2007/QĐ – BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 về việc Ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, các lĩnh vực về nhận thức tư trưởng chính trị, nhận thức đúng đắn đầy đủ về các văn bản chỉ đạo của ngành, kiến thức chuyên sâu về hệ thống hóa kiến thức cấp học, kiến thức hiểu biết xã hội cũng như kiến thức sư phạm của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, số giáo viên xếp loại trung bình còn 20,5%, số giáo viên xếp loại xuất sắc thấp (29%). Đối chiếu với tiêu chuẩn của cơ quan văn hóa cũng như tiêu chí thi đua của nhà trường chất lượng đội ngũ đều chưa đạt yêu cầu.
3.2. Nguyên nhân:
Nhận thức về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của cơ quan quản lý giáo dục về cấp học mà mình đang thực hiện còn hời hợt, chưa sâu, chưa cụ thể. Công tác tuyên truyền các văn bản của ngành, công tác giáo dục bồi dưỡng của chuyên môn, của các đoàn thể còn yếu và thiếu. Thời khóa biểu được xây dựng 10 buổi trên tuần nên không có thời gian để sắp xếp cho các buổi sinh hoạt chuyên môn để thảo luận những vấn đề khó, vấn đề nổi cộm trong chuyên môn.Việc tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức các sân chơi trí tuệ còn ít, dẫn đến kỹ năng giao tiếp của giáo viên còn hạn chế thường mất bình tĩnh nói trước đông người. Công tác tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên chưa thường xuyên, chưa tập trung dẫn đến chưa chủ động được kiến thức kỹ năng. Việc xây dựng kế hoạch bài học của giáo viên thường truyền từ năm này sang năm khác không có sự điều chỉnh, cập nhật theo các văn bản của ngành dẫn đến nội dung kiến thức thiếu, sơ sài. Việc đánh giá nhận xét, xếp loại giờ dạy cho đồng chí đồng nghiệp của nhiều giáo viên chưa bám sát các yêu cầu của tiêu chí đánh giá xếp loại của tiết dạy thường đánh giá theo cảm tính hoặc nặng về tình cảm nên nể nang hay thiên về thành tích.Ý thức trong công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chưa tốt, giáo viên chưa xác định được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn.
4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
	Từ cơ sở lý luận và cơ sở phân tích những thực trạng của nhà trường. Tôi xác định: việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là việc làm hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của mỗi n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_boi_duong_chuyen_mon_nghiep_vu.doc