SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân

Đất nước mỗi ngày một đổi mới, đòi hỏi tất cả con người việt nam chúng ta cần phải ra sức học tập và rèn luyện, để sánh vai với các nước trong khu vực. Muốn học tập tốt trước hết cần phải có sức khoẻ, sức khoẻ tốt là tiền đề cho trí tuệ phát triển. Nếu không có sức khoẻ thì mọi hoạt động rất khó thực hiện được. Vì thế muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải ra sức rèn luyện thể dục thể thao, mọi hoạt động, vận động đều có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.

 Môn điền kinh thật sự có tác dụng tốt đối với sức khoẻ và làm phát triển các tố chất thể lực cho các môn thể thao. Chính vì vậy môn điền kinh chiếm vị trí rất quan trọng trong thể dục thể thao. Đất nước ta điền kinh là một nội dung chính trong chương trình giảng dạy, giáo dục thể chất của mỗi nhà trường.

Chính vì thế ở các lớp cuối cấp, khi học môn thể dục học sinh có thể thực hiện một số kĩ năng vận động cơ bản ở mức khá thành thạo, có khả năng phối hợp vận động tương đối tốt, mức độ phức tạp của động tác kĩ thuật và biên độ hoạt động của các động tác được các em thể hiện cao hơn.

 Tuy nhiên, những kĩ năng còn mang tính tự phát và chưa bền vững, sức chịu đựng còn hạn chế, ý thức cùng những hiểu biết về luyện tập TDTT thành tích cao còn hạn chế, chưa có bề sâu.

 Những năm qua, công tác giáo dục thể chất cho học sinh còn chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là giáo dục học sinh luyện tập các môn thể thao có thành tích cao.

 Để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động của học sinh, kĩ thuật, chiến thuật cho học sinh năng khiếu môn thể dục là những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình giáo dục.

 Điền kinh là môn học chiếm khá nhiều thời lượng trong chương trình thể dục ở Tiểu học. Trong thi đấu thể thao điền kinh là môn chiếm rất nhiều nội dung thi đấu.

 Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân ” làm kinh nghiệm cho quá trình dạy

doc 13 trang thuychi01 146310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
 1.1 Lí do chọn đề tài.
 Đất nước mỗi ngày một đổi mới, đòi hỏi tất cả con người việt nam chúng ta cần phải ra sức học tập và rèn luyện, để sánh vai với các nước trong khu vực. Muốn học tập tốt trước hết cần phải có sức khoẻ, sức khoẻ tốt là tiền đề cho trí tuệ phát triển. Nếu không có sức khoẻ thì mọi hoạt động rất khó thực hiện được. Vì thế muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải ra sức rèn luyện thể dục thể thao, mọi hoạt động, vận động đều có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
 Môn điền kinh thật sự có tác dụng tốt đối với sức khoẻ và làm phát triển các tố chất thể lực cho các môn thể thao. Chính vì vậy môn điền kinh chiếm vị trí rất quan trọng trong thể dục thể thao. Đất nước ta điền kinh là một nội dung chính trong chương trình giảng dạy, giáo dục thể chất của mỗi nhà trường.
Chính vì thế ở các lớp cuối cấp, khi học môn thể dục học sinh có thể thực hiện một số kĩ năng vận động cơ bản ở mức khá thành thạo, có khả năng phối hợp vận động tương đối tốt, mức độ phức tạp của động tác kĩ thuật và biên độ hoạt động của các động tác được các em thể hiện cao hơn.
 Tuy nhiên, những kĩ năng còn mang tính tự phát và chưa bền vững, sức chịu đựng còn hạn chế, ý thức cùng những hiểu biết về luyện tập TDTT thành tích cao còn hạn chế, chưa có bề sâu.
 Những năm qua, công tác giáo dục thể chất cho học sinh còn chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là giáo dục học sinh luyện tập các môn thể thao có thành tích cao.
 Để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động của học sinh, kĩ thuật, chiến thuật cho học sinh năng khiếu môn thể dục là những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình giáo dục. 
 Điền kinh là môn học chiếm khá nhiều thời lượng trong chương trình thể dục ở Tiểu học. Trong thi đấu thể thao điền kinh là môn chiếm rất nhiều nội dung thi đấu.
 Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân ” làm kinh nghiệm cho quá trình dạy học môn thể dục trong nhà trường.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Ở học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm - Sinh lí và tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Đặc biệt là học sinh ở các lớp cuối cấp, bước đầu các em đã có khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản, biết tự điều chỉnh những hoạt động ở mức cao, ở mức chưa cao. Để có được những hiểu biết, kiến thức, các em rất thích được tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Một trong những đặc điểm là các em rất ham chơi, ưa hoạt động, thích bắt trước làm theo đúng động tác, điệu bộ hành vi của giáo viên.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT. 
 - 29 em học sinh lớp 5 của nhà trường. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp giảng giải và làm mẫu(dùng lời nói ).
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp giúp đỡ trực tiếp của giáo viên.
 - Phương pháp phân chia hợp nhất
 - Phương pháp tập luyện
 2. Nội dung
 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Tính khéo léo và các năng lực duy trì thăng bằng các hoạt động mang tính chính xác cao, bởi không chỉ truyền thụ kiến các thức mà còn giúp cho học sinh biết cách phòng ngừa xảy ra chấn thương trong tập luyện.
 Ưu tiên tác động đến những năng lực tốc độ, sức mạnh của phản ứng vận động, sức nhanh của động tác đơn lẻ và năng lực trong thời gian ngắn, nâng cao nhịp điệu những động tác không có trọng lượng phụ.
 Sức bền cho các em như tạo điều kiện tối ưu để hình thành hệ thống đảm bảo ôxi cho cơ thể và biết cách phân phối sức lực của mình trên đoạn đường.
 Tính mềm dẻo như đảm bảo sự phát triển cân đối tính linh hoạt của tất cả các khớp thông qua phát triển các hệ cơ, xương và dây chằng theo biên độ tăng dần tới mức tối đa.
 Tham gia thi đấu các môn điền kinh chủ yếu ở lứa tuổi lớp 5 lứa tuổi đã có bước phát triển về nhận thức, kĩ thuật.
 Công tác bồi dưỡng học sinh các môn điền kinh ở Tiểu học được tiến hành chủ yếu ở các lớp 5 và thường được giáo viên kết hợp ngay trong giờ thể dục mà ít khi tạo điều kiện thời gian để hướng dẫn kĩ thuật cho học sinh để phát huy năng khiếu thể dục của học sinh, nhiều khi trong quá trình hướng dẫn còn sai động tác, kĩ thuật dẫn đến kết quả không cao và ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em.
 Kết hợp dạy thể dục và chọn một số học sinh có năng lực hơn một chút rồi đưa vào đội tuyển mà không khảo sát tính bền vững của thể thao.
 Trong trường hợp ôn thi, đến chuẩn bị kì thi học sinh giỏi môn thể dục mới tập luyện dẫn đến việc luyện tập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các em, rèn luyện thể lực, kĩ thuật tập luyện còn nhiều hạn chế.
 Trong tập luyện việc hướng dẫn kĩ thuật cho học sinh đôi khi chưa phù hợp, cụ thể với từng nội dung, mà chủ yếu là tập luyện cho lệ, không tính đến kết quả sau này như thế nào.
 2.2. Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân.
 2.2.1 . Đối với Chạy ngắn 60m
 Thông thường thì kĩ thuật chạy ngắn 60m thì yêu cầu cần thiết phải xuất phát nhanh để vào chạy lao, sớm phát huy được tốc độ. Cần cố gắng chạy với khả năng tốc độ tối đa, duy trì không giảm tốc độ, nhanh chóng để chạm đích nhanh nhất.Tuy nhiên nhiều học sinh do chưa hiểu hết thời lượng, khoảng cách đã thực hiện xuất phát chậm và chạy tốc độ chậm khi tăng được tốc độ thì kết quả đạt đích chậm hơn các đối thủ. Hay học sinh chỉ chạy với vận tốc đều mà không tăng tốc độ.
 2.2.2. Đối với Chạy tiếp sức 25x4
 Khi chạy học sinh chưa biết phối hợp giữa việc trao tín gậy tiếp sức giữa các học sinh dẫn đến thời gian trao tín gậy diễn ra lâu do cách cầm tín gậy khó trao, có khi còn dừng hẳn để trao tín gậy hoặc khi trao gậy làm dơi trong khi chạy tiếp sức là yêu cầu chạy với tốc độ cao nhất kết hợp với kĩ thuật trao tín gậy, học sinh chạy thứ 2,3,4 của chạy tiếp sức không phối hợp một cách nhịp nhàng. Xuất phát quá sớm làm cho người trao tín gậy chạy phía sau không đuổi kịp, hay quay đầu về phía sau khi chạy làm giảm thành tích dẫn đến kết quả không cao.
 Dựa trên cơ sở thực tế năm học 2016 - 2017 tôi đã khảo sát đầu năm tại đơn vị trường TH Vạn Xuân ở khối lớp 5 thu được kết quả cụ thể như sau.
Tiêu chí
Chất lượng môn điền kinh trên 29 em học sinh
Xếp loại
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành
Chạy ngắn 60m
18
62%
11
38%
0
0%
Chạy tiếp sức 25x4
15
51,7%
14
48,3%
0
0%
HS có năng khiếu môn điền kinh
28
96,5%
1
3,5%
0
0%
HS ham thích môn điền kinh
29
100%
0
0%
0
0%
Bảng I: Khảo sát đầu năm
 Như vậy, kết quả của việc bồi dưỡng học sinh chưa thật sự có hiệu quả và do những nguyên nhân cơ bản sau:
 Công tác tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi môn điền kinh còn hạn chế chưa đúng các bước tiến hành tuyển chọn.
 Công tác bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức có khi còn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Chưa tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách có hiệu quả do còn tâm lí học sinh tham gia rất không an toàn cho hoạt động khác trên lớp, nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia tập luyện vì nghỉ những môn đó không cần thiết mà chủ yêú thiên về các môn văn hoá.
 2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5.
 Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh ở Tiểu học Vạn Xuân và nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh.
 2.3.1. Biện pháp 1: Phát hiện năng khiếu thể dục
 Trong bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh thì việc đầu tiên là lựa chọn đội vận động viên. Việc lựa chọn làm tiền đề cho việc đưa ra các kế hoạch huấn luyện một cách thích hợp. Việc phát hiện năng khiếu và tập luyện không chỉ dựa vào một lần tham gia duy nhất của học sinh mà phải tiến hành qua rất nhiều lần để kiểm chứng.
 2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện các tố chất thể lực
 Tố chất thể lực bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo và khéo léo linh hoạt. Đó là yếu tố cơ bản đầu tiên phù hợp với từng nội dung tham gia. Do đó, quá trình bồi dưỡng năng khiếu điền kinh cho học sinh phải không ngừng bồi dưỡng các tố chất thể lực mà phải bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, theo một kế hoạch sắp xếp hợp lí bằng những bài tập cụ thể. 
 Để có được các tố chất trên phải tập cho học sinh tập các nội dung cần thiết như: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ và cuối cùng là chạy bền với cự ly và kỉ thuật mỗi ngày một cao hơn.
 Cụ thể chạy bước nhỏ lúc đầu học sinh thường bỡ ngỡ khó thực hiện động tác, để tập được nội dung này tôi phải cho học sinh tập tại chỗ, từng chân, tay đơn lẻ sau đó mới ghép lại và tiến hành chạy trên khoảng đường. Các nội dung khác cũng như thế nhưng chạy đạp sau có phần khó hơn, bởi học sinh thường chỉ thuận một chân nên khi thực hiện động tác khó đạt được. Để đạt được nội dung này tôi phải tách nhỏ phần này ra thành từng phần đơn lẻ như em nào thuận chân phải tôi chỉ tập cho chân trái và ngược lại, sau đó mới tiến hành ghép lại để tập, lúc đầu phải tập chậm sau đó mới dần dần nhanh theo thơi gian tập luyện. 
 2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển các kĩ thuật chuyên sâu
 Thành tích là điều kiện cần và đủ của bồi dưỡng học sinh giỏi thể dục nói chung và môn điền kinh nói riêng. Các yếu tố khả năng của học sinh sẽ được phát huy tối ưu nếu có cách thức, kĩ thuật hợp lí. Theo đó thì phát triển kĩ thuật chuyên sâu của từng nội dung điền kinh sẽ tạo khả năng đạt thành tích cao hơn 
 2.3.4. Biện Pháp 4: Đối với chạy ngắn 60m
 Yêu cầu cần thiết phải xuất phát nhanh để chuyển vào chạy lao, khác với chạy cự li trung bình hay cự li dài thì cần xuất phát cao và chưa cần yêu cầu ngay tăng tốc độ. Chạy ngắn với khả năng tốc độ tối đa, duy trì không giảm tốc độ nhanh chóng chạm đích khi hết cự li. Theo đó thì các bài tập kĩ thuật:
 Tập tích luỹ ôxi bằng cách tập hít, thở sâu từ 3 đến 4 lần. Chuẩn bị xuất phát thì hít sâu vào, sau đó bật ra theo hướng phát lệnh thì thở hắt ra ngắn và sau đó lại hít vào. Bài tập kích thích phát triển tốc độ:
+ Tập động tác đứng tại chỗ đánh tay.
+ Tập động tác đánh tay khi chạy.
+ Chạy tăng tốc độ 20-30- 40m.
Hình 1: giai đoạn chạy giữa quãng 
+ Chạy lặp lại với cường độ khác nhau.
+ Làm mẫu cho học sinh thực hiện.
 + Hướng dẫn kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao.
+ Cách nhận lệnh ‘‘vào chỗ’’ ‘‘Sẵn sàng’’.
Hình 2: Kĩ thuật xuất phát 
 Hướng dẫn học sinh chạy xuất phát thấp và chạy lao 20 - 25m.
 Cách chuyển từ chạy lao sang chạy giữa quãng. Cách phối hợp giữa chạy lao và chạy giữa quãng để học sinh duy trì được tốc độ cao.
Hình 3: Kĩ thuật đánh đích 
 Kĩ thuật về đích có các biện pháp: Đi bộ làm động tác đánh đích, chạy chậm, chạy nhanh làm động tác đánh đích, đánh đích có hai cách đó là bằng vai và bằng ngực. Thông thường đánh đích bằng ngực là chủ yếu.
 Hoàn thiện kĩ thuật chạy phối hợp các bước từ chạy chậm sang nhanh dần.
 3.3.5. Biện pháp 5: Đối với môn chạy tiếp sức 25x4 
 Yêu cầu kĩ thuật đối với chạy tiếp sức là xuất phát thấp đối với người thứ nhất, tư thế xuất phát của người thứ 2, 3, 4 và sự phối hợp trao tín gậy.
 Do phải cầm tín gậy khi chạy nên tư thế tay cầm gậy có khác tay kia. Cách cầm tín gậy như sau: 
 Ngón cái và ngón trỏ chĩa ngang hai bên, ba ngón còn lại cầm nửa phần sau của tín gậy, tư thế ở xuất phát thấp, khi có khẩu lệnh hoặc tiếng súng nổ, thì vận động viên đạp mạnh chân xuống đất đẩy người về phía trước và nhanh tróng đạt được tốc độ tối đa.
 Hình 4: Kĩ thuật trao và nhận tín gậy
 Kĩ thuật xuất phát của người thứ hai, ba, bốn. Chạy tiếp sức có rất nhiều hình thức chạy, các hình thức đó phụ thuộc vào địa hình. Như ở sân vận động phải chạy theo đường vòng, còn ở địa bàn hẹp phải chạy theo bốn đường song song. ở nơi đủ cự ly thì chạy theo đường thẳng. ví dụ: chạy theo đường thẳng thì cách xuất phát của người thứ hai, ba, bốn là giống nhau. Cách xuất phát khi thấy người chạy số một về gần tới vị trí của người thứ hai, thì người thứ hai bắt đầu chạy từ từ tay thuận đưa ra sau ở tư thế chờ nhận gậy.
Kĩ thuật phối hợp trao tín gậy. khi tập cho học sinh ta nên tập từ đơn giản nhất như đứng tại chỗ trao gậy, sau đó đến chạy chậm một vài bước, đến chạy nhanh một vài bước và sau đó đến chạy đủ cự ly. 
Hình 6: Kĩ thuật phối hợp trao tín gậy
Luyện tập phối hợp tăng dần về tốc độ. Để tập tốc độ mỗi ngày một tăng lên thì việc đầu tiên là giáo viên phải đưa ra phương hướng tập luyện một cách thật khoa học phù hợp với khả năng của học sinh. ví dụ: đầu tiên tập cách làm quen với sân bãi, tập thời gian ngắn, yêu cầu đơn giản, tiếp theo mỗi ngày yêu cầu một cao hơn, thời gian tập luyện nhiều hơn. Muốn biết được kết quả đó thì giáo viên phải có sổ ghi nhật kí từng học sinh, từng ngày cụ thể để có cách tập luyện tiếp theo.
 3.3.6. Biện pháp 6: Biện pháp phát triển chiến thuật
 Chiến thuật trong thể thao là nghệ thuật tiến hành thi đấu giữa các đấu thủ. Nhiệm vụ chính là sử dụng sức lực và khả năng của vận động viên một cách thích hợp nhất để thắng đối thủ, giành kết quả cao nhất. Trong mỗi nội dung môn điền kinh thì chiến thuật cần thiết ở mức độ khác nhau. Chiến thuật được sử dụng trong thực tế sát với yêu cầu môn đã chọn. Nâng cao chiến thuật chuyên môn cũng bao gồm cả sự tìm tòi phương pháp thi đấu thích hợp, đặt kế hoạch, phương án phù hợp với sự tính toán những khả năng cụ thể của đối thủ trong thi đấu và áp dụng chiến thuật đó trong quá trình tập luyện của học sinh.
 Do vậy, bên cạnh việc bồi dưỡng những năng khiếu tham gia thi đấu thì việc bồi dưỡng chiến thuật thi đấu có ý nghĩa rất to lớn đối với việc đạt được kết quả cao trong thi đấu.
 Trong quá trình bồi dưỡng học sinh Tiểu học tham gia các môn điền kinh thì chiến thuật được thực hiện sau cùng, cũng có khi đưa ra trong quá trình tập luyện kĩ thuật nhưng không được để học sinh biết được vì đây là bí mật thi đấu thể thao. Có thể đó là chuẩn bị tâm lí cá nhân, những đối thủ thi đấu hay tuỳ theo từng vòng thi đấu mà người huấn luyện đưa ra một cách thích hợp.
 Ví dụ: Nội dung chạy tiếp sức 25m x 4.
 Nội dung chạy tiếp sức gồm có 4 học sinh. Nhưng 4 học sinh đó tính tình, khả năng tập luyện thi đấu đều khác nhau, em được điểm này lại mất điểm kia. Có em xuất phát nhanh, nhưng khi trao gậy thì hay bị rơi, có em chạy nhanh lại không biết phối hợp. Xuất phát từ đó tôi phải chọn đối tượng sao cho phù hợp với vị trí để thành tích đạt cao nhất trong tập luyện cũng như thi đấu.
 Các biện pháp trên đã nêu tôi mạnh dạn tập cho các em. 
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Năm học 2016 - 2017. Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng các phương pháp huấn luyện. 
Tiêu chí
Chất lượng môn điền kinh trên 29 em học sinh
Xếp loại
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành
Chạy ngắn 60m
18
62%
11
38%
0
0%
Chạy tiếp sức 25x4
15
51,7%
14
48,3%
0
0%
HS có năng khiếu môn điền kinh
28
96,5%
1
3,5%
0
0%
HS ham thích môn điền kinh
29
100%
0
0%
0
0%
 Bảng II: Kết quả khảo sát ban đầu 
 Sau một thời gian áp dụng các phướng pháp hướng dẫn, huấn luyện các em theo phương pháp mới đã thu được kết quả như sau.
Tiêu chí
Chất lượng môn điền kinh trên 29 em học sinh
Xếp loại
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Chạy ngắn 60m
28
96,5%
1
3,5%
0
0%
Chạy tiếp sức 25x4
27
94%
2
6%
0
0%
HS có năng khiếu môn điền kinh
29
100%
0
%
0
0%
HS ham thích môn điền kinh
29
100%
0
0%
0
0%
Bảng III: Kết quả sau khi áp dụng các bài tập nâng cao
 Qua kết quả thực tế mà thời gian qua tôi đã đạt được. đó là sự thể hiện sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, không ngại khó khăn vất vả, khả năng tuyển chọn học sinh chính xác, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo trong tập luyện cho học sinh nghiêm túc và hiệu quả. 
 3. Kết luận, kiến nghị
 Kết luận.
 - Qua kết quả thực tế mà tôi đã đạt được cho thấy khả năng, trình độ chuyên môn của giáo viên chuyên trách đóng vai trò dất quan trọng trong việc bồi dưỡng, huấn luyện đội tuyển.
 - Giáo viên phải có khả năng phát hiện được học sinh nào có năng khiếu ở nội dung môn điền kinh, phù hợp với nội dung cụ thể là yêu cầu quan trọng nhất xuyên suốt quá trình tập luyện và quyết định sự thành công trong thi đấu.
 - Giáo viên phải làm tốt công tác tư tưởng để học sinh, phụ huynh thấy được tầm quan trọng trong tập luyện TDTT là mang lại sức khoẻ tốt cho con người. 
 - Học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển, ngoài năng khiếu ra cần phải có thể hình cân đối, sức khoẻ tốt, chế độ dinh dưỡng tốt.
 - Giáo viên cần tham mưu với nhà trường để xắp xếp thời gian sao cho thật khoa học và bồi dưỡng học sinh được thường xuyên liên tục mới đạt được kết quả cao. 
 - Giáo viên phải tâm huyết với nghề, quan tâm đến từng nội dung học sinh tập luyện, động viên những em tập chưa tốt, khích lệ những em tập tốt, tạo cho các em không khí thoả mái, hăng say trong tập luyện.
 - Cơ sở vật chất cũng góp phần không nhỏ tới kết quả thi đấu. Bởi trong khi tập luyện thiếu đồ dùng thì tập luyện không hiệu quả, dẫn tới thành tích thấp.
 - Giáo viên và học sinh phải tự rèn luyện đức tính kiên trì, bền bỉ, dẻo dai vượt mọi khó khăn, không trán nản, bi quan trước những thành tích hay kết quả chưa vừa lòng. 
 - Học sinh để có kết quả cao phải tích cực tập luyện, chịu khó tập luyện, không ngại khó, ngại khổ. Biết nghe lời giáo viên. 
 Kiến nghị
 - Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy trang thiết bị và cơ sở vật chất của đơn vị chúng ta còn nghèo nàn thiếu thốn. Vậy tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường cần trang bị thêm nhiều hơn nữa đồ dùng dạy học 
 - Cần trang bị đầy đủ dụng cụ tập luyện TDTT đủ các loại hình; Tranh, ảnh minh họa nhiều hơn.
 - Nên xây dựng nhà tập, thi đấu đa năng để việc dạy và học được tốt nhất.
 - Đầu tư sân bãi đảm bảo yêu cầu từng môn học.
 - Đối với học sinh cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của bộ môn.
 - Đối với phụ huynh cần quan tâm hơn nữa vấn đề dinh dưỡng cho các cháu. 
 Trªn ®©y lµ sáng kiến “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân ” mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy tại nhà trường. Tôi nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình, là cần phải cố gắng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu học tập của các em và trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay. 
 Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao hơn.
 Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh hóa, ngày 27 tháng 03 năm 2017
(Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi viết không sao chép của ai.)
 Người viết
Quách Công Tiến
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
6
2. Nội dung.
2
7
2.1. Cơ sở của SKKN.
2
8
2.2. Thực trạng việc bồi dưỡng HS năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vạn Xuân.
2
9
2..3. Một số biện pháp bồi dưỡng HS năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vạn Xuân.
3
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
8
11
3. Kết luận, kiến nghị.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp giảng dạy môn thể dục lớp 2.
Phương pháp giảng dạy môn thể dục lớp 3.
Phương pháp giảng dạy môn thể dục lớp 4.
Phương pháp giảng dạy môn thể dục lớp 5.
Phương pháp giảng dạy kĩ thuật chạy cự li ngắn.
Giáo trình điền kinh của Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Quách Công Tiến 
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vạn Xuân
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại 
Kết quả đánh giá xếp loại 
Năm học đánh giá xếp loại
Một số biện pháp uốn nắn Học sinh cá biệt trong giờ luyện tập TD
Cấp phòng
A
2010

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_nang_khieu_mon_dien.doc