SKKN Một số biện pháp bổ trợ ném lựu đạn xa trúng đích, nhằm nâng cao thành tích cho học sinh khối 11 trường THPT Cầm Bá Thước

SKKN Một số biện pháp bổ trợ ném lựu đạn xa trúng đích, nhằm nâng cao thành tích cho học sinh khối 11 trường THPT Cầm Bá Thước

Trong những năm qua nhà trường được sự quan tâm của Sở giáo Dục & Đào tạo Thanh Hóa quan tâm cung cấp thiết bị đồ dùng cho bộ môn GDQP đầy đủ, thấy được sự quan tâm động viên đó, giáo viên trong bộ môn TD - QP của nhà trường ra sức tìm tòi học hỏi nghiên cứu nhằm đưa ra những phương pháp, kỹ thuật đặc biệt là các nội dung thực hành để phục vụ cho việc dạy học bộ môn đạt kết quả tốt hơn.

Trong quá trình dạy học bản thân nhận thấy môn GDQP-AN là một môn học khó, khô khan, khó tiếp thu thời gian cho nội dung thực hành ít. Mà mục tiêu chung là đòi hỏi học sinh phải tự giác chấp hành và biết thực hiện các kĩ thuật và động tác cơ bản của quân đội, làm quen dần với môi trường quân đội và trở thành một chiến sỹ thực thụ khi Tổ quốc cần. Đặc biệt là trong những năm qua Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá luôn tổ chức hội thi Giáo dục quốc phòng – an ninh cấp tỉnh trong đó có nội dung: Ném lựu đạn xa trúng đích.

Bên cạnh đó là ý thức học tập của học sinh đối với môn học giáo dục Quốc phòng – An ninh chưa cao. Các em còn xem đây là môn phụ, nội dung không còn phù hợp với các cuộc chiến tranh hiện nay. Trong đó có nội dung ném lựu đạn.

Thấy được hiện trạng đó bản thân tôi suy nghĩ phải làm cách nào đó để khi học nội dung này các em đạt được thành tích tốt nhất và có niềm đam mê, hăng say trong quá trình luyện tập và điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo viên. Bởi vì nó giúp giáo viên khẳng định mình trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi.

 

doc 9 trang thuychi01 12993
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp bổ trợ ném lựu đạn xa trúng đích, nhằm nâng cao thành tích cho học sinh khối 11 trường THPT Cầm Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 1. Mở đầu
2
 1.1 Lý do chọn đề tài. 
2
 1.2 Mục đích nghiên cứu.
3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu . 
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
3
 2. Nội dung
3
 2.1. Cơ sở lí luận. 
3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
4
 2.3. Các giải pháp chủ yếu trong nghiên cứu. 
4
 2.3.1. Cách theo sách giáo khoa
5
 2.3.2. Một số biện pháp áp dụng bổ trợ
5
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến. 
8
 3. Kết luận và kiến nghị
8
 3.1 Kết luận
8
 3.2. Kiến nghị
9
1. Mở Đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua nhà trường được sự quan tâm của Sở giáo Dục & Đào tạo Thanh Hóa quan tâm cung cấp thiết bị đồ dùng cho bộ môn GDQP đầy đủ, thấy được sự quan tâm động viên đó, giáo viên trong bộ môn TD - QP của nhà trường ra sức tìm tòi học hỏi nghiên cứu nhằm đưa ra những phương pháp, kỹ thuật đặc biệt là các nội dung thực hành để phục vụ cho việc dạy học bộ môn đạt kết quả tốt hơn.
Trong quá trình dạy học bản thân nhận thấy môn GDQP-AN là một môn học khó, khô khan, khó tiếp thu thời gian cho nội dung thực hành ít. Mà mục tiêu chung là đòi hỏi học sinh phải tự giác chấp hành và biết thực hiện các kĩ thuật và động tác cơ bản của quân đội, làm quen dần với môi trường quân đội và trở thành một chiến sỹ thực thụ khi Tổ quốc cần. Đặc biệt là trong những năm qua Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá luôn tổ chức hội thi Giáo dục quốc phòng – an ninh cấp tỉnh trong đó có nội dung: Ném lựu đạn xa trúng đích.
Bên cạnh đó là ý thức học tập của học sinh đối với môn học giáo dục Quốc phòng – An ninh chưa cao. Các em còn xem đây là môn phụ, nội dung không còn phù hợp với các cuộc chiến tranh hiện nay. Trong đó có nội dung ném lựu đạn.
Thấy được hiện trạng đó bản thân tôi suy nghĩ phải làm cách nào đó để khi học nội dung này các em đạt được thành tích tốt nhất và có niềm đam mê, hăng say trong quá trình luyện tập và điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giáo viên. Bởi vì nó giúp giáo viên khẳng định mình trong quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Qua quá trình nghiên cứu và nhiều năm ôn luyện trực tiếp đội tuyển học sinh giỏi tôi đã áp dụng một số kỹ thuật mới khi giảng dạy phần ném lựu đạn và đã đạt được những kết quả nhất định. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp bổ trợ ném lựu đạn xa trúng đích, nhằm nâng cao thành tích cho học sinh khối 11 trường THPT Cầm Bá Thước ”. 
1.2. Mục đích nghiêm cứu.
	- Nhằm giúp các em có hứng thú học tập hơn đối với nội dung nén lựu đạn xa trúng đích nói riêng và môn học giáo dục quốc phòng – An ninh nói chung.
	- Hiểu và trân trọng hơn nữa lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.
	- Áp dụng một số phương pháp bổ trợ nhằm giúp các em đạt thành tích tốt hơn trong quá trình học tập cũng như ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh.
1.3. Đối tượng.
	Học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Cầm Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết .
	- Tìm tòi tài liệu, mở rộng kiến thức trên internet.
	- Sưu tầm tài liệu trên các phương tiện như báo, đài
1.4.b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
	- Dựa vào khả năng thực tế của học sinh khối 11 trường trung học phổ thông Cầm Bá Thước qua các năm học.
	- Kết quả học tập của học sinh khối 11 trong 2 năm học: 2017 – 2018; 2018 – 2019.
1.4.c. Phương pháp thống kê sử lí số liệu.
	- Từ kết quả học tập qua các năm học thực tế của học sinh khối 11 trường trung học phổ thông Cầm Bá Thước.
d. Phương pháp thu thập thông tin. 
	- Thu thập ý kiến phải hồi từ học sinh các khối 11 qua các năm học và đồng nghiệp trực tiếp giảng dạy.
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
	Theo tình hình thực tế của việc giảng dạy kỹ thuật động tác “ Ném lựu đạn xa trúng đích” ở trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước cho thấy các em khi thực hiện phần này hầu hết kết quả chưa cao , có thể do nhiều nguyên nhân như: 
	- Lượng thời gian dành cho phần này chưa nhiều (2 tiết).
- Số lượng học sinh của một lớp khá đông (hơn 40 học sinh/ lớp).
	- Số lượng lựu đạn huấn luyện hạn chế.
	- Nhiều học sinh còn sợ đau tay, ngại bẩn, thiếu tự tin
2.2 Thực trạng vấn đề.
a. Thực trạng chung. 
 - Nội dung ném lựu đạn xa trúng đích trong chương trình sách giáo khoa khối 11 là nội dung có lượng thời gian ít (2 tiết). 
- Số lượng lựu đạn huấn luyện dành cho các em thực hành quá ít.
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao. Các em còn sợ đau tay, bẩn quần áo; phải đi nhặt lựu đạn và cũng không ít học sinh xem đây là môn phụ, nội dung không quan trọng nên không cần thiết phải tập nhiều.
b. Đối với trường THPT Cầm Bá Thước.
- Hiện nay trường THPT Cầm Bá Thước nói riêng và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung số lượng lựu đạn còn rất ít. Trong quá trình giảng dạy cũng như ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi lượng lựu đạn bị vỡ, hỏng rất nhiều.
- Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao.
	- Số lượng học sinh trong một lớp nhiều, trung bình 40 – 42 học sinh. Thời gian đi tìm, nhặt lựu đạn lâu dẫn đến trong một tiết thời gian luyện tập thực tế không nhiều.
Để giúp các em có những phương pháp luyện tập tốt hơn tôi đưa ra một số biện pháp để các em luyện tập nhằm đạt kết quả tốt hơn trong quá trình luyện tập.
2.3. Các giải pháp sử dụng.
	Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong các năm học 2017 – 2018; 2018 – 2019 ( áp dụng thêm các biện pháp mới) đối với học sinh trong các năm học trước chỉ thực hiện động tác ném lựu đạn xa trúng đích theo hướng đẫn của sách giáo khoa và đã thu được những kết quả nhất định.
2.3.1. Cách truyền thống theo sách giáo khoa.
2.3.1.a. Động tác chẩn bị.
Tay phải đưa súng kẹp vào giữa hai chân, hai tay lấy lựu đạn ra chuẩn bị. Tay phải cầm lựu đạn, tay trái xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Nếu có vật chắn, có thể dựa súng vào bên trái (hoặc bên phải) vật chắn, mặt súng quay sang phải, hộp tiếp đạn quay sang trái.
	Phối hợp hai tay mở nắm phòng ẩm hay uốn thẳng chốt an toàn. Sau đó tay phải cầm lựu đạn.
2.3.1.b. Động tác ném.
Chân trái bước lên trên(hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng nén, người hơi cúi về phía trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng. Kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn hay giật dây nụ xòe.
	Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, ngả về sau, chân trái thẳng (không nhấc chân), gối phải hơi chùng.
	Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước hợp với mặt phẳng ngang một góc khoảng 45o, thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về phía sau cho cân bằng và bảo đảm an toàn. Chân phải theo đà bước lên một bước, tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.
2.3.2 Một số biện pháp áp dụng bổ trợ.
2.3.2.a. Thực hiện các bài tập khởi động trước khi tập.
	Mục đích của việc khổi động là làm nóng cơ thể, làm cho các nhóm cơ trên cơ thể chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động và làm cho các khớp cũng được “bôi trơn” nhằm hạn chế các trấn thương không may có thể xảy ra trong quá trình Luyện tập.
	Ngoài việc cho học sinh khởi động các bài tập chung cần thực hiện thêm các bài tập chuyên môn (gần giống với kỹ thuật động tác ném lựu đạn xa trúng đích).
2.3.2.b. Thực hiện động tác khi không có dụng cụ (súng và lựu đạn).
Học sinh tập trung thành bốn hàng ngang cự ly rộng xen kẽ.
Đội hình: r
	x x x x x x x
 x x x x x x x	 
 x x x x x x x
 x x x x x x x
- Giáo viên phân tích, thực hiện động tác mẫu theo 2 cử động.
	+ Cử động 1: 
Đang ở tư thế chuẩn bị.
	Tay phải đưa xuống dưới về sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, ngả về sau, chân trái thẳng, trọng tâm chuyển về chân sau (nếu thuận tay trái thì làm động tác ngược lại).
	+ Cử động 2: 
	Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp với sức của hông, thân người và sức bật của chân phải vung mạnh tay về phía trước.
	+ Cử động 3: 
Chân phải theo đà bước lên một bước giữ thăng bằng.
- Học sinh thực hiện theo nhịp hô của giáo viên.
- Giáo viên quan sát, sửa chữa kịp thời các sai phạm học sinh thường mắc.
2.3.2.b. Thực hiện động tác với dụng cụ (súng và lựu đạn).
	Giáo viên gọi học sinh théo nhóm vào thực hiện động tác (3 học sinh 
một nhóm).
- Học sinh thực hiện động tác théo 2 bước:
+ Bước 1: 
	- Thực hiện động tác (cầm dụng cụ lựu đạn và súng) nhưng không ném: 01 – 02 lần.
+ Bước 2: 
Thực hiện động tác ném bình thường.
- Giáo viên hô tập + quan sát kết quả ném và sửa chữa kịp thời các sai phạm mà học sinh thường mắc.
- Đội hình luyện tập: 
	x	x	x	x	x	x	
	x	x	x	x	x	x	►
	x	x	x	x	x	x
	x	x	x	x	x	x
2.3.2.c. Một số mẹo nhỏ nhằm nâng cao thành tích khi thực hiện động tác ném lựu đạn xa trúng đích.
- Học sinh ném hết sức
Nếu:
	+ Lựu đạn rơi quá mục tiêu: Tăng góc bay cho lựu đạn ( thả lựu đạn sớm hơn) hoặc khi ném trọng tâm dồn về chân sau.
	+ Chưa đến mục tiêu: Bật mạnh chân sau. Phối hợp sức của chân sau + hông + sức vút của cánh tay.
	+ Lệch sang hai bên: Xoay chân trước ngược với hướng lệch.
	* Nếu lựu đạn lệch sang bên phải: Hơi xoay bàn chân trước sang bên trái.
	* Nếu lựu đạn lệch sang bên trái: Hơi xoay bàn chân trước sang bên phải.
- Cho học sinh thực hiện thêm các bài tập bổ trợ như: Nằm sấp chống đẩy, đẩy tạ bằng một tay...nhằm phát triển sức mạnh của cánh tay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Kết quả đạt được khi áp dụng các biện pháp truyền thống
 - Học sinh lớp 11A1, 11A2 (80 học sinh) năm học 2017 - 2018
	+ Giỏi: 0 học sinh
	+ Khá: 14 học sinh = 17.5 %
	+ Trung bình: 58 học sinh =72.5%
	+ Yếu: 8 học sinh = 10 %
	Kết quả đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp mới.
 - Học sinh lớp 11A1, 11A2 (80 học sinh) năm học 2018 - 2019
	+ Giỏi: 8 học sinh = 10%
	+ Khá: 50 học sinh = 62.5 %
	+ Trung bình: 12 học sinh =15%
	+ Yếu: 0 học sinh.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
- Sáng kiến này rất bổ ít cho giảng dạy, giúp giáo viên tự nghiên cứu, mài mò những cái khó của bộ môn mình và làm ra những sản phẩm đồ dùng khắc phục những cái khó đó
- Sử dụng linh hoạt thiết bị đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả cao cho bộ môn mình phụ trách
- Nếu áp dụng thành công
 + Thứ nhất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới có ít cho giáo dục.
+Thứ hai sẽ giúp học sinh yêu thích hơn môn học có sử dụng đồ dùng dạy học.
 +Thứ ba sẽ khắc phục được tình trạng “dạy chay”, “thực hành suông” đã tồn tại nhiều năm qua.
 2. Đề xuất.
 + Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa: Cấp thêm thiết bị và chất lượng các thiết bị dạy và học ttoot hơn để cho các nhà trường có thể thực hiện được đúng theo phân phối chương trình.
 + Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
 + Đối với BCH Quân sự Huyện: Cần tạo điều kiện hơn cho nhà trường trong công tác mượn các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học của nhà trường đạt kết quả tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN
Thường xuân ngày 20 tháng 5 năm 2019
Người viết sáng kiến
 Lê Khả Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_bo_tro_nem_luu_dan_xa_trung_dich_nham.doc