SKKN Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10 - Trường THPT Như Thanh II
Trong tất cả các lĩnh vực, nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi sự thành công hay thất bại. Trong xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa ngày nay mỗi con người chúng ta cần ra sức phấn đấu học tập để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước như Đảng ta đã xác định con người là tài sản quý giá và quan trọng nhất, là nguồn lực lớn và cần thiết đối với quốc gia dân tộc. Trên cơ sở đó ngành Giáo dục - Đào tạo đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động và người thầy đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai.
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước, tiếp cận với những tiến bộ về khoa học - công nghệ đòi hỏi những người phục vụ trong công tác giáo dục phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình là sự nghiệp trồng người. Những sản phẩm của mình tạo ra nó sẽ quyết định cho cả một thế hệ. Do đó vai trò của người thầy là nhân tố quan trọng để quyết định cho những sản phẩm mà mình tạo ra. Người thầy là những người phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục để đào tạo, rèn luyện cho thế hệ trẻ, trong đó giáo viên chủ nhiệm (giáo viên chủ nhiệm) đóng vai trò quan trọng đối với các cấp học nhất là cấp học phổ thông.
Đối với giáo dục phổ thông, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh (học sinh). Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, . Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn.
Hơn nữa trên thực tế Trung Tâm GDTX đóng trên địa bàn Thị Trấn Thường Xuân của Tỉnh Thanh Hóa, đây là một địa bàn rộng. Đa số người dân làm nông, số ít thì buôn bán ở xa nên ít có thời gian và điều kiện để chăm sóc con cái. Học sinh trong lớp có độ tuổi không đồng đều, ngoài thời gian học trên lớp các em phải làm giúp gia đình. Do đó càng khó khăn cho những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Cũng như các môn học khác, thể dục là môn học trong giáo dục phổ thông, nhằm rèn luyện thể chất và nâng cao trể lực, giúp học sinh giải toả tâm lí căng thẳng do thiếu vận động. Bộ môn này được mọi người xem như: “ một món ăn tinh thần”. Nó giúp cho con người tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật. Khi con người đầy đủ về mặt vật chất, thì họ ý thức hơn về sức khoẻ của mình. Họ tìm đến TDTT để giảm Srteet sau mỗi giờ làm việc và tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khoẻ. Bước vào thế kỉ XXI, thế kỷ của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất của nền giáo dục là phát triển con người toàn diện. Trong đó giáo dục thể chất là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết, là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh. Nó mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi lành mạnh và phát triển con người toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Với ý nghĩa đó mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông đã được khẳng định qua nghị quyết TW IV khóa VI “Giáo dục nhân cách và tăng cường thể chất cho người chủ nhân tương lai của đất nước, những tri thức lao động trẻ phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Từ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Điền kinh là môn thể thao cơ bản, phong phú và đa dạng. Nó bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người như: đi bộ, chạy, nhảy, ném, đẩy và các môn phối hợp khác. Điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu ở các đại hội Olympic quốc tế và thể thao của nhân loại. Mặt khác điền kinh là môn thể thao có vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất, ngoài ra nó còn là môn học chính ở tất cả các cấp học từ tiểu học, THCS, THPT. Khi tham gia tập luyện môn điền kinh, người tập có thể tận dụng mọi địa hình ở mọi nơi sao cho phù hợp với bài tập của mình. Với những ưu điểm như vậy điền kinh thu hút mọi tầng lớp, đối tượng tham gia tập luyện. Nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì thế, nhiều năm qua, Uỷ ban TDTT và Bộ GDDT rất quan tâm đến phong trào TDTT, đặc biệt là công tác giáo dục thể chất . Trong các trường THPT, chương trình GDTC được đổi mới, các phong trào thể thao được tổ chức thường xuyên như các môn : cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, điền kinh Việc nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” ở THPT là yếu tố rất cần thiết. Nhưng để đạt được thành tích cao thì đòi hỏi kĩ thuật phải được hoàn thiện, vì vậy các bài tập bổ trợ kĩ thuật để hoàn thiện kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” là rất cần thiết và quạn trọng. Để có được thành tích trong học tập và thi đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kĩ thuật động tác một cách chính xác và thuần thục. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đưa ra “Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “ Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10- Trường THPT Như Thanh II” 1.2. Mục đích nghiên cứu. Các bài tập có tác dụng bổ trợ kĩ thuật 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất, học sinh dễ tiếp thu và biết cách thực hiện đúng các giai đoạn kĩ thuật, sau khi học sinh biết cách thực hiện và thực hiện đúng các giai đoạn kĩ thuật thì tập thêm một số bài tập thể lực sẽ có tác dụng nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10- trường THPT Như Thanh II 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và nâng cao thành tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10- Trường THPT Như Thanh II 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra học sinh - Phương pháp thực nghiệm học sinh lớp 10A6 và 10A7 Trường THPT Như Thanh II năm học 2016-2017 - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó môn thể dục chiếm vị trí quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở cho sự phát triển thể chất toàn diện, hoàn thành hình thái và tư thế người, củng cố sức khỏe và hình thành các kĩ năng kĩ xảo vận động. Tất cả các điều kiện đó góp phần hình thành và rèn luyện nhân cách con người. Quá trình phát triển nêu trên của lứa tuổi học sinh không thể thiếu tác dụng tích cực của GDTC và thể thao trường học. Quá trình dạy và học môn thể dục trong trường phổ thông có nhiệm vụ chuẩn bị cho thế hệ trẻ về thể chất, sức khỏe trí tuệ và kĩ thuật lao động, xây dựng và bảo vệ tổ Quốc. Vì vậy môn học thể dục trong nhà trường nhằm giải quyết các nhiệm vụ trang bị cho HS một số kiến thức kĩ năng và phương pháp tập luyện, phát triển con người một cách toàn diện, hoàn thiện khả năng vận động những kiến thức và những kĩ năng cơ bản để rèn luyện và nâng cao sức khoẻ, góp phần vào giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời là phương tiện có hiệu quả trong việc phòng chống các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội thâm nhập vào trong học đường, mặt khác tất cả những phương tiện nêu trên đều như một thể thống nhất, hữu cơ và có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của HS. Sự phát triển mạnh mẽ về hình thái, chức năng cơ thể, các phẩm chất cá nhân của tuổi trẻ học đường phụ thuộc vào điều kiện sống, tính chất hoạt động của con người, trong đó có việc sử dụng hiêu quả các phương tiện GDTC. Như chúng ta biết có nhiều công trình khoa học đã chứng minh, sự thiếu hụt vận động là hậu quả chủ yếu dẫn đến suy giảm sức khỏe, sức đề kháng và sự phát triển bình thường của cơ thể HS. Nếu tập luyện môn điền kinh một cách có hệ thống và khoa học sẽ có tác dụng cũng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ sở để con người ngày càng phát triển toàn diện hơn các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện nâng cao thành tích cho các môn thể thao khác. Đối với kĩ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” là một nội dung hoàn toàn mới và rất khó so với kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” mà các em đã được học ở cấp 2, vì thế khi mới học thì học sinh khó tiếp thu kĩ thuật động tác, các em thường mắc phải sai lầm đó là đứng sai bên chạy đà và giậm nhảy, giậm nhảy sai chân và chưa phân biệt được sự khác nhau của chân giậm nhảy giữa kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” và nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” nên quá trình giảng dạy của giáo viên rất khó khăn. Vì những lí do trên mà mỗi khi đến tiết học thể dục có nội dung nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” học sinh có tâm lí sợ sai kĩ thuật và sợ khi tiếp xúc với xà. Với những kiến thức đã học trong trường đại học và một số kinh nghiệm tích lũy trong quá trình giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp tôi luôn luôn trăn trở và tìm cách đưa ra những bài tập đơn giãn dễ tập nhưng có tác dụng bỗ trợ kĩ thuật động tác để làm sao học sinh hình thành biểu tượng kĩ thuật các giai đoạn trong đầu để dễ dàng thực hiện sau khi giáo viên phân tích và làm mẫu kĩ thuật động tác. Từ đó học sinh bớt căng thẳng mỗi khi đến giời học thể dục, tạo được hào hứng và nhiệt tình trong quá trình tập luyện, khi nhảy ở mức xà thấp đúng kĩ thuật thì tập các bài tập bổ trợ thể lực sẽ có tác dụng giúp phát triển sức mạnh chân. 2.2. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trường THPT Như thanh II mới được thành lập vào năm 2003 với đội ngũ giáo viên trẻ, còn ít kinh nghiệm nhưng có nhiều tâm huyết với nghề và được đào tạo hệ chính quy trong các trường đại học nên có nhiều thuận lợi trong công tác chuyên môn, ngoài ra được sự quan tâm và tạo điều kiện về sân bãi và thời khóa biểu học chình khóa nên quá trình dạy của giáo viên và học của học sinh cũng có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định như trường đóng trên địa bàn vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh- Tỉnh Thanh Hoá, học sinh đa phần là con em dân tộc, điều kiện kinh tế rất khó khăn, nhà xa trường, thể lực yếu và trình độ văn hóa thấp nên khi học kĩ thuật động tác khó thì các em tiếp thu rất chậm, mặt khác còn rụt dè e sợ. Năm học 2016-2017 tôi được ban chuyên môn phân công dạy thể dục 2 lớp 10A6 và 10A7. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm kết quả về kĩ thuật 4 giai đoạn và thành tích kĩ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” có số liệu cụ thể như sau: * Kĩ thuật 4 giai đoạn. Lớp Sĩ số Thực hiện cơ bản 4 giai đoạn kĩ thuật. Biết cách thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật Không thực hiện được 4 giai đoạn kĩ thuật. Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 10A6 39 2 5,1% 3 7,6% 34 87,3% 10A7 40 2 5% 3 7,5% 35 87,5% * Thành tích: Lớp Sĩ số Thành tích >1m(nam) >0,8m(nữ) Thành tích 1m(nam), và 0,80m (nữ) Thành tích <1m(nam), và <0,80m (nữ) Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 10A6 39 2 5,1% 3 7,6% 34 87,3% 10A7 40 2 5% 4 10% 34 85% Từ những kết quả như trên trong quá trình giảng dạy môn thể dục lớp 10A7 phần nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” tôi đã sử dụng một số bài tập bổ trợ để học sinh thực hiện đúng 4 giai đoạn kĩ thuật và nâng cao thành tích đạt yêu cầu chương trình đề ra. Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” có 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn tôi sử dụng một số bài tập bỗ trợ nhằm hoàn thiện kĩ thuật và các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích. . 2.3.Giải pháp thực hiện. Riêng lớp 10A6 (lớp đối chứng) tôi giảng dạy theo phương pháp cũ Lớp 10A7 (lớp thực nghiệm) tôi áp dụng SKKN trong quá trình giảng dạy như sau: 2.3.1. Các bài tập bổ trợ kĩ thuật giai đoạn chạy đà. - Xác định chân giậm nhảy (chân thuận) . Đa số học sinh không xác định được chân nào là chân giậm nhảy để đứng cho đúng phía bên xà mình nhảy. Trước khi cho học sinh chạy đà tôi cho các em tập các bài tập sau: + Bài tập 1: Lò cò bằng 1 chân thuận, chân không thuận co lên. . Quãng đường thực hiện: nam lò cò 30m, nữ 20m.Yêu cầu trong quá trình thực hiện không đổi chân và thực hiện liên tục hết quãng đường quy định. + Bài tập 2: Lò cò bằng chân thuận qua dây chun do 2 học sinh cầm hoặc buộc vào 2 gốc cây. . Khoảng cách từ mặt đất tới dây chun là 0,50m đối với (nữ) và 0,70m đối với (nam). Yêu cầu khi thực hiện chân không thuận duỗi thẳng về phía trước, dùng sức mạnh của chân thuận bật nhảy qua dây chun sao cho cả 2 chân không chạm vào dây chun. Ở bài tập này mỗi học thực hiện 2-3 lần. Sau khi thực hiện 2 bài tập trên thì học sinh đã xác định được đâu là chân giậm nhảy, sức mạnh của chân cũng tăng lên đáng kể. Từ đó các em sẽ đứng đúng phía bên xà chân giậm nhảy ( giậm nhảy chân phải, đứng phía bên phải của xà, giậm nhảy chân trái đứng phía bên trái của xà theo chiều nhìn vào xà). . Lưu ý khi dạy giai đoạn chạy đà giáo viên nhắc học sinh chân giậm nhảy là chân phía trong của xà, chân giậm nhảy sẽ co qua xà và tiếp đất. Ở giai đoạn này học sinh thường mắc phải sai lầm là đứng như nhảy cao kiểu “Bước qua” đã học ở cấp 2. 2.3.2 Các bài tập bổ trợ giai đoạn giậm nhảy. Giai đoạn này học sinh thường mắc phải sai lầm đó là không khuỵu gối chân giậm nhảy, chân lăng không đá lăng mạnh lên cao song song và cao hơn xà dẫn đến sai lầm thường mắc là khi nhảy người lao vào xà, không có động tác đá lăng, không xoay được (mũi) gót bàn chân, nên chân giậm nhảy không mạnh, ảnh hưởng đến thành tích của giai đoạn trên không, nhảy qua mức xà thấp. Để khắc phục những sai lầm đó trước khi cho học sinh vào học giai đoạn giậm nhảy tôi cho học sinh tập bài tập sau: - Bài tập chạy chếch xà khoảng 30- 400giậm nhảy, đá lăng. Tôi cho mức xà cao 1,40-1,50m cho học sinh xếp hàng lần lượt từng học sinh chạy đà, giậm nhảy, đá chân lăng chạm xà ngang ( không nhảy qua xà). Yêu cầu khi thực hiện sao cho chân lăng chạm xà trên cao, 2 tay phối hợp với chân lăng đánh hơi vòng xuống dưới, lên cao. Kết thúc động tác 2 khuỷu tay ngang với vai thì dừng lại nhưng không nhảy qua xà. Bài tập này tôi cho học sinh thực hiện mỗi em 3-4 lần, lần lượt từng học sinh giậm nhảy chân trái thực hiện hết lượt xong mới chuyển sang bên học sinh giậm nhảy chân phải. *Lưu ý: Khi giảng dạy giai đoạn này giáo viên nhắc nhở học sinh thực hiện góc độ chạy đà đúng, giậm nhảy đúng điểm giậm nhảy (1/3 xà phía bên chân giậm nhảy). sau khi học sinh đã thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật và số lần nhảy theo quy định của giáo viên thì cho hạ mức xà xuống thấp 0,80m (nam), 0,60m (nữ) để học sinh thực hiện giai đoạn chạy đà, giậm nhảy qua xà. 2.3.3 Bài tập bổ trợ kĩ thuật giai đoạn trên không. Đây là giai đoạn quan trọng. Nếu không chính xác và khéo léo thì sẽ rơi xà, không ép được vai, cơ thể chưa “nằm nghiêng” trên xà, không được tính thành tích và chưa đạt yêu cầu kĩ thuật. Giai đoạn này tôi cho học sinh xem hình ảnh qua tranh vẽ, và sau đó giáo viên phân tích kĩ thuật giai đoạn trên không, sau đó làm mẫu chậm cho học sinh dễ quan sát. Để học sinh vào thực hiện đúng kĩ thuật động tác giai đoạn trên không có hiệu quả mà các em không sợ khi tiếp xúc với xà tôi cho học sinh thực hiện bài tập sau: - Bài tập: chạy chếch xà 30-400 nhảy qua xà lệch một bên cho xà xuống đất ( bên giậm nhảy) một bên để xà trên giá đỡ xà ngang. + Giáo viên cho học sinh thực hiện 1 bước đưa đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy và nhảy qua xà, sau đó kéo dài bước chạy đà 3,5,7 bước. 2.3.4. Các bài tập bổ trợ kĩ thuật giai đoạn tiếp đất và phát triển sức mạnh chân nhằm nâng cao thành tích. - Đây là giai đoạn rất quan trọng vì sau khi học sinh đã biết cách thực hiện kĩ thuật giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không thì các bài tập bổ trợ thể lực để nâng cao thành tích là rất quan trọng. Mặt khác thực hiện xong giai đoạn trên không thì học sinh thường mắc phải sai lầm là tiếp đất bằng chân lăng hoặc cả 2 chân cùng một lúc. Để giúp học sinh khắc phục được những sai lầm thường mắc phải này và giúp sức mạnh chân được nâng lên tôi sử dụng các bài tập sau: - Bài tập 2: Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân. Ngồi trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước, 2 tay dang ngang. * Khi giảng dạy ở giai đoạn này tôi nhắc nhở học sinh giai đoạn trên không các em phải co chân giậm nhảy sát người, chân lăng duỗi thẳng sau đó nhanh chóng xoay mũi,( gót )bàn chân lăng, ép vai về phía chân giậm nhảy sao cho cơ thể như “nằm nghiêng” trên xà. - Bài tập 1: Bật cao thu gối bằng 2 chân. Bật nhảy tại chỗ 2 đùi vuông góc với thân người, 2 tay đưa thẳng về phía trước, lòng bàn tay sấp. Yêu cầu khi thực hiện 2 đùi phải chạm vào 2 tay. Sau khi học sinh đã thực hiện 2 bài tập bỗ trợ kĩ thuật này sẽ vào thực hiện hoàn thiện kĩ thuật 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Mức xà 0,70m (nữ), 0,90m (nam), nâng dần mức xà 0,2cm sau mỗi lần học sinh đã nhảy qua xà và đúng kĩ thuật. 2.3.5 Kế hoạch tập luyện. Thời gian học nội dung nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” rất ít chỉ trong vòng 14 tiết cùng học xen kẽ với các nội dung khác như đá cầu và chạy bền. Nên trong quá trình giảng dạy tôi phải cho học sinh tập liên tục để các em hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động để tiết học sau có sự kế thừa kĩ thuật từ tiêt học trước giúp hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích. Kế hoạch tập luyện cụ thể khi giảng dạy ở mỗi giai đoạn. * Giai đoạn hình thành kĩ thuật. - Nhiệm vụ giai đoạn này ngoài việc cho học sinh tập các bài tập như kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục, tôi chủ yếu cho học sinh tập các bài tập có tác dụng bổ trợ kĩ thuật 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất, các bài tập như : Bài tập 1: Lò cò bằng 1 chân thuận, chân lăng co. Bài tập 2: Lò cò bằng 1 chân thuận, chân lăng duỗi thẳng về trước bật nhảy qua dây chun độ cao 0,50m (nữ) và 0,70m (nam). Bài tập 3: Chạy chếch xà góc độ 30-400 giậm nhảy, đá lăng chạm xà trên cao ( không nhảy qua xà.) Bài tập 4: Tại chỗ 1-3 bước giậm nhảy, đá lăng, xoay mũi (gót) bàn chân và nhảy qua xà, 1 đầu xà bên nhảy đặt xuống đất, đầu bên kia của xà đặt trên giá đỡ. Trong quá trình giảng dạy các bài tập trên thì giáo viên phải phân tích kĩ thuật động tác, làm mẫu chậm và đẹp để học sinh nghe, quan sát và thực hiện. Khi học sinh thực hiện giáo viên quan sát và phát hiện ra những sai lầm học sinh thường mắc để kịp thời sữa sai cho các em, lấy một số học sinh khá thực hiện đúng yêu cầu kĩ thuật ra làm mẫu. Các bài tập này được thực hiện lặp đi lặp lại vài lần để học sinh bước đầu làm quen và hình thành kĩ thuật giai đoạn chạy đà và giai đoạn giậm nhảy mặt khác có tác dụng phát triển thể lực và các em phân biệt được sự khác nhau của nhảy cao kiểu “Bước qua” và nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” ở giai đoạn giậm nhảy. - Những bài tập này có tác dụng giúp học sinh xác định được chân giậm nhảy, cách chạy đà và giậm nhảy đá lăng. * Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật. - Giai đoạn này học sinh cơ bản đã thực hiện được kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” nhưng vẫn mắc một số sai sót nhỏ như giai đoạn trên không chưa ép vai, xoay mũi(gót) bàn chân, tiếp đất bằng chân lăng hoặc cả 2 chân cùng lúc. Mặt khác sức mạnh chân còn yếu, vì vậy cuối các tiết học tôi cho học sinh tập thêm các bài tập thể lực phát triển sức mạnh chân giậm nhảy. Bài tập 1: Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân. Giáo viên làm mẫu 1 lần, sau đó phổ biến cách thực hiện. Yêu cầu: Ngồi trên chân giậm nhảy, đứng lên ngồi xuống bằng chân thuận, chân lăng duỗi thẳng về trước, 2 tay dang ngang. Cả lớp đứng thành 4 hàng ngang (sole) thực hiện 2 lượt. Lượt 1 nam thực hiện 10 lần, nữ thực hiện 7 lần. Sau đó nghĩ lao 2 phút rồi thực hiện lượt 2, số lượng nam 15 lần, nữ 10 lần. Bài tập 2: : Bật cao thu gối bằng 2 chân. - Lượt 1: Nữ thực hiện bật 20 lần, nam thực hiện 30 lần. - Lượt 2: Nữ thực hiện 25 lần, nam thực hiện 35 lần. Để đánh giá hiệu quả của các bài tập khi áp dụng trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành cho học sinh kiểm tra thử mỗi em nhảy1 lần. Xà 0,80m(nữ) 1m(nam) trước khi kiểm tra cuối chương. Mục đích của kiểm tra thử là giúp giáo viên biết được mức độ hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật: chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất của học sinh. Từ đó bản thân các em cũng tự nhận biết được khả năng của mình còn sai sót, yếu kém ở đâu để sửa sai và tập thêm ở nhà. Học sinh nam thực hiện xong đến học sinh nữ. Sau khi mỗi em thực hiện xong 1 lần thì giáo viên nhận xét những chỗ được và chưa được để các em biết và sửa sai. - Sau khi kiểm tra thử xong tôi tiếp tục cho học sinh tập luyện để hoàn thiện 4 giai đoạn kĩ thuật và nâng cao thành tích. Cuối buổi cho tập các bài tập thể lực như trên. 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “ Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật và nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “ Nằm nghiêng” cho học sinh lớp 10- Trường THPT Như Thanh II” đã có hiệu quả tôt. Cụ thể như sau: - Về kĩ thuật: sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ học sinh lớp 10A7 đã thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật 4 giai đoạn. - Thành tích: sau khi áp dụng các bài tập bổ trợ vào quá trình giảng dạy kĩ thuật nhảy cao kiểu “ Nằm nghiêng” thì thành tích của các em đã nâng lên nhiều so với trước khi áp dụng sáng kiến. Khi học sinh đã thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” sức mạnh của chân cũng tăng lên đáng kể. 2.4.1.Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: * Kĩ thuật: 4 giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đât. Lớp Sĩ số Thực hiện cơ bản 4 giai đoạn kĩ thuật. Biết cách thực hiện 4 giai đoạn kĩ thuật Không thực hiện được 4 giai đoạn kĩ thuật. Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 10A6 39 2 5,1% 3 7,6% 34 87,3% 10A7 40 2 5% 3 7,5% 35 87,5% * Thành tích: Lớp Sĩ số Thành tích >1m(nam) >0,8m(nữ) Thành tích 1m(nam), và 0,80m (nữ) Thành tích <1m(nam), và <0,80m (nữ) Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 10A6 39 2 5,1% 3 7,6% 34 87,3% 10A7 40 2 5% 4 10% 34 85% 2.4.2.Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Đối với học sinh lớp 10A6 tôi giảng dạy với phương pháp cũ, lớp 10A7 tôi áp dụng các bài tập mới theo skkn, kết quả như sau: * Kĩ thuật 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bai_tap_bo_tro_ki_thuat_va_nang_cao_thanh_tich_k.doc