SKKN Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú

SKKN Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú

I. QUAN NIỆM VỀ THI THỬ

 Thi thử là kì thi được tổ chức bám sát yêu cầu kì thi THPT Quốc gia từ nội dung đến hình thức nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học của giáo viên, học sinh; từ đó, tổ chuyên môn, nhà trường, các cấp quản lí có thể căn cứ vào kết quả để đưa ra những định hướng cho quá trình ôn luyện; giúp học sinh đánh giá được năng lực, chuẩn bị những tiền đề cần thiết bước vào kì thi chính thức.

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THI THỬ

 Bất cứ ai đứng trên bục giảng, trực tiếp ôn luyện cho học sinh đều không thể phủ nhận tầm quan trọng của thi thử.

1. Với học sinh

 Trước hết, thi thử giúp học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức, kĩ năng. Chúng ta đều biết rằng, học tập là một quá trình, càng lên cấp học cao, kiến thức càng nhiều, yêu cầu kĩ năng, phương pháp và tư duy càng trở nên phức tạp. Đặc biệt, lớp 12 là lớp cuối cấp của chương trình phổ thông. Mặc dù về số lượng, các bài học vẫn theo đúng phân phối chương trình toàn cấp (3 tiết/tuần), song dung lượng kiến thức trong mỗi bài học lại rất nhiều. Để tiếp thu tốt kiến thức cơ bản học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức. Để lĩnh hội kiến thức có chiều sâu, học sinh phải rất thành thục về kĩ năng, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, môn Ngữ văn, lớp 10, 11 có tiết học sinh chỉ học bài thơ 4 câu, 8 câu, nhưng đến lớp 12, có những bài dài đến 3, 4 trang thơ trong khi đó, số tiết học tăng không đáng kể (chỉ hơn tiết). Sự nối tiếp của các bài học giống như quá trình bồi đắp phù sa, theo thời gian, lượng kiến thức ngày càng nhiều. Tư duy của não bộ con người là sự tiếp nhận, xử lí thông tin có giới hạn. Bởi thế, không có gì khó hiểu khi học trước quên sau. Hôm nay học trôi chảy là thế, ngày mai đã quên mất đã học những gì. Việc kiểm tra thường xuyên, kết hợp với ôn luyện giúp học sinh dần ghi nhớ, khắc sâu những điều đã học. Bên cạnh đó, việc tổ chức các kì thi thử đặt học sinh vào tâm thế phải học, phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Trước mỗi lần thi, bao giờ học sinh cũng có kế hoạch ôn tập, rà soát, củng cố lại các bài đã học; tìm thêm các dạng đề, bài tập để ôn luyện. Không thể khẳng định, ý thức học tập của mọi học sinh trước mỗi lần thi đều giống nhau, nhưng cũng không thể phủ nhận, dù ít, nhiều trước mỗi lần thi học sinh đều có trách nhiệm đối với việc học của mình. Đối với học sinh chăm, ngoan, giới hạn phạm vi thi đến đâu, hầu như học sinh hoàn toàn làm chủ kiến thức ở những bài học đó.

 Thứ hai, thi thử giúp học sinh nhìn nhận lại việc học của chính mình để có những điều chỉnh cần thiết. Sau mỗi lần thi thử, học sinh thường so sánh, đối chiếu đáp án với bài thi, phân tích rất kĩ bài làm của mình, vì sao câu này được điểm cao, câu khác lại bị mất điểm? Nhiều em còn trao đổi trực tiếp với thầy cô, nhờ thầy cô giảng, chữa lại bài chi tiết, nhận xét ưu, nhược điểm của bản thân. Nhờ đó, học sinh nhận ra những phần kiến thức, kĩ năng đã nắm chắc, những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, nhiều em đã chủ động ôn lại kiến thức, làm thêm bài tập, đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân.

 Thứ ba, thi thử giúp học sinh chuẩn bị tốt về tâm lí cho kì thi chính thức. Trong độ tuổi học trò, nhiều em có bản lĩnh, tâm lí rất vững vàng. Trước bất cứ thử thách nào trong học tập, các em đều tự tin khẳng định bản thân. Nhưng lại có nhiều em nhút nhát, hay bị tâm lí. Chỉ cần nhìn thấy thầy cô giám thị bước vào phòng thi là đã lo lắng, sợ hãi, không cầm nổi bút để viết bài! Phải mất rất nhiều thời gian, các em mới bình thường trở lại. Mỗi lần thi thử là một lần các em được va vấp, thử thách, “tôi luyện” trong không khí phòng thi, chịu đựng những áp lực của thi cử.

 Thứ tư, thi thử còn giúp học sinh định hướng nghề nghiệp. Với tính chất hai trong một của kì thi THPT Quốc gia, kết quả không chỉ xét tốt nghiệp mà còn dùng để tuyển sinh; thi thử càng trở nên có ý nghĩa khi học sinh, phụ huynh, giáo viên căn cứ vào kết quả cụ thể hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng hoặc học nghề. Đặc biệt, với học sinh điểm thi thử quá thấp, đó còn là lời cảnh báo về khả năng trượt tốt nghiệp, từ đó, học sinh phải tự giác, quyết tâm hơn trên con đường học vấn của mình.

 

docx 43 trang cucnguyen11 6135
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
	Sáng kiến kinh nghiệm “Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp đột phá nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú” là kết quả của quá trình nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế của cá nhân, đồng thời được đồng nghiệp áp dụng thử nghiệm trong giảng dạy. Tôi xin cam đoan, toàn bộ ý tưởng và nội dung, quá trình thực hiện, hoàn thành sáng kiến đều của bản thân. Các phần trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định. 
Vĩnh Yên, ngày 14 tháng 2 năm 2020
Người viết
 Trần Thị Minh Yến 
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. LỜI GIỚI THIỆU
4
2. TÊN SÁNG KIẾN
5
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
5
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
6
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
6
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU
6
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
6
7.1. Về nội dung của sáng kiến
6
PHẦN MỘT: VIỆC TỔ CHỨC THI THỬ TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT HIỆN NAY
6
I. QUAN NIỆM VỀ THI THỬ
6
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THI THỬ
6
 1. Với học sinh
6
 2. Với giáo viên
7
 3. Với các cấp quản lí
8
III. TỔ CHỨC THI THỬ
8
 1. Xây dựng kế hoạch
8
 2. Ra đề
8
 3. Coi thi
9
 4. Chấm thi
9
 5. Xử lí kết quả
10
PHẦN HAI: MỐI QUAN HỆ GIỮA THI THỬ VỚI THI CHÍNH THỨC 
10
 1. Tập hợp, xử lí số liệu
10
 2. Bảng số liệu đối chiếu
11
 3. Nhận xét về mối liên hệ giữa thi thử và thi chính thức 
21
 4. Kết luận
23
PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
24
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
24
 1. Về cấu trúc
24
 2. Về phạm vi kiến thức
24
 3. Về cách hỏi của đề
25
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ ÔN THI THPT QUỐC GIA
26
 1. Phân loại đúng lực học
26
 2. Xây dựng kế hoạch ôn tập khoa học
27
 3. Tổ chức ôn luyện
27
 4. Kết quả đạt được
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN
40
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
41
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT
41
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
42
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC
42
11. DANH SÁCH TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM GIA ÁP DỤNG THỬ
42
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
Kì thi THPT Quốc gia là kì thi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi học sinh THPT. Đây không chỉ là kì thi đánh giá kết quả học tập của học sinh trong suốt 12 năm mà là cơ sở quan trọng để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, các tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch giảng dạy, bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh ngay từ lớp 10, 11; đặc biệt, dành sự quan tâm, ưu tiên cho lớp 12 từ đội ngũ giảng dạy, nội dung chương trình, thời gian ôn luyện cho đến công tác kiểm tra, đánh giá. Trong đó, ngoài các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì thì việc tổ chức các kì thi thử THPT Quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh; từ đó đề ra những giải pháp, điều chỉnh cần thiết, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, tự tin bước vào kì thi THPT với kết quả cao nhất. 
Khảo sát thực tế, tùy thuộc vào điều kiện, mỗi nhà trường sẽ có kế hoạch riêng trong việc tổ chức thi thử, có trường thi thử mỗi tháng một lần, có trường 2 tháng thi thử một lần, có trường mỗi kì thi thử 1 lần. Ngoài kì thi của trường, một số năm gần đây, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc còn tổ chức Khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia mỗi năm 02 lần cho học sinh toàn tỉnh. Kết quả thi thử được Sở tổng hợp, đánh giá, xếp loại từ cao xuống thấp, từ đó, có những đề xuất về công tác ôn tập với các nhà trường. 
Điều đó cho thấy, việc tổ chức các kì thi thử cho học sinh là một kênh thông tin quan trọng giúp nhà trường, các cấp quản lí đánh giá chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh; đồng thời, chuẩn bị cho học sinh những điều kiện cần thiết để bước vào kì thi chính thức. Có thể khẳng định, đây là việc làm cần thiết, đúng đắn.
Song, nhớ lại kì thi THPT Quốc gia cách đây 2 năm, khi Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi THPT Quốc gia, cả nước đã “sốc” trước kết quả “đẹp như mơ” của nhiều thí sinh các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình,. Nhiều học sinh học ban khoa học tự nhiên nhưng điểm khoa học xã hội lại cao bất ngờ; ngược lại, nhiều học sinh học khối C, D vậy mà điểm Toán, Lí, Hóa lại xuất sắc đến không tưởng! Nhiều thí sinh thuộc các tỉnh trên đã trở thành thủ khoa của các trường đại học hàng đầu Việt Nam! Phân tích kết quả của các tỉnh này với các tỉnh khác, nhiều người nhận ra có sự bất thường. So sánh kết quả thi thử của các học sinh điểm cao thuộc các tỉnh trên với kết quả thi chính thức của chính các em cũng có sự khác nhau như trời cao và vực thẳm. Trả lời phỏng vấn báo chí, một cán bộ đứng đầu ngành Giáo dục của một tỉnh còn cho rằng thi thử và thi chính thức không liên quan đến nhau. Đọc và tìm hiểu một loạt bài viết về kết quả thi THPT của các tỉnh lúc bấy giờ, không ít độc giả cũng cho rằng giữa thi thử và thi chính thức không phải bao giờ cũng giống nhau, có trường hợp thi thử điểm rất bình thường, thậm chí thấp nhưng thi thật điểm lại rất cao và ngược lại. 
Với sự vào cuộc của các cơ quan điều tra, cho đến nay, những nghi ngờ về kết quả thi của các tỉnh trên đã được trả lời sáng tỏ. Song, dưới góc độ của một người giáo viên trực tiếp giảng dạy, ôn luyện, chấm thi, phân tích kết quả sau mỗi lần thi thử, so sánh, đối chiếu với thi thật, bản thân tôi và không ít đồng nghiệp đã đặt ra câu hỏi, giữa thi thử và thi chính thức có mối liên hệ gì với nhau? Nếu thi thử không có liên quan đến thi chính thức thì việc tổ chức thi thử cho học sinh sẽ còn ý nghĩa gì? Làm thế nào để kết quả thi thử tiệm cận gần nhất, tạo nền tảng, tiền đề tốt nhất cho thi thật? Nói cách khác, kết quả thi chính thức phải là tấm gương phản chiếu trung thành thực lực của người học trong suốt quá trình, từ nền tảng ban đầu đến sự tích lũy, phát triển và tiệm cận điểm số chính thức một cách chính xác nhất. Làm thế nào để qua mỗi lần thi thử, giáo viên có thể nâng cao hơn nữa chất lượng ôn thi THPT Quốc gia, trong đó có môn Ngữ văn, một trong 3 môn thi bắt buộc với tất cả các thi sinh, cũng là môn có nhiều tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng? 
Từ cơ sở thực tế trên, tôi đã nghiên cứu, tổng hợp, phân tích số liệu kết quả thi thử trong mối quan hệ đối sánh với kết quả thi chính thức của trường THPT Trần Phú và một số trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong thời gian 2 năm (từ năm 2017 đến năm 2019) và viết đề tài: “Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú”. 
Nội dung đề tài gồm có 04 phần:
Phần một: Việc tổ chức thi thử trong các nhà trường THPT hiện nay.
Phần hai: Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức.
Phần ba: Một số giải giáp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia. 
Phần bốn: Kết luận
2. Tên sáng kiến: 
“Mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức và một số giải pháp nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn ở trường THPT Trần Phú”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Minh Yến 
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Phú – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0386186232. Email: minhyen.tranphu@gmail.com 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Minh Yến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
	Sáng kiến này có thể được áp dụng trong việc phân tích, đánh giá kết quả ôn thi THPT Quốc gia của các tổ chuyên môn, nhà trường, các cấp quản lí và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT. 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
	Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 2/8/2018 đến 15/2/2020. 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến
PHẦN MỘT
VIỆC TỔ CHỨC THI THỬ THPT QUỐC GIA TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT HIỆN NAY.
I. QUAN NIỆM VỀ THI THỬ
	Thi thử là kì thi được tổ chức bám sát yêu cầu kì thi THPT Quốc gia từ nội dung đến hình thức nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học của giáo viên, học sinh; từ đó, tổ chuyên môn, nhà trường, các cấp quản lí có thể căn cứ vào kết quả để đưa ra những định hướng cho quá trình ôn luyện; giúp học sinh đánh giá được năng lực, chuẩn bị những tiền đề cần thiết bước vào kì thi chính thức. 
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA THI THỬ
	Bất cứ ai đứng trên bục giảng, trực tiếp ôn luyện cho học sinh đều không thể phủ nhận tầm quan trọng của thi thử. 
1. Với học sinh
	Trước hết, thi thử giúp học sinh ôn tập, củng cố lại kiến thức, kĩ năng. Chúng ta đều biết rằng, học tập là một quá trình, càng lên cấp học cao, kiến thức càng nhiều, yêu cầu kĩ năng, phương pháp và tư duy càng trở nên phức tạp. Đặc biệt, lớp 12 là lớp cuối cấp của chương trình phổ thông. Mặc dù về số lượng, các bài học vẫn theo đúng phân phối chương trình toàn cấp (3 tiết/tuần), song dung lượng kiến thức trong mỗi bài học lại rất nhiều. Để tiếp thu tốt kiến thức cơ bản học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức. Để lĩnh hội kiến thức có chiều sâu, học sinh phải rất thành thục về kĩ năng, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, môn Ngữ văn, lớp 10, 11 có tiết học sinh chỉ học bài thơ 4 câu, 8 câu, nhưng đến lớp 12, có những bài dài đến 3, 4 trang thơ trong khi đó, số tiết học tăng không đáng kể (chỉ hơn tiết). Sự nối tiếp của các bài học giống như quá trình bồi đắp phù sa, theo thời gian, lượng kiến thức ngày càng nhiều. Tư duy của não bộ con người là sự tiếp nhận, xử lí thông tin có giới hạn. Bởi thế, không có gì khó hiểu khi học trước quên sau. Hôm nay học trôi chảy là thế, ngày mai đã quên mất đã học những gì. Việc kiểm tra thường xuyên, kết hợp với ôn luyện giúp học sinh dần ghi nhớ, khắc sâu những điều đã học. Bên cạnh đó, việc tổ chức các kì thi thử đặt học sinh vào tâm thế phải học, phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Trước mỗi lần thi, bao giờ học sinh cũng có kế hoạch ôn tập, rà soát, củng cố lại các bài đã học; tìm thêm các dạng đề, bài tập để ôn luyện. Không thể khẳng định, ý thức học tập của mọi học sinh trước mỗi lần thi đều giống nhau, nhưng cũng không thể phủ nhận, dù ít, nhiều trước mỗi lần thi học sinh đều có trách nhiệm đối với việc học của mình. Đối với học sinh chăm, ngoan, giới hạn phạm vi thi đến đâu, hầu như học sinh hoàn toàn làm chủ kiến thức ở những bài học đó. 
	Thứ hai, thi thử giúp học sinh nhìn nhận lại việc học của chính mình để có những điều chỉnh cần thiết. Sau mỗi lần thi thử, học sinh thường so sánh, đối chiếu đáp án với bài thi, phân tích rất kĩ bài làm của mình, vì sao câu này được điểm cao, câu khác lại bị mất điểm? Nhiều em còn trao đổi trực tiếp với thầy cô, nhờ thầy cô giảng, chữa lại bài chi tiết, nhận xét ưu, nhược điểm của bản thân. Nhờ đó, học sinh nhận ra những phần kiến thức, kĩ năng đã nắm chắc, những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, nhiều em đã chủ động ôn lại kiến thức, làm thêm bài tập, đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân.
	Thứ ba, thi thử giúp học sinh chuẩn bị tốt về tâm lí cho kì thi chính thức. Trong độ tuổi học trò, nhiều em có bản lĩnh, tâm lí rất vững vàng. Trước bất cứ thử thách nào trong học tập, các em đều tự tin khẳng định bản thân. Nhưng lại có nhiều em nhút nhát, hay bị tâm lí. Chỉ cần nhìn thấy thầy cô giám thị bước vào phòng thi là đã lo lắng, sợ hãi, không cầm nổi bút để viết bài! Phải mất rất nhiều thời gian, các em mới bình thường trở lại. Mỗi lần thi thử là một lần các em được va vấp, thử thách, “tôi luyện” trong không khí phòng thi, chịu đựng những áp lực của thi cử. 
	Thứ tư, thi thử còn giúp học sinh định hướng nghề nghiệp. Với tính chất hai trong một của kì thi THPT Quốc gia, kết quả không chỉ xét tốt nghiệp mà còn dùng để tuyển sinh; thi thử càng trở nên có ý nghĩa khi học sinh, phụ huynh, giáo viên căn cứ vào kết quả cụ thể hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tuyển sinh vào đại học, cao đẳng hoặc học nghề. Đặc biệt, với học sinh điểm thi thử quá thấp, đó còn là lời cảnh báo về khả năng trượt tốt nghiệp, từ đó, học sinh phải tự giác, quyết tâm hơn trên con đường học vấn của mình. 
2. Với giáo viên
	Thi thử không chỉ là “phép thử” với học sinh mà còn “tạo hiệu ứng” với người thầy. 
	Thứ nhất, thi thử giúp giáo viên phân loại, đánh giá được kết quả học tập, rèn luyện của từng học trò, để từ đó có phương pháp phù hợp giúp học sinh tiến bộ. 
Thứ hai, thi thử giúp giáo viên nhìn nhận lại kết quả giảng dạy, ôn luyện, rèn kĩ năng, phương pháp và cả ý thức, thái độ học tập của học sinh. Những nội dung nào học sinh làm tốt? Những nội dung nào học sinh còn yếu kém về kiến thức, kĩ năng? Vì sao học sinh lại yếu, kém? Làm cách nào để cải thiện tốt nhất kết quả học tập? Đó là những câu hỏi đặt ra buộc người giáo viên phải giải quyết một cách có trách nhiệm với học sinh để việc thi thử không trở nên vô nghĩa. 
3. Với các cấp quản lí
	Thi thử là kì thi khảo sát, đánh giá tương đối toàn diện về quá trình dạy và học của mỗi giáo viên, học sinh cũng như công tác quản lí, tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn của mỗi nhà trường. Vì thế, từ kết quả thi thử, tổ chuyên môn có trách nhiệm phân tích kết quả giảng dạy của giáo viên, đánh giá kế hoạch hoạt động trong từng giai đoạn để có điều chỉnh cần thiết, sát với thực tế; đề ra những mục tiêu cụ thể. Nhà trường cũng có thể căn cứ vào kết quả này đưa ra những biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng chuyên môn. Các cấp quản lí cũng có thể phần nào dựa vào kết quả này đánh giá chất lượng của mỗi nhà trường. Sự phối kết hợp giữa các cấp quản lí một cách đồng bộ, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng ôn thi THPT Quốc gia. 
III. TỔ CHỨC THI THỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT 
1. Xây dựng kế hoạch
Xác định được tầm quan trọng của thi thử, ngay từ đầu năm học, các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc đều dự kiến kế hoạch thi thử cho học sinh. Có trường mỗi tháng thi 01 lần, có trường hai tháng thi một lần. Ngoài những đợt thi của trường, trong nhiều năm Sở GD cũng tổ chức thi khảo sát chất lượng 02 lần/năm cho tất cả học sinh lớp 12. Kế hoạch thi thử phải đảm bảo được việc giảng dạy kiến thức mới ở trên lớp với thời gian ôn luyện của học sinh.
2. Ra đề
	Việc đánh giá kết quả của học sinh chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào đề thi. Về cấu trúc, đề thi phải bám sát đề thi THPT Quốc gia. Về tính chất, đề thi phải có tính phân loại tốt, không được quá khó, cũng không được quá dễ, đúng nội dung, chương trình. Ngoài ra, đề thi phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tính bảo mật. Để đề thi mang tính khách quan, nên chọn giáo viên dạy trái khối ra đề. Giáo viên ra đề phải là giáo viên có năng lực, phẩm chất tốt.
	Với trường THPT Trần Phú, giáo viên ra đề và thẩm định được Ban giám hiệu gửi thư mời riêng, không công bố để đảm bảo tính bảo mật, an toàn, khách quan của đề thi. 
3. Coi thi
	Coi thi là một trong những khâu then chốt của bất kì một kì thi nào, trong đó có thi thử. Nếu coi thi nghiêm túc, kết quả sẽ phản ảnh chính xác quá trình học và dạy của giáo viên, học sinh. Ngược lại, tuy là thi thử nhưng hậu quả sẽ khôn lường nếu công tác tổ chức thi không nghiêm túc. Trước hết, nó sẽ cho ra một loạt kết quả “ảo” khiến học sinh cũng ảo tưởng về chính mình (về tâm lí, học sinh nào cũng thích điểm cao, kể cả bằng những việc làm tiêu cực). Nếu lấy điểm đó làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến đi sai đường, lạc lối và sẽ thất bại. Việc coi thi thiếu nghiêm túc sẽ khiến học sinh có những đánh giá sai trái, lệch lạc về thi cử, cả nhân cách của học sinh cũng bị ảnh hưởng. Có thể nói, cái giả trong thi cử sẽ dẫn đến cái giả về đạo đức và nhiều mối nguy hại khác. Vì thế, để thi thử đạt được nhiều mục tiêu, công tác coi thi cũng phải được tổ chức như thi thật. Làm càng giống thật bao nhiêu, kết quả sẽ như thật bấy nhiêu! 
4. Chấm thi 
	Chấm thi thực chất là đánh giá kết quả bài làm của học sinh thông qua điểm số. Đối với các môn trắc nghiệm khách quan, việc chấm thi tương đối đơn giản vì có nhiều trường đã chấm trên máy tính. Như vậy, học sinh chỉ cần tuân thủ đúng quy định bài thi trắc nghiệm về tô mã đề, số báo danh, tô đáp án sẽ ra kết quả chính xác (tất nhiên không có sự can thiệp tiêu cực của con người). 
Riêng đối với môn Ngữ văn, việc thi theo hình thức tự luận vẫn phụ thuộc khá cao vào tính chủ quan của người chấm. Mặc dù đã có đáp án, hướng dẫn chấm cụ thể xong do đặc thù bộ môn, đó vẫn chỉ là những gợi ý cơ bản, việc thể hiện đáp án thông qua bài làm của học sinh vô cùng sáng tạo, phong phú. Để đánh giá tương đối chính xác, đều tay giữa các giám khảo, trước khi chấm, cần dành thời gian học, nắm vững yêu cầu của đáp án về hình thức, nội dung. Sau đó, tổ chức chấm chung, thảo luận các trường hợp có thể xảy ra. Thảo luận càng chi tiết, có sự thống nhất về quan điểm càng cao thì độ chính xác càng lớn. Vì vậy, ngay cả thi thử, giáo viên vẫn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc để mỗi bài làm thực sự là “một số phận”, “một cuộc đời”.
	Không những thế, chấm thi không phải chỉ là ghi nhận bài làm bằng điểm số mà còn phải giúp học sinh hiểu được những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm. Chắc chắn những lời nhận xét của thầy cô trong bài làm sẽ mất nhiều thời gian, giảm tốc độ chấm; song lại có giá trị lớn. Không chỉ ở chỗ học sinh cảm nhận được cái tâm của người thầy mà còn giúp học sinh hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Những lời nhận xét hay, độc đáo còn tạo động lực cho sự phấn đấu, vươn lên của học trò. Và có thể những lời nhận xét ấy sẽ theo học trò suốt cả cuộc đời dù chỉ là những lần thi thử. 
5. Xử lí kết quả
	Sau khi có kết quả thi, ngoài việc thông báo điểm cho học sinh, cần có sự tổng hợp, xếp thứ tự theo lớp, khối có so sánh, đối chiếu độ chênh lệch với các lần thi trước để ghi nhận sự tăng hay giảm của học sinh. 
	Mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn cũng cần dành thời gian để phân tích kết qủa, lập bảng điểm theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng; đối chiếu, so sánh với đáp án xem học sinh mất điểm ở những phần nào; từ đó có những cách thức phù hợp với từng học trò, giúp các em dần tiến bộ sau mỗi lần thi. 
	Có thể nói, việc tổ chức thi thử ở trường THPT Trần Phú và các trường THPT trên địa bàn Vĩnh Phúc được tổ chức khoa học, có hiệu quả, đạt được nhiều mục tiêu. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để người viết có đủ luận cứ khoa học tìm hiểu mối quan hệ giữa thi thử với thi chính thức. 
PHẦN HAI
MỐI QUAN HỆ GIỮA THI THỬ VỚI THI CHÍNH THỨC 
1. Tập hợp, xử lí số liệu
	Để tìm hiểu mối quan hệ giữa thi thử và thi chính thức, tôi đã thống kê kết quả thi thử THPT Quốc gia của 4 lớp 12 của trường THPT Trần Phú năm học 2018 – 2019 trong lần thi cuối cùng vào tháng 6 là tháng gần nhất với kì thi THPT Quốc gia, học sinh đã hoàn thành chương trình học chính khóa và đã có nhiều thời gian để ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng sẽ giúp sáng kiến đưa ra những nhận xét tương đối sát thực tế. 
	Ngoài ra, để tăng thêm tính khách quan, tôi đã khảo sát thêm 02 lớp 12 của trường THPT Lê Xoay, một trường phổ thông có chất lượng cao cũng là trường có bề dày truyền thống hiếu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 
	Ở trường Trần Phú, trong các lớp được lựa chọn để khảo sát, tôi chọn học sinh ở cả hai khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và khảo sát kết quả 3 môn cơ bản là Toán, Văn, Anh. Mục đích của cách lựa chọn này là khảo sát kết quả điểm thi môn Văn, Anh đối với học sinh khối A sẽ có độ chênh lệch như thế nào? Liệu rằng, với môn thi học trái ban, thi để xét tốt nghiệp, học sinh có thể giành được điểm cao xuất sắc không? Nếu có thì đạt tỉ lệ bao nhiêu phần trăm? Vì sao, học sinh có thể đạt điểm cao đến như vậy? Đối với các môn chính ban (cả khối A, D đều học Toán), kết quả thi có tương xứng giữa thi thử và thi chính thức hay không? Tỉ lệ học sinh có điểm tương đương, chênh lệch, cao thấp sẽ như thế nào? Độ chênh lệch nào là phù hợp và độ chênh lệch nào sẽ là sự biến động bất thường?
	Ở trường THPT Lê Xoay, tôi sẽ khảo sát điểm của 2 lớp ban Khoa học tự nhiên với các môn Toán, Lí, Hóa, Sinh để có thêm cơ sở đưa ra nhận xét. 
	Từ bảng điểm cụ thể qua hai lần thi thử và thi chính thức, tôi sẽ tính số bài thi có điểm bằng nhau; số bài có điểm chênh lệch cao hơn so với thi thử, số bài có điểm chênh lệch thấp hơn thi thử. Số bài có điểm chênh lệch cao nhất, số bài có điểm chênh lệch thấp nhất; từ đó, đưa ra nhận xét về mối quan h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_moi_quan_he_giua_thi_thu_voi_thi_chinh_thuc_va_mot_so_g.docx