SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi

SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi

 Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là giáo dục kĩ năng sống đã được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013”.

 Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được của ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng của học sinh phổ thông có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình đồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân giảm. Hơn nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, nắm bắt kịp thời các cơ hội . Với lí do đó chúng ta lại càng thấy sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.

 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục giới tính Song vẫn là chưa đủ bởi lượng kiến thức nhiều, áp lực của thi cử, áp lực thành tích đòi hỏi giáo viên và học sinh phải tập trung thời gian vào việc học kiến thức thi hơn là giáo dục kĩ năng sống. Hơn nữa trong quá trình công tác tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh là vô cùng quan trọng: là tấm gương, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư GVCN lớp là cầu nối giữa hiệu trưởng nhà trường với học sinh, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể mà các em sinh hoạt.

 Trước thực tế trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài :

“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi”.

 

doc 18 trang thuychi01 5710
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA CÔNG TÁC 
CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI”
 Người thực hiện: Đỗ Thị Vinh
	 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Lợi
	 SKKN thuộc lĩnh vực: chủ nhiệm
 THANH HÓA, NĂM 2017
 MỤC LỤC
* Tài liệu tham khảo......................................................................................18
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp sao cho đạt được hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kĩ năng sống cho học sinh. Cụ thể là giáo dục kĩ năng sống đã được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008 – 2013”.
 	Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đã đạt được của ngành thì gần đây chúng ta đều thấy thực trạng của học sinh phổ thông có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mìnhđồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thângiảm. Hơn nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, nắm bắt kịp thời các cơ hội . Với lí do đó chúng ta lại càng thấy sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.
 	Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được tích hợp, lồng ghép vào nhiều môn học ở các nội dung: giáo dục môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục giới tínhSong vẫn là chưa đủ bởi lượng kiến thức nhiều, áp lực của thi cử, áp lực thành tích đòi hỏi giáo viên và học sinh phải tập trung thời gian vào việc học kiến thức thi hơn là giáo dục kĩ năng sống. Hơn nữa trong quá trình công tác tôi nhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh là vô cùng quan trọng: là tấm gương, là người mẹ, người bạn, nhà tâm lí, luật sư GVCN lớp là cầu nối giữa hiệu trưởng nhà trường với học sinh, với cha mẹ học sinh và các đoàn thể mà các em sinh hoạt.
 Trước thực tế trên tôi mạnh dạn đưa ra đề tài : 
“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Lợi- thành phố Sầm Sơn - Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin lý luận của người GVCN lớp trong công tác giáo dục kĩ năng sống 
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường, đoàn trường.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
+ Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở lớp 12E trường THPT Nguyễn Thị Lợi- thành phố Sầm Sơn- Thanh Hóa.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Học sinh hiện nay rất thông minh, cần cù và sáng tạo, thích ứng nhanh với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật... nhưng các kỹ năng sống của các em còn hạn chế như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng ứng phó, phòng chống với một số vấn đề xã hội hiện nay....xuất phát từ thực tế sự thiếu hiểu biết của các em trong ứng xử giao tiếp trong cuộc sống, bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài "GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI”. Thông qua đề tài này giúp các em có hiểu biết, ứng xử và cách bảo vệ bản thân được tốt hơn trong cuộ sống.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1.Cơ sở lí luận cuả sáng kiến kinh nghiệm.
 	 Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kĩ năng sống( mặc dù đã có các định nghĩa của WHO, UNICEF, UNESCO) nhưng nếu hiểu đơn giản thì kĩ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
 	Về bản chất thì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là đưa nhận thức thành hành động ( hành vi tích cực).
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xưa cha ông ta đã có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn về chương trình, điểm số hoặc nhiều nguyên nhân khác mà nó bị sao nhãng. Đứng trước thực tế đó lại càng thấy tính cấp bách của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh trung học phổ thông trước ngưỡng cửa bước vào đời. Vì ở lứa tuổi này:
- Các em thích tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ và không phân biệt được là nó tốt hay xấu dẫn đến giảm sút về học tập cũng như đạo đức.
- Đã phát triển tình yêu nam nữ dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới.
- Không kìm chế được cảm xúc dẫn đến cãi lộn, bất hoà thậm chí đánh nhau với bạn mình.
- Thích bộc lộ cái tôi của mình
Với học sinh trung học phổ thông cần rèn luyện những kĩ năng gì? Theo tôi cần rèn luyện những kĩ năng sau đây trong công tác chủ nhiệm lớp.
1. Kĩ năng xác lập mục tiêu cuộc đời.
2. Kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc.
3. Kĩ năng hợp tác, chia sẻ và rèn luyện sức khoẻ.
4. Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông.
5. Kỹ năng nhận thức, đánh giá bản thân và đánh giá người khác.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giáo viên chủ nhiệm lớp là người khởi sướng và cũng là người thấy được rõ nhất sự chuyển biến hành vi theo hướng tích cực của học sinh. Kĩ năng sống thường gắn với một bối cảnh để học sinh có thể hiểu và thực hiện một cách cụ thể, đi liền với một tình huống sư phạm mà giáo viên chủ nhiệm lớp là người tham gia cùng với học sinh giải quyết vấn đề để từ đó học sinh hình thành được kĩ năng sống cho mình
2.3.1. Những yêu cầu sư phạm đối với giáo viên chủ nhiệm.
GVCN phải xác định mình là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục KNS cho HS, phải có lòng nhiệt tình và sự đam mê. Bởi vì, GVCN là linh hồn của lớp, là người tiếp xúc thường xuyên với HS, là người nắm rõ tâm lý, tính cách của từng HS. Do vậy, GVCN có thể hiểu được năng lực, thái độ ưu điểm và nhược điểm của từng HS. Đây là yêu cầu rất quan trọng. Bởi công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi điều đầu tiên của GV là lòng nhiệt tình và sự đam mê. Làm chủ nhiệm là một “ nghệ thuật”, nếu không có sự nhiệt tình sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Khi xác định được vai trò của mình GVCN sẽ gần gũi được HS, chiếm được cảm tình từ phía HS, từ đó sẽ có những biện pháp thiết thực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. GVCN phải biết lập được kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình để có thể giáo dục được KNS cho HS. Căn cứ vào kế hoạch chung của Sở GD, của nhà trường, đặc điểm của lớp, của địa phương GVCN phải lập được cho mình một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học cho từng tuần, từng tháng và trong cả năm học. Phải biến việc giáo dục KNS cho HS thành một thói quen, thành kỹ năng của mình trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm. GVCN phải là tấm gương cho HS soi vào về đạo đức, lối sống, hành vi. Có thể nói; để giáo dục được HS thì người GV nói chung và GVCN nói riêng phải là người biết dùng nhân cách của mình để dạy HS “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” [1]. GVCN phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng, là quan toà mẫu mực trong khi giải quyết tình huống. Đặc biệt, GVCN phải hết lòng thương yêu HS, xem HS như con, em của mình, phải mở lòng mình với HS, có như vậy GVCN mới được học sinh tin tưởng, gần gũi, gửi gắm tâm sự. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để GVCN có phương pháp tốt để giáo dục đạo đức và KNS cho HS. GVCN phải là người có năng lực quản lý và năng lực tổ chức. Không phải lúc nào GVCN cũng ở trên lớp cùng với HS. Do vậy, GVCN phải xây dựng đội ngũ cán sự lớp có năng lực và trách nhiệm, điều hành một tập thể tự quản. GVCN còn phải biết ứng xử, giải quyết đúng các mối quan hệ giữa HS đối với nhau, giữa HS với GV, giữa GV bộ môn đối với GVCN, giữa GVCN với Đoàn thanh niên,... với cha mẹ HS. Thầy cô chủ nhiệm phải là cầu nối quan trọng kết nối ba môi trường giáo dục; gia đình, nhà trường và xã hội. 
2.3.2. Những kĩ năng cần giáo dục cho học sinh.
 Có rất nhiều kỹ năng cần giáo dục cho học sinh, trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra phương pháp giáo dục một số KNS như sau: 
“ • Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân
 • Kỹ năng tư duy phê phán
 • Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định 7
 • Kỹ năng giải quyết xung đột
 • Kỹ năng hợp tác 
 • Kỹ năng kiên định
 • Kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệP”. [5]
2.3.3. Các biện pháp cụ thể để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
2.3.3.1. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút và buổi sinh hoạt cuối tuần. 
Trong các biện pháp để giáo dục KNS cho HS trong công tác chủ nhiệm tôi coi trọng biện pháp này nhất. Bởi thời gian để GVCN tiếp xúc nhiều nhất với HS là thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần. 
2.3.3.1.1. Lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng sống trong những buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ. 
 Đây là giải pháp quan trọng. Trong suốt năm học, GVCN là người thường xuyên bám lớp trong những giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Vì vậy việc lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh là việc làm bổ ích, tránh được những buổi sinh hoạt nhàm chán, lặp đi , lặp lại, mà lại gây được hứng thú cho HS trong những buổi sinh hoạt 15 phút, đồng thời, giáo dục được KNS cho HS. Trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ thời gian ít. Vì thế, GVCN có thể áp dụng các phương pháp giáo dục KNS như; thảo luận nhóm, động não, nghiên cứu tình huống, hoặc tổ chức những trò chơi (có thời gian ngắn.)
 a. Phương pháp hoạt động nhóm. 
Tổ chức tốt phương pháp này, GVCN sẽ tạo cơ hội cho HS tự tin, thoải mái chia sẻ sự hiểu biết của mình với người khác. Đồng thời, tiếp nhận sự phê phán, góp ý của bạn, giúp cho sự hiểu biết của HS trở nên sâu sắc hơn, toàn diện hơn giúp cho buổi sinh hoạt trở nên sôi nổi, hứng thú. Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây ra sự ồn ào, mất trật tự cho các lớp bên cạnh, đặc biệt dễ gây sự nhàm chán cho một số HS. Do đó yêu cầu, GVCN phải làm tốt những việc sau: 
- Phải tạo ra một không khí thảo luận cởi mở, tôn trọng lẫn nhau giữa HS với nhau.
 - Vấn đề được đưa ra để HS thảo luận phải phù hợp với lứa tuổi, phải khơi gợi được khả năng tư duy phê phán, khả năng sáng tạo của HS.
 Ví dụ1: 
*Khi giáo dục kỹ năng “tự nhận thức giá trị bản thân”. GVCN cho HS tiến hành các hoạt động nhóm trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ Hoạt động : Chia sẻ về tự nhận thức bản thân GV phát các tờ rơi in sẵn mệnh đề
 - Sở thích của em là gì?(đọc báo, xem TV, xem bóng đá....) 
- Cuốn truyện/ sách, chương trình TV mà em thích nhất. 
- Điểm mạnh và năng khiếu của em là gì? 8
 - Ai là người bạn thân nhất của mình? Người đó như thế nào?Có đặc điểm gì nổi bật? - Mình muốn làm nghề gì trong tương lai? GV chia lớp thành những nhóm nhỏ gồm có 3 người mỗi em tự suy nghĩ và điền vào tờ rơi trong vòng 5 phút, sau đó chia sẻ với những bạn trong nhóm mình. Tiếp theo GVCN cho đại diện các nhóm trình bày những quan điểm chung của các thành viên trong nhóm mình, chia sẻ với các nhóm khác? [6].
Ví dụ 2: 
*Khi giáo dục kỹ năng kiên định, trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ GVCN cho HS tiến hành hoạt động: Tranh luận đôi bên. GVCN chia lớp thành hai nhóm: Yêu cầu các em đưa ra các tình huống lôi kéo của bạn bè hay gặp nhất( hút thuốc, trốn học, chơi điện tử...). Phân một nhóm chuẩn bi lý lẽ ủng hộ ý kiến (nên hút thuốc), một nhóm chóng lại ý kiến (không nên hút thuốc). Để hai nhóm chuẩn bị lý lẽ trong vòng 7 phút. Sau đó cho hai nhóm tranh luận, chất vấn. Sau khi HS tranh luận xong GVCN hướng dẫn HS đi đến thống nhất ý kiến là “nên” hoặc “không nên”. Nếu không nên hút thuốc thì phải làm gì? GVCN cung cấp cho HS các bước để hình thành kỹ năng kiên định. Tầm quan trọng của kỹ năng kiên định đối với HS. [2].
b. Phương pháp nghiên cứu tình huống. 
Áp dụng phương pháp này GVCN sẽ huy động khả năng động não, khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của HS, lôi kéo các em vào những ình huống có thực và bắt buộc các em phải giải quyết. Tuy nhiên để thành công khi áp dụng phương pháp này GVCN phải đưa ra những tình huống sát thực với cuộc sống của các em, đang đựơc các em quan tâm và suy nghĩ, các em phải quyết định. Tất nhiên đó phải là tình huống giáo dục, để đem lại kết quả giáo dục. 
Ví dụ: 
*Khi giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng học tập và định hướng nghề nghiệp. GVCN ra tình huống cho HS. Giả sử em rất muốn thi vào trường đại học mà em thích, nhưng bố mẹ em không đồng ý. Em sẽ làm gì? Tại sao em quyết định như vậy GVCN chia lớp thành bốn nhóm, cho các em trao đổi, tranh luận với nhau trong vòng 5 phút. Sau đó, cử đại diện các tổ đưa ra ý kiến tranh luận của mình trong vòng 10 phút. Vào các buổi sinh hoạt tếp theo, GVCN tổng kết và đưa ra nhận xét, hướng dẫn HS trong cách chọn nghề phải căn cứ vào các yếu tố: Năng lực, sở trường của mình, nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Ví dụ em thích được du ngoạn, khám phá những điều mới lạ, em có khả năng về các môn văn, ngoại ngữ... nên thi vào trường du lịch. 
c. Phương pháp trò chơi.
Phương pháp này mang lại cho HS khả năng giao tiếp , khả năng quyết định lưạ chọn, kỹ năng nhận xét đánh giá .Tạo không khí vui vẻ, sôi động trong buổi sinh hoạt. 9 Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây sự lộn xộn trong lớp, gây ồn ào cho các lớp bên cạnh. Do vậy, GVCN phải chuẩn bị được những trò chơi có nội dung phù hợp với thời gian ngắn, hấp dẫn, ít gây sự xáo trộn trong tổ chức lớp. 
Ví dụ: Khi giáo dục kỹ năng tư duy phê phán, GVCN tổ chức cho HS chơi trò chơi “cùng nhau viết tiếp câu chuyện” trong vòng 15 phút. Cho HS đứng thành vòng tròn trong lớp, GVCN ra nhan đề cho câu chuyện như “ Tôi học như thế nào”. Sau đó GVCN cho một em viết câu mở đầu như “trước tiên tôi học bằng chính nghị lực của mình”. Sau đó chuyền cho các em tiếp theo viết tiếp các câu sau theo logic của câu trước thành một câu truyện. [6].
2.3.3.1.2.Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cuối tuần. 
Phần lớn các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình thức là tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng tuần tới. Hình thức sinh hoạt này dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, đặc biệt là gây áp lực về các lỗi mà các em mắc phải trong tuần qua. Vì lẽ đó mà một số em cảm thấy không thích tiết sinh hoạt chủ nhiệm, thậm chí là sợ hãi. Người thầy chủ nhiệm trong quá trình đánh giá ưu khuyết điểm của học sinh trong tuần vừa qua thường chủ quan xem việc vi phạm nội quy và những biểu hiện chưa tốt của học sinh là do các em không cố gắng, đôi khi xem đó là biểu hiện đạo đức không tốt. Biện pháp thường được áp dụng là xử lí kỉ luật, làm tờ tự kiểm và đôi lúc là hạ hạnh kiểm. Điều này dễ dẫn đến việc học sinh không tin vào thầy cô, bạn bè và có khi là không tin vào bản thân mình. Các em cần sự hướng dẫn và giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Trong tiết sinh hoạt lớp, GVCN sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề sinh động và vui nhộn. Sự sinh động và hứng thú của việc được tham gia vào các hoạt động có liên quan sẽ giúp học sinh nâng cao ý thức một cách tự nhiên và dễ dàng. Cũng nhờ vào các hoạt động này cùng với sự tin tưởng và sẻ chia của thầy cô mà các em sẽ có được niềm tin, định hướng và nghị lực để phát triển nhân cách. Thứ nhất: GVCN xử lý hành vi vi phạm của HS phải gắn việc giáo dục kỹ năng sống, xử lý khoa học, nhẹ nhàng nhưng phải nghiêm khắc, gắn với kỷ luật. 
Ví dụ1:
 Trong buổi lao động của lớp , mặc dù tôi đã phân công cụ thể cho từng tổ nhưng trong quá trình thực hiện, nhưng một số HS vẫn còn đùn đẩy nhau, dẫn đến công việc hoàn thành không đúng kế hoạch. Mặc dù rất bực bội nhưng tôi không nói gì. Vào buổi sinh hoạt cuối tuần tôi đã gọi lớp trưởng trình bày lý do, lớp trưởng cho biết: Một số bạn đến muộn hơn nên các bạn đến sớm chừa lại phần việc cho các bạn ấy làm. Tôi dùng phương pháp giáo dục KNS “ nghiên cứu tình huống”, bình tĩnh kể cho HS nghe mẫu chuyện “ sức mạnh” và nhấn mạnh lời người cha căn dặn con “ trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của chúng ta còn nằm ở những người thân, bạn bè- những người luôn quân tâm và 10 giúp đỡ ta”. Sau khi kể xong tôi đã hỏi một số HS không đi lao động và đến muộn? Em không đi làm, hoặc đến muộn thì các bạn phải làm thay em phần việc đó, em có suy nghĩ gì? Sau đó tôi hỏi một số HS đến sớm? Nếu lần sau, em có một lý do nào đó mà cũng đến muộn, các bạn cũng chừa lại phần việc cho em, một mình em làm và công việc không hoàn thành, thì em sẽ suy nghĩ như thế nào? Quay sang tôi hỏi cả lớp? Nếu muốn công việc hoàn thành nhanh chóng thì chúng ta phải làm gì?. Thông qua cách này, tôi đã giáo dục cho HS kỹ năng hợp tác trong cộng đồng và ý nghĩa của sự hợp tác đó. Tôi vừa phê bình, kiểm điểm được thái độ, tinh thần của HS vi phạm, vừa giáo dục được kỹ năng cho HS, mà không biến tiết sinh hoạt trở nên căng thẳng. [6].
 Ví dụ 2:
 Để xử lý HS vi phạm tôi dùng phương pháp “mô hình mẫu”, tôi dùng ngay chính hành vi ứng xử,giao tiếp của mình để xử lý. Trước tiên tôi cho HS trình bày nguyên nhân tại sao lại dẫn đến những vi phạm đó, nếu HS khó nói thì có thể gặp riêng tôi. Qua đó nhẹ nhàng phân tích cho HS vi phạm cái đúng và cái sai trong hành vi của em, hướng khắc phục, sữa chữa. Nếu lỗi nặng tôi sẽ áp dụng hình phạt theo nội quy của lớp, nếu lỗi nhẹ tôi có thể cho qua. Vì vậy, khi HS bị phạt mà vẫn không thấy oan ức, hoặc phản ứng tiêu cực, mà còn rút ra được kỹ năng khi xử lý tình huống cho mình. 
Ví dụ 3: 
Vào buổi sinh hoạt cuối tuần, khi xử lý hai HS trong giờ học đã có hành vi đánh nhau. Tôi dùng phương pháp phát vấn, để hỏi hai HS: Vì sao lại dẫn dến xung đột giữa hai người? Nếu bình tĩnh như bây giờ em có hành động như vậy không? Em sẽ xử lý như thế nào? Sau khi cho HS trình bày ý kiến của mình GV tổng kết lại và phổ biến trước lớp kỹ năng giải quyết xung đột như: kiềm chế cảm xúc, sử dụng kỹ năng thư giãn ( như thở vào, hít ra, nói ra cảm xúc của mình bằng giọng kiên định nhưng nhẹ nhàng). Cuối cùng tôi cho hai HS giảng hoà với nhau và mỗi bạn viết một bản kiểm điểm trình bày trước lớp về hành vi sai trái của mình. Thứ hai: Thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần GVCN có thể lồng ghép các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh Trong giờ sinh hoạt cuối tuần GVCN dành 15 hoặc 20 phút để tổng kết tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau, hoặc xử lý học sinh vi phạm. Thời gian còn lại( hoặc có thể là cả buổi tuỳ theo công việc của tuần ít hay nhiều) GVCN có thể lồng ghép các chuyên đề giáo dục KNS cho HS. GVCN có thể dùng các phương pháp sau: 
a. Phương pháp “trò chơi”.
Những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này tôi đã trình bày ở trên. Để thành công khi áp dụng phương pháp này trong buổi sinh hoạt cuối tuần GVCN cần phải làm tốt công việc sau: GVCN phải đưa ra trò chơi mang tính cộng đồng, tập thể, kích thích khả năng tư duy, động não của các em. 11 GVCN phải tìm ra một người điều khiển trò chơi có khả năng giao tiếp tốt và đóng vai trò như một MC để dẫn dắt trò chơi. GVCN nên áp dụng phương pháp này nhiều trong các buổi sinh hoạt cuối tuần. 
Ví dụ 1: Khi giảng dạy kỹ năng “Hợp tác” trong buổi sinh hoạt cuối tuần tôi tổ chức hoạt động trò chơi “bão biển” trong vòng 20 phút. Tôi chia HS thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm không quá 4 người, mỗi nhóm được trang bị một tờ báo trải dưới đất, bốn học sinh cùng đứng trên tờ báo. Người điều khiển trò chơi hô “ bão tới

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong.doc